Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Lười Ươi Vị Thuốc Quý

Lười ươi Trường Sơn

Những tháng hè oi bức ở miền Trung mà có một ly trái Lười ươi trộn với Đường cát bạn sẽ cảm thấy bụng dạ mát mẻ và tâm hồn sảng khoái hẳn lên. Ở miền Trung, vào mùa nắng, người ta thường hay bán trái Lười ươi cùng với các thúng Chà là, Trâm, Chiêm chiêm, Ổi núi, Chà viên… đó là những loại trái cây được hái từ núi rừng Trường Sơn – Tây Nguyên đem về.


Cây Lười ươi rất cao, trái nở trên ngọn, ở cuống trái có hai cánh như cánh quạt. Khi quả Lười ươi chín khô, da dẻ nhăn nheo chuyển sang màu nâu trong giống như trái táo khô trong các thang thuốc bắc. Chỉ một cơn gió thổi ào qua là quả Lười ươi trên cây cao xoay tròn rơi nhẹ xuống đất lăn lông lốc, có khi bay xa khỏi gốc hàng chục thước. Người đi rừng tha hồ nhặt những trái rơi mà không cần phải leo lên cây.

Muốn ăn Lười ươi chỉ cần bỏ vào ly nước độ năm trái khô. Những quả màu nâu đó cứ chuyển động, nở tích tách rồi dung dần ra. Như một phép lạ, một lúc sau, ly nước đã biến thành một ly tràn đầy chất xôm xốp mịn màng, màu nâu. Bạn chỉ cần dùng chiếc thìa gạt lấy hạt nằm giữa quả ra ngoài rồi trộn Đường cát vào khuấy lên là đã có một ly quả Lười ươi mát rượi, ngọt ngào.

Trái Lười ươi có nhiều ở rừng núi Tây nguyên và miền Đông Nam Bộ. Sách Gia định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức gọi nó là trái Miên đào, người Trung Hoa gọi là Ố - Nàm - Chẩy (An Nam Tử), người mình gọi tắt là Trái ươi thay vì Lười ươi. Tuy nhiên người Trung Hoa không ăn trái Lười ươi như ta mà họ chỉ lấy hột làm thuốc, họ chỉ quý ở các hạt thôi.

Trước năm 1975, nhiều người Hoa ở chợ lớn sống bằng nghề buôn bán trái Lười ươi. Họ mua hàng tấn Lười ươi để xuất khẩu sang các nước Singapour, Đài Loan, Hồng Kông.

Cây Lười ươi cùng loại với cây Trôm ở Nam Bộ , loại Strerculia nhưng khác nhau rất nhiều. Lá Trôm có sáu thuỳ còn lá lười ươi chỉ có 3 thuỳ. Cây Trôm chỉ mọc ở vùng đất ẩm ướt của vùng đồng bằng sông Cửu Long còn cây Lười ươi lại thích mọc ở vùng đất cao ráo của vùng Trường Sơn – Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Cây Trôm cho mủ mà không có trái, trong khi ấy cây Lười cho trái nhưng lại không cho mủ, nhưng cả hai đều rất mát. Trái Lười ươi trị được nhiều chứng bệnh trong có có bệnh đường ruột.

Hịên nay, trái Lười ươi ở nước ta chỉ dùng để ăn và làm thuốc nhưng chưa được khai thác để xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Caythuocquy.info.vn

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Hạt Đười Ươi Chữa Bệnh Gai Cột Sống


Đây là chuyện có thật đã cứu nhiều bệnh nhân tuyệt vọng !!!

Thuốc Tiên chữa bệnh ‘GAI CỘT SỐNG’

Tôi có một ông bạn già bị bệnh gai cột sống, đau đớn lắm. bác sĩ lắc đầu không chữa được nữa, ông coi như vô phương khỏi bệnh. Tình cờ một hôm ông nói chuyện này với một người bạn ở VN. Ông bạn này bèn chỉ cho một liều thuốc gia truyền, xưa nay ai uống cũng khỏi. Ông bạn đã làm theo đúng lời chỉ dẫn, và chỉ uống có hai tuần lễ là hoàn toàn hết bệnh. Bác sĩ Mỹ coi lại cột sống và đã công nhận đây là một phép lạ. Tôi xin chép ra đây toa thuốc thần dược này, những ai đã tuyệt vọng về thuốc tây, hãy thử uống xem, có mất mát gì đâu, vì nó chỉ là một ly nước giải khát.

