Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2010

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2010

Hình ảnh tài liệu lịch sử

HÌNH ẢNH VIỆT NAM Xưa & Nay

From: Vinh Mai *Hien Ky*Jimmy Jao

HÌNH ẢNH VIỆT NAM Xưa & Nay
Tài liệu quý giá - Những tấm hình của Bác Sĩ Hocquard
hay là hình ảnh của Việt-Nam vào những năm 1884-1885

http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/photo_docteur_hocquard_1_vn.htm
http://nguyentl.free.fr/html/sommaire_photo_ancienne_vn.htm

Việt Nam quê hương tìm lại

Việt Nam quê hương tìm lại

From: Truong kim Anh * HoangDungHKL* Khoi Ta

Mời quý vị xem. Rất đáng xem. Nếu không có thì giờ thì lưu giữ để xem từng ngày.
Nhất là những vị chưa có dịp đi ra miền Bắc và miền Trung lẫn miền Tây,
lại càng nên xem,hình ảnh quê hương.

Người thực hiện series "VN Quê Hương Tìm Lại" là anh Phạm Ngọc Phước,
một cựu học sinh lycee Yersin, Da Lat, nguyên giáo sư môn Pháp Văn tại
trường trung học Vũng Tàu.

Tập 1: Hà Nội, Hà Đông, Tam Cốc
http://huyhamedia.com/VNQHTL1.html

Tập 2: Bích Động, Hoa Lư, Chùa Hương, Sài Gòn
http://huyhamedia.com/VNQHTL2.html

Tập 3: Đà Lạt Ngày Tháng Cũ
http://huyhamedia.com/VNQHTL3.html

Tập 4: Trên Những Nẻo Đường Miền Trung
http://huyhamedia.com/VNQHTL4.html

Tập 5: Bên Này Bến Hải
http://huyhamedia.com/VNQHTL5.html

Tập 6: Vũng Tàu Ngày Trở Lại
http://huyhamedia.com/VNQHTL6.html

Tập 7: Sài Gòn Thành Phố Trong Hồi Tưởng
http://huyhamedia.com/VNQHTL7.html

Tập 8: Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ
http://huyhamedia.com/VNQHTL8.html

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2010

Nghe nhạc thư giãn

Guitar Music

Click below here to enjoy:

http://nguyentran.org/NhatLung/HoaTau4/Amapola.wav

http://nguyentran.org/NhatLung/HoaTau4/AmorAmor.wav

http://nguyentran.org/NhatLung/HoaTau4/BesameMucho.wav

http://nguyentran.org/NhatLung/HoaTau4/LaPaloma.wav

http://nguyentran.org/NhatLung/HoaTau4/MariaElena.wav

http://nguyentran.org/NhatLung/HoaTau4/Perfidia.wav

http://nguyentran.org/NhatLung/HoaTau4/QuizasQuizas.wav

http://nguyentran.org/NhatLung/HoaTau4/SolamenteUnaVez.wav

http://nguyentran.org/NhatLung/HoaTau4/LaSombraDeTuSonnira.wav

http://nguyentran.org/NhatLung/HoaTau4/VayaCondios.wav

Chúc mừng Canh Dần



CHÚC MỪNG NĂM MỚI


Trở lại

CUNG kính mời nhau chén rượu nồng
CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong
TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ
XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòng
VẠN chuyện lo toan thay đổi hết
SỰ gì bế tắc thảy hanh thông
NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn
Ý nguyện, duyên lành, đẹp ước mong

Click below here:

