Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Ảnh đẹp không cần photoshop 2


Tháp cao ta tóm gọn

Torch for Seattle


Mặt trời chạm ngón tay


mây trời ta cũng chạm


rượu nồng lúc xỉn say


Nếm mây ngọt như  kem


Say giấc ngủ thiên đường
Falling Up

Với tay dìu người mộng
Playing with Perspective

Suy tư bờ biển vắng
Stool

Bé nhỏ giữa đất trời
Salar de Uyuni

Váy em đẹp như hoa
Morning Mood


Trên giây không sợ ngã
Dean Potter – On the Line

Nhà cửa cũng rùng mình


Ảnh ST

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Tại sao tôi đã phải rơi nước mắt khi đọc những thông tin về “Bầu Kiên”, một “Bố già đỏ” của Việt Nam?

 
 
Nguyễn Thu Trâm (Danlambao)Tỷ lệ địa chủ được quy định trước là 5,68% dân số nông thôn, và các đoàn và đội cải cách đều cố truy bức để đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như một quy định bắt buộc, gọi là "kích thành phần". Có nghĩa là, theo luật cải cách ruộng đất mà ông Hồ Chí Minh đã phê thuận thì ở mỗi làng, mỗi xã phải có 5,68% dân số phải bị đưa ra đấu tố, bị đưa đi cải tạo, hoặc bị hành quyết tại chỗ và để hoàn thành được chỉ tiêu này của đội cải cách, hàng chục ngàn nông dân ở miền Bắc đã bị quy thành địa chủ cường hào chỉ vì gia sản của họ gồm 1 bò, 1 heo và 1 đàn gà, mà nếu quy đổi theo giá thị trường hiện nay thì chắc gia sản của họ không thể vượt qua con số 500 Mỹ kim, tức là bằng khoảng một phần triệu tài sản của “Bầu Kiên”. 

Những ngày qua, dư luận trong và ngoài nước trở nên nóng hơn trước thông tin “Bầu Kiên”, một “doanh nhân thành đạt, một trong 100 người giàu nhất Việt Nam”, một tài phiệt đỏ vừa bị cơ quan cảnh sát điều tra của CSVN bắt giữ. 

Thông tin về vụ việc bắt giữ “Bầu Kiên” được đăng tải đầy dẫy trên các trang báo cả lề đảng, lề dân cũng như cả trên một số báo chí nước ngoài. Công chúng đón nhận thông tin trên với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau: Tất nhiên, chẳng mấy ai thù ghét gì “ông trùm” chỉ vì cái giàu có của ông ấy, bởi xét cho cùng, giàu nghèo đâu phải là tội, người ta chỉ vui mừng vì ít nhất cũng thấy được những dấu chỉ cho thấy cái ngày mà Việt Nam trở nên giống như các nước XHCN ở Đông Âu vào cuối thập niên 1980S và đầu thập niên 1990s sẽ không còn quá xa vời nữa. 

Riêng tôi, khi đọc được những thông tin về “Bầu Kiên” tôi không thể nào kìm nén được “phức cảm” của mình và tôi càng đọc thêm thông tin, càng phải chạnh lòng bởi những cảnh đau thương của dân tộc Việt Nam, của đồng bào miền Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 cứ lần lượt hiện về trong tâm thức của tôi như một thiên thời sự về những thương đau tang tóc của dân tộc Việt. 

Xin được trở lại với những tháng ngày tăm tối của nông dân Bắc Việt vào thời kỳ cải cách ruộng đất 1953-1956, là chương trình nhằm xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt các thành phần bị xem là "bóc lột", "phản quốc" (theo Pháp, chống lại đất nước), "phản động" (chống lại chính quyền) như địa chủ, Việt gian, cường hào, các đảng đối lập... được ông Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện vào những năm 1953–1956. Cải cách ruộng đất tịch thu tài sản, đất đai của những người này và chia cho bần nông, cố nông; đồng thời tiến hành đấu tố và xử tội họ. Đây là một trong những phương cách chính yếu mà Hồ Chí Minh và những người theo chủ nghĩa cộng sản nghĩ rằng phải thực hiện để lập lại công bằng xã hội, đồng thời thiết lập nền chuyên chính vô sản nhằm tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách nhanh chóng. Như trong bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (Manifesto), Karl Marx đã tuyên bố: "cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc". Đó chính là cơ sở lý luận để Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt nam tiến hành cuộc cải cách ruộng đất này, mà theo đó, tất cả các gia đình trong xã được họ phân loại thành 5 thành phần: (a) địa chủ; (b) phú nông; (c) trung nông cứng - sở hữu 1 con bò, 1 con lợn, 1 đàn gà; (d) trung nông vừa - sở hữu 1 con lợn, 1 đàn gà; (e) trung nông yếu - sở hữu 1 đàn gà hay không có gì cả; (f) bần nông; (g) cố nông. 

Một gia đình nông dân có 2 con lợn đã có thể gọi là phú nông, sẵn sàng bắt giam để đưa ra đấu tố. Một gia đình nông dân sở hữu 3 sào Bắc Bộ đã có thể gọi là địa chủ, sẵn sàng bắt giam, đưa ra đấu tố và hành quyết ngay trước tòa án nhân dân. 

Tỷ lệ địa chủ được quy định trước là 5,68% dân số nông thôn, và các đoàn và đội cải cách đều cố truy bức để đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như một quy định bắt buộc, gọi là "kích thành phần". Có nghĩa là, theo luật cải cách ruộng đất mà ông Hồ Chí Minh đã phê thuận thì ở mỗi làng, mỗi xã phải có 5,68% dân số phải bị đưa ra đấu tố, bị đưa đi cải tạo, hoặc bị hành quyết tại chỗ và để hoàn thành được chỉ tiêu này của đội cải cách, hàng chục ngàn nông dân ở miền Bắc đã bị quy thành địa chủ cường hào chỉ vì gia sản của họ gồm 1 bò, 1 heo và 1 đàn gà, mà nếu quy đổi theo giá thị trường hiện nay thì chắc gia sản của họ không thể vượt qua con số 500 Mỹ kim, tức là bằng khoảng một phần triệu tài sản của “Bầu Kiên”. 

Cũng cần nhắc lại rằng phát súng đầu tiên nổ vào đầu một phụ nữ là bà Nguyễn Thị Năm, tức bà chủ hiệu buôn Cát Thanh Long, mẹ nuôi của Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Giảng, và cũng là một đại ân nhân của Hồ Chí Minh, của chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Chỉ vì bà “Má Năm” là một thương gia giàu có, mà đã là địa chủ, phú nông, đã là giàu có thì không còn là “nhân dân” nữa, mà họ chính là “kẻ thù của nhân dân”, bởi giàu có tức là “bóc lột”, là “hút máu mủ của nhân dân”! Cho dù tài sản của “Má Năm” cũng chưa bằng một phần triệu tài sản của ông “Bầu Kiên” hiện nay

Và xin một lần nữa, được trở lại với đồng bào miền Nam sau ngày mất nước 30 tháng 4 năm 1975 với những chuỗi ngày thảm họa bởi chính sách “cải tạo công thương nghiệp” và chính sách “đánh đổ tư sản”. Về bối cảnh lịch sử, cho đến ngày miền Nam hoàn toàn rơi vào tay cộng quân Bắc Việt, Sài Gòn đã có cả một cơ sở vật chất, kinh tế kỹ thuật lớn nhất miền Nam và khu vực, nơi tập trung hơn 80% năng lực sản xuất công nghiệp cả miền Trung, miền Nam. Ở đây tập trung hơn 38.000 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn nhỏ, trong đó có 766 công ty và 8.548 cơ sở công nghiệp tư nhân. 

Sau đó, để công hữu hóa tư liệu sản xuất và đưa công nhân lao động lên làm chủ nhà máy, xí nghiệp, sau năm 1975 nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tiến hành vận động hai đợt cải tạo công thương nghiệp. Kết quả là đã quốc hữu hóa tài sản của 171 nhà tư sản mại bản, 59 tư sản công thương nghiệp cỡ lớn, tạo ra 400 xí nghiệp quốc doanh, 14.000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, thu hút 270.000 công nhân và lao động, vận động hồi hương lập nghiệp mà thực chất là xua đuổi bớt thị dân về nông thôn lập nghiệp và đón nhiều đợt di dân đường dài từ miền Bắc XHCN vào miền Nam mà chủ yếu là vào Sài gòn để làm cán bộ nòng cốt trong tất cả các cơ quan hành chánh công quyền cũng như tất cả các công ty, nhà máy xí nghiệp, và từng bước phân bố lại lao động. 

Trên thực tế, hầu hết những nhà tư sản lớn của Sài Gòn thời đó phần lớn đã di tản ra nước ngoài, thành phố chỉ còn các doanh nghiệp loại vừa như các chủ nhà in, chủ xưởng thủ công, chủ cửa hàng, cửa hiệu... Các ông chủ này; kể cả những người làm nghề chuyên môn và chỉ là tiểu chủ như chủ hiệu thuốc tây đều bị buộc phải kê khai tài sản, vốn liếng rồi trưng thu, tịch thu, trưng mua và buộc họ không được làm kinh doanh, phải chuyển qua sản xuất nông nghiệp, nhiều người phải rời khỏi thành phố. Nhiều cửa hàng nhỏ, vốn liếng chẳng có bao nhiêu, một số tiệm ăn, tiệm cà phê... cũng bị niêm phong, định giá và chuyển qua sản xuất quốc doanh, hợp tác xã. 

Để thực thi, những tổ công tác mật được gấp rút thành lập, bắt đầu rà soát, lên danh sách những hộ gia đình kinh doanh, những gia đình giàu có phải vào diện “cải tạo tư sản”. Nguyên tắc hàng đầu của các chiến dịch này là bí mật, bất ngờ. Những ông chủ, bà chủ chỉ bàng hoàng nhận biết những gì xảy ra khi cửa mở và tổ công tác đặc biệt mà chủ yếu là những cán bộ “nằm vùng” trước đây, bất ngờ có xuất hiện trong nhà, đọc quyết định “kê biên tài sản” của họ. 

Những cửa hàng, nhà cửa bị tịch thu trở thành tài sản công và thường sẽ thành một cửa hàng quốc doanh hoặc thậm chí nhà ở cho cán bộ. Tài sản bị niêm phong xong, mọi người trong gia đình đó phải chuẩn bị nhận quyết định đi “xây dựng vùng kinh tế mới”. Hàng triệu người sau một đêm ngủ bỗng trở nên trắng tay, trở nên người vô gia cư, bởi nhà ở, cơ sở kinh doanh, sản xuất của họ bỗng thay ngôi đổi chủ chỉ sau một đêm ngủ. Từ những thương gia, những công chức văn phòng họ bỗng trở thành những nông dân bất đắc dĩ, bởi trong đời chưa một lần biết đến cày bừa, gieo cấy là gì… Và không ít người đã quẫn trí, tự kết liễu cuộc đời bằng nhờ hình thức tự tử khác nhau… Tất cả chỉ vì họ bỗng nhiên bị biến thành kẻ thù của dân tộc, của nhân dân, họ bị biến thành “thành phần bóc lột, chuyên hút máu mủ của nhân dân”. Tất cả xuất phát từ quan niệm đầu tiên của những con người cộng sản cho rằng các ông bà chủ chuyên ăn trắng mặc trơn, chỉ bóc lột nên nay cần phải cho đi cải tạo để họ thành những "con người mới XHCN". Do đó đích đến của họ thường là các vùng kinh tế mới ở chốn rừng thiêng nước độc… Chỉ vì họ là những người giàu có, mà tài sản của họ chắc gì đã bằng được một phần triệu tổng tài sản của “Bầu Kiên” hiện nay

Như một giọt nước tràn ly… Chính cái chính sách “Bần Cùng Hóa” nhân dân miền Nam, để xóa bỏ hoàn toàn chế độ “Người Bóc Lột Người” này của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tạo ra cảnh loạn nhân tâm, hệ quả là hàng triệu người Việt phải băng rừng lội suối hoặc phải vượt ngàn trùng sóng gió của Đại Dương, ngay cả trên những con thuyền hết sức mong manh để đi tìm tự do, đi tìm công lý và quyền sống, mà theo thống kê của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc thì có tới 1.750.000 người trong số họ đã mất mạng trên đường đi tìm tự do đó. Đau thương quá cho dân tộc Việt vốn đã quá đau thương trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, nhưng có lẽ chưa bao giờ dân tộc Việt lại đau thương như trong giai đoạn lịch sử này, dưới ách thống trị của chế độ cộng sản, bởi đối với những con người cộng sản ngày ấy, nghèo hèn là yêu nước và ngược lại giàu sang phú quý là phản quốc, là kẻ thù của dân tộc! 

