Tại sao tôi đã phải rơi nước mắt khi đọc những thông tin về “Bầu Kiên”, một “Bố già đỏ” của Việt Nam?
Nguyễn Thu Trâm
(Danlambao) - Tỷ lệ địa chủ
được quy định trước là 5,68% dân số nông thôn, và các đoàn và đội cải cách đều
cố truy bức để đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như một quy định bắt buộc, gọi là "kích
thành phần". Có nghĩa là, theo luật cải cách ruộng đất mà ông Hồ Chí Minh đã phê
thuận thì ở mỗi làng, mỗi xã phải có 5,68% dân số phải bị đưa ra đấu tố, bị đưa
đi cải tạo, hoặc bị hành quyết tại chỗ và để hoàn thành được chỉ tiêu này của
đội cải cách, hàng chục ngàn nông dân ở miền Bắc đã bị quy thành địa chủ cường
hào chỉ vì gia sản của họ gồm 1 bò, 1 heo và 1 đàn gà, mà nếu quy đổi
theo giá thị trường hiện nay thì chắc gia sản của họ không thể vượt qua con số
500 Mỹ kim, tức là bằng khoảng một phần triệu tài sản của “Bầu
Kiên”.
Những ngày qua, dư luận
trong và ngoài nước trở nên nóng hơn trước thông tin “Bầu Kiên”, một “doanh nhân
thành đạt, một trong 100 người giàu nhất Việt Nam”, một tài phiệt đỏ vừa bị cơ
quan cảnh sát điều tra của CSVN bắt giữ.
Thông tin về vụ việc
bắt giữ “Bầu Kiên” được đăng tải đầy dẫy trên các trang báo cả lề đảng, lề dân
cũng như cả trên một số báo chí nước ngoài. Công chúng đón nhận thông tin trên
với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau: Tất nhiên, chẳng mấy ai thù ghét gì “ông
trùm” chỉ vì cái giàu có của ông ấy, bởi xét cho cùng, giàu nghèo đâu phải là
tội, người ta chỉ vui mừng vì ít nhất cũng thấy được những dấu chỉ cho thấy cái
ngày mà Việt Nam trở nên giống như các nước XHCN ở Đông Âu vào cuối thập niên
1980S và đầu thập niên 1990s sẽ không còn quá xa vời nữa.
Riêng tôi, khi đọc được
những thông tin về “Bầu Kiên” tôi không thể nào kìm nén được “phức cảm” của mình
và tôi càng đọc thêm thông tin, càng phải chạnh lòng bởi những cảnh đau thương
của dân tộc Việt Nam, của đồng bào miền Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 cứ lần
lượt hiện về trong tâm thức của tôi như một thiên thời sự về những thương đau
tang tóc của dân tộc Việt.
Xin được trở lại với
những tháng ngày tăm tối của nông dân Bắc Việt vào thời kỳ cải cách ruộng đất
1953-1956, là chương trình nhằm xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt các thành
phần bị xem là "bóc lột", "phản quốc" (theo Pháp, chống lại đất nước), "phản
động" (chống lại chính quyền) như địa chủ, Việt gian, cường hào, các đảng đối
lập... được ông Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện vào
những năm 1953–1956. Cải cách ruộng đất tịch thu tài sản, đất đai của những
người này và chia cho bần nông, cố nông; đồng thời tiến hành đấu tố và xử tội
họ. Đây là một trong những phương cách chính yếu mà Hồ Chí Minh và những người
theo chủ nghĩa cộng sản nghĩ rằng phải thực hiện để lập lại công bằng xã hội,
đồng thời thiết lập nền chuyên chính vô sản nhằm tiến lên chủ nghĩa xã hội một
cách nhanh chóng. Như trong bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (Manifesto), Karl
Marx đã tuyên bố: "cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc". Đó
chính là cơ sở lý luận để Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt nam tiến hành cuộc
cải cách ruộng đất này, mà theo đó, tất cả các gia đình trong xã được họ phân
loại thành 5 thành phần: (a) địa chủ; (b) phú nông; (c) trung nông cứng - sở hữu
1 con bò, 1 con lợn, 1 đàn gà; (d) trung nông vừa - sở hữu 1 con lợn, 1 đàn gà;
(e) trung nông yếu - sở hữu 1 đàn gà hay không có gì cả; (f) bần nông; (g) cố
nông.
