Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

TRUNG QUỐC TRONG “VIETNAM WAR




TRUNG QUỐC TRONG “VIETNAM WAR”(TQ và CSVN tuy hai là một)
Cuộc chiến Việt Nam không chỉ là cuộc chiến “ủy nhiệm” của Mỹ. Những lập luận và cách giải thích quen thuộc cùn mòn về cái gọi là “lý thuyết domino” là không đầy đủ khi nói đến bản chất cuộc chiến. Tìm hiểu quá trình can dự Trung Quốc, với sự cầu cạnh chủ động của Bắc Việt, mới có thể có thêm cái nhìn rõ hơn về cuộc xung đột này.
Một bài báo Washington Post, đề ngày 17-5-1989, viết: “Hôm nay, Trung Quốc đã thừa nhận họ đưa 320.000 quân vào (Bắc) Việt Nam”, và “viện trợ hơn 20 tỷ USD để ủng hộ quân đội chính quy Bắc Việt và du kích Việt Cộng”. Bài báo cho biết thêm, trong thời gian chiến tranh, có những báo cáo tình báo Mỹ cho biết nhiều đơn vị tác chiến Mỹ đã phát hiện lính vận quân phục Trung Quốc và mang phù hiệu quân đội Trung Quốc nhưng Bắc Kinh lúc đó luôn phủ nhận.
Sự có mặt quân đội Trung Quốc tại Bắc Việt bắt đầu từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Tháng 4-1950, ba tháng sau khi Trung Quốc công nhận chính quyền VNDCCH, Việt Minh chính thức xin Trung Quốc viện trợ trang thiết bị quân sự, gửi cố vấn và giúp đào tạo binh lính. Bắc Kinh thành lập Nhóm cố vấn quân sự Trung Quốc với chỉ huy của Vi Quốc Thanh cùng Trần Canh và 281 sĩ quan. Hỗ trợ quân sự Trung Quốc cho Việt Minh tăng từ 3 sư đoàn năm 1950 lên 7 sư đoàn năm 1952. Số người Trung Quốc tại Bắc Việt trong cùng thời gian lên đến 15.000 người... Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, Hà Nội tiếp tục cầu viện Trung Quốc. Trong chuyến đi Bắc Kinh từ 25-6 đến 8-7-1955 của Hồ Chí Minh, Bắc Kinh đồng ý viện trợ 800 triệu tệ (200 triệu USD) để xây 18 dự án, trong đó có nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy điện Hà Nội, nhà máy dệt Nam Định – theo sử gia Qiang Zhai thuộc Đại học Auburn-Mỹ trong “China and the Vietnam Wars, 1950-1975” (trang 71).