Bởi vậy mà hiện nay, đa phần người dân Việt Nam từ Nam chí Bắc đều là những người "yêu nước", "yêu chủ nghĩa xã hội", bởi hầu hết đều nghèo đói đều cơ hàn, cơm không đủ no áo không đủ ấm, bởi tài nguyên quốc gia đều đã bị sang bán cho ngoại bang, tài sản quốc gia lọt thỏm vào tay của khoảng 3 triệu đảng viên cùng 14 “Đầy Tớ Nhân Dân” là những ủy viên bộ chính trị cũng như trong tay của những ông trùm như “Bầu Kiên” vậy. 

Trong tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (Das Manifest der Kommunistischen Partei), xuất bản lần đầu ngày 21 tháng 2 năm 1848, được viết bởi các nhà lý thuyết cộng sản Friedrich Engels và Karl Marx, kêu gọi hành động cho một cuộc cách mạng vô sản để lật đổ trật tự xã hội tư sản và cuối cùng sẽ mang lại một xã hội cộng sản chủ nghĩa với 10 phương pháp nhằm xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa cộng sản như sau: 

1. Tước đoạt sở hữu ruộng đất và trao nộp tô vào quỹ chi tiêu của nhà nước. 

2. Áp dụng thuế lũy tiến cao. 

3. Xóa bỏ quyền thừa kế 

4. Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và của tất cả những kẻ phiến loạn 

5. Tập trung tín dụng vào tay nhà nước thông qua một ngân hàng quốc gia với tư bản của nhà nước và ngân hàng này sẽ nắm độc quyền hoàn toàn. 

6. Tập trung tất cả các phương tiện vận tải vào trong tay nhà nước. 

7. Tăng thêm số công xưởng nhà nước và công cụ sản xuất; khai khẩn đất đai để cấy cầy và cải tạo ruộng đất trong một kế hoạch chung. 

8. Thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người, tổ chức các đạo quân công nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp. 

9. Kết hợp nông nghiệp, thi hành những biện pháp nhằm làm mất dần sự khác biệt thành thị và nông thôn. 

10. Giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả các trẻ em. Xóa bỏ việc sử dụng trẻ em làm trong các khu công xưởng như hiện nay. Kết hợp giáo dục với sản xuất vật chất,... 

Chúng ta hãy thử một lần nhìn lại 10 điều tóm tắt của tuyên ngôn đó để so sánh với hiện thực ở đất nước cộng sản Việt Nam này để thấy rõ ràng rằng, tuyên ngôn của đảng cộng sản chỉ là một loại bịp bợm, rác rưởi để lừa bịp nhân loại về một “Thiên Đường XHCN” nơi trần thế mà Hồ Chí Minh và những người cộng sản Việt Nam cũng đã áp dụng để lừa đảo cả dân tộc Việt Nam về công cuộc giải phóng đất nước, xây dựng một chế độ XHCN công bằng, văn minh, không có “người bóc lột người”. Bởi thực trạng xã hội Việt Nam ngày nay cho thấy rằng thực chất Hồ Chí Minh và những người cộng sản chỉ dùng chiêu bài đó để lừa bịp toàn dân để lới dụng máu xương của nhân dân cho mục đích tranh giành quyền cai trị đất nước, để được hưởng trọn những đặc quyền đặc lợi của những kẻ thống trị mà thôi, bởi tất cả những gì đã diễn ra, đang diễn ra trên đất nước này, và cả trên thành trì XHCN Bắc Triều Tiên nữa, đều ngược lại hoàn toàn với tất cả những gì đã ghi trong Bản Tuyên Ngôn của đảng cộng sản: Những kẻ nắm quyền cai trị đất nước vẫn đang tìm mọi cách để duy trì chế độ thừa kế nắm quyền. Khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị càng ngày càng lớn, Giáo dục, y tế cũng là đặc quyền đặc lợi của những người giàu có như các ông trùm “Bầu Kiên” và cháu con của họ, còn những gia đình nông dân nghèo làm sao có đủ tiền để cho con cái họ được hưởng lợi từ nền giáo dục quốc gia kho mà mức học phí quá cao so với thu nhập quá thấp của nông dân hay công nhân hiện nay? 

Thực ra không ai có thể tính được rằng nếu tập trung tất cả của cải, tài sản của tất cả nông dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long lại liệu đã có giá trị tương đương với khối tài sản của ông “Bầu Kiên” chưa? Và hiện nay ở Hà Nội, ở Việt Nam có bao nhiêu “Bầu Kiên” như vậy? Những người cộng sản đang cai trị đất nước Việt Nam có thể trả lời cho toàn dân Việt những câu hỏi tương tự như thế được không? Thực ra có phải đảng cộng sản Việt Nam tiến hành “giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc” để xây dựng một đất nước Việt Nam dân chủ, tự do, hạnh phúc, một xã hội Việt Nam công bằng, văn minh hay chỉ cốt lợi dụng máu xương của đồng bào để giành đặc quyền đặc lợi cho riêng giai cấp thống trị và các thế hệ cháu con? 

Nếu vẫn còn lương tri và có lòng tự trọng, những kẻ đang nắm quyền cai trị đất nước hãy mạnh dạn nói lời xin lỗi với toàn dân Việt Nam về những lừa lọc, bịp bợm cả dân tộc trong suốt non một thế kỷ qua, hãy chân thành nói lời xin lỗi với các cộng đồng người Việt Quốc Gia ở hải ngoại đã vì những chính sách man rợ của cộng sản mà phải rời bỏ tổ quốc của mình để sống đời lưu vong nơi xứ lạ, và cả bộ chính trị, cả 3 triệu đảng viên cộng sản phải lập đàn cúng tế và ăn năn tội với oan hồn của hàng triệu nạn nhân của chế độ cộng sản đã bỏ mình trong cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn để giành quyền thống trị và những đặc quyền, đặc lợi cho những người cộng sản, và hãy cầu xin những oan hồn của hàng triệu đồng bào Việt Nam đã bỏ mình trên biển cả và trong các trại tỵ nạn, trên đường đi tìm tự do, đi lánh nạn cộng sản. 

Cuối cùng, xin những người cộng sản đang nắm quyền cai trị đất nước hiểu rằng, đất nước này là của dân tộc Việt Nam, của 90 triệu đồng bào trong nước và hơn 10 triệu đồng bào Việt Nam đang sống lưu vong ở hải ngoại, chứ tuyệt nhiên, đất nước này không phải của riêng đảng cộng sản hay của những tên trùm như “Bầu Kiên” hay “Ba Dũng”… Để đừng tiếp tục đè đầu cưởi cổ toàn dân Việt nữa, đừng biến cả dân tộc Việt thành những người dân đen, suốt đời chỉ biết còng lưng làm lụng để để mang về “ngàn tỷ”, “ngàn ngàn tỷ” cho những người lưng thẳng như những “Bầu Kiên”, “Ba Dũng”, “Tư Sang”… và các “Bầu” khác trong bộ chính trị trung ương đảng cộng sản. Nếu không, quý vị sẽ ngàn đời đắc tội với hồn thiêng sống núi Việt Nam và đắc tội với cả dân tộc Việt Nam nữa. 

Xin đừng để những người con của Đất Việt cứ phải suốt đời khóc nước thương dân. 

Biệt thự của bầu Kiên nằm trên phố Xuân Diệu, 
phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội




Biệt thự của bầu Kiên nằm trên phố Xuân Diệu, 
phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội



Biệt thự luôn có 3-4 bảo vệ túc trực. Chiều 21/8, 
cổng chính đã khóa, khách đến nhà phải đi vòng ra cửa sau.


Ngôi biệt thự diện tích khoảng 500m2, có 3 mặt tiền, tường rào cao 3 mét.


Theo người dân xung quanh, ngôi biệt thự được xây cách đây vài năm. 
Vợ chồng ông Kiên ít khi quan hệ với hàng xóm.


Đường đi lát đá. Từng góc nhỏ của khuôn viên đều có cây xanh.


Bể bơi khoảng 100 m2 khiến biệt thự như một khách sạn cao cấp


Siêu xe Bentley biển đẹp của tư bản đỏ "bầu" Kiên



Bangkok, Thailand ngày 22 tháng 8 năm 2012 


Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Trần Trung Đạo: Chu kỳ thù hận Việt-Trung-Miên