http://www.youtube.com/watch?v=dcLMH8pwusw&feature=player_embedded


THƠ VUI SƯU TẦM

Bắc Nam

Bắc than gầy thì Nam bảo ốm
Bắc cáo ốm, Nam khai Bịnh hay Ðau
Bắc Cuốc nhanh, Nam bảo đi mau mau
Bắc bảo Muộn thì Nam cho là Trễ
Nam Mần sơ sơ Bắc Nàm nấy nệ
Bắc Lệ trào Nam Chảy nước mắt ra
Bắc nói Úi Chà , Nam kêu Ui Da
Bắc Bước vào kia, Nam Ði vô trỏng
Nam kêu Vạc Tre, Bắc gọi là Cái Chõng
Nam Trả treo, Bắc Lý Luận ngược xuôi
Nam biểu Vui ghê, Bắc nói Buồn cười
Bắc chỉ Thế thôi, Nam là Vậy đó
Nam làm Giỏ tre, Bắc đan cái Rọ
Nam Muỗng cà phê, Bắc cãi cái Thìa
Nam Muỗng canh, Bắc gọi cái Cùi dìa
Nam Ði tuốt, thì Bắc Lìa xa mãi
Nam Nói dai, Bắc cho là Lải nhải
Nam nói Xe Hơi, Bắc gọi Ô tô
Nam xài Dù, thì Bắc lại dùng Ô
Nam Ði trốn, Bắc cho là Lánh mặt
Nam bảo là Mắc, Bắc cho là Ðắt
Nam Mần Ăn, thì Bắc cũng Kinh Doanh
Nam nói Lòng Vòng, Bắc bảo Dối Quanh
Nam biểu Từ Từ, Bắc khuyên Gượm lại
Nam thấy Ngu ghê, Bắc cho là Quá Dại
Nam Sợ Ghê, Bắc thì Hãi Quá đi
Nam hỏi Nói Gì ? Bắc hỏi Bảo Chi
Nam kêu Trúng Lắm, Bắc bàn Chí Phải
Bắc gọi Thích ghê, Nam kêu là Khoái
Bắp Nam kêu là Hái, Bắc bảo Vặt Ngô
Bắc thích thì Vồ, Nam ưng là Chụp
Nam rờ Bông Bụp, Bắc vuốt Tường Vi
Nam nói: mày đi ! Bắc réo: cút xéo
Bắc bảo: cứ véo ! Nam bỏo: ngắt đi
Bắc gửi phong bì, bao thơ Nam gói
Nam kêu: muốn ói, Bắc bảo: buồn nôn !
Bắc nói tiền đồn, Nam kêu chòi gác
Bắc nói khoác lác, Nam bảo xạo ke
Mưa đến Nam che, Bắc thì lại chắn
Bắc khen giỏi mắng, Nam nói chửi haỵ
Bắc nấu thịt cầy, Nam nấu thịt chó
Bắc vén búi tó, Nam bới tóc lên
Anh Cả Bắc quên, Anh Hai Nam lú
Nam : ăn đi chú, Bắc: mời anh xơi !
Bắc mới tập bơi, Nam thời tập lội
Bắc đi phó hội, Nam tới chia vui
Bắc kéo xe lôi, xích lô Nam đạp
Bắc bảo là To, Nam cho là Lớn
Ðùa mà không thật, Bắc bảo là điêu
Giỡn hớt hơi nhiều, Nam kêu là Xạo
Nam thời mập bạo, Bắc bảo béo ghê
Bắc bảo sướng phê, Nam rên đã quá !
Bắc hay đi phá Bắc đả bằng gươm
Nam chọc bị lườm, kiếm Nam , Nam thọt
Bắc ngồi bia bọt, Nam nhậu lade
Bắc gọi lạc rang, Nam kêu đậu phụng
Nam tròm trèm ăn vụng,
Bắc len lén ăn vèn
Nam "hổng chịu đèn", Bắc thì "em chả"
Bắc cho là "cái ả", Nam bặm trợn "con kia"
Nam "tên cà chua", Bắc rủa "đồ phải gió"
Nam nhậu thịt chó, Bắc chén cầy tơ
Bắc vờ vịt lá mơ,
Nam thẳng thừng lá thúi địt !

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2010

*
*
*
*
*
Tình Xa
- Nguyễn Danh Lam -


Bụm tay hứng chút lửa hồng
Ghi lên cháy ngực cho lòng quặn đau
Chiều ơi ! Chạy trốn về đâu ?
Đỏ lời ký ức một màu phượng xưa .

Sông thời gian, một chuyến đò
Chiều nao ... thôi đã mịt mờ xa xăm
Tìm viên sỏi rớt giữa dòng
Vớt lên trăm giấc bềnh bồng mơ đêm.

Một lần gặp một lần quen
Một người nhớ, một người quên sao đành ?
Giá mà em chẳng gọi anh
Giá mà anh chẳng tưởng mình... được yêu !

Phố xưa giờ khuất chân đèo
Chuyện xưa những tưởng cũng heo hút rồi
Cháy làm chi nữa phượng ơi !
Rát lòng ta mãi khoảng trời xưa xa !

