Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Không Cần Tiếng Súng

 Cuộc xâm lược và tàn phá Việt Nam không cần vượt biên giới của Trung cộng


Vũ Đông Hà (Danlambao) - Cuộc xâm lược khởi đi vào năm 1990 và âm thầm tiến hành kể từ sau Mật nghị Thành Đô. Những căn cứ chiến lược đã được từng bước cài đặt, xây dựng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Những nòng súng đại bác được thế chỗ bởi những ống thải, những hầm chứa bùn; những mìn, bom, đạn được thay thế bởi những hóa chất độc hại. Nó là một cuộc xâm lược mà kết quả không là những chiến trường khói lửa, những làng mạc bị đốt phá, những xác người xình thối trên núi rừng Việt Bắc. Kết quả của cuộc chiến là một đất nước Việt Nam, từ núi rừng đến nông thôn, thành thị vẫn nguyên vẹn nhưng nguồn sống bị tiêu diệt. Một vùng biển chết. Những sông hồ chết. Một núi rừng cao nguyên chết. Một đồng bằng Cửu Long chết. Và hơn 90 triệu người Việt Nam bệnh hoạn, dật dờ.

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Giải trí

CÂU CHUYỆN GIA ĐÌNH VỚI BỨC TÂM THƯ



CÂU CHUYỆN GIA ĐÌNH VỚI BỨC TÂM THƯ
               GỬI CÁC CHIẾN SỸ QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIÊT NAM

Phạm Hồng Thúy
       Hồng Thúy sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Ông bà nội ngoại của HT đều tham gia các hoạt động chống Pháp từ trước năm 1945. Bố HT là trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Mẹ HT là chủ nhiệm Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị, đã cùng đồng đội vượt qua bom đạn, đưa lời ca tiếng hát tới các trận địa, góp phần vào nhiều thắng lợi trong sự nghiệp độc lập dân tộc. Hồng Thúy giới thiệu như vậy chỉ để các anh chị biết rằng những dòng này không phải do một “phần tử phản động” viết ra. Bản thân HT và anh chị HT đều từng là cán bộ nhà nước. Anh Q. và chị K. làm việc trong ngành quốc phòng. Trước kia HT đã lập gia đình với anh H, một thượng úy công an đẹp trai, chính trực, liêm khiết và có với anh một con gái. Năm lên 7 tuổi cháu bị sốt xuất huyết và đã mất. Bẩy tháng sau anh H. hy sinh trong khi điều tra một vụ án hình sự. Từ đó HT về ở với bố mẹ và không có ý định lập gia đình nữa.

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

Kiến thức về Không gian



Thế hệ Nối Tiếp của CĐ Hải Ngoại làm những gì:
Tại sao trạm Không Gian của Tàu Chệt không hoạt động lâu dài như của Mỹ?
Kính thưa quí bác và anh chị em thân mến:
Cháu trong nhóm chế power supply (1Megawatt) cho trạm không gian Mỹ (Space Station ISS), từ năm 1990-2000, và 15 năm cho Satellites (Vê-Tinh), 1980-1990 và 2010-2015. Cháu hy vọng đoán trúng “Tại sao trạm Không Gian của Tàu Chệt không hoạt động được lâu dài như của Mỹ”

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Khi sự tồi tệ đã vượt mọi giới hạn

   Thảm họa Formosa: khi sự tồi tệ đã vượt mọi giới hạn (Nguyễn Gia Kiểng)


cachet00Phải nhấn mạnh rằng ngay cả nếu có ai đó đề nghị xây dựng biếu không cho chúng ta một nhà máy thép lớn và hiện đại thì chúng ta cũng vẫn phải từ chối. Dầu vậy chính quyền CSVN đã không chỉ cho Formosa thiết lập nhà máy thép mà còn cho hưởng những ưu đãi đặc biệt…
 
 
 
hàng tấn cá chết bất thường không rõ nguyên nhân  trôi dạt vào vùng biển Quảng Trị. Ảnh: Trần Tĩnh
Thảm họa Formosa Vũng Áng đang khiến mọi người Việt Nam vừa lo sợ vừa phẫn nộ trong gần hai tháng qua. Lo sợ vì mức độ nghiêm trọng của những thiệt hại và tiềm năng thiệt hại lâu dài. Phẫn nộ vì điều không thể xảy ra đã xảy ra và vì thái độ của những người cầm quyền.
Như mọi người đều đã biết, từ ngày 6/4 hàng trăm, hàng ngàn tấn cá đã chết, chết dạt vào bờ hay chết chìm đáy biển, vì vùng biển duyên hải miền Trung bị nhiễm độc. Khu vực nhiễm độc mới đầu từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên rồi dần dần lan rộng xuống phía Nam và tỏa rộng ra khơi. Ước lượng chung là vùng biển nhiễm độc hiện nay dài hơn 400 Km và rộng hơn 30 Km. Để làm nhiễm độc một vùng biển rộng lớn như vậy người ta đã phải xả xuống biển một khối lượng cực lớn những hóa chất cực độc. Thiệt hại đã rất kinh khủng.

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Đứa con của biển và đứa con của chế độ


Đứa con của biển và đứa con của chế độ

http://www.rfavietnam.com/node/3314

Mon, 06/20/2016 - 22:10 — VietTuSaiGon
Trong vòng chưa đầy ba năm, có gần 4,500 tàu cá của ngư dân Việt Nam bị bắn phá, đâm chìm và bắt bớ trên biển Đông. Cũng trong vòng chưa đầy ba năm, có hơn 2000 ngư dân bị bắt bớ, đánh đập và bắn giết. Đây là một con số quá khủng khiếp cho một làng nghề! Và cái chết, sự mất mát của những người chịu nắng, chịu gió, chịu mọi khổ đau của chính trị nhược tiểu để bám biển, để thực thi chủ quyền lãnh hải chỉ có Mẹ Biển chứng kiến, ôm lấy thân thể họ cùng tiếng ai điếu của trùng khơi. Họ là những người con của biển cả, của danh dự trong âm thầm và anh hùng trong bóng tối. Họ là đứa con của biển Việt Nam.