Trần Trung Đạo: Chu kỳ thù hận Việt-Trung-Miên

Khi nhắc đến quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, giới lãnh đạo CSVN thường nhấn mạnh đến 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” do Giang Trạch Dân thay mặt lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) tặng Lê Khả Phiêu, đại diện giới lãnh đạo CSVN đầu năm 1999 nhưng không hề nhắc đến 12 lời nguyền rủa “Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học” do Đặng Tiểu Bình, thay mặt CSTQ tặng CSVN vào cuối năm 1978 trong chuyến đi thăm các quốc gia Đông Nam Á của y.
Gọi là lời nguyền rủa vì họ Đặng không viết ra để gởi Bộ Chính trị đảng CSVN qua đường ngoại giao mà do chính giọng Tứ Xuyên của y phát biểu trên đài truyền hình cho nhân dân Đông Nam Á và thế giới cùng nghe.
Lý do nguyền rủa
Phải công tâm mà nói, mặc dù dùng chữ “Việt Nam” họ Đặng nhắm vào đảng CSVN chứ không hàm ý dân tộc Việt Nam hay nhân dân Việt Nam. Và cũng công tâm mà nói, sau khi tìm hiểu kỹ mối quan hệ giữa hai đảng CS, việc Đặng Tiểu Bình rủa đảng CSVN là “côn đồ” không phải là quá đáng.
Trung Quốc đổ quá nhiều xương máu, góp quá lớn công sức và của cải cho chiến thắng của đảng CSVN. Trong tác phẩm Trung Quốc lâm chiến: Một bộ bách khoa (China at War: An Encyclopedia) tác giả Xiaobing Li liệt kê các đóng góp cụ thể của 320 ngàn quân Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam:
“Mặc dù đang mạnh dần, Trung Quốc vẫn lo ngại sự hiện diện ngày càng mở rộng của Mỹ tại Đông Nam Á. Trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn năm 1964 đến năm 1973, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã lần nữa can thiệp. Tháng Bảy năm 1965, Trung Quốc bắt đầu đưa quân vào Bắc Việt, bao gồm các đơn vị hỏa tiển địa-không (SAM), phòng không, làm đường rầy xe lửa, công binh, vét mìn, hậu cần. Quân đội Trung Quốc điều khiển các giàn hỏa tiển phòng không, chỉ huy các đơn vị SAM, xây dựng và sửa chữa đường sá, cầu cống, đường xe lửa, nhà máy. Sự tham gia của Trung Quốc giúp cho Việt Nam có điều kiện gởi thêm gởi nhiều đơn vị Bắc Việt vào Nam đánh Mỹ. Giữa năm 1965 và năm 1968, Trung Quốc gởi sang Bắc Việt 23 sư đoàn, gồm 95 trung đoàn, tổng số lên đến 320 ngàn quân. Vào cao điểm năm 1967, có 170,000 quân Trung Quốc hiện diện”.
Nội dung này cũng phù hợp với con số do hãng tin Reuter loan đi ngày 16 tháng Năm, 1989 dựa theo tin của China News Service “Hãng tin bán chính thức của Trung Quốc trong một thông báo được theo dõi tại Hong Kong cho biết Trung Quốc đã gởi 320 ngàn quân sang Việt Nam trong thập niên 1960”. Về con số thương vong, bản tin còn cho biết hơn 4 ngàn lính Trung Quốc đã chết trong cuộc chiến Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý dưới các chế độ CS, con số thương vong là một thống kê có tính cách chính trị, con số thật sự không được tiết lộ. Giống như cách CSVN tổng kết thương vong trong chiến tranh Việt Nam, khi nghĩ đến chuyện Mỹ bồi thường chiến tranh, họ đưa ra con số quá cao nhưng khi khoe khoang chiến thắng họ lại hạ con số tổn thất xuống thấp.
Trung Quốc, trong lúc dành dụm từng ký gạo gởi giúp Việt Nam, phải trải qua nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người do Mao Trạch Đông gây ra trong thời kỳ Bước tiến nhảy vọt và Công xã nhân dân từ năm 1958 đến năm 1962.
Không có một con số chính xác số người chết đói tại Trung Quốc nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đã đồng ý con số lên đến vài chục triệu người. Tác giả Peng Xizhe dự đoán thấp nhất với 23 triệu người và Frank Dikötter, giáo sư môn Lịch sử Trung Quốc Hiện đại, dự đoán ít nhất có 45 triệu người chết, trong đó khoảng 2 đến 3 triệu chết vì tra tấn. Phần lớn các nhà nghiên cứu còn lại cho rằng khoảng 30 triệu người đã chết đói. Viết trên New York Times, giáo sư Frank Dikötter trích dẫn lá thư viết tay của viên Giám đốc Sở Anh Ninh Công Cộng tỉnh Tứ Xuyên báo cáo lên cấp trên tỉnh của y có 10.6 triệu người chết đói. Ở Cam Túc có 50 trường hợp ăn thịt người. Nhà báo Daniel Southerland viết trên Washington Post, tại công xã Fengyang có 63 trường hợp người ăn người và tại công xã Damiao hai vợ chồng Chen Zhangying và Zhao Xizhen luộc chín đứa con 8 tuổi của mình để ăn. Riêng tại công xã Wudian có cả trường hợp bán thịt của chính mình như bán thịt heo. Nói chung, những năm cuối thập niên 1950 cho đến đầu 1960 là những năm dân số Trung Quốc giảm thấp nhất nhưng không phải vì hạn chế sinh đẻ nhưng chết quá nhiều.
Tuy nhiên, cũng ngay trong thời gian dân Trung Quốc có nơi phải ăn thịt người mà sống, giới lãnh đạo CSTQ đã vét kho gởi sang nuôi CSVN.
Dưới đây là nội dung bản tổng kết của báo Nhân Dân phát hành tại Hà Nội, số 2021 ra ngày 28 tháng Chín 1959 nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được dịch sang tiếng Anh và lưu trữ trong Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Libray of Congress):
“Trong năm năm qua, Trung Quốc đã dành cho Việt Nam sự giúp đỡ nhiệt tình. Chỉ riêng tiền bạc, trong đó Trung Quốc viện trợ không hoàn lại, đã lên đến 900 triệu Yuan, đây là số lượng bằng thu nhập nội địa của ngân sách Việt Nam trong ba năm 1955, 1956, 1957 cộng lại… Trong công nghiệp, Trung Quốc đã giúp chúng ta trong lãnh vực khai thác hầm mỏ, sản xuất điện khí, cải thiện sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất phân bón và hóa chất, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp dầu khí, công nghiệp sắc thép… Mặc dù trong mười năm xây dựng, Trung Quốc đạt được nhiều thành quả vật chất, vẫn còn là một nước nghèo. Dù sao, Trung Quốc đã hết lòng viện trợ chúng ta. Do đó, chúng ta càng biết ơn sự trợ giúp đó”.
Mối tình Việt Trung đã vượt qua khỏi giới hạn quan hệ hai nước bình thường, như Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, viết trong bài Hồ Chí Minh với Trung Quốc: “Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã đi tới nhiều nơi trên thế giới, nhưng có lẽ Trung Quốc là một trong mấy nước Bác lui tới nhiều lần nhất, sinh sống ở đó trong thời gian dài nhất, có cống hiến rất lớn cho phong trào cách mạng cũng như để lại ở đó nhiều tình cảm nhất”. Nói chung, từ đời sống đến tình cảm, mặt nào cũng “nhất”.
Đảng CSVN đã sống bằng cơm gạo Trung Quốc suốt ba năm ngân sách các năm 1955, 1956, 1957 trong khi cũng ngay thời gian đó quê hương Tứ Xuyên của Đặng Tiểu Bình chết trên 10 triệu người, chết không kịp chôn, chết đầy đường phố.
Từ thời gian thành lập năm 1930 đến cuối thập niên 1960, dây chùm gởi CSVN sống bám vào thân cây CSTQ từ vật chất đến tư tưởng. Câu nói quen thuộc trong bang giao quốc tế “quốc gia không có bạn hay thù mãi mãi mà chỉ có quyền lợi” không áp dụng được với Việt Nam và Trung Quốc. Quan hệ Việt Trung không giống như quan hệ ngoại giao giữa bất cứ hai nước nào trong lịch sử cận đại. Những hy sinh của đảng CSTQ cho đảng CSVN quá lớn để quên và quá cao để đáp đền đầy đủ. Không có sự trợ giúp của đảng CSTQ, không biết số phận đảng CSVN giờ này trôi giạt về đâu.
Phân tích để thấy, Đặng Tiểu Bình nguyền rủa đảng CSVN “côn đồ” không phải là quá nặng lời.
“Mối tình hữu nghị Việt – Hoa/ Vừa là đồng chí vừa là anh em”
Đảng CSTQ quan tâm và lo lắng cho đảng CSVN chỉ vì, ngoài lý do an ninh phên dậu phía nam Trung Quốc, họ còn luôn nghĩ đảng CSVN là một phần của đảng CSTQ.
Không chỉ phía Trung Quốc mà Việt Nam một thời rất lâu cũng thừa nhận điều đó. Tinh thần nô lệ Trung Quốc ăn sâu vào nhận thức của nhiều thế hệ lãnh đạo CSVN như Dương Danh Dy kể lại “Bác luôn coi sự nghiệp và lợi ích của cách mạng Trung Quốc như của chính mình.” Công hàm Phạm Văn Đồng bây giờ là chuyện lớn nhưng trong thời buổi thở nhờ bình dưỡng khí của Trung Quốc như báo Nhân Dân viết, công hàm chỉ là chuyện nhỏ. Nhiều người kết án 11 ủy viên trong Bộ Chính trị CSVN thuộc đại hội 2 năm 1951 ngu xuẩn khi viết công hàm 1958 nhưng đó là ngu xuẩn theo nhận thức ngày nay. Trong mắt lãnh đạo Đảng thời kỳ 1958, công hàm Phạm Văn Đồng lại là một hành động hết sức sáng suốt, thông minh, biểu hiện tính giai cấp, phù hợp nhu cầu phát triển đất nước và xu hướng cách mạng vô sản toàn thế giới. Mấy tổ yến trên hoang đảo xa xôi cách Đà Nẵng 170 hải lý làm sao sánh được với 900 triệu Yuan, làm sao so được sự hy sinh vô bờ bến của đảng CSTQ dành cho đảng CSVN, làm sao so được với cả một lịch sử gần gũi như anh với em, vợ với chồng, nước với sữa, môi với răng giữa hai đảng. Toàn bộ nội dung công hàm còn được đăng trên báo Nhân dân ngày 22 tháng 9 năm 1958 như một cách nhấn mạnh đến tầm nhìn xa thấy rộng của Đảng.
Tình càng nặng, nhớ càng sâu mà khi thù cũng sẽ rất lâu. Cuộc tình giữa hai đảng CS Trung Quốc và Việt Nam diễn theo một chu kỳ có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Từ những ngày còn trẻ hẹn hò bên bờ sông Mác, bên suối Lê Nin, đã thề nguyền sống chết có nhau, hơn một lần sớt chia nhau từng hạt gạo, viết tặng nhau những dòng thơ vô cùng thắm thiết rồi khi chia tay trong mùa đông lạnh rét họ trở thành thù địch chẳng những chém giết không một chút xót thương mà còn mượn tay hàng xóm để tàn sát gia đình, chặt đầu con cái và thả trôi sông người thân của kẻ từng thề vinh nhục có nhau.
Ngày 17 tháng Hai năm 1979, Đặng Tiểu Bình phát động cuộc chiến tranh giới hạn xâm lăng lãnh thổ Việt Nam để “dạy cho Việt Nam một bài học”. Với số quân vượt trội nhiều lần và có yếu tố bất ngờ nhưng Trung Quốc đã chịu đựng tổn thất nặng nề ngay trong những ngày đầu của cuộc chiến. Sau tuần lễ đầu chịu đựng nhiều thiệt hại nhưng danh sách các vùng chiếm được chỉ là những làng xã dọc biên giới, Đặng Tiểu Bình bằng mọi giá phải chiếm cho được thành phố Lạng Sơn, thủ phủ tỉnh Lạng Sơn để lấy tiếng trước khi rút lui. Chiều ngày 4 tháng Ba, sau nhiều trận giao tranh đẫm máu quân Trung Quốc tiến vào Lạng Sơn. Khi rút khỏi những nơi này, quân Trung Quốc san bằng tất cả nhà cửa để trả thù cho số thương vong quá lớn. Ký giả Nayan Chanda thăm vùng giao tranh vài ngày sau cuộc chiến đã ghi nhận không chỉ các công sở nhà nước mà cả trường học, bịnh viện đều bị quân Trung Quốc giựt sập. Theo nhận xét của Đại Tá Russell D. Howard thuộc Học Viện An Ninh Quốc Gia của Không Quân Hoa Kỳ, Trung Quốc thiệt hại chỉ trong vài ngày bằng hơn một nửa số tổn thất của Mỹ trong 10 năm tham dự chiến tranh Việt Nam. Thật vậy, với vũ khí lạc hậu và đạo quân đông đảo nhưng không có kinh nghiệm chiến trường, Đặng Tiểu Bình đã “học” nhiều hơn “dạy”.
Tái áp dụng chính sách cô lập Việt Nam
Mới đây CSTQ lần nữa mượn tay hàng xóm Campuchia để bao vây và cô lập Việt Nam như họ đã từng làm sau năm 1975. Cùng một mục tiêu nhưng khác về phương tiện. Vào năm 1978, phương tiện là vũ khí nhưng lần này tài chánh sẽ là phương tiện chính. Năm 1978, các quốc gia hội viên ASEAN ủng hộ quan điểm Đặng Tiểu Bình vì họ không muốn thấy một “Cu Ba phương đông” trong vùng Đông Nam Á. Năm 2012, ngoại trừ Philippines, các quốc gia như Thái, Miến, Brunei, Nam Dương, Mã Lai, Singapore đã nghiêng về phía Trung Quốc qua thái độ không muốn can thiệp vào xung đột biển Đông.
Lý do rất dễ hiểu. Nhìn vào cán cân ngoại thương cũng như vốn đầu tư của Trung Quốc vào các nước ASEAN sẽ biết ngay họ làm như thế phát xuất từ lý do kinh tế và nỗi lo sợ Trung Quốc trừng phạt. Kể từ khi Thỏa hiệp Mậu dịch Công bằng Trung Quốc-ASEAN (The China-ASEAN Fair Trade Agreement) được ký kết năm 2010, các công ty Trung Quốc đổ tiền như nước vào ASEAN và hiện nay là thành viên thương mại lớn nhất trong vùng. Tổng giá trị mậu dịch giữa Trung Quốc và các nước ASEAN được dự tính sẽ tăng gấp đôi từ 231 tỉ đô la năm 2010 lên đến 500 tỉ đô la vào năm 2015 bao gồm hầu hết các ngành công nghiệp, nhẹ như tơ sợi đến nặng như sắt thép. Làm ăn với ASEAN, Trung Quốc rất yên tâm vì biết ASEAN không phải là một liên minh quân sự và trong nội bộ ASEAN chẳng nước nào tin tưởng nước nào.
Tham vọng khống chế ASEAN không phải là mới mà đã bắt đầu từ chuyến viếng thăm của Đặng Tiểu Bình đến các nước ASEAN từ năm 1978. Việc họ Đặng chọn Thái Lan như chặng đầu tiên chỉ vì vừa muốn ve vãn đồng minh thân cận Mỹ ở Đông Nam Á và cũng muốn dùng đất Thái để tiếp tục yểm trợ vũ khí cho Pol Pot. Tại mỗi chặng trên chuyến viếng thăm, Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh Việt Nam, một “Cu Ba phương đông” như một đe dọa cho hòa bình và ổn định trong vùng Đông Nam Á. Trong số các lãnh tụ ASEAN thời đó chỉ có Lý Quang Diệu là người hiểu được tâm địa của họ Đặng. Đặng Tiểu Bình ngạc nhiên khi nghe Lý Quang Diệu phát biểu rằng các quốc gia Đông Nam Á lo ngại Trung Quốc nhiều hơn là lo ngại Việt Nam. Dù bất đồng một số điểm Đặng và Lý rất thán phục nhau về khả năng lãnh đạo, tính thực tế và biết nhìn xa về tương lai đất nước họ và thế giới.
Điều kiện kinh tế chính trị năm 2012 khác với điều kiện kinh tế chính trị năm 1979 nhưng đều bất lợi cho CSVN và cũng do bàn tay lông lá của Trung Quốc vận dụng từ bên trong. Chủ trương của Trung Quốc là không chế Việt Nam, giữ Việt Nam trong vòng khốn đốn, lạc hậu, nghèo nàn, ăn không ngon và ngủ không yên như thời Trung Quốc xúi dục Khmer Đỏ quậy phá vùng biên giới Tây-Nam Việt Nam. Lãnh đạo CSTQ vừa phải hành xử như một trong những cường quốc kinh tế nhưng cùng lúc không che giấu tham vọng thống trị biển Đông bằng mọi phương tiện. Và nếu phải chọn một đối tượng để dằn mặt các nước nhỏ trong vùng, không có đối tượng nào khác hơn là Việt Nam.
Sau một thời gian tương đối yên tĩnh, biết đâu trong những ngày tới, tiếng súng lại nổ vang ở Phú Quốc, Tây Ninh, An Giang và nạn “cáp duồn” lại xảy ra cho bà con đang làm ăn trên đất Campuchia. Khác với tình trạng năm 1977-1978, lần này CSVN nhiều lắm chỉ có thể phản ứng tự vệ dọc biên giới Việt Miên nhưng không thể, về cả điều kiện chính trị thế giới lẫn khả năng quân sự, đánh sập Campuchia trong một hai tuần như trước đây.
Trong cuộc chiến Việt Miên năm 1979, phía Việt Nam chiếm nhiều ưu thế về cả phương tiện chiến tranh lẫn kinh nghiệm chiến trường. Hai ưu thế đó không còn nữa. Suốt 37 năm, giới lãnh đạo đảng CSVN chỉ lo củng cố vai trò cai trị, tham nhũng, tập trung lực lượng an ninh vào việc trấn áp những người yêu nước mà bỏ qua một thế giới đang không ngừng thay đổi, đi lên và những lãnh đạo Campuchia gốc Kmer Đỏ đang mỗi ngày được hiện đại hóa về mọi mặt.
Pol Pot và Đặng Tiểu Bình
Nói đến Khmer Đỏ không thể không nhắc vai trò của Trung Quốc trong xung đột Việt Nam Campuchia. Pol Pot và đảng CS Campuchia là thủ phạm trực tiếp nhưng Đặng Tiểu Bình và đảng CSTQ cũng đã đóng vai trò quan trọng dẫn tới nạn diệt chủng Campuchia. Chính Hun Sen xác nhận điều này trong luận án của y: “Trung Quốc có vai trò quan trọng trong việc ủng hộ cuộc diệt chủng của Polpot đối với nhân dân Campuchia cũng như việc Polpot xâm lược Việt Nam”.
Quan hệ giữa Pol Pot và Trung Quốc bắt nguồn rất sớm và trở nên chặt chẽ về mặt lý luận sau khi Pol Pot bí mật viếng thăm Trung Quốc vào năm 1965. Y ở lại Trung Quốc nhiều tháng và làm việc với Đặng Tiểu Bình, lúc đó là Tổng bí thư đảng CSTQ. Pol Pot được Mao Trạch Đông chỉ dẫn nhiều điểm về lý luận cách mạng và chiến tranh nhân dân. Mao thậm chí còn tặng người học trò ngoan Pol Pot này ba chục cuốn sách của Marx, Engels, Lenin và Stalin. Dòng máu hung bạo, ác độc trong người của Pol Pot được nhuộm đỏ bằng chủ nghĩa Mao và chủ nghĩa dân tộc cực đoan Campuchia. Quan điểm cách mạng liên tục của Mao ảnh hưởng Pol Pot rất nhiều trong việc hoạch định các chiến lược tấn công chế độ Lon Nol thân Mỹ.