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2010

Đồng Bào chiến nạn Bình Long

Đồng Bào Chiến Nạn Tỉnh Bình Long



Chương Trình Khẩn Hoang Lập Ấp

Vũ Minh Ngọc

Bình Long, một tỉnh lỵ nằm về phía Bắc của Sài gòn, cách khoảng trên 100 cây số, trước đây chỉ là một thị trấn nhỏ mang tên Hớn Quản thuộc Tỉnh Thủ Dàu Một, sau đổi thành Bình Dương. Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, để đáp ứng nhu cầu hành chánh, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã cho thành lập Tỉnh Bình Long với 3 quận: An Lộc, Lộc Ninh và Chơn Thành. Tỉnh Bình Long nằm giáp biên giới Campuchia về phía Bắc và Tây Bắc, Đông giáp Tỉnh Phước Long, Nam giáp Bình Dương và phía Tây giáp Tỉnh Tây Ninh. Diện tích tỉnh Bình Long với 2,140 cây số vuông, có nhiều núi đồi thấp và rừng rậm, hầu hết ở phía Bắc và phía Đông. Về phía Nam ít núi hơn hoặc là núi thấp như núi Đất cao khoảng 108 thước. Về hệ thống sông ngòi, con sông chính là sông Bé và sông Sài gòn, Sông Bé ở phía Đông chảy dọc từ Bắc xuống Nam và nằm trên ranh giới hai Tỉnh Bình Long và Phước Long. Sông Sài gòn nằm song song với sông Bé, nhưng nằm cạnh biên giới Tỉnh Tây Ninh và có những chi lưu chảy qua Tỉnh Bình Long như những con sông: Prek Thléa, Tonglé Cham và sông Cây Da. Bình Long là một vùng đất đỏ rất phì nhiêu và chịu ảnh hưởng khí hậu với hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng Năm đến tháng Mười Một và mùa khô từ tháng Mười Hai đến tháng Tư. Những trục lộ giao thông chính là Quốc Lộ 13 nối liền Bình Long với Bình Dương để dẫn vào Thủ đô Sài gòn. Ngoài ra Liên Tỉnh Lộ 13 là một trục giao thông quan trọng để liên lạc với các Tỉnh phụ cận.


Về dân cư, với trên 76.000 người, đa số là người Kinh và rất đông đồng bào Thượng thuộc các sắc dân Stiêng, Mọa, Tà Mun, người Việt gốc Chàm và gốc Khmer. Những tôn giáo chính là Phật giáo, Thiên Chúa, Cao Đài, Hòa Hảo, thờ cúng Tổ Tiên và Thần Linh.. Riêng Quận An Lộc bao gồm thành phố tỉnh lỵ rộng khoảng 760 cây số vuông, qui tụ trên 45.000 dân, tập trung trong Xã Tân Lập Phú. Với rừng rậm và đất đỏ, Bình Long được bao quanh bởi những đồn điền cao su rộng ngút ngàn, và là nơi có nhiều rừng cao su nhất nước. Rừng Bình Long có rất nhiều loại gỗ quý như cẩm lai, sao, gõ.. nên ngành khai thác lâm sản tại Bình Long phát triển rất mạnh.. Ngoài các loại gỗ quý, rừng Bình Long cũng cung cấp nhiều loại gỗ tạp hoặc các cây rừng cho các lò than... Dọc Quốc Lộ 13, từ Tân Khai dẫn vào An Lộc, những rừng cao su xanh rì và xếp hàng thẳng tắp, là những hình ảnh thiên nhiên và hùng vĩ của Bình Long... An Lộc được bao quanh bởi những ngọn đồi Gío, đồi 100 và đồi Đồng Long.. là những hình ảnh đẹp thiên nhiên, nhưng lại mang những giá trị chiến lược về lãnh vực Quân sự.

Về lãnh vực Hành chánh, Tỉnh Bình Long gồm 3 Quận Chơn Thành, An Lộc và Lộc Ninh. Từ Sài gòn đi, sau khi vượt qua Quận Bến Cát, vào Lai Khê, là gặp Quận Chơn Thành, một quận nhỏ gồm hai xã Hưng Long và Minh Thạnh. Chơn Thành với trên 10.000 dân nằm trên trục giao thông Quốc Lộ 13 (lên An Lộc) và Liên Tỉnh Lộ 13 (qua Sông Bé-Phước Long). Qua khỏi Chơn Thành, sẽ gặp các địa danh Tàu Ô, Tân Khai, Xa Cát, Xa Cam, Xa Trạch rồi bước vào Tân Lập Phú, thị trấn trù phú như cái tên được đặt cho.. Xa hơn phề phía Bắc, là Quận Lộc Ninh nằm sát biên giới Việt-Campuchia, bao bọc bởi rừng rậm và rừng cao su và là nơi sinh sống của rất đông đồng bào Thượng.