Một gia đình nông dân
có 2 con lợn đã có thể gọi là phú nông, sẵn sàng bắt giam để đưa ra đấu tố. Một
gia đình nông dân sở hữu 3 sào Bắc Bộ đã có thể gọi là địa chủ, sẵn sàng bắt
giam, đưa ra đấu tố và hành quyết ngay trước tòa án nhân dân.
Tỷ lệ địa chủ
được quy định trước là 5,68% dân số nông thôn, và các đoàn và đội cải cách đều
cố truy bức để đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như một quy định bắt buộc, gọi là "kích
thành phần". Có nghĩa là, theo luật cải cách ruộng đất mà ông Hồ Chí Minh đã phê
thuận thì ở mỗi làng, mỗi xã phải có 5,68% dân số phải bị đưa ra đấu tố, bị đưa
đi cải tạo, hoặc bị hành quyết tại chỗ và để hoàn thành được chỉ tiêu này của
đội cải cách, hàng chục ngàn nông dân ở miền Bắc đã bị quy thành địa chủ cường
hào chỉ vì gia sản của họ gồm 1 bò, 1 heo và 1 đàn gà, mà nếu quy đổi theo
giá thị trường hiện nay thì chắc gia sản của họ không thể vượt qua con số 500 Mỹ
kim, tức là bằng khoảng một phần triệu tài sản của “Bầu
Kiên”.
Cũng cần nhắc lại rằng
phát súng đầu tiên nổ vào đầu một phụ nữ là bà Nguyễn Thị Năm, tức bà chủ hiệu
buôn Cát Thanh Long, mẹ nuôi của Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Hoàng
Quốc Việt, Lê Giảng, và cũng là một đại ân nhân của Hồ Chí Minh, của chính phủ
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Chỉ vì bà “Má Năm” là một thương gia giàu có, mà
đã là địa chủ, phú nông, đã là giàu có thì không còn là “nhân dân” nữa, mà họ
chính là “kẻ thù của nhân dân”, bởi giàu có tức là “bóc lột”, là “hút máu mủ của
nhân dân”! Cho dù tài sản của “Má Năm” cũng chưa bằng một phần triệu tài sản
của ông “Bầu Kiên” hiện nay!
Và xin một lần nữa,
được trở lại với đồng bào miền Nam sau ngày mất nước 30 tháng 4 năm 1975 với
những chuỗi ngày thảm họa bởi chính sách “cải tạo công thương nghiệp” và chính
sách “đánh đổ tư sản”. Về bối cảnh lịch sử, cho đến ngày miền Nam hoàn toàn rơi
vào tay cộng quân Bắc Việt, Sài Gòn đã có cả một cơ sở vật chất, kinh tế kỹ
thuật lớn nhất miền Nam và khu vực, nơi tập trung hơn 80% năng lực sản xuất công
nghiệp cả miền Trung, miền Nam. Ở đây tập trung hơn 38.000 cơ sở công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp lớn nhỏ, trong đó có 766 công ty và 8.548 cơ sở công nghiệp
tư nhân.
Sau đó, để công hữu hóa
tư liệu sản xuất và đưa công nhân lao động lên làm chủ nhà máy, xí nghiệp, sau
năm 1975 nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tiến hành vận động hai đợt cải tạo
công thương nghiệp. Kết quả là đã quốc hữu hóa tài sản của 171 nhà tư sản mại
bản, 59 tư sản công thương nghiệp cỡ lớn, tạo ra 400 xí nghiệp quốc doanh,
14.000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, thu hút 270.000 công nhân và lao động, vận
động hồi hương lập nghiệp mà thực chất là xua đuổi bớt thị dân về nông thôn lập
nghiệp và đón nhiều đợt di dân đường dài từ miền Bắc XHCN vào miền Nam mà chủ
yếu là vào Sài gòn để làm cán bộ nòng cốt trong tất cả các cơ quan hành chánh
công quyền cũng như tất cả các công ty, nhà máy xí nghiệp, và từng bước phân bố
lại lao động.