Pol Pot trở lại Trung Quốc và tham khảo với Đặng Tiểu Bình từ 28 tháng Chín đến 22 tháng 10, 1977. Đây là lần đầu tiên báo chí quốc tế chính thức biết Saloth Sar và Pol Pot chỉ là một người. Họ Đặng rất vui khi được Pol Pot chia sẻ quan điểm triệt để chống CSVN của y. Trung Quốc viện trợ cho Campuchia hàng trăm xe tăng, đại pháo và nhiều máy bay chiến đấu để chuẩn bị cho các trận đánh lớn có thể xảy ra. Trong giai đoạn này, Trung Quốc là đồng minh duy nhất của Khmer Đỏ. Pol Pot chủ trương chỉ cần một người Campuchia diệt được ba chục người Việt, dân Campuchia sẽ tiêu diệt toàn bộ dân tộc Việt Nam. Các cuộc đột kích vào đảo Thổ Châu, Phú Quốc, nhiều địa phương thuộc các tỉnh An Giang, Tây Ninh, đốt phát làng mạc, giết người, bắt cóc, bịt mắt thả sông của Khmer Đỏ trong giai đoạn 1977-1978 phát xuất từ chủ trương này.
Các trận đột kích liên tục của quân đội Pol Pot gây thiệt hại nặng cho dân Việt sống vùng biên giới đã dẫn đến cuộc phản tấn công của CSVN vào nội địa Campuchia trong những ngày cuối năm 1979, đánh bật tập đoàn Pol Pot vào rừng và ngày 8 tháng Giêng 1979 thiết lập chế độ thân CSVN Heng Samrin với Hun Sen là Bộ trưởng Ngoại Giao. Về mặt chiến lược, việc CSVN đánh sập chế độ Pol Pot là đúng nhưng vì không có một đồng minh nào ngoại trừ khối Liên Xô xa xôi, bị Trung Quốc, Mỹ, ASEAN liên kết nhau cô lập nên CSVN đã rơi vào vũng lầy Campuchia suốt mười năm.
Hun Sen là ai?
Hun Sen chẳng phải là người xa lạ. Y nguyên là Trung đoàn phó của một đơn vị Khmer Đỏ đào thoát theo Việt Nam và đóng vai Bộ trưởng Ngoại giao trong chính phủ Heng Samrin. Lý lịch của y cũng giống như các lãnh đạo CS thay đổi tùy theo thời thế. Một số nghiên cứu cho rằng y tham gia Khmer Đỏ khá sớm, khoảng 1967, nhưng Hun Sen phủ nhận và tự khai y chỉ gia nhập vào năm 1970 đáp lời kêu gọi của Hoàng thân Norodom Sihanouk. Giống như nhiều lãnh đạo Campuchia có quá khứ Khmer Đỏ khác, Hun Sen cố tình che giấu lý lịch của mình càng nhiều càng tốt.
Luật sư Brad Adams, Giám đốc Khu vực Á châu của Human Rights Watch, nhận xét Hun Sen là một kẻ có bản chất độc tài thô bạo không khác gì các nhà độc tài trong cùng “câu lạc bộ 10 ngàn”, ám chỉ một nhóm gồm những nhà độc tài thông qua bạo động, kiểm soát an ninh, dựa vào sự yểm trợ từ nước ngoài để kéo dài quyền lực cai trị trên 10 ngàn ngày. Sau sự sụp đổ của hàng loạt các nhà độc tài tại Tunisia, Egypt, Libya và Yemen, Hun Sen là một trong số rất ít hội viên của “câu lạc bộ 10 ngàn” còn nắm được quyền hành.
Tên danh dự đầy đủ của Hun Sen là Samdech Akeak Moha Sena Padei Techo Hun Sen còn dài hơn cả tên danh dự của nhà độc tài khát máu nhất Congo là Mobutu Sese Seko Nkuku Ngbendu wa Za Banga. Mới đây khi được hỏi liệu y có lo ngại sẽ bị lật đổ như các nhà độc tài Tunisia, Egypt, Libya, máu Khmer Đỏ trong người sục sôi lên và Hun Sen trả lời: “Tôi chẳng những làm suy yếu đối phương mà còn tận diệt chúng… Nếu kẻ nào nghĩ mình đủ mạnh để biểu tình, tôi sẽ đánh gục bọn chó đó và nhốt chúng vào trong cũi”.
Hun Sen không chỉ đe dọa thôi nhưng trong quá khứ y đã trấn áp đối lập một cách thô bạo nhiều lần. Trong năm 1991, khi các đại diện Liên Hiệp Quốc vào Campuchia tổ chức tuyển cử, Hun Sen đã ra lịnh cho an ninh dưới quyền tàn sát trên 100 đảng viên của một đảng đối lập ngay trước mắt của phái đoàn Liên Hiệp Quốc. Một lần khác, vào năm 1997, Hun Sen ra lịnh cho cận vệ tấn công bằng lựu đạn vào một buổi họp của lãnh tụ đối lập Sam Rainsy làm 16 người chết và hơn 150 người bị thương. Cũng trong năm 1997, lo ngại bị thất cử, Hun Sen tổ chức đảo chánh chống lại đảng Hoàng gia mà y đã liên minh. Hàng trăm người bị bắt và bị giết. Các nhân viên Liên Hiệp Quốc khi đào xác lên đã khám phá phần lớn đã bị bắn vào đầu trong lúc đang bị còng tay và bị bịt mắt. Những hình ảnh đó gợi lại cảnh tượng kinh hoàng của thời Pot Pot.
Hun Sen 1997 theo dấu chân Pol Pot 1977
Nhiều người cho rằng Hun Sen mới ngã về phía Trung Quốc mới đây. Điều đó không đúng. Khuynh hướng thân Trung Quốc của Hun Sen bắt đầu sau cuộc đảo chánh đẫm máu năm 1997. Cuộc đảo chánh đã làm y mất uy tín trong các lãnh đạo các quốc gia dân chủ Tây phương. Nhiều quốc gia đã ngưng viện trợ cho chính phủ Hun Sen hay tiếp tục viện trợ nhưng đưa ra các điều kiện phải tôn trọng nhân quyền.
Giống như Pol Pot trước đây, Hun Sen không còn đường nào khác ngoài việc đi tìm sự ủng hộ từ phía Trung Quốc. Dĩ nhiên giới lãnh đạo CSTQ nắm bắt cơ hội ngàn vàng này. Từ năm 1997 đến năm 2005, Trung Quốc cung cấp chính quyền Hun Sen 600 triệu đô la qua đầu tư, viện trợ không hoàn lại, hủy bỏ nợ đến thời hạn trả. Từ năm 2000, hàng loạt lãnh đạo cao cấp CSTQ lần lượt viếng thăm Campuchia. Tổng bí thư Giang Trạch Dân thăm Campuchia năm 2000, Chủ tịch Lý Bằng thăm Campuchia năm 2001, Thủ tướng Chu Dung Cơ thăm Campuchia năm 2002.
Đáp lại, trong cùng thời gian, Hun Sen đã thăm viếng Trung Quốc tất cả 6 lần. Hun Sen từng tuyên bố “Trung Quốc nói ít làm nhiều” vi viện trợ của Trung Quốc không đặt ra các điều kiện nhân quyền trong khi nhân quyền lại là tiền đề thảo luận với các nước dân chủ. Trong bang giao quốc tế, chế độ Hun Sen nhiệt tình ủng hộ các chính sách của CSTQ qua việc ngăn cấm các viên chức trong chính quyền y thăm viếng Đài Loan, ủng hộ chính sách “Một Trung Quốc”, y còn họa theo Trung Quốc khi lên tiếng kết án Mỹ trong vụ máy bay Mỹ ném bom lầm xuống tòa đại sứ Trung Quốc tại Belgrade năm 1999.
Trong lãnh vực quân sự, Trung Quốc lần nữa đóng vai trò yểm trợ tích cực như đã từng làm đối với chế độ Pol Pot. Từ sau cuộc đảo chánh của Hun Sen năm 1997, Trung Quốc đã gởi các trang bị quân sự cho cánh Hun Sen, xây dựng các doanh trại quân đội, sửa chữa phi trường Kampong Chhnang, hàng năm đưa 40 sĩ quan trong quân đội Campuchia sang Trung Quốc huấn luyện. Năm 2011, Trung Quốc cho Campuchia vay 195 triệu đô la để mua một số lượng máy bay trực thăng không được tiết lộ của Trung Quốc. Mới đây, 18 tháng Tám 2012, Trung Quốc viện trợ quân sự cho Campuchia thêm 19 triệu đô la và sẽ giúp xây dựng các bệnh viện quân đội, trung tâm huấn luyện cho đạo quân 140 ngàn của Hun Sen.
Trong hai tháng qua, nhiều người Việt phê bình Hun Sen và lãnh đạo hai nước láng giềng hữu nghị thân thiết Campuchia và Lào, có lịch sử gắn bó từ thời đảng CS Đông Dương, đã bí mật bắt tay Trung Quốc. Thật ra, không có chỗ cho các yếu tố đạo đức, ơn nghĩa trong bàn cờ chính trị. Hơn ai hết Hun Sen biết chính bản thân y trước đây khi được đặt vào chức Bộ trưởng Ngoại giao ở tuổi 27 cũng chỉ là con cờ chính trị của CSVN mà thôi. Thời thế đã đổi thay và con người thay đổi theo thời thế là chuyện bình thường.
Nhiều nhà phân tích cho rằng Campuchia nên giữ vai trò độc lập trong xung đột Việt Trung để nhận được sự ủng hộ từ cả hai bên nhưng đó chỉ là lý thuyết, lịch sử và thực tế kinh tế chính trị cho thấy, Campuchia phải chọn CSTQ và chia tay với CSVN. Đi với Việt Nam, Hun Sen không được gì trong khi đi với Trung Quốc Hun Sen có lợi cho cả cá nhân lẫn đất nước của y. Việt Nam không thể cạnh tranh nổi với Campuchia và Bangladesh về sản phẩm tiêu dùng loại rẻ tiền nói chi là chuyện tranh đua với Trung Quốc để viện trợ cho Campuchia.
Đối với nội bộ Campuchia, càng đóng vai trò độc lập với Việt Nam bao nhiêu, Hun Sen, người vẫn còn bị phe đối lập tại Campuchia tố cáo là bù nhìn Việt Nam, sẽ càng được sự ủng hộ của nhân dân Campuchia bấy nhiêu. Thế hệ Campuchia được CSVN cứu sống năm 1979 đã già và nhiều trong số họ đã chết. Thế hệ trẻ lớn lên chỉ biết đến Việt Nam là kẻ thù truyền thống của dân tộc Khmer.
Trong diễn văn kỷ lục dài trên 5 giờ trước quốc hội vào đầu tháng 8, 2012, Hun Sen cứng rắn cam kết “Thật ra, tuy nhiên, biên giới đường biển giữa Campuchia và Việt Nam vẫn chưa xác định và không một giọt nước nào của nguồn hải lưu đã bị mất về tay Việt Nam”. Các lãnh tụ đối lập trong quốc hội Campuchia từ nhiều năm nay liên tục tố cáo Việt Nam cướp đoạt đất đai trong đó có cả đảo Phú Quốc và vùng hạ lưu sông Cửu Long nơi có dân Khmer Krom đang sống. Khẩu hiệu chống Việt Nam cướp đất đầy tính khích động nhưng lại rất thu hút cử tri trong các mùa bầu cử. Sự cứng rắn đối với Việt Nam của Hun Sen đáp ứng “nguyện vọng” nhân dân nhằm binh vực tính chính danh của chế độ và tiếp tục là hội viên của “câu lạc bộ 10 ngàn” lâu hơn nữa.
Hun Sen tham nhũng
Vi trùng tham nhũng sinh sản rất nhanh trong các chế độ độc tài, nơi quyền lực tập trung trong tay một nhóm nhỏ người nắm quyền cai trị. Tham nhũng là một trong những căn bịnh đang đè nặng lên xã hội Campuchia và gia đình bị tố cáo tham nhũng nhiều nhất là Hun Sen. Mặc dù chỉ làm việc cho chính phủ trong suốt hơn 30 năm, gia đình y có một đời sống sung túc hơn bất cứ người dân Campuchia nào.
Cũng theo lời của luật sư Brad Adams thuộc tổ chức Human Rights Watch, mười năm trước, một viên chức Bộ ngoại giao Mỹ đã tiết lộ cho ông biết tài sản của Hun Sen được ước lượng vào khoảng 500 triệu đô la. Không ai biết chính xác giá trị bất động sản và dự trữ đô la, vàng bạc của Hun Sen và gia đình tại các ngân hàng ngoại quốc hiện nay là bao nhiêu. Phản ứng trước những lời tố cáo tham nhũng, Hun Sen cho báo chí biết y và gia đình chỉ sống bằng đồng lương Thủ tướng 1,150 đô la mỗi tháng. Tuy nhiên không một nhà phân tích nào tin vào con số không thể nào đúng với thực tế này.
Không có CSVN, Hun Sen không chỉ mù một mắt mà đã mồ hoang mã lạnh từ lâu rồi, nhưng với bản chất bạo động, háo danh, tham vọng quyền lực sẳn có người của cựu Khmer Đỏ, Hun Sen rất dễ dàng bị Trung Quốc khích động và mua chuộc. Lãnh đạo CSTQ thừa tiền bạc và cũng thừa kinh nghiệm làm ăn với các lãnh đạo độc tài. Cả một đám lãnh đạo châu Phi xa xôi và đắt tiền mà Trung Quốc còn mua chuộc được dễ dàng sá gì một Hun Sen hay một Choummaly Sayasone rẻ mạt ở sát bên nhà.
Chu kỳ thù hận Việt-Trung-Miên
Và tất cả những oan nghiệt đó, dùng chữ của Hun Sen trong luận án tiến sĩ chính trị của y, chỉ vì cùng “từ một bào thai” CS. Lịch sử hiện đại của ba nước bị trói chặt bởi sợi xích oan nghiệt CS. Thật vậy, ý thức hệ CS là nguyên nhân sâu xa cho tất cả đau thương thảm khốc mà người dân vô tội trong ba quốc gia Việt, Trung, Campuchia đã chịu đựng. Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc, Cải cách ruộng đất ở Việt Nam, Năm số không (Year Zero) ở Campuchia đều là sản phẩm của hệ tư tưởng Mác Lê Mao.
Chủ nghĩa Cộng Sản đã tàn trên phần lớn trái đất nhưng tại ba nước Việt, Trung, Campuchia bóng ma Cộng Sản vẫn còn ám ảnh thường xuyên trên số phận con người. Ngày nào đảng CS còn cai trị hay có ảnh hưởng lớn, ba nước Việt, Trung, Miên lại sẽ đi vòng theo một chu kỳ thù địch, bắt đầu từ chỗ nợ máu xương và chấm dứt ở chỗ thanh toán nhau bằng xương máu.
Trung Quốc có tranh chấp biên giới với gần 20 quốc gia, lớn như Ấn Độ và nhỏ như Bhutan, nhưng chỉ có Việt Nam là hệ lụy nặng nề. Campuchia cũng tranh chấp biên giới với Thái Lan và thậm chí mới pháo kích vào đất nhau nhưng chỉ xung đột với Việt Nam là người ta hình dung ngay đến một viễn ảnh vô cùng thảm khốc.
Tại sao?
Chỉ vì cả ba nhánh sông này đều phát xuất từ một nguồn CS. Những người như Hồ Chí Minh, Trần Phú, Norodom Sihanouk, Heng Samrin, Pol Pot, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Đặng Tiểu Bình, Hoa Quốc Phong, Lý Tiên Niệm đã xác lạnh từ lâu nhưng tên tuổi họ vẫn được nhắc đi nhắc lại trong lịch sử ba nước như những oan hồn còn nặng nợ trần gian.
Thật vô cùng phi lý khi những đứa bé Campuchia sinh ra ở Nam Vang, đứa bé Việt Nam sinh ra ở Hà Nội hôm nay lại phải gánh chịu oan khiên từ thời đảng CS Đông Dương. Và cũng thật buồn cười khi quan hệ giữa hai quốc gia không đặt căn bản trên luật pháp quốc tế mà bị chi phối bởi bốn câu thơ “Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện” đầy sáo ngữ, mỉa mai và phản thực tế.
Việt Nam chưa bao giờ bị cô lập hơn hôm nay. Trong giai đoạn xung đột biên giới Việt Miên 1977-1979, ít ra còn có phe Liên Xô ủng hộ, ngày nay một mình trên hoang đảo, chung quanh chẳng còn ai và ảnh hưởng mỗi ngày thêm hẹp. Giới lãnh đạo đảng CSVN chẳng những biết rõ mà còn là đồng tác giả của thảm trạng Việt-Trung-Miên. Trước năm 1975, CSVN đã góp phần nuôi dưỡng tên đồ tể Pol Pot này. Năm 1965, Pol Pot đã từng đi bộ dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh ra Hà Nội để tham khảo Lê Duẩn về chiến lược chiếm Campuchia. Tháng Bảy năm 1975, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ là hai trong số những quốc khách đầu tiên chính thức viếng thăm nước Campuchia Dân Chủ.
Suốt hơn 30 năm, nhân dân Việt Nam phải chịu đựng từ thảm họa này sang thảm họa khác như một chu kỳ lập đi rồi lập lại nhưng giới lãnh đạo Đảng không có một sách lược cụ thể, dứt khoát nào để đưa Việt Nam ra khỏi vòng bế tắc. Lý do đơn giản chỉ vì việc duy trì quyền lực và quyền lợi của giới lãnh đạo đảng được xem là một ưu tiên hàng đầu, trên cả chủ quyền đất nước và tương lai dân tộc.
Một người có ý thức nào cũng biết, cách duy nhất để thoát ra khỏi chu kỳ máu xương thù hận Việt–Trung-Miên là Việt Nam trước hết phải thoát ra khỏi bóng tối của chủ nghĩa Cộng Sản độc tài bước ra phía ánh sáng của thời đại tự do dân chủ.
Chỉ khi nào Việt Nam đứng dưới bầu trời tự do dân chủ giới lãnh đạo CSTQ mới không có quyền nghĩ những đại diện của quốc gia Việt Nam không Cộng Sản kia là “đám côn đồ”.
Chỉ khi nào Việt Nam đứng dưới bầu trời tự do dân chủ, Hun Sen cùng đảng Dân chủ Nhân dân của ông ta mới không còn nghi ngờ những đại diện của quốc gia Việt Nam không CS thật ra chỉ là những tên cướp nước giả nhân giả nghĩa.
Tất cả sẽ đều bình đẳng trước Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các công ước quốc tế mà ba bên đã ký kết. Ân oán nợ nần giữa các đảng CS không có liên hệ gì đến dân tộc Việt Nam. Những khẩu hiệu có tính tuyên truyền như “16 chữ vàng”, “tình hữu nghị” sẽ bị gạch bỏ theo chế độ Cộng Sản đã sáng tác ra chúng.
Trong cuộc đàm phán đa phương hay ngay cả song phương với Trung Quốc và Campuchia, các đại diện của một nước Việt Nam dân chủ có thể thắng, có thể huề và cũng có thể thua, nhưng dù thắng, huề hay thua đều dựa trên cơ sở luật quốc tế và luôn hành xử xứng đáng với tư cách của một cấp lãnh đạo chính danh, thay mặt cho một nước Việt Nam dân chủ, độc lập, chủ quyền, và sẽ được sự ủng hộ của đại đa số con người yêu chuộng tự do, hòa bình trên thế giới.
Con đường giành lại Hoàng Sa và bảo vệ Trường Sa là một con đường dài, gian nan, đầy gai góc, bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Nhưng nếu không đi sẽ không bao giờ đến. Cho dù lâu dài và gian nan cũng phải bắt đầu và điểm bắt đầu mà một người Việt Nam yêu nước nào cũng có thể làm được, đó là tích cực đóng góp vào tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.