Bạn hãy tới hiệu bán thuốc bắc, hỏi mua HẠT ĐƯỜI ƯƠI (đó là cái hạt các xe bán nước đá ở Saigon năm xưa ưa bán chung với hạt é và nước đá)

Về nhà lựa ra những trái mầu còn mẩy và vàng vàng, giống như mầu hạt giẻ, và chỉ dùng những hạt này mà thôi , nhớ bỏ đi những hạt đã có mầu xỉn, màu đen.

Mỗi ngày dùng chừng 20 hạt.

Đun nước sôi, để nguội dần, khi nước còn nóng âm ấm thì bỏ 20 hạt này vào ngâm. Ngâm chừng 2 giờ.

Sau 2 giờ ngâm, lấy ra bóc bỏ, bỏ hạt, bỏ những gân sơ, chỉ lấy thịt của trái này, giống như cùi trái nhãn.

Bỏ những cùi này vào ly, pha chút đường, uống làm 3 lần trong một ngày, vừa uống nước vừa ăn cùi.

Bạn tôi đã uống như vậy trong 2 tuần lễ là hết bệnh gai xương sống hoàn toàn.

Bạn mua chừng 10 đô la, tại các hiệu bán thuốc bắc, cứ hỏi ‘hạt đươi ươi’. Tôi không biết tên tiếng Tàu là gì, ở Saigon xưa vẫn gọi là ‘hạt đười ươi’.

Kính chúc bạn khỏi bệnh.

TRÀ LŨ

Công dụng của Hột É, Đười Ươi có hiệu qủa chữa bệnh tiểu đường

Thân gửi lương y Đỗ Đức Ngọc,

Gần đây, nhiều người Úc, kể cả Đại Hàn thích uống Hột É . Nghe họ nói lọai nước này rất tốt cho sức khỏe vì cho nhiều năng lượng, tốt cho da mặt, có chất chống lão hóa,… và nhiều thứ tốt khác nữa.

Xin lương y cho biết tác dụng của Hột É. Đây là một lọai hột, pha trong nước, cho thêm chút đường vào, thành loại giải khát, giá rẻ ở VN. Ở VN, người ta cho hột Đười ươi vào nước Hột É, vì cho rằng Hột É nóng. Hột É có tác dụng không tốt nào không? Xin cho biết thêm tác dụng của hột Đười ươi..

Cám ơn lương y.

Trần Thế Đức

(từ xứ Căng gu ru)

Trả lời :

Hột É công dụng giống như hạt CHIA làm hạ đường trong máu rất tốt. Mỗi ngày uống 1-2 thìa Hột É hay Hột CHIA ngâm nở ra cho ít đường khuấy đều rồi mới cho đá vào sau. Mổi ngày đo đường luôn luôn được ổn định, tây y mà biết công dụng của nó chắc sẽ cấm không cho bán Hột É, vì nó hay hơn thuốc chữa tiểu đường.

Hột É có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải nhiệt, thông tiện, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, nôn ra máu, đi cầu ra máu, chảy máu cam, viêm đường tiết niệu, nhức răng, đau mắt đỏ, mụn nhọt. Dân gian hay dùng để làm mát và nhuận cơ thể. Có thể uống nhiều lần trong ngày, dùng thường xuyên không độc, làm thức uống giải khát để trừ các bệnh nhiệt trong mùa hè. Để tăng tác dụng nhuận trường có thể dùng chung với hạt đười ươi.

Hột Đười Ươi (còn gọi lười ươi) vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải độc, thông tiện, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, nôn ra máu, đi cầu ra máu, chảy máu cam, viêm đường tiết niệu, nhức răng, đau mắt đỏ, mụn nhọt. Dân gian hay dùng để làm mát và nhuận cơ thể, mỗi lần ngâm chừng 4-5 hạt trong 1 lít nước là đủ, pha chung với Hột É.

https://khicongydaovietnam.wordpress.com

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

AN NAM TỬ

Tên Việt Nam:

Cây Lười ươi, Đười ươi, Cây thạch, Cây Ươi

Tên Hán - Việt khác:

Bàng đại hải, An nam tử (Cương Mục Thập Di). Hồ đại hải (Tục Danh), Đại hải tử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Lịch sử:

An Nam là tên của người Trung Quốc gọi tên nước Việt Nam trước đây. Vì cây này có ở nước ta dùng làm thuốc tốt hơn cả nên gọi là An Nam tử (An Nam: tên nước có vị thuốc, tử, hạt).

Tên khoa học:

Sterclia lyhnophora Hance hoặc Sahium lychnporum (Hance) Kost.