Trên thực tế, hầu hết
những nhà tư sản lớn của Sài Gòn thời đó phần lớn đã di tản ra nước ngoài, thành
phố chỉ còn các doanh nghiệp loại vừa như các chủ nhà in, chủ xưởng thủ công,
chủ cửa hàng, cửa hiệu... Các ông chủ này; kể cả những người làm nghề chuyên môn
và chỉ là tiểu chủ như chủ hiệu thuốc tây đều bị buộc phải kê khai tài sản, vốn
liếng rồi trưng thu, tịch thu, trưng mua và buộc họ không được làm kinh doanh,
phải chuyển qua sản xuất nông nghiệp, nhiều người phải rời khỏi thành phố. Nhiều
cửa hàng nhỏ, vốn liếng chẳng có bao nhiêu, một số tiệm ăn, tiệm cà phê... cũng
bị niêm phong, định giá và chuyển qua sản xuất quốc doanh, hợp tác
xã.
Để thực thi, những tổ
công tác mật được gấp rút thành lập, bắt đầu rà soát, lên danh sách những hộ gia
đình kinh doanh, những gia đình giàu có phải vào diện “cải tạo tư sản”. Nguyên
tắc hàng đầu của các chiến dịch này là bí mật, bất ngờ. Những ông chủ, bà chủ
chỉ bàng hoàng nhận biết những gì xảy ra khi cửa mở và tổ công tác đặc biệt mà
chủ yếu là những cán bộ “nằm vùng” trước đây, bất ngờ có xuất hiện trong nhà,
đọc quyết định “kê biên tài sản” của họ.
Những cửa hàng, nhà cửa
bị tịch thu trở thành tài sản công và thường sẽ thành một cửa hàng quốc doanh
hoặc thậm chí nhà ở cho cán bộ. Tài sản bị niêm phong xong, mọi người trong gia
đình đó phải chuẩn bị nhận quyết định đi “xây dựng vùng kinh tế mới”. Hàng triệu
người sau một đêm ngủ bỗng trở nên trắng tay, trở nên người vô gia cư, bởi nhà
ở, cơ sở kinh doanh, sản xuất của họ bỗng thay ngôi đổi chủ chỉ sau một đêm ngủ.
Từ những thương gia, những công chức văn phòng họ bỗng trở thành những nông dân
bất đắc dĩ, bởi trong đời chưa một lần biết đến cày bừa, gieo cấy là gì… Và
không ít người đã quẫn trí, tự kết liễu cuộc đời bằng nhờ hình thức tự tử khác
nhau… Tất cả chỉ vì họ bỗng nhiên bị biến thành kẻ thù của dân tộc, của nhân
dân, họ bị biến thành “thành phần bóc lột, chuyên hút máu mủ của nhân dân”. Tất
cả xuất phát từ quan niệm đầu tiên của những con người cộng sản cho rằng các ông
bà chủ chuyên ăn trắng mặc trơn, chỉ bóc lột nên nay cần phải cho đi cải tạo để
họ thành những "con người mới XHCN". Do đó đích đến của họ thường là các vùng
kinh tế mới ở chốn rừng thiêng nước độc… Chỉ vì họ là những người giàu có, mà
tài sản của họ chắc gì đã bằng được một phần triệu tổng tài sản của “Bầu
Kiên” hiện nay.
Như một giọt nước tràn
ly… Chính cái chính sách “Bần Cùng Hóa” nhân dân miền Nam, để xóa bỏ hoàn toàn
chế độ “Người Bóc Lột Người” này của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tạo ra
cảnh loạn nhân tâm, hệ quả là hàng triệu người Việt phải băng rừng lội suối hoặc
phải vượt ngàn trùng sóng gió của Đại Dương, ngay cả trên những con thuyền hết
sức mong manh để đi tìm tự do, đi tìm công lý và quyền sống, mà theo thống kê
của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc thì có tới 1.750.000 người trong số họ đã mất mạng
trên đường đi tìm tự do đó. Đau thương quá cho dân tộc Việt vốn đã quá đau
thương trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, nhưng có lẽ chưa bao
giờ dân tộc Việt lại đau thương như trong giai đoạn lịch sử này, dưới ách thống
trị của chế độ cộng sản, bởi đối với những con người cộng sản ngày ấy, nghèo hèn
là yêu nước và ngược lại giàu sang phú quý là phản quốc, là kẻ thù của dân
tộc!