Trần Trung Đạo

—————————————–
Tham khảo:
· Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia, the United Nations.
· Frank Dikotter, Mao’s Great Famine, Walker & Company 2010
· Ian Storey, China’s Tightening Relationship with Cambodia, The Jamestown Foundation.
· Behind the Bamboo Curtain: China, Vietnam, and the World beyond Asia, edited by Priscilla Roberts, tr. 260, 393-394, Stanford University Press 2007.
· Ezra F. Vogel, Deng Xiaoping and the Transformation of China, Harvard University/Belknap Press 2010, tr. 283.
· Philip Short, Pol Pot: Anatomy of a Nightmare, Macmillan, 2006, tr. 389
· Francis Deron, Several Improper Connections in Matters of Massacre: China, Cambodia, Indonesia, Monde Chinois, 2008.
· Xiaobing Li, China at War: An Encyclopedia, ABC-CLIO LLC, 2012
· Reuter, China admits 320,000 troops fought in Vietnam, May 16 1989
· Daniel Southerland, Uncounted Millions: Mass Death in Mao’s China, Washington Post, July 17, 1994
· Brad Adams, 10,000 Days of Hun Sen, The New York Times, May 31, 2012
· Russell D. Howard, The Chinese People’s Liberation Army: “Short Arms and Slow Legs”, USAF Institute for National Security Studies 1999
· Cambodian Genocide Program, Yale University
· Vũ Cao Đàm, Bài học đáng giá từ Luận án Tiến sĩ của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Bauxite Việt Nam, 14-8-2012
· Wikipedia “Chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam Việt Nam”
· Wikipedia “Đặng Tiểu Bình”
· Wikipedia “Pol Pot”

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Các vụ bê bối an toàn thực phẩm tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa


Bách khoa toàn thư Wikipedia

Trung Quốc là quốc gia có nhiều vấn đề về thực phẩm. Tuy sau vụ bê bối sữa Trung Quốc 2008, từ năm 2009, Trung Quốc đã áp dụng luật an toàn thực phẩm và hàng trăm tiêu chuẩn quốc tế, kết quả đã đạt được một số tiến triển nhưng vẫn luôn nảy sinh những vấn đề thực phẩm liên quan đến hóa chất, gây lo sợ và hoang mang cho người tiêu dùng.[1]

Mục lục

Các vụ vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003

Giăm bông Kim Hoa nhiễm độc

Năm 2003, một số cơ sở nhỏ chuyên sản xuất giăm bông Kim Hoa hoạt động trái mùa đã sản xuất giăm bông trong những tháng nóng hơn. Họ xử lý giăm bông bằng thuốc trừ sâu để tránh bị hư hỏng và nhiễm côn trùng.[2] Giăm bông được ngâm vào trong dung dịch thuốc trừ sâu Dichlorvos. Đây là một loại thuốc trừ sâu có hợp chất cơ phospho dễ bay hơi.[3]

Các vụ vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2004

Sữa trẻ em giả

Trong tháng 4 năm 2004, ít nhất 13 trẻ em ở Phụ Dương, An Huy và từ 50 đến 60 trẻ nữa trong các vùng nông thôn của tỉnh An Huy đã chết vì suy dinh dưỡng do uống phải sữa trẻ em giả. Từ 100 đến 200 em bé khác trong tỉnh An Huy bị suy dinh dưỡng nhưng vẫn sống sót. Các quan chức địa phương ở Phụ Dương đã bắt giữ 47 người chịu trách nhiệm sản xuất và bán các loại sữa giả. Ngoài ra, các nhà điều tra phát hiện 45 loại sữa dưới tiêu chuẩn được bán tại thị trường Phụ Dương, hơn 141 nhà máy chịu trách nhiệm về việc sản xuất sữa giả. Các nhà chức trách Trung Quốc thu giữ 2.540 túi sữa giả vào giữa tháng 4. Tháng 5 năm 2004, Cục Thực phẩm và Dược phẩm Nhà nước đã phát động điều tra.
Theo các bác sĩ Trung Quốc thì những em bé bị mắc chứng "bệnh đầu to". Trong thời gian 3 ngày kể từ khi uống sữa, đầu các em bé phồng to lên trong khi cơ thể trở nên gầy đi vì suy dinh dưỡng. Các loại sữa trẻ em giả được kiểm tra chỉ có 1-6% protein trong khi tiêu chuẩn quốc gia là 10% protein. Chính phủ hứa sẽ bồi thường cho gia đình và giúp đỡ họ, bao gồm chi trả hóa đơn y tế. Hầu hết các nạn nhân là từ những gia đình ở nông thôn.[4][5][6]

Bún tàu nhiễm độc

Năm 2004, nhà cầm quyền Trung Quốc xét nghiệm thấy rằng một số nhãn hiệu bún tàu được sản xuất tại địa cấp thị Yên Đài, tỉnh Sơn Đông bị nhiễm độc chì. Một số công ty vô lương tâm đã chế tạo bún tàu của họ bằng bột bắp thay vì bằng đậu xanh để tiết kiệm chi phí. Để làm bột bắp trở nên trong suốt, họ thêm vào chất tẩy trắng có chứa chì.[7] Tháng 12 năm 2006, nhà chức trách Bắc Kinh một lần nữa kiểm tra sản phẩm bún tàu của Công ty sản xuất Bún tàu Yantai Deshengda[8] tại làng Siduitou, trấn Zhangxing, thị xã Chiêu Viễn, địa cấp thị Yên Đài và họ đã tìm thấy chất sodium formaldehyde sulfoxylate được sử dụng trong qui trình sản xuất bún tàu. Đây là một loại thuốc tẩy công nghiệp có thể gây ung thư, độc hại và bị cấm làm chất phụ gia tại Trung Quốc. Trước khi công ty này bị cấm sản xuất và phân phối, các sản phẩm bún tàu của hãng đã được bán ra thị trường Trung Quốc và xuất khẩu sang nước ngoài.[9][10][11][12] Trang mạng của công ty cũng bị đóng kể từ đó.

Rau cải chua pha tạp chất

Trong tháng 6 năm 2004, Cục Kiểm tra Chất lượng Thành Đô phát hiện rằng chỉ có khoảng 23% rau cải ngâm chua sản xuất tại Thành Đô có lượng chất phụ gia hóa học ở mức chấp nhận được. Nội dung thành phần hóa chất ghi trên nhãn của các loại thành phẩm này được phát hiện là không chính xác. Tại Tứ Xuyên, các nhà máy đã sử dụng muối công nghiệp để ướp chua các loại rau, ngoài ra còn phun thuốc trừ sâu có chứa một lượng DDVP cao trên dưa muối trước khi giao hàng.[13]
Rượu gạo tại một cửa hàng Trung Quốc.

Rượu giả

Mùa xuân năm 2004, bốn người đàn ông đã chết vì ngộ độc rượu ở tỉnh Quảng Đông, 8 người đàn ông khác đã nhập viện tại Bệnh viện nhân dân Quảng Châu. Wang Funian và Hou Shangjian, cả hai đều từ thị xã Thái Hòa, đã qua đời vào tháng 5 sau khi uống rượu mua từ cùng một cửa hàng. Hai người đàn ông khác, một người là công nhân nhập cư, chết trong đêm trước đó tại Zhongluotan ở tỉnh Hồ Nam. Các nhà chức trách của cơ quan y tế địa phương nghi ngờ rằng những người sản xuất rượu giả đã trộn cồn công nghiệp vào trong rượu gạo, đồng thời tiến hành đóng cửa một số xưởng sản xuất rượu không có giấy phép.[14]

Nước tương làm từ tóc người

Câu chuyện bắt đầu lưu hành trên báo chí về nước tương giá rẻ làm từ tóc người. Những loại nước tương được sản xuất tại Trung Quốc này sử dụng phương pháp chiết xuất một loại amino axit hóa học tương tự như nước tương được thủy phân nhân tạo và sau đó âm thầm xuất khẩu sang các nước khác. Một cuộc điều tra phát sóng trên truyền hình Trung Quốc cho thấy các nguồn tóc không những mất vệ sinh và có khả năng bị nhiếm bẩn độc hại.
Khi được hỏi si-rô (hoặc bột) amino acid được tạo ra như thế nào, các nhà sản xuất trả lời rằng bột đã được tạo ra từ tóc của con người. Bởi vì tóc người được thu thập từ các tiệm hớt tóc, thẩm mỹ việnbệnh viện trên cả nước, do đó chúng mất vệ sinh và nằm trộn lẫn với bao cao su, bông bệnh viện, băng vệ sinhống tiêm đã qua sử dụng,..."[15]
Đáp lại, chính phủ Trung Quốc đã cấm sản xuất các loại nước tương làm từ tóc. Tuy nhiên các chất gây ung thư khác vẫn còn. Xem 3-MCPD.

Các vụ vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2005

Phẩm nhuộm Sudan I

Solvent yellow 14 - hóa chất thuộc nhóm Sudan I
Năm 1996, Trung Quốc cấm các nhà sản xuất thực phẩm sử dụng phẩm nhuộm Sudan I để nhuộm màu sản phẩn của họ. Trung Quốc theo chính sách của một số quốc gia phát triển khác nghiêm cấm phẩm nhuộm vì nó có liên hệ đến bệnh ung thư và các tác dụng nghiêm trọng khác đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, vào năm 2005, các giới chức thuộc Tổng Cơ quan Giám sát Chất lượng, Thanh tra và Kiểm dịch, Cục Công nghiệp và Thương mại Quốc gia, và Cơ quan Quản trị Thuốc và Thực phẩm Quốc gia phát hiện rằng chất phẩm nhuộm Sudan I vẫn được sử dụng trong thực phẩm ở nhiều thành phố lớn. Tại Bắc Kinh, công ty Heinz đã thêm chất phẩm nhuộm vào trong tương ớt; tại các tỉnh Quảng Đông, Triết Giang, Hồ NamPhúc Châu, phẩm nhuộm được tìm thấy trong rau cải và các loại mì, bún. Kentucky Fried Chicken (KFC) sử dụng phẩm nhuộm trong 1.200 tiệm ăn của mình. Ngay thuốc uống tại Thượng Hải cũng có chứa Sudan I.
Các công ty tại Trung Quốc đã sử dụng Sudan I bất hợp pháp trong nhiều năm trước 2005. Các giới chức chính phủ đưa ra hai lý do tại sao lệnh cấm năm 1996 đã không được thi hành đầy đủ. Lý do thứ nhất là vì có quá nhiều cơ quan trông coi sản xuất thực phẩm nên tạo ra nhiều lổ hổng và bất hiệu quả. Lý do thứ hai là vì các cơ quan chính phủ không được trang bị hay đào tạo sử dụng các dụng cụ thử nghiệm thực phẩm mà có thể phát giác ra chất phẩm nhuộm sớm hơn. Các giới chức thông báo rằng họ sẽ bắt đầu cải cách hệ thống an toàn thực phẩm từ cấp bậc địa phương đến quốc gia.[16]

Các vụ vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2006

Thuốc giả

Cơ quan Quản trị Thuốc uống và Thực phẩm Quốc gia Trung Quốc báo cáo rằng các giới chức của họ đã giải quyết 14 trường hợp có liên quan đến thuốc giả và 17 trường hợp có liên quan đến "các tai nạn y tế" tại các cơ sở sản xuất thuốc.[17] Một trong số những trường hợp này có thể kể đến là vụ thuốc giả Armillarisni A; trong đó 10 người thiệt mạng sau khi được tiêm thuốc giả vào tháng 5 năm 2006.[18][19] Các nhà thanh tra phẩm chất thuốc tại nhà máy sản xuất thuốc Armillarisni A đã không phát hiện ra hóa chất diglycol được thêm vào thuốc. Tháng 7 năm 2006, 6 người thiệt mạng và 80 người nữa trở bệnh sau khi dùng một loại thuốc kháng sinh có trộn chất khử trùng.[20] Năm 2006, chính phủ cũng "thu hồi giấy phép thương mại đối với 160 nhà sản xuất và bán lẻ thuốc."[20]

Ngộ độc thực phẩm trường học

Ngày 1 tháng 9 năm 2006, hơn 300 học sinh tại trường tiểu học Thực nghiệm thành phố Trường Châu ở tỉnh Tứ Xuyên,Trung Quốc đã bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn trưa. Trong số đó, khoảng 200 học sinh đã phải nhập viện do đau đầu, sốt, nôn mửa và tiêu chảy. Nhà trường đã phải tạm thời đóng cửa để điều tra.[21] Cùng ngày hôm đó, các học sinh trung học ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc cũng bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tối ở trường. Bộ Giáo dục đã ra lệnh điều tra và các quan chức nghi ngờ rằng nguyên nhân của việc ngộ độc thực phẩm là điều kiện thiếu vệ sinh tại các trường học. Trong kỳ nghỉ hè, các trường đã không được lau dọn làm sạch hoặc khử trùng, do đó có thể các em học sinh đã tiếp xúc với thực phẩm hoặc nước uống mất vệ sinh khi tái nhập học vào tháng 9.[22]

Cá bơn nhiễm độc

Cuối năm 2006, các giới chức tại Thượng HảiBắc Kinh đã phát hiện ra một hàm lượng hóa chất bất hợp pháp trong cá bơn. Theo báo The Epoch Times giải thích thì "Trung Quốc bắt đầu nhập cảng cá bơn từ châu Âu vào năm 1992. Hiện nay, sản lượng hàng năm của Trung Quốc là 40 ngàn tấn. Vì cá bơn có hệ miễn dịch yếu nên một số nhà nông Trung Quốc dùng những loại thuốc cấm để duy trì mức độ sản xuất của họ vì các kỹ thuật nuôi cá của họ không đủ để ngăn ngừa bệnh cho cá."[23] Các giới chức của Cơ quan Quản trị Thuốc và Thực phẩm Thượng Hải tìm thấy hóa chất kiềm chế sự phát triển của vi trùng, có độc tính gây ung thư trong cá. Các loại thuốc khác trong đó có malachite green trong cá cũng được tìm thấy tại Bắc Kinh. Các thành phố khác như Hàng Châu đã bắt đầu thử nghiệm cá bơn và cấm cá bơn có nguồn gốc từ tỉnh Sơn Đông. Nhiều nhà hàng tại Thượng Hải, Bắc Kinh và Hồng Kông ngưng mua cá bơn sau khi các giới chức phát hiện ra hàm lượng cao các chất kháng sinh bất hợp pháp trong cá.[24]

Thuốc trừ sâu trong rau cải

Đầu năm 2006, Greenpeace đã tiến hành thử nghiệm các loại rau tại hai cửa hàng tạp hóa rau quả ở Hồng Kông là Parknshop và Wellcome, kết quả cho thấy hơn 70% số mẫu thử nghiệm đều phát hiện có thuốc trừ sâu tồn đọng lại. 30% mẫu rau của họ vượt quá mức an toàn cho phép đối với thuốc trừ sâu, một vài mẫu được phát hiện có thuốc trừ sâu bị cấm như DDT, HCHLindane. Greenpeace giải thích rằng gần 80% các loại rau tại các cửa hàng tạp hóa có nguồn gốc từ đại lục Trung Quốc. John Chapple, quản lý của Sinoanalytica, cơ quan thí nghiệm phân tích thực phẩm cơ sở ở Thanh Đảo, bổ sung thông tin của Greenpeace, anh không ngạc nhiên với những phát hiện trên và giải thích rằng người nông dân ở Trung Quốc có ít kiến ​​thức về sử dụng đúng thuốc trừ sâu.[25]
Mặc dù nhiều vùng trồng trọt ở Trung Quốc đang chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ, tuy nhiên việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nhiều lĩnh vực vẫn còn cao.[26]

Thịt ốc sên nhiễm trùng

Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2006, nhà hàng Shuguo Yanyi tại Bắc Kinh phục vụ món thịt ốc sên Amazon sống. Kết quả qua xét nghiệm, có đến 70 thực khách bị viêm màng não angiostrongylus. Thịt ốc sên bị nhiễm loại giun tròn có tên là Angiostrongylus cantonesis, đây là một loại ký sinh trùng gây hại cho hệ thần kinh con người, gây chứng nhức đầu, ói mửa, cổ cứng và sốt.[27] Tuy nhiên không ai mất mạng qua cơn bùng phát bệnh viêm màng não này. Văn phòng Thành phố Bắc Kinh đặc trách Kiểm tra Y tế đã không tìm ra bất cứ con ốc sên sống nào trong 2000 nhà hàng khác. Tuy nhiên, Văn phòng Y tế Thành phố Bắc Kinh cấm các nhà hàng phục vụ ốc sên sống hoặc ốc sên nửa chín và xử phạt nhà hàng Shuguo Yanyi. Bệnh viện Hữu nghị Bắc kinh, nơi ca viêm màng não đầu tiên được chữa trị, bắt đầu một chương trình giảng dạy cách điều trị bệnh viêm màng não angiostrongylus cho các bác sĩ. Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Quãng Châu giải thích rằng các ca viêm màng não này là cơn dịch bùng phát đầu tiên kể từ thập niên 1980.[28]

Nấm độc

Tháng 12 năm 2006, 16 thực khách đã phải nhập viện sau khi ăn phải một loại nấm thông độc ở nhà hàng vịt nướng Dayali tại Bắc Kinh. Người bị ngộ độc loại nấm này có các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và chóng mặt. Các thực khách bị ngộ độc đã được điều trị tại Bệnh viện Bo'ai và Bệnh viện 307 của Quân đội Giải phóng Nhân dân.[29]
Tháng 11 năm 2006, các quan chức Bộ Y tế Trung Quốc đã cảnh báo về sự gia tăng số ca ngộ độc nấm. "Từ tháng 7 đến tháng 9, 31 người đã thiệt mạng và 183 người bị ngộ độc nấm."[30] Các quan chức lo ngại rằng người dân không thể phân biệt chính xác nấm ăn được và nấm độc.

Các vụ vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2007

Thuốc giả

Theo John Newton thuộc cơ quan hình cảnh quốc tế Interpol, các nhóm tội phạm có tổ chức người Trung Quốc đang hoạt động khắp nơi bên ngoài bên giới quốc gia Trung Quốc có dự phần vào việc làm thuốc giả với qui mô công nghiệp và hiện nay hiện diện khắp châu Phi.[31] Đài truyền hình trung ương Trung Quốc thuật lời một viên chức nói rằng những kẻ làm giả albumin kiếm được 300% lợi nhuận vì sản phẩm thật khan hiếm.[32]

Dầu chiên bị cho là có khả năng gây ung thư

Tháng ba năm 2007, Tuần báo Tin tức Quảng Châu cáo buộc hãng Kentucky Fried Chicken (KFC) về việc thêm bột lọc dầu, magiê trisilicat vào trong dầu chiên mà hãng sử dụng. Tuần báo cho biết các nhà hàng KFC tại một số thành phố ở phía Tây Bắc tỉnh Thiểm Tây đã sử dụng hóa chất này để dầu chiên có thể sử dụng được nhiều lần lên đến mười ngày. KFC khẳng định những chất phụ gia được Hoa Kỳ và các tiêu chuẩn quốc tế đánh giá là an toàn. Nhưng các cơ quan sức khỏe ở Hàm Dương, Ngọc Lâm, Tây An và tất cả các thành phố ở tỉnh Thiểm Tây đã tiến hành kiểm tra chuỗi nhà hàng KFC tại địa phương và tịch thu bột chiên. Các cơ quan thành phố Quảng Châu cũng đã bắt đầu điều tra các loại dầu chiên, và các thành phố kêu gọi Bộ Y tế vào cuộc.[33][34] KFC cho biết bột lọc dầu không gây ra vấn đề sức khỏe và đáp ứng các tiêu chuẩn địa phương và quốc tế, nhưng chính quyền địa phương Trung Quốc tuyên bố rằng tái sử dụng bột làm giảm đi giá trị dinh dưỡng của nó và có khả năng gây ra ung thư. Magiê trisilicat thường được sử dụng trong các loại thuốc như thuốc kháng a-xít và được công nhận rộng rãi là an toàn cho con người sử dụng và không có liên quan đến việc gây ra ung thư.[34]

Gluten lúa mì và protein gạo nhiễm độc trong sản phẩm xuất khẩu

Tháng 5 năm 2007, Tổng cơ quan Giám sát Chất lượng, Thanh tra và Kiểm dịch (AQSIQ) đã xác nhận rằng có hai công ty quốc nội đã xuất cảng protein gạo và gluten lúa mì có nhiễm melamine. Các sản phẩm bị qui trách nhiệm là đã làm cho chó và mèo chết tại Hoa Kỳ.[35] Tháng 8 năm 2007, AQSIQ giới thiệu các hệ thống thu hồi đối với các sản phẩm thực phẩm và đồ chơi trẻ em không an toàn. Ngày 3 tháng 12 năm 2007, Trung Quốc ra lệnh cho 69 nhóm sản phẩm phải được mã vạch hóa tại nhà máy để cải thiện an toàn sản phẩm nhằm đối phó với các vụ bê bối vừa xảy ra. Trong số các vụ bê bối này gồm có: "gà vịt được cho ăn phẩm nhuộm Sudan đỏ có tác nhân gây ung thư để làm cho lòng đỏ trứng được đỏ hơn, thức ăn cho vật nuôi như chó mèo có protein lúa mì nhiễm melamine làm chết hàng tá chó mèo tại Hoa Kỳ."[36][37].

Nước cống rãnh được sử dụng trong sản xuất đậu phụ

Gần 100 nhà sản xuất "đậu phụ thối" tại tỉnh Quảng Đông bị phát hiện kết hợp sử dụng nước cống rãnh, cặn bã, và sulfate sắt (II) để đẩy nhanh tốc độ sản xuất cũng như cải thiện bề mặt sản phẩm đậu phụ lên men của mình.[38]

Bánh bao các tông

Tháng 7 năm 2007, chương trình tường thuật trên kênh BTV-7 của đài truyền hình Bắc Kinh về vụ lừa đảo bánh bao các tông đã vén màn một câu chuyện bí mật. Chương trình tiết lộ rằng những người bán bánh bao đường phố đã trộn thêm giấy các tông vào bánh bao (tiếng Trung Quốc: 包子, bính âm: bāozi) của họ. Cảnh trong phần tường thuật quay từ máy bay cho thấy những người bán bánh bao địa phương đang bán bánh bao nhân thịt chứa hỗn hợp 60% giấy các tông ngâm sô đa xút ăn da với 40 phần trăm mỡ lợn.[39] Sau khi một số sản phẩm Trung Quốc bị thu hồi, chương trình tường thuật đã gây phẫn nộ trên diện rộng.
Ngày 18 tháng 7 năm 2007, các quan chức hành luật của Trung Quốc cho biết họ đã giam giữ Tư Bắc Giai (訾 北 佳), một phóng viên địa phương, vì bị cáo buộc đưa tin giả mạo. Tư có bí danh là Hồ Nguyệt (胡 月),[40] được cho là đã thuê bốn lao động nhập cư làm bánh bao các tông trong khi Tư tiến hành quay phim lại.[41] Đài BTV-7 đã chính thức "xin lỗi sâu sắc" về màn lừa dối và những "tác động xấu đến xã hội" của chương trình. Cơ quan y tế của Bắc Kinh cho biết không tìm thấy chứng cứ của các tông ở bánh bao địa phương. Hơn nữa, Municipal Food Safety Office Bắc Kinh phát hiện rằng ngay cả nếu bánh bao chỉ được trộn với một hỗn hợp 5% các tông thì "các chất xơ có thể dễ dàng nhìn thấy, và thịt bánh làm bằng cách này khó có thể nhai dễ dàng."[42] Một số người dân Trung Quốc và ở nước ngoài vẫn tiếp tục tin rằng vụ bê bối không phải là một trò lừa bịp,[40] và tin rằng tuyên bố của chính phủ Trung Quốc tuyên bố chỉ để làm dịu nỗi lo sợ hoang mang đang dấy lên trong quần chúng vào lúc đó.
Ngày 12 tháng 8 2007, Tư đã bị kết án một năm tù giam và phạt tiền 132 USD.[43]

Các vụ vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2008

Sủi cảo nhiễm độc

Tháng 1 năm 2008, một số người Nhật tại tỉnh HyōgoChiba ngã bệnh sau khi ăn sủi cảo làm tại Trung Quốc có nhiễm thuốc trừ sâu methamidophos.[44][45][46][47][48][49] Sản phẩm sủi cảo này được làm tại nhà máy thực phẩm Tianyang tại tỉnh Hà Bắc[50]. Thông tấn xã Kyodo News tường trình rằng khoảng 500 người cảm thấy đau đớn khó chịu.[51] Ngày 5 tháng 2, cảnh sát hai tỉnh HyōgoChiba thông báo rằng họ xem các ca ngộ độc này như hành động cố ý mưu sát.[52]. Cả hai sở cảnh sát thiết lập một đội chuyên án điều tra chung. Khi cảnh sát Nhật Bản và các nhà chức trách của các tỉnh khác kiểm tra sủi cảo bị thu hồi thì họ tìm thấy các loại thuốc trừ sâu không những methamidophos mà còn có DichlorvosParathion.[53][54][55][56] Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản tìm thấy các chất độc hại này trong các gói hàng đã được đóng gói kín hoàn toàn.[57][58] Họ kết luận rằng gần như không thể nào đưa các chất độc này từ bên ngoài vào trong các gói hàng.[59] Họ đã cung cấp kết quả thử nghiệm cho Bộ Công an Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (MPS).[60]
Các cuộc điều tra chung do chính phủ Nhật Bản và Trung Quốc tiến hành đã miễn trách nhiệm đối với công ty sản xuất sủi cảo Trung Quốc sau khi không tìm thấy bất cứ chất độc hại nào trong nguyên liệu được dùng hay bên trong nhà máy.[61][62] Tới thời điểm này thì các giới chức xem vụ này là một vụ đầu độc có tính toán, và một cuộc điều tra được tiến hành.[63] Ngày 28 tháng 2 năm 2008, văn phòng điều tra tội phạm thuộc Bộ Công an Trung Quốc thông báo rằng ít có khả năng là chất methamidophos đã bị đưa vào sủi cảo tại Trung Quốc. Họ cho biết cảnh sát Nhật Bản đã khước từ yêu cầu của Bộ Công an Trung Quốc đến kiểm tra hiện trường, từ chối đưa ra các bằng chứng vật liệu có liên quan và các báo cáo thử nghiệm, như thế Bộ Công an Trung Quốc đã không nhận được thông tin về bằng chứng hoàn toàn.[64] Cùng ngày, Hiroto Yoshimura, tổng thanh tra Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản tranh cãi chống các giới chức Trung Quốc, ông cho rằng phía Nhật Bản đã giao hết các kết quả thử nghiệm và bằng chứng ảnh cho phía Trung Quốc. Ông tuyên bố một phần những khẳng định cáo buộc của Trung Quốc "không thể bị xem nhẹ".[65][66] Phía Nhật Bản yêu cầu các giới chức Trung Quốc đưa ra bằng chứng.[67]
Ngày 5 tháng 8 năm 2008, giới truyền thông Nhật Bản tiết lộ rằng một số người Trung Quốc ăn sủi cảo bị thu hồi do công ty Tianyang Food sản xuất cũng bị ngã bệnh sau vụ nhiễm độc tại Nhật Bản vào giữa tháng 6 năm 2008; một lần nữa nguyên nhân gây ra là do nhiễm độc chất methamidophos.[68][69][70][71][72] Chính phủ Trung Quốc cảnh báo cho chính phủ Nhật Bản về sự thật này ngay trước Hội nghị G8 lần thứ 34 vào tháng 7 năm 2008. Báo Yomiuri Shimbun tường trình rằng vụ ngộ độc này làm gia tăng nghi ngờ đối với thực phẩm được làm tại Trung Quốc.[73]

Bột gừng nhiễm độc

Trong tháng 7 năm 2008, có thông báo rằng các chuỗi siêu thị Whole Foods tại Hoa Kỳ đã được phép bán bột gừng bột sản xuất tại Trung Quốc với nhãn dán là thực phẩm hữu cơ, nhưng khi kết quả thử nghiệm đã phát hiện có chứa thuốc trừ sâu Aldicarb bị cấm.[74][75][76] Loại gừng này đã được Cơ quan Bảo hiểm Chất lượng Quốc tế Hoa Kỳ (Quality Assurance International) chứng nhận hữu cơ một cách nhầm lẫn dựa trên hai cấp chứng nhận của Trung Quốc bởi vì, theo luật pháp Trung Quốc, người nước ngoài không được quyền kiểm tra các nông trại Trung Quốc.[77]
Gần nửa triệu người tham gia biểu tình chống sữa Trung Quốc ngày 25 tháng 10 năm 2008 tại Đài Loan.

Sữa trẻ em độc hại

Trong tháng 9 năm 2008 xảy ra phát sinh vấn đền về bệnh thận do sữa bột trẻ em nhiễm melamine gây ra. Sáu trẻ em bị chết và 294.000 trẻ bị bệnh do công thức sữa giả, trong đó 51.900 trẻ trong tình trạng phải nhập viện.[78][79] Nhà cung cấp sữa là Tập đoàn Tam Lộc, một thương hiệu và là nhà phân phối chính của ngành công nghiệp Trung Quốc. Các nguồn tin cho rằng công ty này đã biết vấn đề về sữa của họ từ hàng tháng trước, nhưng phía công ty tuyên bố các chất độc hại là từ phía các nhà cung cấp sữa.[80][81]

Các vụ vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2009

Trà sữa trân châu

Hạt trân châu bột sắn và nhựa

Trà sữa trân châu hiện diện khắp nơi không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở nhiều nước như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam... Thành phần chính của hạt trân châu là bột sắn. Nhưng nếu chỉ là bột sắn đơn thuần thì không đủ độ dai, cho nên người ta trộn thêm lòng trắng trứng và bột mì. Nhưng cách nhanh gọn nhất vẫn là cho thêm vật liệu polyme - một chất cơ thể con người không thể hấp thụ và gây hại cho sức khỏe.[82]
Bột sữa pha trà trên thực tế có những thành phần như: bột sữa, chất dẻo cao phân tử, natri sunphat ngậm nước (Na2SO4.10H2O) và một vài độc tố hóa học sử dụng trong công nghiệp như Clo, ngoài ra có thể có thêm đường hóa học và được bán với giá rẻ cùng với các gói trân châu ở các khu chợ.[83]
Màn thầu trắng truyền thống Trung Hoa.

Thuốc trừ sâu trong màn thầu

Nhằm cải thiện tính mềm xốp của màn thầu (饅頭, mántóu - bánh bao ngọt không nhân), người làm bánh đã cho thêm thuốc trừ sâu Dichlorvos vào. Ngoài ra, lưu huỳnh cũng được sử dụng để cải thiện bề ngoài bằng cách làm bánh trắng ra.[84]

Thịt vịt nước tiểu dê

Các nhà kinh doanh tại Thanh Đảo bị phát hiện đã ướp thịt vịt với nước tiểu hoặc cừu để cho thịt vịt có mùi và hương vị của thịt cừu. Thịt vịt loại này sau đó được bán như thịt cừu cho khách hàng.[85]

Dồi lợn fomanđehit

Thanh tra Vũ Hán phát hiện ra rằng hầu hết dồi lợn tại thị trường Trung Quốc chứa ít thành phần máu thật mà được chế biến bằng cách thêm vào formalđehit, tinh bột ngô, muối công nghiệp và màu thực phẩm nhân tạo.[86]

Trứng gà giả

Ở Trung Quốc hiện có nhiều trang web công khai cách làm trứng gà giả, chi phí thấp và công nghệ đơn giản từ muối alginate, canxi oxit, màu thực phẩm và các phụ gia khác.[87] Trứng gà giả đã xuất hiện ở Trung Quốc từ năm 2005, đến tháng 3 năm 2009, công thức của loại thực phẩm này khi được tiết lộ đã làm rúng động dư luận. Mỗi ngày, một người thuần thục nghề có thể tự làm từ 3.000 đến 4.000 quả trứng. Trứng được phân phát qua các đầu mối hợp tác với các trang trại nuôi gà địa phương.[88] Một số đặc điểm của trứng giả là bề ngoài như trứng thật nhưng không có mùi tanh, khó vỡ và rán lên xốp như nylon, khi nấu chín lòng trắng và lòng đỏ trứng trở nên cứng và dai như cao su, thậm chí có thể tung hứng như trái bóng bàn và đã xuất hiện ở một số nước lân cận như Việt Nam.[89]

Các vụ vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010

Mì gạo có chất gây ung thư

Mì gạo được làm bằng gạo hỏng, có chứa nhiều chất phụ gia gây ung thư và được bán rộng rãi ở miền Nam Trung Quốc. Theo điều tra của Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh, có 50 nhà máy ở thành phố Đông HoảnQuảng Đông, gần Hồng Kông, mỗi ngày sản xuất khoảng nửa tấn mì gạo bằng gạo mốc, hỏng.[90]

Các vụ vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2011

Cơ quan Kiểm tra An toàn Thực phẩm Trung Quốc cho biết, trong chiến dịch an toàn thực phẩm kéo dài 5 tháng, Chính phủ Trung Quốc đã bắt giữ hơn 2.000 can phạm, tịch thu nhiều tấn thực phẩm hư thối và đóng cửa hơn 5.000 công ty. Một số trường hợp bị bỏ tù và nặng nhất là bị tử hình.[91] Cuộc thanh tra đã được tiến hành đối với gần 6 triệu cơ sở sản xuất thực phẩm và chất phụ gia trong nước.[92]

Clenbuterol trong thức ăn gia súc

Clenbuterol còn gọi là "bột thịt nạc" đã bị cấm sử dụng từ những năm 1990.[93] Tuy nhiên vì lợi nhuận, nhiều người vẫn trộn chất này vào trong thức ăn gia súc, chủ yếu là cho lợn, để giúp tạo thịt nạc hơn và giảm lượng mỡ, giúp thịt có vẻ ngoài tươi hơn trong thời gian dài.[94] Chất này tập trung nhiều ở các cơ quan nội tạng như gan, thận, phổi động vật.[95] Trong y khoa, đây là một hoá chất tổng hợp có tác dụng giãn phế quản, kích thích thần kinh giao cảm, làm thuốc điều trị hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Ngoài ra còn tính năng kích thích đốt mỡ và tạo cơ nên còn được sử dụng để giảm cân. Nhưng việc dùng quá liều có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn.[95] Các chuyên gia cho biết việc tiêu thụ thịt nhiễm clenbuterol có thể gây các triệu chứng chóng mặt, nhức đầu, run tay, tim đập nhanh và lo âu, đặc biệt nguy hiểm đối với những người có bệnh tim mạch,[96] có thể dẫn đến loạn nhịp tim, co giật, thậm chí tử vong.[93]
Ngày 23 tháng 4 năm 2011, 286 dân làng phải nhập viện do nôn ói sau khi dự một đám cưới ở tỉnh Hồ Nam, trong đó 91 người được chẩn đoán ngộ độc thực phẩm do ăn phải clenbuterol. Một số bệnh nhân lâm vào tình trạng bi kịch. Giám đốc cơ quan kiểm tra thực phẩm thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh dịch Trung Quốc cho biết, nếu bị ngộ độc có khả năng các bệnh nhân đã ăn phải một lượng khá lớn.[96][92]
Beijing News ngày 16 tháng 8 đưa tin, dù là chất phụ gia dù bị cấm nhưng clenbuterol được trộn rất phổ biến vào thức ăn cho cừu ở 2 huyện thuộc tỉnh Hà Bắc trong nhiều năm và được bán nhiều ở thị trường Hà Nam, Giang TôThượng Hải với giá thành lợi hơn.[97] Các nhà quan sát cho hay ít nhất ở vùng nông thôn nước này, hóa chất clenbuterol vẫn được dùng tràn lan.[98]
Pan Chenjun, chuyên gia phân tích cao cấp về kinh doanh thực phẩm tại Trung Quốc thừa nhận đây thực sự là một vấn đề lớn tại quốc gia này.[94][98] Đầu năm năm 2011, hãng tin AP cho biết tình trạng lạm dụng thuốc trong thức ăn gia súc để tăng hiệu quả kinh tế ở Trung Quốc đã đến mức báo động, sử dụng trong cả thịt rắn và thịt bò. [98]
Wen Peng, biên tập viên The Pig Site, trang tin tổng hợp về ngành công nghiệp thịt lợn toàn cầu, cho biết rằng việc ngăn chặn tình trạng sử dụng clenbuterol rất khó khăn vì cho dù Trung Quốc có các quy định nghiêm khắc chống việc sử dụng loại chất này, nhưng việc thực thi lại rất lỏng lẻo và người vi phạm thường chỉ phải nộp phạt.[95]
Trước đó, vào tháng 8 năm 2009, Wang Yunlong, lãnh đạo Ủy ban về Các vấn đề Nông nghiệp và Nông thôn đã gửi một báo cáo gửi tới Quốc hội Trung Quốc nói rằng nỗ lực ngăn chặn việc sử dụng “bột thịt nạc” đã không đạt hiệu quả ở nhiều khu vực đồng thời kêu gọi việc thực hiện “một nỗ lực tập trung trên toàn quốc nhằm kiểm soát tình hình”. [95]
Một số trang trại cam kết nuôi trồng thực phẩm sạch đã bắt đầu xuất hiện nhưng giá thịt lợn ở đây có giá gấp 3 lần giá thịt bán ở các siêu thị.[95]

Bánh bao tái chế bằng hóa chất

Bánh bao đã hết hạn sử dụng sẽ được thu hồi, đưa về một cơ sở sản xuất trải qua quá trình nhồi ngâm và thêm nhiều chất phụ gia để bánh được như mới sau khi ra lò. Được biết, mỗi ngày có hơn 30.000 chiếc bánh bao tái chế được được đưa vào các siêu thị của Trung Quốc.[99] Loại bánh bao này cũng được phân phối vào các trường học tại Ôn Châu, Triết Giang. Theo lời khai của 3 tội phạm sản xuất bị bắt giữ thì họ đã tiêu thụ khoảng 200.000 chiếc bánh bao “màu” ra thị trường trong đó có khoảng 11.000 cho trường học trong toàn thành phố Ôn Châu. Một số xưởng sản xuất tại đây theo điều tra không có giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế.[100]
Trong một đợt kiểm tra thực phẩm, các nhà chức trách thành phố Thượng Hải, Trung Quốc đã thu giữ hơn 6.000 bánh bao bị nghi ngờ nhuộm hóa chất. Sau khi Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc phát sóng một phóng sự điều tra về việc sử dụng hóa chất nhuộm và làm mới bánh bao, Thị trưởng thành phố Thượng Hải tuyên bố sẽ mở rộng điều tra vụ việc này. Các loại hóa chất nghi ngờ sử dụng gồm đường hóa học độc hại sodium cyclamate và chất bảo quản potassium sorbate.[101]

Giá đỗ nhiễm độc

Tháng 4 năm 2011, cảnh sát thành phố Thẩm Dương tiến hành thu giữ 40 tấn giá đỗ nhiễm độc. Loại giá này được xử lý với nhiều chất phụ gia nguy hiểm bị cấm sử dụng. Viện nghiên cứu an toàn thực phẩm thành phố Thẩm Dương sau khi nghiên cứu cho biết: những chất phụ gia có chứa natri nitrit - chất mà khi phản ứng với axit trong dạ dày sẽ trở thành một trong những tác nhân gây ung thư, ngoài ra còn có urê cũng như thuốc kháng sinhkích thích tố thực vật. Các hóa chất được dùng để giá lớn nhanh hơn và trông bóng hơn, rút ngắn thời gian nảy mầm và tạo ra được những cây giá cao và mập mạp.[102][103]

Giấm nhiễm độc

Reuters dẫn nguồn tin của Tân Hoa xã ngày 22 tháng 8 cho biết, giấm được lưu trữ trong các thùng nhựa từng đựng chất chống đông - một loại hóa chất độc hại đối với con người, được cho là thủ phạm cướp đi sinh mạng của 11 người và làm 120 người khác bị bệnh tại vùng Tân Cương. Trong các nạn nhân có nhiều trẻ em.[97][104]

Các vụ vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2012

Trái cây khô nhiễm độc

Năm 2012, cơ quan chức năng của Trung Quốc phát hiện hàng loạt cơ sở sản xuất trái cây sấy khô và xí muội sử dụng các loại chất phụ gia, hóa chất có thể gây ung thư. Sau khi trung tâm kiểm nghiệm phân tích Hóa Lý, thành phố Bắc Kinh đưa ra một số kết quả, đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đã nêu đích danh ba công ty thực phẩm uy tín tại thành phố Hàng Châu là Siêu Đạt, Linh Hâm, Bách Di chứa một lượng lớn các chất phụ gia cao gấp ba lần quy định của các cơ quan chức năng, bao gồm các chất tạo ngọt, tạo màu, tẩy trắng và chất bảo quản. Trong đó, một số chất có thể chuyển hoá thành chất cực độc có thể gây ung thư, thoái hóa não, gan, phổi và gây hại cho cơ thể con người khi vượt quá liều lượng cho phép. Các sản phẩm trên có mặt ở nhiều nơi tại các cửa hàng bách hoá lớn tại Trung Quốc. [105] [106]

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Các_vụ_bê_bối_an_toàn_thực_phẩm_tại_Cộng_hòa_Nhân_dân_Trung_Hoa