Giữa những lúc mà đồng bào miền Nam chưa hết bàng hoàng về cuộc xâm lăng công khai của cộng quân, vượt vĩ tuyến 17 tấn công vào Quảng Trị, thì một mặt trận mới của cộng quân được mở ra, tiến mũi công vào Bình Long, lực lượng quân sự quân sự của cộng quân gồm quân số 4 công trường: Công trường 5, 7, 9 và công trường Bình Long cùng trung đoàn 203 chiến xa từ vùng Lưỡi Câu, Campuchia tràn qua được trang bị bởi những khẩu trọng pháo 130 ly có tầm bắn xa. Tổng số ước chừng khoảng 40.000 lính cộng quân đã tham gia trận đánh tấn công vào Bình Long với ước muốn là dứt điểm Bình Long hầu dùng đây làm bàn đạp đế tiến quân về phía Nam, uy hiếp thủ đô Sài gòn. (Trong phạm vi bài viết, tác giả xin miễn ghi lại những chi tiết về mặt quân sự)

Ngày 12 tháng 6 năm 1972, hàng chục ngàn trái đạn pháo kích của cộng quân đổ xuống An Lộc, tỉnh lỵ Bình Long, đã xua đuổi người dân hiền hòa xứ Hớn Quản, phải xa lìa quê hương, chạy dọc quốc lộ 13 để về Chơn Thành tìm tự do.. Đoạn đường gần 20 cây số ngàn, đã đượm máu và xương của người dân lành, của những người lính Cộng hòa, đã hy sinh cho lý tưởng tự do, của cả những cán binh Việt cộng, đã sinh bắc tử nam, để cho đến khi nằm xuống, họ vẫn còn bị những người lãnh đạo lường gạt..


Cộng quân càng ngày càng gia tăng pháo kích, để tránh mọi thảm khốc, từng đợt hàng ngàn người bồng bế nhau vượt đoạn đường mang tên Quốc lộ máu, vượt Tân Khai qua suối Tàu Ô, để về Chơn Thành.. Chuyến đi đông nhất vào ngày 12 tháng 6, với trên 12.000 người đã rời bỏ ruộng vườn, bồng bế nhau để tìm về chốn Tự Do... Để cầm chân đồng bào, cộng quân đã mất hết lương tri, rót theo những trái đạn pháo kích, những cảnh máu đổ thịt rơi, những hình ảnh tang thương của người Mẹ, đang ôm chặt lấy con, mà đứa con chết lúc nào không biết.. Hai mươi cây số ngàn đượm máu, nhưng cái chết đã không cản được lòng người dân, họ căm thù cộng quân, vượt đường máu tìm tự do.

Công Cuộc Tiếp Cư

Tính đến cuối tháng 6 năm 1972, Trên bốn chục ngàn đồng bào Bình Long đã về tới Bình Dương để lánh cư, một số lớn, đã chết vì bom đạn của cộng quân, hoặc mất xác trên đường tìm tự do dọc trên Quốc lộ Máu.. Chính quyền và đồng bào Tỉnh Bình Dương đã tiếp đón họ.. trại gia binh Phú Văn được tu sửa khẩn cấp để tiếp đón đồng bào chiến nạn. Lúc đầu, chỉ có 2 trại Phú Văn 1 và Phú Văn 2, Nhưng số đồng bào tỵ nạn càng về càng đông nên các trại 3 và 4 được thành lập để đáp ứng nhu cầu.. Những căn lều dã chiến được dựng lên nhanh chóng.. nhưng dựng đến đâu, dân vào ở đến đó.. Một điều không tránh khỏi là lợi dụng cơ hội này, một số đồng bào không phải là dân chiến nạn Bình Long cũng xin gia nhập để được nhận lãnh trợ cấp xã hội, lý do rất giản dị.. giấy tờ tùy thân bị cháy trong chiến trận, tình trạng này càng tạo nên một gánh nặng cho cơ quan chính quyền...

Các Trại tạm cư được tổ chức khá quy củ, các viên chức Xã Ấp, quý vị dân cử của Bình Long vẫn tiếp tục lo lắng, phụ giúp cho cơ quan chính quyền trong công tác điều hành trại. Trong thời gian tạm trú, tiêu chuẩn cấp phát của Bộ Xã Hội dành cho dân tỵ nạn là mỗi đầu người lãnh 500gr gạo mỗi ngày, ngoài ra còn có bánh mì, nước mắm.. Để phần nào xoa dịu những vết thương do chiến tranh gây ra, rất nhiều cơ quan từ thiện từ Saigon và các tỉnh phụ cận, hàng tuần xuống cứu trợ, họ muốn trực tiếp trao tận tay đồng bào chiến nạn, từng gói mì, túi gạo, hộp sữa.. đó là những món quà ân tình trong tình nghĩa đồng bào bao bọc lẫn nhau, Họ đến với những lời an ủi và mong rằng một ngày gần, đồng bào chiến nạn sẽ được về xây dựng lại căn nhà đã đổ nát vì bom đạn của cộng quân..

Trước tình hình an ninh, không cho phép người dân Bình Long trở về quê hương của họ, Phủ Phó Thủ Tướng Đặc Trách Khẩn Hoang Lập Ấp đã quyết định cho giải tỏa trại tạm cư và chuyển sang chương trình khẩn hoang lập ấp, theo bước chân người dân chiến nạn, Cơ Quan Chính Quyền Tỉnh Bình Long được điều động về Bình Dương để trực tiếp điều hành công tác này.


Theo chương trình của Bộ Xã Hội, người dân chiến nạn đang sống trong các trại tạm cư được lựa chọn một trong hai chương trình, hoặc là định cư tự túc, hoặc là định cư theo chương trình khẩn hoang lập ấp. Nếu chọn chương trình định cư tự túc, mỗi gia đình được trợ cấp 100.000$ để làm phương tiện sinh sống mới, họ sẽ rời khỏi trại tạm cư để về Saigon hay đến các tỉnh khác để tự túc làm ăn.. Đã có gần 3.000 gia đình quyết định lựa chọn phương thức định cư này. Số còn lại, sẽ theo chương trình Khẩn Hoang Lập Ấp tại Long Khánh.

Chương Trình Khẩn Hoang Lập Ấp.

Sau hơn một năm dài tạm cư trong trại Phú Văn, niềm hy vọng trở lại Hớn Quản thật xa vời.. Trại tạm cư Phú Văn đóng cửa.. từng đoàn xe đò, GMC đã chuyên chở đồng bào Bình Long, để một lần nữa, họ đi càng xa hơn An Lộc, để về một vùng đất mầu mỡ hơn, đang đón chờ họ như một quê hương thứ hai.. Long Khánh, vùng đất đỏ mầu mỡ đã dang tay đón chờ người dân chiến nạn Bình Long, một phần nhỏ, họ đến định cư tại xã Đồng Đền, nằm trên liên tỉnh lộ nối liền với Quận Tánh Linh, Tỉnh Bình Tuy và phần lớn còn lại, bồng bế nhau ra Rừng Lá, ngã ba đưa đến Bình Tuy, Phan Thiết.

Những dãy nhà tạm trú lại được dựng lên để chờ đợi ngày ra lô, đây là một danh từ để chỉ lúc mỗi gia đình nhận được một nửa mẫu đất cho khu gia cư và một mẫu đất cho khu canh tác. Một ủy ban phối hợp gồm Bộ Xã Hội, Quân đoàn 3, Công Binh, Cơ Quan Chính Quyền Tỉnh Bình Long đã nhận trách nhiệm ủi rừng, phóng đường để làm khu gia cư.. Ty Công Chánh, Ty Điền Địa, Trung Tâm Bình Định và Phát Triển Tỉnh Bình Long ráo riết thực hiện để hoàn thành họa đồ khu gia cư với tất cả tiện nghi tối thiểu của một khu phố tân lập, những khu Hành Chánh bao gồm văn phòng hành chánh, chợ búa, trường học, bệnh xá.. khu tôn giáo với những khu dất dành riêng để xây chùa, nhà thờ.. Nhưng một vài khó khăn đã đến trước sự đòi hỏi của một số anh em thương phế binh, cô nhi quả phụ xin được ưu tiên ở những lô đất đặc biệt để phù hợp nếp sống mới của họ.. Rồi những đòi hỏi cũng được Chính quyền Tỉnh Bình Long đáp ứng thỏa đáng.. mọi người ai nấy háo hức bốc thăm lô đất dành cho mình, họ vui vẻ chấp nhận định luật hên xui may rủi khi bốc thăm... Ai nấy đều cùng chung sức xây dựng mái ấm gia đình trong vùng đất mới này. Đất được ủi bằng phẳng, mỗi gia đình được lãnh trợ cấp 35.000$ để mua gỗ, tôn và vật liệu xây cất.. họ tự tay xây dựng căn nhà theo mẫu có sẵn và trong khi chờ đợi ngày ra khu canh tác, người dân chiến nạn Bình Long vẫn còn tiếp tục được trợ cấp theo tiêu chuẩn như lúc trong trại tạm cư.. Khu canh tác là một khu đất xa hơn, nằm bao quanh khu gia cư.. Theo tiêu chuẩn, mỗi gia đình có một mẫu đất để trồng trọt, canh tác gây hoa mầu như một lợi tức cho gia đình.

Chỉ hơn 6 tháng sau ngày rời trại tạm cư Phú Văn, đồng bào chiến nạn Bình Long đã có một mái nhà ấm cúng.. chung quanh nhà, những rặng khoai mì, vừa làm hàng rào, vừa góp vào lợi tức gia đình, những luống khoai, vườn rau trông thật xinh.. phần nào đã giúp cho họ quên đi những tang thương của chiến cuộc mùa hè đỏ lửa.


Toàn bộ quân cán chính Tỉnh Bình Long được chuyển dần sang Long Khánh, vùng đất này, dự trù sẽ là một Quận tân lập của Long Khánh, họ đến để tiếp tục phục vụ và bảo vệ người dân Bình Long trong vùng đất mới, Nhưng chiến cuộc năm 1975, một lần nữa, lại đem lửa đạn đến với người dân Bình Long, Long Khánh là trận chiến cuối cùng khốc liệt nhất, nhưng cũng dũng cảm nhất.. Rừng Lá, Đồng Đền lại bị cầy tung vì pháo của cộng quân, Người dân chiến nạn cứ tưởng rằng những nơi này là nơi họ sẽ sống yên vui trong mái nhà mới.. Nhưng định mệnh không tha cho họ, và như vận nước đã an bài.. người dân Bình Long lần này phải bỏ ra đi thật xa, xa quê hương, xa xứ sở..


Ba mươi năm đã qua, xin ghi lại đôi dòng để nhớ đến cuộc chiến đấu hào hùng của quân dân cán chính Tỉnh Bình Long, để tưởng nhớ đến những người đã hy sinh nằm xuống, và nghĩ đến những người, đã một lần trong đời tô đượm cho danh từ Bình Long Anh Dũng.

http://langchai.com/BinhLong.htm

Áo trắng ngày xưa

ÁO TRẮNG NGÀY XƯA



Đến một hôm ,gió về mang nỗi nhớ...Mây trắng thành thảm trải những mộng mơ..Cuộn tương tư trên vũ trụ nên thơ...Hoa sắc trắng vướng bụi tình ...bỡ ngỡ







Áo Trắng Đến Trường



Áo trắng em mặc đến trường

Đừng bao giờ để ... ai thương lại gần

Dầu là theo dấu bước chân

Đừng bao giờ để làm thân, hẹn hò

Áo trắng thì phải biết lo

Biết không cô nhỏ học trò sáng nay ?

Đừng bao giờ để cầm tay

Đừng bao giờ để ai bày ... viết thư

Áo trắng, em phải giống như ...

Chút mây, chút nắng, từ từ kẻo ... bay

Cặp vở thì phải cầm tay

Mắt ơi đừng liếc, sợ ngày qua mau

Cứ đi chầm chậm cách nhau ...

Nón nghiêng đừng để người sau ... tò mò

Biết không, cô nhỏ học trò

Áo trắng thì phải ... mẹ cô dặn rồi !...




Áo Trắng




Áo trắng tan trường áo trắng bay

Làm ai đứng ngắm với hồn say

Ngẩn ngơ áo trắng vương hoa nắng

Trắng cả hồn ai nỗi nhớ đầy ...



Áo Trắng Và Hoa Cúc




Một thời áo trắng yêu hoa cúc

Câu thơ em viết chỉ riêng mình

Và thêm ai đó thôi ... được đọc

Tiếng chim tròn như giọt mực xanh trong.

Áo trắng ngây thơ thành kỷ niệm

Tiếng ve xưa ấy ngủ trên bàn

Hoa cúc có nhờ hoa phượng đếm

Mỗi ngày thương nhớ lật thêm trang?


thơ sưu tầm




































































__._,_.__