Họ khoa học:

Sterculiacae

Mô tả:

Cây to, cao 20-25cm, cành có góc, lúc non có lông màu hung, về sau nhẵn. Lá mọc tập trung đỉnh cành, lá to dày, nguyên hay sẻ ra 3-5 thùy dạng bàn tay, cuống lá to, mập, nhăn. Lá non có màu nâu tím, lá gìa rụng vào mùa khô. Hoa nhỏ, quả nặng, mặt ngoài màu đỏ, mặt trong màu bạc, hạt to bằng ngón tay, hình bầu dục hay thuôn, dính ở gốc qủa. Ra hoa từ tháng 1đến tháng 3, có quả tháng 6-8.

Phân biệt chống nhầm lẫn: Có một vài tài liệu nói An Nam tử là hạt của cây Trái xuống (Sterculia scapphigela Wall) cùng một họ với cây trên. Cây này ít thấy ở nước ta, mặc dù hạt loại này ngâm vào nước cũng có chất nhờn nhày và nở ra như hạt Đười ươi. Ở các nước khác vẫn dùng thay cho An nam tử và thường dùng bằng cách cho 4~5 hạt vào 1 lít nước nóng thì sẽ có nước sền sệt như thạch, trộn đường vào uống. Thường dùng trong trường hợp ho khan không có đàm, viêm niệu đạo, đau họng.

Địa lý:

Có ở Trảng bom, Tây Ninh, Biên Hòa, Bình Định, Bà Rịa, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Trị.

Thường người ta cho loại mọc ở Việt Nam là loại tốt nhất.

Phần dùng làm thuốc: Dùng hạt.

Thu hái, sơ chế: Thu hoặc vào tháng 4-5, phơi hay sây khô, có màu nâu

Tính vị:

+ Vị ngọt đậm, không độc (Trung Dược Học).

+ Vị đậm, ngọt, tính mát (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Quy Kinh:

+ Vào kinh Phế (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Tác dụng:

+ Uất hỏa, tán bế (Trung Dược Học).

+ Thanh Phế nhiệt, làm trong tiếng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Chủ trị:

+ Trị ho khan, sưng đau cổ họng, nôn ra máu, chảy máu cam (Trung Dược Học).

+ Trị khan tiếng, mất tiếng, họng sưng đỏ đau (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Cách dùng: Sau khi lấy hạt, ngâm nước nở to gấp 8-10 lần thể tích của hạt thành một chat nhầy màu nâu nhạt trong, vị hơi chat và mát. Vì vậy ở miền nam hay dùng làm thuốc uống giải khat. Gốc cuống lá và vỏ trong của hạt, ngâm nước cho chất nhày rất nhiều nên hạt thường được ngâm nước cho đường vào làm thạch để giải khát. Lá non nấu canh ăn được. Chất nhày của hạt dùng làm thuốc trị các chứng đau ruột và các bệnh về đường đại tiện.

Kiêng Kỵ:

+ Phế có phong hàn hoặc đờm ẩm: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Liều Dùng: 2~3 đến 5~6 trái.

Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:

+ Trị khan tiếng, tắc tiếng, mất tiếng, ho không long đờm: Bàng đại hải, 2 trái, ngâm với nước sôi, uống thay nước trà (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Tham khảo:

+ Xuất xứ từ núi Đại đổng của đất An Nam nơi chỗ đất chí âm, tính của nó thuộc thuần âm, vì vậy có khả năng chữa được hỏa của lục kinh. Dân địa phương gọi nó là An nam tử, lại gọi là Đại đổng. Quả nó hình như trái Thanh quả khô, vỏ màu vàng đen, có nếp nhăn, ngâm với nước nó phình to ra từng lớp như mây trôi vậy. Trong có hạt vỏ mềm, trong hạt có nhân 2 cánh, vị ngọt nhạt. Chữa đậu sởi không mọc ra được do hỏa tà, uống thuốc vào đậu sởi mọc ra ngay. Thuốc cũng có tác dụng chữa tất cả các chứng nhiệt, lao thương, nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu ra máu, tiêu độc, trừ thử, đau mắt đỏ lây lan, đau răng do phong hỏa, giun lãi, trùng tích, trĩ sang, rò, ho khan không có đờm, nóng âm ỉ trong xương, các chứng ghẻ lở, hỏa của tam tiêu đều có hiệu quả, công hiệu thường khó nói hết (Triệu Thứ Hiên).

+ Bị khan tiếng do phong hàn bế tắc ở Phế, dùng vị Ma hoàng, lấy vị cay, tính ôn để khai thông. Nếu bị khan tiếng do phong nhiệt ngăn trở ở Phế, dùng Bàng đại hải, lấy vị đạm, tính hàn để khai thông (Đông Dược Học Thiết Yếu).

yhoccotruyen.htmedsoft.com

2 nhận xét: