Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

Tin thế giới trong 60"







Việt kiều về nước làm ăn - cơ hội và thách thức

Photo courtesy of nhatrangbeachvietnam.com

Khu du lịch và giải trí Vinpearl Land (Đảo Hòn Tre - Nha Trang)

Ngọc Lan, thông tín viên RFA

2011-02-22

Việt Nam hiện là một địa chỉ mà người Mỹ gốc Việt nhắm đến ngày một nhiều, không đơn thuần là một chốn để quay về, mà còn là một nơi để gầy dựng sự nghiệp

Xu hướng chọn Việt Nam như một chỗ để gầy dựn sự nghiệp của người Mỹ gốc Việt có gì đặc biệt, đáng chú ý? Ngọc Lan đã tìm hiểu và tường thuật.

Vì sao lại là Việt Nam?

Xin được bắt đầu câu chuyện từ Quyên – Quyên chỉ là cách gọi, không phải tên thật của nhân vật được kể trong câu chuyện này, vì cô yêu cầu ẩn danh. Quyên là một khuôn mặt quen thuộc trong các sinh hoạt văn hóa – văn nghệ của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Quận Cam, tiểu bang California. Đây cũng là lý do khiến cô được mời về Việt Nam làm việc trong hai tháng.

Có vài lý do làm Quyên đắn đo về lời mời đó. Tuy thù lao mà đối tác phía Việt Nam đưa ra cao hơn nhiều so với mức thù lao mà Quyên thường nhận khi làm việc tại Mỹ và chuyện tham gia vào những sinh hoạt văn hóa – văn nghệ tại Việt Nam, còn đồng nghĩa với việc sẽ có thêm hàng triệu khán giả biết đến cô, nhưng Quyên vẫn phân vân, bởi cô là một người Mỹ gốc Việt. Quyên hiểu biết về Việt Nam nhiều hơn những người Mỹ bình thường, nên cô lo âu hơn trước những thông tin về thực tế vốn đầy dẫy những bất cập tại Việt Nam.

Quyên chỉ là một trong số nhiều người Mỹ gốc Việt đã, đang và sẽ còn đắn đo về những lý do như vậy.

Ở Mỹ có hàng ngàn kiến trúc sư nên tôi khó có cơ hội tham gia thực hiện các dự án lớn, trong khi ở Việt Nam thì những cơ hội như vậy lại rất nhiều bởi không mấy ai chịu về Việt Nam làm việc.

KTS Andy Phạm

Những cuộc tiếp xúc với một số người đã, đang hoặc sẽ về Việt Nam như một nơi có thể tổ chức kinh doanh, phát triển sự nghiệp của riêng mình cho thấy ở họ có một số điểm tương đồng. Điểm tương đồng thứ nhất là đa số chỉ rời Việt Nam khi đang là thiếu niên. Việt Nam không phải là nơi hoàn toàn xa lạ với họ, cho nên khi chốn cũ có nhiều cơ hội phù hợp, trở về trở thành điều được cân nhắc tính toán.

vietkieu-250.jpg


Một dãy nhà ở Làn
g Việt kiều châu Âu (Hà Nội) do Việt Kiều góp vốn đầu tư. Photo courtesy of nhadatviet.vn
Andy Phạm - một kiến trúc sư, đang làm việc cho một công ty xây dựng ở Bình Dương, qua email trao đổi, đã giải thích tại sao anh chọn Việt Nam để làm việc: "Cuối năm 2007, tôi về Việt Nam chơi và nhận ra Việt Nam đã thay đổi rất nhiều. Chỗ nào cũng có dự án xây dựng trong khi tại Mỹ, công việc của tôi đang dậm chân tại chỗ. Điều đó khiến tôi nghĩ đến việc thay đổi môi trường".

Andy kể thêm rằng: "Ở Mỹ có hàng ngàn kiến trúc sư như tôi nên tôi khó có cơ hội tham gia thực hiện các dự án lớn, trong khi ở Việt Nam thì những cơ hội như vậy lại rất nhiều bởi không mấy ai chịu về Việt Nam làm việc."

Cũng vì vậy, Andy Phạm tiếp tục quay lại Việt Nam, song không phải để chơi. Andy bắt đầu tìm hiểu nhu cầu của thị trường lao động, gửi hồ sơ xin việc cho nhiều nơi và đến đầu năm 2008 thì tìm được việc làm tại Việt Nam .

Nguyễn Xuân Trình – một luật sư kiêm doanh nhân trở về Việt Nam cũng vì những lý do gần giống với Andy. Anh kể: "Thay vì đầu tư bên đây thì mình đầu tư bên kia. Thành công dù nhỏ cũng tạo được việc làm cho một số người. Còn thành công lớn thì tạo thêm được việc làm cho nhiều người và tôi thấy đó là điều nên làm cho nên tôi quyết định mạo hiểm".

Trình xác định:"Tôi luôn nghĩ là cuộc sống bên này chỉ gói gọn trong phạm vi gia đình. Mình ít có cơ hội mang lại điều gì đó thật thiết thực cho mọi người, bởi mọi thứ hình như đã bão hòa. Trong khi trở về bên kia thì những thứ mình làm trở nên có ý nghĩa hơn"

Tôi là dân kinh doanh nên lợi nhuận là chuyện phải đặt hàng đầu. Việt Nam là quê hương của mình, ngôn ngữ của mình, nên tôi thấy thoải mái hơn khi đầu tư để kiếm tiền.

Anh Quân Nguyễn

Một Việt kiều khác là Quân Nguyễn, chủ một tiệm sushi ở Canada, cho biết tại sao anh mở thêm một tiệm sushi nữa ở TP.HCM, Việt Nam: "Tôi là dân kinh doanh nên lợi nhuận là chuyện phải đặt hàng đầu. Đầu tư vào Ấn Độ hay Phi Châu thì cũng là đầu tư. Việt Nam là quê hương của mình, ngôn ngữ của mình, nên tôi thấy thoải mái hơn khi đầu tư để kiếm tiền"

Nói cách khác, bên cạnh cơ hội gầy dựng, phát triển sự nghiệp, “gốc rễ” là yếu tố khá quan trọng khi những người Mỹ gốc Việt mà chúng tôi đã trò chuyện, giải thích tại sao họ quyết định chọn Việt Nam như một nơi có thể đầu tư. Nguyễn Quí Đức – một người Mỹ gốc Việt, chủ một bar đi kèm gallery tại Hà Nội, qua emal, tâm sự: "Tôi tổ chức những buổi triển lãm, giới thiệu âm nhạc, văn chương và phim. Tôi mời nhiều nhạc sĩ, nhà văn, hoạ sĩ của cả cộng đồng người Việt ở hải ngoại, lẫn người Pháp, Đức, Sri Lanka, Úc, Thụy Điển, Mỹ, Canada và trong nước tham gia. Ngoài việc trông nom địa điểm này, tôi viết lách, làm tường thuật cho báo chí, dịch thuật. Tôi đã sống ở nhiều nơi trên thế giới nhưng tôi vẫn cảm thấy thiếu vắng.

Tôi quyết định dọn về Việt Nam vì ở Mỹ tôi không đủ thời gian và khả năng lo cho mẹ tôi khi bà bị bịnh nặng."

Những bài học và những điều phải học

Bất kể đang thành công hay đã từng thất bại trong quyết định chọn Việt Nam như một nơi để gầy dựng, phát triển sự nghiệp của mình, những người Mỹ gốc Việt mà chúng tôi đã tiếp xúc đều cùng cho rằng, dẫu Việt Nam là cố hương thì họ vẫn cần phải học để thích nghi.

Sống và làm việc tại Việt Nam có gì khác với ở Mỹ? Câu trả lời đầu tiên là ở Việt Nam có rất nhiều cơ hội để gầy dựng và phát triển sự nghiệp.
Nguyễn Xuân Trình nêu một ví dụ: "Ở Mỹ, không dễ để có thể làm chủ một khu apartment nhưng tại Việt Nam, mua đất, cất một khu nhà ở cho công nhân thuê làm chỗ trọ khá đơn giản và dễ dàng"

Song Trình lại chính là một trong những người thất bại nặng nề khi đầu tư vào Việt Nam. Anh đã phải bán gần như toàn bộ cổ phần mà anh từng sở hữu trong một doanh nghiệp tại Việt Nam.

Trình chia sẻ kinh nghiệm: "Khi đầu tư lớn, phải tính đến chi phí cho chính quyền. Đó là một khoản tốn kém mà người đầu tư vào Việt Nam rất khó tính chi tiết bởi nó không rạch ròi theo kiểu cộng trừ cho đâu ra đó. Đầu tư cho kinh doanh tại Mỹ cũng tốn kém nhưng theo kiểu khác. Khi xin phép, có thể tính được chi phí cho luật sư, tiền thuế là bao nhiêu nhưng ở Việt Nam, có rất nhiều thứ ‘ẩn hình’, không nghe ai nói và nếu không có ai quen biết chỉ dẫn thì không thể nào có đủ giấy tờ cần thiết cho công việc làm ăn."

Luật lệ ở Việt Nam không chặt chẽ, cách làm việc, áp dụng luật lệ còn nhiều nơi chưa thông suốt, cho nên rất nhiều người gặp trắc trở.

Anh Nguyễn Quí Đức

Andy Phạm– người kiến trúc sư trở về Việt Nam tìm việc làm vì thấy rằng, nếu ở tại Mỹ, khó có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp, cũng không hài lòng với thực tế. Anh viết trong email: Tôi làm việc cho một công ty nhà nước đã được cổ phần hóa.

Tuy nhiên cách quản lý, điều hành thì vẫn còn như thời bao cấp. Trong công việc, họ cũng có tiêu chuẩn, cũng dùng nhiều tiêu chuẩn của nước ngoài nhưng hình như họ không hiểu vì sao nước ngoài đưa ra qui định đó. Chẳng hạn họ bỏ qua các tiêu chuẩn về ‘phòng cháy, chữa cháy’ vì chưa bao giờ những vụ cháy như thế xảy ra tại Việt Nam . Họ làm cho có để đỡ tốn kém. Nói chung, họ làm việc theo cảm tính, thiếu kế hoạch, nguyên tắc. Nhiều lúc thiết kế chưa xong đã khởi công xây dựng chỉ vì cấp trên muốn kịp tiến độ.

npc.com.vn-250.jpg
Tòa nhà Vincom Hà Nội được các nhà đầu tư Viều kiều thực hiện. Photo courtesy of npc.com.vn
Anh Nguyễn Quí Đức – một doanh nhân Mỹ gốc Việt, đầu tư ở Hà Nội, cũng nhận xét gần giống như vậy. Anh bảo: "Tôi phải làm quen với cách làm việc ở đây. Họ thích học hỏi nhưng không có những thói quen cần thiết như đúng giờ, đúng hẹn.

Tại đây, quan hệ, cách đối xử giữa người này và người khác là điều quan trọng. Trong công việc, người ta chú trọng đến tình cảm hơn là sự hữu hiệu. Cho dù thể chế cộng sản đang chuyển dần sang thị trường tự do nhưng họ chưa có khả năng, hiểu biết như ở nơi khác.

Họ đi rất nhanh trong nhiều lãnh vực, trong việc học hỏi cái mới nhưng người ta vẫn làm việc theo thói quen, chấp nhận hoàn cảnh, ít cầu toàn và không sắp đặt những kế hoạch dài hạn."

Điểm đáng chú ý là theo anh Đức: "Luật lệ ở Việt Nam không chặt chẽ, cách làm việc, áp dụng luật lệ từ địa phương đến các bộ, văn phòng, cơ quan còn nhiều nơi chưa thông suốt, rành mạch cho nên rất nhiều người gặp trắc trở."

Vậy những nhà đầu tư, những chuyên viên người Mỹ gốc Việt có nản không? Liệu họ sẽ bỏ cuộc? Andy Phạm nói rằng: "Việt Nam là nước đang phát triển, ít nhiều vẫn còn theo lối cũ. Mình nhập gia phải tùy tục."

Còn Quân Nguyễn thì bảo rằng: Lúc đầu rất là bực mình. Nhưng đó là chuyện trước mắt. Nhìn xa hơn một chút thì những điều bất toàn đó lại giúp mình giải quyết những vấn đề nào đó theo hướng có lợi hơn. Ví dụ như khi mình lái xe, bị cảnh sát chặn lại, mình dùng tiền giải quyết ngay, vừa lẹ, vừa khỏe. Khoản tiền đó thực ra không đáng. Chứ ở Mỹ, bị cảnh sát chặn lại thì rõ ràng rất phiền. Có muốn dùng chiêu đó cho tiện cũng đâu có được. Tôi không muốn bình luận. Chỉ nêu vì dụ về sự thích hợp giữa con người và môi trường thôi."

Việt Nam là mảnh đất của cơ hội nên cạnh tranh nhiều hơn. Người ta giành giật, cấu xé nhau nhiều hơn. Về đây cũng là dịp để mình rèn luyện chính con người mình.

Anh Quân Nguyễn

Vào lúc này, Trình đã quay về Mỹ sau thất bại khi đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, Trình cho biết: "Tôi đang tĩnh tâm và sẽ tiếp tục quay trở lại khi có cơ hội phù hợp. Nếu ai đó cần lời khuyên thì tôi cho rằng, cần biết mình muốn làm gì ở Việt Nam. Quán cà phê khác nhà hàng, khác nhà máy. Xuất cảng khác, nhập cảng, mỗi lĩnh vực đều có cái khó, cái dễ riêng."

Còn những người khác? Quân Nguyễn nhận định rằng: "Việt Nam là mảnh đất của cơ hội nên cạnh tranh nhiều hơn. Người ta giành giật, cấu xé nhau nhiều hơn. Về đây cũng là dịp để mình rèn luyện chính con người mình. Mảnh đất đó phù hợp với con người của tôi. Tôi không phải kiểu người thích cuộc sống bình dị, sáng đi làm, chiều về, mỗi tháng lãnh lương và cuộc sống cứ tiếp diễn như thế. Vì thích như vậy nên tôi chấp nhận rủi ro, chấp nhận môi trường đó."
http://www.rfa.org/vietnamese/

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011

Sau Lưng Người Đàn Ông

Sau lưng người đàn ông thành công là một người đàn bà ngồi không
Sau lưng người đàn ông ngoại tình là một người đàn bà ngồi rình
Sau lưng người đàn ông bất lực là một người đàn bà rất bực
Sau lưng người đàn ông long nhong là một người đàn bà long đong
Sau lưng người đàn ông thất bại là một người đàn bà xúi dại
Sau lưng người đàn ông liệt dương là một người đàn bà đáng thương
Sau lưng người đàn ông đẹp zai là một người đàn bà dễ mang thai
Sau lưng người đàn ông lảm nhảm là một người đàn bà thê thảm
Sau lưng người đàn ông nghèo khó là một người đàn bà nhăn nhó
Sau lưng người đàn ông hám của lạ là một người đàn bà lăng chạ
Sau lưng người đàn ông mê gái là một người đàn bà tê tái
Sau lưng người đàn ông mạnh khoẻ là một người đàn bà mắn đẻ
Sau lưng người đàn ông hết tiền là một người đàn bà giữ tiền
Sau lưng người đàn ông mất sĩ diện là một người đàn bà nhiều chiện
Sau lưng người đàn ông vạm vỡ là một người đàn bà nghẹt thở

Khong biet tac gia

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

Diễn văn của Tổng Thống Obama sau thông báo từ chức của ông Mubarak

Người ta nói Obama đắc cử Tổng Thống Mỹ là nhờ diễn thuyết giỏi, ăn nói hay. Xin mời các bạn đọc bài diễn văn sau đây được dân chúng Mỹ khen là một bài diễn văn xuất sắc

Diễn văn của Tổng Thống Obama sau thông báo từ chức của ông Mubarak

Xin chào tất cả các quí vị
Trong cuộc đời mình, chẳng mấy khi chúng ta có dịp chứng kiến những thời khắc làm nên lịch sử. Đây chính là một trong những thời khắc như thế. Đây chính là một trong những giai đoạn như thế.

Nhân dân Ai Cập đã lên tiếng, tiếng nói của họ đã được lắng nghe, và Ai Cập không bao giờ còn như cũ nữa.
Tổng thống Mubarak đã đáp ứng khát vọng thay đổi của nhân dân Ai Cập bằng cách từ chức.

Nhưng đấy không phải là sự kết thúc của quá trình chuyển tiếp. Đấy mới là bắt đầu. Tôi tin chắc rằng phía trước là những ngày đầy khó khăn và nhiều vấn đề còn chưa có câu trả lời.

Nhưng tôi tin tưởng rằng nhân dân Ai Cập có thể tìm được câu trả lời và sẽ làm việc một cách hòa bình, với tinh thần xây dựng và đoàn kết như trong mấy tuần gần đây, vì người dân Ai Cập đã thể hiện một cách rõ ràng rằng chỉ có một nền dân chủ thực sự mới có thể song hành cùng thời đại.

Lực lượng vũ trang, người bảo vệ đất nước, đã làm việc với tinh thần yêu nước và đầy trách nhiệm và sẽ phải bảo đảm cho một chuyển giao đáng tin cậy trước con mắt người dân Ai Cập. Điều đó có nghĩa là bảo vệ quyền của các công dân Ai Cập, rỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, soạn lại hiến pháp và các điều luật khác để cho sự thay đổi này là không thể đảo ngược được và đưa ra một lộ trình rõ ràng cho những cuộc bầu cử công bằng và tự do.

Trước hết, việc chuyển giao phải đưa được tiếng nói của tất cả mọi người Ai Cập lên bàn nghị sự, vì tinh thần của phong trào phản đối bất bạo động và sự kiên nhẫn mà người dân Ai Cập đã thể hiện có thể là luồng gió đầy sức mạnh thúc đẩy công cuộc chuyển hóa này.

Hợp chủng quốc Hoa Kì sẽ tiếp tục là người bạn và đối tác của Ai Cập. Chúng ta sẵn sàng cung cấp mọi sự giúp đỡ cần thiết và khi có yêu cầu nhằm theo đuổi một sự chuyển hóa tin cậy được đến nền dân chủ.

Tôi cũng tin tưởng rằng sự khéo léo và tinh thần dám nghĩ dám làm của các thanh niên Ai Cập được thể hiện trong mấy ngày vừa qua có thể được kết hợp lại nhằm tạo ra những cơ hội mới, công việc mới và ngành nghề kinh doanh mới đủ sức làm cho tiềm năng phi thường của thế hệ này cất cánh.

Và tôi biết rằng nước Ai Cập dân chủ có thể thúc đẩy vai trò của người lãnh đạo có trách nhiệm không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới nữa.

Ai Cập đã từng đóng vai trò then chốt trong suốt hơn 6.000 năm trong lịch sử nhân loại. Nhưng mấy tuần gần đây bánh xe của lịch sử phải chạy trên những con đường gập ghềnh, đấy là lúc nhân dân Ai Cập đòi hỏi những quyền phổ quát của mình. Chúng ta đã thấy cảnh những ông bố và những bà mẹ mang con trên vai để chứng tỏ cho chúng thấy rằng tự do thật sự nghĩa là thế nào. Chúng ta đã thấy các thanh niên Ai Cập nói: “Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi là người thật sự có giá trị. Tiếng nói của tôi đã được lắng nghe. Mặc dù tôi chỉ là một cá nhân đơn độc, đây là cách thức hoạt động của một nền dân chủ thật sự”.

Chúng ta đã thấy những người phản đối liên tục hô lớn: “selmeyah, selmeyah — “Chúng ta là những người bất bạo động “. Chúng ta đã thấy quân đội không bắn vào nhân dân mà họ có trách nhiệm bảo vệ. Và chúng ta thấy các bác sĩ cũng như những y tá đã lao ra đường phố đế chăm sóc những người bị thương; chúng ta đã thấy những người tình nguyện kiểm tra những người đi biểu tình để đảm bảo rằng họ không mang theo vũ khí.

Chúng ta đã thấy những người có đạo đang cầu nguyện và những người theo đạo Hồi và theo đạo Công giáo hô vang: “Chúng ta là một”. Và mặc dù chúng ta biết rằng tình trạng căng thẳng giữa các tôn giáo còn chia rẽ nhiều người trong thế giới này và không một sự kiện đơn lẻ nào có thể ngay lập tức xóa bỏ được sự cách biệt quá lớn đó, nhưng những hình ảnh đó nhắc nhở chúng ta rằng bản chất của chúng ta không phải là những khác biệt đó. Bản chất của chúng ta là nhân tính mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ.

Và trên hết, chúng ta đã nhìn thấy một thế hệ mới xuất hiện – một thế hệ sử dụng khả năng sáng tạo, tài năng và công nghệ nhằm đòi hỏi chính phủ đại diện cho những niềm hi vọng của họ chứ không phải là nỗi sợ của họ, đòi hỏi một chính phủ có trách nhiệm đối với những khát vọng vô biên của họ.

Một người Ai Cập đã nói một cách đơn giản: “Trong những ngày vừa qua nhiều người đã phát hiện ra rằng họ có một giá trị nào đó. Và đấy là điều không bao giờ có thể mất được nữa”.

Đấy chính là sức mạnh của phẩm giá của con người, và đấy là điều không bao giờ có thể phủ nhận được. Nhân dân Ai Cập đã truyền cản hứng cho chúng ta, họ đã làm như thế bằng cách đóng dấu: “dối trá” lên trán những kẻ nói rằng công lí tuyệt vời nhất là công lí giành được bằng bạo lực.

Đối với Ai Cập, đấy là sức mạnh đạo đức của bất bạo động – không phải là chủ nghĩa khủng bố, không phải là giết người một cách vô tâm – mà là bất bạo động, sức mạnh đạo đức một lần nữa đã hướng cánh cung của lịch sử về phía công lí.

Và trong khi những hình ảnh và âm thanh mà chúng ta nghe thấy đều là từ Ai Cập, nhưng chúng ta không thể không nghe thấy tiếng vọng của lịch sử, tiếng vọng từ việc nhân dân Đức giật đổ bức tường, từ các sinh viên Indonesia xuống đường, từ Gandhi dẫn dắt dân tộc ông đi theo con đường công lí.

Như Martin Luther King đã nói trong khi chào mừng sự ra đời của một dân tộc mới ở Ghana đồng thời tìm cách hoàn thiện chính dân tộc mình: “Một cái gì đó trong tâm hồn đang thét lên đòi tự do”.

Đấy là những tiếng thét đến từ quảng trường Tahrir. Và cả thế giới đã ghi nhận.

Ngày hôm nay thuộc về nhân dân Ai Cập, và nhân dân Mỹ cảm động trước những hình ảnh ở Cairo và trên toàn đất nước Ai Cập vì chúng ta cũng là những con người và đấy chính là thế giới mà chúng ta muốn con cái mình được lớn lên trong đó.

Từ “Tahrir” nghĩa là giải phóng. Đây là từ nói tới cái điều đang thét lên đòi tự do trong tâm hồn chúng ta. Hãy để nó mãi mãi nhắc chở chúng ta về nhân dân Ai Cập, về những việc họ đã làm, về những điều mà họ ủng hộ và về cách thức họ thay đổi đất nước của mình và trong khi làm như thế họ đã thay đổi cả thế giới.

Xin cám ơn các vị.

Obama delivers remarks on Egypt

Speech Transcript

Good afternoon, everybody.

There are very few moments in our lives where we have the privilege to witness history taking place. This is one of those moments. This is one of those times.

The people of Egypt have spoken, their voices have been heard, and Egypt will never be the same.

By stepping down, President Mubarak responded to the Egyptian people’s hunger for change.

But this is not the end of Egypt ’s transition. It’s a beginning. I’m sure there will be difficult days ahead, and many questions remain unanswered.

But I am confident that the people of Egypt can find the answers and do so peacefully, constructively, and in the spirit of unity that has defined these last few weeks, for Egyptians have made it clear that nothing less than genuine democracy will carry the day.

The military has served patriotically and responsibly as a caretaker to the state and will now have to ensure a transition that is credible in the eyes of the Egyptian people. That means protecting the rights of Egypt ’s citizens, lifting the emergency law, revising the constitution and other laws to make this change irreversible, and laying out a clear path to elections that are fair and free.

Above all, this transition must bring all of Egypt ’s voices to the table, for the spirit of peaceful protest and perseverance that the Egyptian people have shown can serve as a powerful wind at the back of this change.

The United States will continue to be a friend and partner to Egypt . We stand ready to provide whatever assistance is necessary, and asked for, to pursue a credible transition to a democracy.

I’m also confident that the same ingenuity and entrepreneurial spirit that the young people of Egypt have shown in recent days can be harnessed to create new opportunity, jobs and businesses that allow the extraordinary potential of this generation to take flight.

And I know that a democratic Egypt can advance its role of responsible leadership not only in the region, but around the world.

Egypt has played a pivotal role in human history for over 6,000 years. But over the last few weeks, the wheel of history turned at a blinding pace as the Egyptian people demanded their universal rights. We saw mothers and fathers carrying their children on their shoulders to show them what true freedom might look like. We saw young Egyptians say, “For the first time in my life, I really count. My voice is heard. Even though I’m only one person, this is the way real democracy works.”

We saw protesters chant “selmeyah, selmeyah — “We are peaceful” — again and again. We saw a military that would not fire bullets at the people they were sworn to protect. And we saw doctors and nurses rushing into the streets to care for those who were wounded; volunteers checking protesters to ensure that they were unarmed.

We saw people of faith praying together and chanting Muslims, Christians, “We are one.” And though we know that the strains between faiths still divide too many in this world and no single event will close that chasm immediately, these scenes remind us that we need not be defined by our differences. We can be defined by the common humanity that we share.

And above all, we saw a new generation emerge — a generation that uses their own creativity and talent and technology to call for a government that represented their hopes and not their fears, a government that is responsive to their boundless aspirations.

One Egyptian put it simply: “Most people have discovered in the last few days that they are worth something. And this cannot be taken away from them anymore, ever.”

This is the power of human dignity, and it could never be denied. Egyptians have inspired us, and they’ve done so by putting the lie to the idea that justice is best gained through violence.

For an Egypt , it was the moral force of non-violence — not terrorism, not mindless killing — but non-violence, moral force that bent the arch of history toward justice once more.

And while the sights and sound that we heard were entirely Egyptian, we can’t help but hear the echoes of history, echoes from Germans tearing down a wall, Indonesian students taking to the streets, Gandhi leading his people down the path of justice.

As Martin Luther King said in celebrating the birth of a new nation in Ghana while trying to perfect his own, “There’s something in the soul that cries out for freedom.”

Those were the cries that came from Tahrir Square . And the entire world has taken note.

Today belongs to the people of Egypt , and the American people are moved by these scenes in Cairo and across Egypt because of who we are as a people, and the kind of world that we want our children to grow up in.

The word “Tahrir” means liberation. It is a word that speaks to that something in our souls that cries out for freedom. And forever more it will remind us of the Egyptian people, of what they did, of the things that they stood for and how they changed their country and in doing so changed the world.

Thank you.

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

Rất Huế-Lê Thành

http://www.youtube.com/watch?v=0UmJjfB-uV4

Thơ dành cho dân nhậu

Thơ dành cho dân nhậu

Anh chỉ ước một thảo nguyên đầy chó.
Một nông trường bát ngát lá mơ xanh.
Một dãy Trường Sơn trồng đầy sả ớt.
Một cánh đồng ngút mắt riềng tươi.
Một làng nghề với mắm tôm thơm phức
Một dòng sông chứa đầy rượu pha cồn.
Để nơi ấy tháng ngày anh tu luyện.
Xa bụi trần và quên lãng bóng hình em.

Free Animations

Thơ của bợm nhậu

Thưở còn thơ ngày ba cữ là thường
Tôi say sưa qua từng chai lớn nhỏ
Ai bảo lai rai là khổ ?
Tôi mơ màng nghe men vút lên cao

Có những ngày uống rượu
say xỉn té cầu ao
Vợ bắt được...
chưa mắng câu nào đã khóc
Cô bé nhà bên nhìn tôi cười khúc khích
Chị giận anh rồi..,tối qua ngủ với em...

Thơ… say

Cắm sào giữa vũng hồn ta
Thuyền cô đơn đợi trăng ngà đêm nay
Rượu vài chén, dễ gì say?
Đêm chưa chịu đến bởi ngày chưa đi!

Dăm chén nữa, chả thấm chi
Thiếu vắng tri kỷ có gì vui đâu!
Ừ cũng uống chứ nhịn sao?
Tránh buồn vô cớ lẻn vào nhiễu ta!

Bầu rượu cạn, chợt nhìn ra
Trời đen như mực, thế là không Trăng!
Đứng dậy, chuếnh choáng ngã lăn
Lầm bầm chửi rủa: Cha thằng nào xô!

Uống rượu ngày xuân

Chén một, rượu tỏa ngát hương

Tê tê đầu lưỡi, vấn vương men tình

Hương đời, hương rượu lung linh

Ta ngồi uống rượu, rượu thành bạn ta…

Chén hai, rượu bốc lời ra

Mềm môi, câu chuyện gần xa… rối bời…

Nói lời, người chẳng hiểu lời

Rượu ngồi uống rượu, mình ơi hỡi mình!

Chén ba, rưọu giống nước sông

Bao nhiêu chén rượu dốc lòng, cạn ngay.

Chẳng hay chén rượu vơi đầy

Rượu ngồi uống bạn, rượu say chớ cười!

Chén đầu, người uống rượu say

Chén hai, rượu uống rượu, đầy rồi vơi…

Chén ba, thì rượu uống người

Chén tư, người - rượu đi đời nhà ma…

Animated People

Tôi bỏ nhậu rồi

Nếu biết rằng tôi bỏ nhậu rồi
Bờ kè, quán cốc vắng bóng tôi
Vui buồn chiến hữu, ai chia sẻ?
Có dỗi, có hờn cũng thế thôi.

Nếu biết rằng tôi bỏ nhậu rồi
Đá banh Word cup bạn đơn côi
Một mình quán vắng, ai bàn luận?
Hò hét một mình, chẳng nổi sôi.

Nếu biết rằng tôi bỏ nhậu rồi
Tiệc tùng, cưới hỏi lỡ gặp tôi
Xin đừng mời mọc thêm vô ích
Vợ nguýt làm sao uống cho trôi?

Nếu biết rằng tôi bỏ nhậu rồi
Bao năm bằng hữu cũng bỏ thôi
Bạn bè gặp mặt không bia rượu

Câu chuyện tâm tình khó nói trôi.

Nếu biết rằng tôi bỏ nhậu rồi
Chiều chiều tan sở khó kiếm tôi
Vội về với vợ cho yên ổn
Bạn bè dè bĩu cũng mặc thôi.

Nếu biết rằng tôi bỏ nhậu rồi
Anh em chiến hữu sẽ khóc tôi
Đời trai mà thế xem như bỏ
Cái thằng tình nghĩa bạc như vôi.

Cartoon beer

Bia ca !

Bia vào lời phải trôi ra

Hai ta cùng với bốn ta là gì?

Mây xanh thì ở trên kia

Chân trời ở mãi bờ đê xa mờ…

Say rồi nói vụng thành thơ

Điều nào nhạt, điều nào thừa chẳng sao!

Nghĩa tình - đĩa nộm su hào

Sự đời - nước chấm lẽ nào khác nhau?…

Ly sâu cùng với tóc sâu

Riêng chung, mặn ngọt biết đâu mà lường!..

Ngả tư chia bốn con đường

Khoác vai nghiêng ngả bốn phương đất trời…

Tim lay, bụng nặng, nghẹn lời

Mình, ta, hai đứa, cùng ngồi, cùng đi…

Nào uống bia!

Nào cạn bia!

Buồn chung hai đứa say chia mọi người.

Lý Bạch ơi! Tố Như ơi!

Thương cho các vị, sống thời không bia!

(Sưu tầm trên internet)

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011

Cậu bé đánh giầy

Ông nhà giàu do bước

Trên ph quen hoàng hôn

Gp chú đánh giày bun

Lam lũ gy kh s

Chú nhóc năn n mi

Ông đánh giày cho con

Đ kiếm vài đng gy

Mua cơm nuôi em nh

Chnh lòng thương tr khó

Ông lơ đãng gt đu

Có đáng là bao nhiêu

Vài ba đng tin l

Giày xong ông móc ví

Đưa t 200 ngàn

Chú bé cm ngn ng

Ông ch con đi đi

5 đng thôi ông hi

Đ ba ti hôm nay

Anh em con gp may

Xin ông ch mt chút …

Đã qua 30 phút

Cu bé không tr v

Ông lc đu : chán ghê

Tr nghèo hay gian lm …

Cơm ti xong đng ngm

Trăng mi mc gió hiu

Trong vườn hoa thơm nhiu

Quên bc mình tr gt …

Chuông ca reo, tiếng quát

Đi ch khác mà xin

Nghèo kh biết phn mình

Ln xn tao bt nht …

Ông thong th ct bước

Thy mt nhóc gy gò

Đang mếu máo co ro

Ging tên đánh giày khi nãy …

Có vic gì đy cháu

T t nói ta nghe

Anh bo v yên nha

Đng làm tr con s

Thng bé con p úng

Hi chiu nay anh tôi

Cm tin ca ông ri

Băng qua đường đi đi

Chng may b xe cán

Gãy mt chân ri ông

"Mt trăm chín nhăm đng"

Bo tìm ông tr li

Anh tôi gi nm lit

Ch mun xin gp ông …

Mt ln na chnh lòng

Ro bước theo thng bé

Đến chut xp x

Gp thng anh đang nm

Mt xanh tái như chàm

Th ra tung hp hi

Nói gp hơi như vi

Xin ông thương em con …

Cha m đã không còn

Con đánh giày nuôi nó …

Nay không may con kh

Ch xin ông vic này ! …

Cho em con đánh giày

Mi ngày cho ông nhé …

Kiếm ly vài đng l

Mua cơm sng mà thôi …

Cht thng anh dui tay

Hơi th lm như tt …

Ông già trào nước mt

Ta s lo em con

Cho ăn hc bình thường

Như bao đa tr khác

C bình tâm an lc

Bnh vin tin ta cho …

Thng anh đã xui lơ

Hn bay v thiên gii

Nhân cách nghèo cao vi

Môi nht thoáng n cười

Nó sng trn kiếp người

Dù nghèo nhưng t trng

Bao người giàu-danh vng

Đã chc gì bng đâu ! …

(Không rõ tên tác gi)