Bởi vậy mà hiện nay, đa
phần người dân Việt Nam từ Nam chí Bắc đều là những người "yêu nước", "yêu chủ
nghĩa xã hội", bởi hầu hết đều nghèo đói đều cơ hàn, cơm không đủ no áo không đủ
ấm, bởi tài nguyên quốc gia đều đã bị sang bán cho ngoại bang, tài sản quốc gia
lọt thỏm vào tay của khoảng 3 triệu đảng viên cùng 14 “Đầy Tớ Nhân Dân” là những
ủy viên bộ chính trị cũng như trong tay của những ông trùm như “Bầu Kiên”
vậy.
Trong tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản (Das Manifest der Kommunistischen Partei), xuất bản lần đầu ngày
21 tháng 2 năm 1848, được viết bởi các nhà lý thuyết cộng sản Friedrich Engels
và Karl Marx, kêu gọi hành động cho một cuộc cách mạng vô sản để lật đổ trật tự
xã hội tư sản và cuối cùng sẽ mang lại một xã hội cộng sản chủ nghĩa với 10
phương pháp nhằm xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa cộng sản như
sau:
1. Tước đoạt sở hữu
ruộng đất và trao nộp tô vào quỹ chi tiêu của nhà nước.
2. Áp dụng thuế lũy
tiến cao.
3. Xóa bỏ quyền thừa
kế
4. Tịch thu tài sản của
tất cả những kẻ lưu vong và của tất cả những kẻ phiến loạn
5. Tập trung tín dụng
vào tay nhà nước thông qua một ngân hàng quốc gia với tư bản của nhà nước và
ngân hàng này sẽ nắm độc quyền hoàn toàn.
6. Tập trung tất cả các
phương tiện vận tải vào trong tay nhà nước.
7. Tăng thêm số công
xưởng nhà nước và công cụ sản xuất; khai khẩn đất đai để cấy cầy và cải tạo
ruộng đất trong một kế hoạch chung.
8. Thực hành nghĩa vụ
lao động đối với tất cả mọi người, tổ chức các đạo quân công nghiệp, đặc biệt là
nông nghiệp.
9. Kết hợp nông nghiệp,
thi hành những biện pháp nhằm làm mất dần sự khác biệt thành thị và nông
thôn.
10. Giáo dục công cộng
và không mất tiền cho tất cả các trẻ em. Xóa bỏ việc sử dụng trẻ em làm trong
các khu công xưởng như hiện nay. Kết hợp giáo dục với sản xuất vật
chất,...
Chúng ta hãy thử một
lần nhìn lại 10 điều tóm tắt của tuyên ngôn đó để so sánh với hiện thực ở đất
nước cộng sản Việt Nam này để thấy rõ ràng rằng, tuyên ngôn của đảng cộng sản
chỉ là một loại bịp bợm, rác rưởi để lừa bịp nhân loại về một “Thiên Đường XHCN”
nơi trần thế mà Hồ Chí Minh và những người cộng sản Việt Nam cũng đã áp dụng để
lừa đảo cả dân tộc Việt Nam về công cuộc giải phóng đất nước, xây dựng một chế
độ XHCN công bằng, văn minh, không có “người bóc lột người”. Bởi thực trạng xã
hội Việt Nam ngày nay cho thấy rằng thực chất Hồ Chí Minh và những người cộng
sản chỉ dùng chiêu bài đó để lừa bịp toàn dân để lới dụng máu xương của nhân dân
cho mục đích tranh giành quyền cai trị đất nước, để được hưởng trọn những đặc
quyền đặc lợi của những kẻ thống trị mà thôi, bởi tất cả những gì đã diễn ra,
đang diễn ra trên đất nước này, và cả trên thành trì XHCN Bắc Triều Tiên nữa,
đều ngược lại hoàn toàn với tất cả những gì đã ghi trong Bản Tuyên Ngôn của đảng
cộng sản: Những kẻ nắm quyền cai trị đất nước vẫn đang tìm mọi cách để duy trì
chế độ thừa kế nắm quyền. Khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị
càng ngày càng lớn, Giáo dục, y tế cũng là đặc quyền đặc lợi của những người
giàu có như các ông trùm “Bầu Kiên” và cháu con của họ, còn những gia đình nông
dân nghèo làm sao có đủ tiền để cho con cái họ được hưởng lợi từ nền giáo dục
quốc gia kho mà mức học phí quá cao so với thu nhập quá thấp của nông dân hay
công nhân hiện nay?
Thực ra không ai có thể
tính được rằng nếu tập trung tất cả của cải, tài sản của tất cả nông dân ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long lại liệu đã có giá trị tương đương với khối tài sản của ông
“Bầu Kiên” chưa? Và hiện nay ở Hà Nội, ở Việt Nam có bao nhiêu “Bầu Kiên” như
vậy? Những người cộng sản đang cai trị đất nước Việt Nam có thể trả lời cho toàn
dân Việt những câu hỏi tương tự như thế được không? Thực ra có phải đảng cộng
sản Việt Nam tiến hành “giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc” để xây dựng một
đất nước Việt Nam dân chủ, tự do, hạnh phúc, một xã hội Việt Nam công bằng, văn
minh hay chỉ cốt lợi dụng máu xương của đồng bào để giành đặc quyền đặc lợi cho
riêng giai cấp thống trị và các thế hệ cháu con?
Nếu vẫn còn lương tri
và có lòng tự trọng, những kẻ đang nắm quyền cai trị đất nước hãy mạnh dạn nói
lời xin lỗi với toàn dân Việt Nam về những lừa lọc, bịp bợm cả dân tộc trong
suốt non một thế kỷ qua, hãy chân thành nói lời xin lỗi với các cộng đồng người
Việt Quốc Gia ở hải ngoại đã vì những chính sách man rợ của cộng sản mà phải rời
bỏ tổ quốc của mình để sống đời lưu vong nơi xứ lạ, và cả bộ chính trị, cả 3
triệu đảng viên cộng sản phải lập đàn cúng tế và ăn năn tội với oan hồn của hàng
triệu nạn nhân của chế độ cộng sản đã bỏ mình trong cuộc chiến tranh huynh đệ
tương tàn để giành quyền thống trị và những đặc quyền, đặc lợi cho những người
cộng sản, và hãy cầu xin những oan hồn của hàng triệu đồng bào Việt Nam đã bỏ
mình trên biển cả và trong các trại tỵ nạn, trên đường đi tìm tự do, đi lánh nạn
cộng sản.
Cuối cùng, xin những
người cộng sản đang nắm quyền cai trị đất nước hiểu rằng, đất nước này là của
dân tộc Việt Nam, của 90 triệu đồng bào trong nước và hơn 10 triệu đồng bào Việt
Nam đang sống lưu vong ở hải ngoại, chứ tuyệt nhiên, đất nước này không phải của
riêng đảng cộng sản hay của những tên trùm như “Bầu Kiên” hay “Ba Dũng”… Để đừng
tiếp tục đè đầu cưởi cổ toàn dân Việt nữa, đừng biến cả dân tộc Việt thành những
người dân đen, suốt đời chỉ biết còng lưng làm lụng để để mang về “ngàn tỷ”,
“ngàn ngàn tỷ” cho những người lưng thẳng như những “Bầu Kiên”, “Ba Dũng”, “Tư
Sang”… và các “Bầu” khác trong bộ chính trị trung ương đảng cộng sản. Nếu không,
quý vị sẽ ngàn đời đắc tội với hồn thiêng sống núi Việt Nam và đắc tội với cả
dân tộc Việt Nam nữa.
Xin đừng để những người
con của Đất Việt cứ phải suốt đời khóc nước thương dân.
Biệt thự của bầu Kiên nằm trên phố Xuân
Diệu,
phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội
Biệt thự của bầu Kiên nằm trên phố Xuân
Diệu,
phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà
Nội
Biệt thự luôn có 3-4 bảo vệ túc trực. Chiều
21/8,
cổng chính đã khóa, khách đến nhà phải đi vòng ra cửa
sau.
Ngôi biệt thự diện tích khoảng 500m2, có 3 mặt tiền, tường rào cao 3
mét.
Theo người dân xung quanh, ngôi biệt thự được xây cách đây vài
năm.
Vợ chồng ông Kiên ít khi quan hệ với hàng
xóm.
Đường đi lát đá. Từng góc nhỏ của khuôn viên đều có cây
xanh.
Bể bơi khoảng 100 m2 khiến biệt thự như một khách sạn cao
cấp
Siêu xe Bentley biển đẹp của tư bản đỏ "bầu"
Kiên
Bangkok, Thailand ngày
22 tháng 8 năm 2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét