Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

MƯU ĐỒ THÔN TÍNH VIỆT NAM CỦA ĐẾ QUỐC CỘNG SẢN TRUNG HOA


Lê Tùng Minh

Dã tâm bành trướng quyền lực thống trị cả khu vực Châu Á Thái Bình Dương – là một chiến lược lâu dài - của Đế Quốc Cộng Sản Trung Hoa (ĐQCSTH), đã được tập đoàn Mao Trạch Đông – Chu Ân Lai… “nuôi chí lớn” từ sau khi chiếm được toàn Lục Địa Trung Hoa (1949)! Và Việt Nam được ĐQCSTH xem là vùng lãnh thổ thực hiện âm mưu thôn tính đầu tiên, trong chiến lược bành trướng cả khu vực Châu Á – Thái Bình Dương!

Theo sự phát triển của dòng lịch sử từ 1950 đến nay, có thể chia làm BỐN GIAI ĐOẠN THÔN TÍNH VIỆT NAM của ĐQCSTH, như sau:

- Giai đoạn 1950-1960.

- Giai đoạn 1961-1975

- Giai đoạn 1976-1990

- Giai đoạn 1991 đến nay…

* * *

I- GIAI ĐOẠN 1950-1960:

Sau khi chiếm được toàn bộ lục địa Trung Hoa và thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) với Mao Trạch Đông làm Chủ Tịch, cùng Chu Ân Lai làm Thủ tướng chánh phủ, ĐQCSTH bắt đầu thực hiện việc gieo mầm “tư tưởng sùng bái” Bác Mao và Đảng CSTH vĩ đại, đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân Việt Nam, bằng chiêu bài “viện trợ vô điều kiện” cho Việt Nam để Kháng Chiến Chống Pháp đến Thắng Lợi Hoàn Toàn! Cụ thể như:

- Giành riêng một phần đất của tỉnh Quảng Tây cho Chánh Phủ Hồ Chí Minh sử dụng như “hậu phưong lớn” để huấn luyện, đào tạo Cán bộ Quân sự, Chính trị, Văn hóa… cho công cuộc kháng chiến chống Pháp; và cho công cuộc xây dựng đất nước sau này. Mọi chi phí đều do “Mao Chủ Tịch tặng” cho không hoàn lại (?)

- Cử phái đoàn chuyên viên Quân sự sang giúp cho Quân đội Việt Nam mở chiến dịch đánh quân Pháp, từ chiến dịch Biên Giới (1950) đến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Chuyên viên Quân sự của Trung Cộng sang làm cố vấn, trực tiếp chỉ đạo đến cấp Tiểu đoàn, thậm chí xuống đến cấp Đại đội… Đại tướng Trần Canh của Trung Cộng trong chiến dịch Điện Biên Phủ có khi còn lấn át về quyền lực cả đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp! Bởi vì hầu hết vũ khí, đạn dược, lương thực thực phẩm và cả dược phẩm đều do ĐQCSTH cung ứng cho “Quân đội Cụ Hồ” (!)

- Cũng từ năm 1950, Trung Cộng chủ trương đưa “Phong trào giảm tô tiến đến Cải Cách Ruộng Đất” (CCRĐ) vào Việt Nam. Chánh phủ Hồ Chí Minh cử Cán bộ cao cấp (như Hồ Viết Thắng…) sang Trung quốc học tập để về Việt Nam, rập khuôn theo Trung Cộng, tiến hành “tiêu diệt giai cấp địa chủ” để không còn giai cấp bốc lột ở nông thôn Việt Nam(!?)

- Cũng theo sự chỉ dẫn của “Bác Mao và Đảng CSTH vĩ đại”, đồng thời với chiến dịch CCRĐ ở nông thôn (1953-1956), ở thành thị tiến hành tiến hành chiến dịch “Cải Tạo Công Thương Nghiệp Tư Bản Tu Doanh” mà thực chất là tiêu diệt giai cầp tư sản, bằng cách tước đoạt tài sản của các gia đình hữu sản (bị quy kết là tư sản!) để dọn đường xây dụng xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN)!

Đặc biệt chú ý! Từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ (5-1954) Trung Cộng đã đi đêm với Âu-Mỹ, làm áp lực với chánh phù Hồ Chí Minh phải chịu ký Hiệp Nghị Genève (7-1954) và buộc chấp nhận chia hai đất nước, thành HAI NƯỚC VIỆT NAM: Miền Bắc Cộng Sản - Miền Nam Quốc Gia!

Tóm lại: Để tiến đến sự thôn tính lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam trong tương lai, ĐQCSTH trong giai đoạn 1950-1960 đã chuẩn bị điều kiện về mặt gọi là CHINH PHỤC NHÂN TÂM, bằng chiêu bài “giúp đỡ vô điều kiện trên tinh thần môi hở răng lạnh”, nhưng thực chất là một sự toan tính vô cùng thâm độc, để làm suy yếu sức mạnh đoàn kết giữa các thành phần giai cấp của dân tộc Việt Nam, và tạo ra hai nước Việt Nam đối kháng nhau quyết liệt, như hai kẻ thù địch không đội trời chung, đến phải “tao sống mằy chết”(!). Rõ ràng, đến năm 1960 Chánh phủ Hồ Chí Minh đã thật sự chui đầu vào cái thòng lọng của ĐQCSTH!

II- GIAI ĐOẠN 1961-1975:

Bước vào năm 1960, ĐQCSTH bất đống với Liên Xô về đường lối cách mạng quốc tế! Mao Trạch Đông chỉ trích Khơ-Rút-Xốp là hữu khuynh, xét lại; Khơ-Rút-Xốp phê bình Mao Trạch Đông là tả khuynh, giáo điều (?). Thế là, anh Hai (Trung Cộng) quay lưng lại với anh Cả (Liên Xô)!

Vì vậy, Trung Cộng càng tìm đủ mọi cách để lôi kéo Hồ Chí Minh và Đảng Lao Động Việt Nam (ĐLĐVN) về với ĐQCSTH! Do đó, Bác Mao đã chỉ thị cho Đảng CSTH là “Việt Nam xin cái gì phải ráng thỏa mãn tối đa”(? ) - Phải thừa nhận rằng: Hơn 50% vũ khí đạn dược, dược phẩm và dụng cụ y tế, lương thực thực phẩn trong suốt giai đoạn này - miền Bắc xây dựng Xã hội XHCN, miền Nam đấu tranh chống Mỹ cứu nước - đều do ĐQCSTH cung ứng cho Việt Nam Cộng Sản!

Tuy nhiên, Bác Mao và Đảng của ông ta cũng không dại vì cái danh nghĩa “tình bạn láng giềng, tình đồng chí cách mạng quốc tế” mà từ bỏ dã tâm hôn tính Việt Nam trong tương lai! Cho nên, vừa dùng chiêu bài “viện trợ vô điều kiện” để tiếp tục mua chuộc lòng người Việt Nam trong bất cứ trường hợp nào, vừa tiến hành kế hoạch “điều – nghiên – phân - tổng” (tức là đìều tra, nghiên cứu, phân tích, và tổng hợp) tình hình Việt Nam, để lập “hồ sơ thôn tính Việt Nam” theo chiến lược lâu dài, chờ đợi thời cơ!

Muốn thực hiện được dã tâm đó, trước hết Trung Cộng phải “tổ chức mạng lưới tình báo” hoạt động khắp hai miền Việt Nam. Ở miến Bắc, đối tượng tổ chức quan trọng nhất là “sinh viên Việt Nam đang du học ở Trung Quốc”, bởi vì sau khi tốt nghiệp trở về miền Bắc Việt Nam, họ sẽ sung vào đội ngũ cán bộ quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội XHCN miền Bắc! Ở miền Nam, đối tượng tổ chức mạng lưới tình báo của ĐQCSTH là thành phần Hoa Kiều, chủ yếu là Hoa kiều Chợlớn!

Ngoài hoạt động của mạng lưới tình báo đã tổ chức được ở Việt Nam, mà Đại sứ quán của Trung Cộng tại Hànội là trung tâm chỉ huy tình báo ở miền Bắc, và Lãnh sự quán của Trung Cộng ở Hồng Kông là trung tâm chỉ huy mạng lưới tình báo Chợ lớn! Trung Cộng còn lợi dụng cơ hội yêu cầu của Chánh phủ Hồ Chí Minh, đề nghị ĐQCSTH chi viện binh chủng phòng không để chống “chiến tranh phá hoại miền Bắc” do không quân Mỹ tiến hành (1964-1967). Trung Cộng đã đưa 300,000 quân vào miền Bắc Việt Nam, đóng giữ những vùng trời trọng yếu từ Việt Bắc đến ngoại thành Hànội (!)

Về công khai, 300.000 quân của ĐQCSTH sang trú đóng ở những điểm trọng yếu từ Việt Bắc đến ngoại thành Hà nội là giúp cho miền Bắc Cộng Sản đánh bại chiến tranh phá hoại của Hoa Kỳ. Nhưng, về mặt bí mật thì 300.000 quân Trung Cộng là 300.000 trinh sát viên có nhiệm vụ điều tra tình hình bố phòng của Ba thứ quân (chủ lực quân, địa phương quân, du kích quân) ngay ở những nơi họ trú đóng; đồng thời quan sát thực địa, nắm chắc địa hình địa vật ở tại chỗ và những nơi họ đã đi qua… Do đó, sau khi hết thời hạn chi viện, Bộ Tham Mưu quân Trung Công đã có một Bản Đồ Tác Chiến thật cụ thể trên toàn bộ khu Việt Bắc và ngoại thành Hà nội, để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm chiếm Việt Nam khi cơ hội đến (!?). Trong hơn ba năm đóng quân ở miền Bắc, Cục Quân Báo (tình báo quân sự) của Trung Cộng cũng đã tổ chức được một mạng lưới mật hộ viên, rải khắp nơi họ đã trú đóng(!)

Từ năm 1969, ĐQCSTH một mặt vẫn tiếp tục nắm chắc “chánh phủ Hồ Chí Minh không có Hồ Chí Minh”, một mặt đưa tập đoàn Pôn-Pốt về Campuchia. Trong những năm 1970-1975, ĐQCSTH giảm bớt sự viện trợ cho miền Bắc Cộng Sản, thả vòi ve vuốt tập đoàn lãnh đạo Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (MTDTGPMN) nhằm mục đích lũng đoạn hai miền Nam - Bắc cộng sản! Đồng thời tăng cường viện trợ tiền bạc vũ khí cho tập đoàn Pôn - Pồt để tạo điều kiện cho tập đoàn lãnh đạo Khơ Me Đỏ trở mặt với Cộng sản Việt Nam! Ngay từ năm 1973 cố vấn Trung Cộng đã có mặt tận cấp cơ sở của chánh quyền Khơ Me Đỏ! Sau tháng Tư năm 1975, thấy Cộng sản Việt Nam đã chiếm được Miền Nam Quốc Gia, và biết tập đoàn Lê Duẫn – Lê Đức Thọ không còn “sùng bái Bác Mao” như thời ông Hồ Chí Minh, nên Trung Cộng đã thúc đẩy tập đoàn Pôn Pốt làm “vật hy sinh”, tiến hành cuộc chiến tranh đánh phá biên giới Tây Nam! Mưu đồ thâm độc của ĐQCSTH là là lợi dụng quân Khơ Me Đỏ được trang bị vũ khí và sự chỉ đạo của cố vấn Trung Cộng để từ cuộc đánh phá biên giới Tây Nam, cùng với sự nổi dậy của Hoa kiều Chợ lớn, đồng thời với sự nổi dậy của dân Khơ Me ở miền Tây, cùng với các lực lượng chống Cộng khác… tiến đến hành động đưa quân chủ lực của Khơ Me Đỏ có sự yểm trợ của không quân và hải quân Trung Cộng… đánh chiếm cả Miền Nam Việt Nam (?).

Tóm lại: Trong giai đoạn 1960-1975 này, ĐQCSTH đã tiến sâu hơn về việc thực hiện mưu đồ thôn tính Việt Nam. ĐQCSTH đã triệt để lợi dụng chiêu bài viện trợ và chi viện cho công cuộc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ; đồng thời lợi dụng lòng tin “tình đồng chí” của Đảng LĐVN với Đảng CSTQ, để tiến hành các hoạt động trinh sát, tình báo nhằm chuẩn bị cơ sở cho chiến tranh xâm chiếm miền Bắc Việt Nam khi có cơ hội. Càng xảo quyệt, khi thấy chiều hướng quân Mỹ đã rút về nước thì Việt Cộng sẽ chiếm Miền Nam, bên ĐQCSTH liền tung lá bài yểm trợ cho Việt Cộng thông “Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển” để chở vũ khí cho MTDTGPMN nên Trung Cộng ngang nhiên xua hải quân đánh chiếm Hoàng Sa (4-1974) thuộc quyền quản trị của chánh phủ Việt Nam Cộng Hoa!

Càng thâm độc hơn, ĐQCSTH đã lợi dụng mâu thuẫn dâm tộc trong quá khứ giữa dân tộc Việt và dân tộc Cao Miên, để khoét sâu long thù hằn dân tộc với chiêu bài “Cái gì của người Khơ Me trả lại cho người Khơ Me” (ý nói Nam Bộ Việt Nam trước đây là của Cao Miên - Sự thật lịch sử không đúng như vậy!) Từ đó, ĐQCSTH đã biến quân Khơ Me đỏ thành vật hy sinh, phục vụ cho mưu đồ xâm chiếm cả miền Nam Việt Nam(!)

III- GIAI ĐOẠN 1976-1990:

Đây là giai đoạn ĐQCSTH, dưới sự lãnh đạo của tập đoàn Đặng Tiểu Bình, đã quay mặt với Đảng CSVN, đã biến “tình bạn láng giềng chung lưng đâu cật với nhau” thành KẺ THÙ ĐỊCH KHÔNG CHUNG ĐỘI TRỜI!

Khi tập đoàn lãnh đạo tối cao của CSVN đã biết được mưu đồ lợi dụng quân Pôn Pốt, không chỉ đánh phá biên giới Tây Nam, mà còn tiến đến đánh chiếm cả miền Nam Việt Nam của ĐQCSTH thì họ quyết định “tiên hạ thủ vi cường”, bằng cách tập trung quân chủ lực, thiện chiến, quen thuộc chiến trường Campuchia, mở chiến dịch tấn công tổng lực, đánh bại quân Pôn Pốt trên khắp các mặt trận theo chiến thuật “tốc quyết tốc thắng, không cho tập đoàn Pôn Pốt và cố vấn Trung Cộng kịp trở tay để đối phó! Trong lịch sử chiến tranh giải phóng ở Châu Á, chưa có cuộc chiến tranh giải phóng nào ngắn gọn và nhanh như cuộc “Chiến tranh Giải Phóng Campuchia” của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam! Chỉ có 7 ngày, từ ngày 2 tháng Giêng năm 1979 đến ngày 9 tháng Giêng năm 1979, quân đội của CSVN đã chiếm được thủ đô Phnom Pênh!

Mất Campuchia vào tay CSVN, tập đoàn Đặng Tiểu Bình vừa xấu hổ - vì lớn mạnh như ĐQCSTH mà không bảo vệ được đàn em Pôn Pốt; vừa bực tức vì giận tại sao CSVN lại dám đá cú “song phi” đối với đàn anh như vậy! Do đó, Đặng Tiểu Bình quyết cho CSVN “một bài học”! Ngày 17 tháng Hai năm 1979, ĐQCSTH xua cả 100.000 quân được trang bị hiện đại, có sự hổ trợ của pháo binh và không quân tràn qua biên giới Hoa - Việt, từ Lạng Sơn đến Lao Kai, tiến hành cuộc Chiến Tranh hủy diệt một cách tàn khốc đối với 6 tỉnh biên giới của Việt Nam(!). Cuộc chiến tranh phi nghĩa của ĐQCSTH đã có dự định: Nếu chiếm được 6 tỉnh biên giới sẽ thừa thắng xông tới đánh chiếm thủ đô Hà nội, lật đổ chánh phủ Tôn Đức Thắng - Phạm Văn Đồng, dựng lên một chánh phủ bù nhìn do Triều đình Trung Nam Hãi chỉ huy (?). Nhưng, tập đoàn Đặng Tiểu Bình đã thất bại, trước sự phản công quyết liệt với tinh thần QUYẾT TỬ CHO TỔ QUỐC QUYẾT SINH của Quân Dân Việt Nam!

Cuộc chiến tranh tàn ác của ĐQCSTH chỉ kéo dài đến ngày 5 tháng Ba năm 1979 (tức 17 ngày đêm) đã phải cuốn gói, chạy thục mạng về bên kia biên giới, với sự thiệt hại nặng nể, với con số 80,000 quân bị tiêu diệt! Đó là một bất ngờ quá bi thảm đối với tập đoàn Đặng Tiểu Bình! Tuy nhiên Việt Nam cũng hy sinh không ít về người và của!

Một “thắng lợi lấn đất biên giới” như hành vi của quân ăn trộm của Trung Cộng trong cuộc chiến tranh này là nhổ bỏ và dời một số cột mốc biên giới từ Ải Nam Quan đến Sơn La, để lấn chiếm biên giới trên đất liền của Việt Nam, như lấn chiến 2/3 Suối Bản Giốc và Ải Nam Quan trong lịch sử là điểm phân chia ranh giới giữa Việt Nam và Trung Hoa, nhưng hiện nay lại thuộc phần lãnh thổ của Trung Quốc(!?.) Thủ đoạn gian xảo bỉ ổi đó đã được Trung Cộng tiếp tục để thôn tính lãnh hãi ở khu vực Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam!

Sau thất bại nhục nhã trong “cuộc chiến tranh cho Việt Nam một bài học”, ĐQCSTH tự biết là không thể xâm chiếm Việt Nam bằng vũ lực, nên Bộ Tham Mưu của Trung Nam Hãi mới chuyển hướng Thôn Tính Việt Nam theo CHIẾN LƯỢC TRƯỜNG KỲ! Trong chiến lược trường kỳ thôn tính Việt Nam, ĐQCSTH đồng thời thực hiện các phương sách như sau:

Một: Cho Cục Đồ Bản vẽ lại bản đồ của nước Trung Hoa, đặc biệt thay đổi về cương giới lãnh thổ cũng như lãnh hải ở phía Nam, mở rộng, kéo dài, tự ghép một phần của vùng biên giới trên đất liền và hầu hết các vùng lãnh hải của Việt Nam vào, coi như thuộc của ĐQCSTH, in vào sách giáo khoa Địa Lý Trung Hoa để cho học sinh, sinh viên Trung Quốc học; đồng thời cho in và phát hành, phổ biến trong quảng đại nhân dân Trung Quốc! Nếu căn cứ theo bản đồ Trung Hoa mới vẽ thì riêng các vùng lãnh hải giàu tài nguyên dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông, như Vịnh Bắc Bộ và các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đều của ĐQCSTH(?)

Hai: Thực hiện công việc thôn tính các vùng lãnh hải của Việt Nam bằng Chiến Thuật gậm nhấm, vết dầu loang, từ từ lấn chiếm từng hòn đảo lớn…, vừa liên tục tuyên bố với thế giới về “chủ quyền hợp pháp” của ĐQCSTH ở các vùng lãnh hải của Việt Nam, theo chính sách “Nói Láo Mãi… Lâu Năm Cũng Trở Thành Sự Thật”(!?)

Tóm lại: Trong thời gian 10 năm liên tục (1980-1990), ĐQCSTH chuyên tâm, ra sức đầu tư vào thủ đoạn thôn tính Việt Nam bằng mọi phương sách… Nhưng khi thấy Hoa Kỳ bải bỏ cấm vận đối với CVSVN và thiết lập bang giao với chánh phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) (1990), thì tập đoàn lãnh đạo ĐQCSTH liền thay đổi sách lược đối với CSVN! Trung Cộng quay mặt trở lại bắt tay thân thiện với “đồng chì Cộng Sản Việt Nam”(?) Vì thế, tháng 9 năm 1990, tại Thành Đô (Trung Quốc) mới có cuộc họp cấp cao chính thức giữa Trung Quốc và Việt Nam, mở đầu cho sự tái lập “tình hữu nghị sông liền sông, núi liền núi”(!?)

IV- GIAI ĐOẠN 1991 ĐẾN NAY:

Ngày 5 tháng 11 năm 1991. nhận lời mời của Giang Trạch Dân - Tổng Bí Thư của Đảng CSTQ và Lý Bằng - Thủ tướng nước CHNDTH. Đỗ Mưòi - Tổng Bí Thư của Đảng CSVN và Võ Văn Kiệt - Thủ tướng nước CHXHCNVN, dẫn phái đoàn Việt Nam sang Bắc Kinh. Đỗ Mưòi và Võ Văn Kiệt đã được những người đứng đầu Trung Cộng tiếp đón long trọng, “tay bắt mặt mừng”… Ngay ngày hôm đó, họ cùng ra “Thông Cáo Chung Việt Nam – Trung Quốc” gồm có 7 điểm, trong đó điểm 5 có giao kết rằng: “Hai bên đồng ý sẽ tiếp tục có những biện pháp cần thiết nhằm giữ gìn hòa bình và an ninh ở vùng biên giới hai nước, khuyến khích nhân dân vùng biên giới hai nước khôi phục và phát triển sự đi lại hữu nghị truyền thống, xây dựng đường biên giới Việt – Trung thành biên giới hòa bình và hữu nghị…” Chuyến giao tiếp này đã đặt nền tảng cho quan hệ ngày càng hàn gắn lại vết thương thù hận giữa hai nước Việt – Trung, trong suốt gần 20 năm qua(?)

Tại sao ĐQCSTH lại chuyển hướng, thay đổi sách lược “Biến Thù Thành Bạn”? - Tại vì ĐQCSTH lo sợ CSVN sẽ trở thành “Đồng Minh Chiến Lược” của Hoa Kỳ ở Châu Á – Thái Bình Dương. Nếu việc đó trở thành sự thật, thì “mộng bá chủ” Châu Á – Thái Bình Dương sẽ vỡ tan thành ảo mộng(!). Và mưu đồ thôn tính Việt Nam sẽ không thành! Đó, chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho ĐQCSTH sử dụng thủ đoạn “bắt tay thân thiện, vun đắp thình hữu nghị” để tái lập bang giao Trung Việt trên “tình đồng chí Cộng sản”(?)

Trong suốt gần 20 năm (1991-2009) tái lập bang giao trên tinh thần Hòa Bình Hữu Nghị, Không Xâm Phạm Chủ Quyền của nhau, thế nhưng ĐQSCTH vẫn tiếp tục thực hiện dã tâm thôn tính Việt Nam, mà trước tiên là chiếm lấy vùng lãnh hải giàu tài nguyên của Việt Nam! Bằng chứng như, vừa mới cùng Việt Nam ra Thông Cáo Chung (5-11-1991) thì ngày 8 tháng 5 năm 1992, Chánh phủ Trung Cộng ngang nhiên công khai cho phép Công Ty Dầu Lửa Ngoài Khơi Quốc Gia Trung Quốc, đã cùng Công Ty Năng Lượng Crestone của Hoa Kỳ, ký Hợp Đồng Hợp Tác Thăm Dò Dầu Khí trên một diện tích rộng đến 25.000 km2 trong “khu vực Nam Sa”, mà Trung Cộng gọi là “Vạn An Bắc - 21”, nhưng khu vực này, từ xưa đến nay là thuộc chủ quyền của Việt Nam! Ngày 17 tháng 5 năm 1992, Bộ Ngoại Giao nước CHXHCNVN đã ra tuyên bố xác nhận chủ quyền hợp pháp của Việt Nam về “khu vực Nam Sa” và phản đối hành động bất hợp pháp đó của Trung Cộng! Nhưng Trung Cộng vẫn cho tiến hành,, coi như lời tuyên bố xác nhận chủ quyềncủa Việt Nam và phản đối Trung Quốc đã vi phạm Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, nhưng ĐQCSTH vẫn cứ tiến hành xâm chiếm vùng lãnh hải của Việt Nam!

Trong suốt gần 20 năm (1991-2009) tái lập bang giao với Việt Nam, không năm nào ĐQCSTH không tiến hành mưu đồ lấn chiến biên giới trên đất liền để hợp pháp hóa trong khi cùng Việt Nam họp bàn xác định đường biên giới hiện hành! Đồng thời Trung Cộng cũng bành trướng chiếm cứ dần các khu vực quan trọng, có nhiều tài nguyên nhất của Vịnh Bắc Bộ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam! Trung Cộng luôn dùng thủ đoạn Vừa Ăn Cướp Vừa La Làng, điển hình như: Ngày 21 tháng Giêng năm 1995, ngưòi phát ngôn của Bộ Ngoại Giao nước CHNDTH dã la ầm lên là “Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc là phi pháp!” Ngày 29 tháng 8 năm 1995, Trung Cộng tuyên bố rằng: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi về quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) và vùng biển phụ cận…” Ngày 4 tháng 6 năm 1996, Cục trưởng Cục Hải Dương Trung Quốc Dương Văn Học đã lớn tiếng tuyên bố rằng: “Các đảo thuộc vùng biển Nam Hải từ xưa đến nay là lãnh thổ của Trung Quốc!”(?)

Từ đó, ĐQCSTH ngang nhiên xem mình là chủ vùng biển Nam Hải, nên tự do thiết lập Căn Cứ Thông Tin, xây dựng Sân Bay và đưa hải quân đến trú đóng ở một số đảo lớn ở Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam); đồng thời cho một số công ty du lịch đưa khác trong nước cũng như quốc tế đi tham quan Hoàng Sa và Trường Sa… .Cho các công ty năng lượng của Trung Quốc được phép ký hợp đồng với các công ty đầu tư nước ngoài tiến hành thăm dò và khai thác Dầu Khí(?) Trung Cộng còn cho lập Huyện Tam Sa để quản trị hành chánh đối với vùng lãnh hải Hoàng Sa và Trường Sa… Để bảo vệ an toàn cho những hoạt động Du Lịch, Đánh Cá và Khai thác Dầu Khí, gần đây Trung Cộng cho nột Tuần Dương Hạm cải danh thành Tàu Tuần Tra túc trực ở vùng biển Nam Hải. Mấy năm trước đây và bây giờ ĐQCSTH đã cho quyền hải quân Trung Cộng có quyền bắn phá tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam hoạt động ngay trên vùng lãnh hải của Việt Nam(!)

Song song với hành động xâm chiếm trắng trợn đó, ĐQCSTH cũng dùng thủ đoạn Thôn Tính Việt Nam bằng Kinh Tế rất tinh vi như sau:

- Tung hàng hóa với giá rẻ vào bằng con đường buôn lậu, tràn ngập thị trường Việt Nam để làm cho thị trường tiêu thụ hàng hóa nội địa bị rối loạn, ế ẩm… đồng thời tạo ra một tầng lớp buôn lậu để làm cho xã hội Việt Nam thêm rối loạn, mất an ninh!

- Tung tiền giả vào Việt Nam, bao gồm tiền Ngân Hàng Việt Nam và tiền đô la Mỹ, để làm cho “vàng thau lẩn lộn, thật giả khó phân”, gây hoang mang trong dân chúng, đồng thời làm cho đồng tiền của Ngân Hàng Việt Nam mất giá và thị trường tiền tệ Việt Nam đã rối loạn càng rối loạn thêm (!)

- Cho các công ty Trung Quốc vào Việt Nam để đầu tư trên các lĩnh vực kinh tế để vừa thu lợi nhuận cao, vừa hoạt động gián điệp trên cả hai lĩnh vực kinh tế và chính trị! Điển hình như vụ Công ty Trung Quốc đầu tư khai thác Bô-Xít miền Cao nguyên Trung phần Việt Nam, cụ thể là ở Lâm Đồng và Đắc Nông(!) Luật “đầu tư nước ngoài” nào cho phép công ty Trung Quốc mang cả vạn công nhân bình thường (không phải kỹ thuật viên) người Trung Quốc, và cả các loại công cụ và máy móc theo (ở Việt Nam có thể cung cấp cho họ) để khai thác Bô-Xít?! Hình ảnh “một nước Trung Quốc thu nhỏ” đang dựng lên tại Lâm Đồng và Đắc Nông, đã làm cho người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của tổ quốc không thể không nghi vấn(?) Thế lực nào đã làm chỗ dựa cho công ty Trung Quốc đó? Tại sao chánh phủ CHXHCNVN vẫn cứ cho họ tiến hành dựng lên cái quái thai như vậy, mà cứ phớt lờ, coi thường sự phản đối của giới trí thức, khoa học kỹ thuật Việt Nam? Ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nổi tiếng là người thức thời, nhưng ông đã coi thường ý kiến vàng ngọc của lão Đại tướng họ Võ thì thật là không thể hiểu nổi!?

[Chắc Bộ Chính Trị của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng CSVN khóa X không thể nào không thấy viễn ảnh nguy hại cho quốc gia dân tộc, nếu đến lúc nào đó ĐQCSTH thừa cơ xua quân tấn công miền Bắc Việt Nam, thì Tây Nguyên sẽ biến thành “Căn Cứ Chiến Lược” của Trung Cộng, chiếm giữ cao điểm để khống chế toàn vùng đồng bằng miền Nam hay không?]

Trong suốt gần 20 năm nay (1991-2009), để thực hiện thành công mưu đồ thôn tính Việt Nam, ngoài những thủ đoạn đã nói ở trên, ĐQCSTH còn tìm đủ mọi cách, bằng vật chất lẫn tinh thần, để MUA CHUỘC MỘT SỐ NHÂN VẬT LÃNH ĐẠO PHE BẢO THỦ trong Ban Chấp Hành Trung ương Đảng CSVN, biến họ thành lực lượng chính trị ra mặt ủng hộ chủ trương, đường lối đối nội cũng như đối ngoại của Trung Cộng, ngăn chặn khuynh hướng thân Mỹ của phe cấp tiến, để đưa Việt Nam lệ thuộc vào Trung Cộng, như một “thuộc quốc” cam tâm chịu sự chỉ đạo của Trung Nam Hải(!?) Chính một số nhân vật bảo thủ trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng CSVN, đã được ĐQCSTH mua chuộc là mầm tai họa nguy hiểm nhất đối với tương lai phát triển của dân tộc Việt Nam! Nếu không có những nhân vật lãnh đạo bảo thủ, tham quyền cố vị của Đảng và Nhà nước CHXHCNVN, làm “hảo đồng chí” của Trung Cộng, thì làm sao ĐQCSTH đã có thể thọc sâu vào các lĩnh vực Kinh Tế và Chính Trị của Việt Nam, ngày càng trắng trợn đưa đến sự phản ứng quyết liệt của các tầng lớp quần chúng nhân dân Việt Nam như vậy?

Tóm lại: Trong giai đoạn 1991-2009, qua bài học thất bại của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam vào đầu năm 1979, ĐQCSTH nhận thấy không thể dùng vũ lực để thôn tính Việt Nam! Vì vậy, ĐQCSTH mới thay đổi chiến lược tốc chiến tốc thắng thành CHIẾN LƯỢC TRƯỜNG KỲ THÔN TÍNH VIỆT NAM! Để thực hiện thành công mưu đồ chiến lược đó, ĐQCSTH đã dùng nhiều thủ đoạn về Kinh tế, Chính trị và văn hóa… vừa công khai trắng trợn vừa đi đêm mua chuộc những kẻ tham quyền tham lợi để tiến hành thôn tính Việt Nam!

* * *

Mưu đồ thôn tính Việt Nam của ĐQCSTH đã lộ ra một cách trắng trợn, các tầng lớp nhân dân Việt Nam, ở trong nước và ở hải ngoại, không thể bàng quan, nhẫn nhịn được nữa! Cho dù Việt Nam là một nước nhỏ, lực lượng quốc phòng của Việt Nam, tuy còn yếu kém hơn, so với ĐQCSTH. Nhưng, tinh thần dũng cảm, kiên cường, bất khuất, mưu trí chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, đã có truyền thống chiến thắng suốt hàng nghìn năm lịch sử đến nay! Dân tộc Việt Nam yêu chuộng Hòa Bình, nhưng không sợ bất cứ kẻ xâm lược nào! Đã đến lúc LỰC LƯỢNG CẤP TIẾN của Đảng CSVN vả của các tầng lớp nhân dân Việt Nam ngoài Đảng phải ĐOÀN KẾT NHẤT TRÍ THÀNH SỨC MẠNH CỦA CẢ DÂN TỘC, để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, trên đất liền cũng như trên biển thuộc chủ quyền của Việt Nam!

LÊ TÙNG MINH

Đông Bắc Mỹ

Ngày 12 tháng 4 năm 2009


Chính sách nhà Minh và CS Trung Quốc đối với Việt Nam

Tran Gia Phung
October 18, 2011

1. CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ MINH VÀO THẾ KỶ 15

Quân Minh đô hộ nước ta từ năm 1407, và thi hành chính sách thuộc địa khai thác. Để thực hiện công cuộc khai thác, trước hết, nhà Minh đổi Đại Việt thành quận Giao Chỉ, sáp nhập Đại Việt vào Trung Quốc, tổ chức hành chánh quận Giao Chỉ như một quận ở Trung Quốc, đưa người Trung Quốc sang nắm những chức vụ then chốt, dùng một số người Việt chịu cộng tác với nhà Minh vào những chức vụ địa phương.

Sau khi sáp nhập Đại Việt và Trung Quốc, quân Minh tiến hành kế hoạch đồng hóa. Quân Minh tịch thu hoặc tiêu hủy tất cả các loại sách vở của nước Nam, kể cả các bia đá ghi lại sự nghiệp của tiền nhân. Quân Minh chở về Trung Quốc hầu như toàn bộ sách vở Đại Việt đã có từ thời Hồ Quý Ly trở về trước. Các sách nầy được Phan Huy Chú ghi lại trong chương “Văn tịch chí” sách Lịch triều hiến chương loại chí. Thay thế sách vở Đại Việt đã tịch thu và tiêu hủy, nhà Minh cho phát hành rộng rãi sách vở Trung Quốc do vua Minh cho san định lại.

Tháng 9 năm 1414 (giáp ngọ), người Minh ra lệnh lập Văn miếu (thờ Khổng Tử), các đàn thờ thần xã tắc, núi, sông, gió, mưa ở các phủ châu huyện. Về phong tục, người Minh buộc thanh niên nam nữ không được cắt tóc mà phải để tóc dài; phụ nữ phải bận áo ngắn quần dài như người Minh. Người Minh còn cấm người Việt không được ăn trầu. Ăn trầu là một tục lệ lâu đời của người Việt. Cũng trong năm 1414, nhà Minh mở trường học ở Thăng Long và các phủ, châu, huyện.

Trong khi từ từ đồng hóa người Việt, nhà Minh tổ chức khai thác kinh tế để phục vụ nhu cầu của Trung Quốc. Về tài nguyên nhân lực, nhà Minh bắt hết nhân tài Đại Việt, những người thông minh, thông kinh, học rộng, quen thuộc việc quan, chữ đẹp, tính giỏi, nói năng hoạt bát, tướng mạo khôi ngô, khỏe mạnh, dũng cảm, quen nghề đi biển, khéo nghề sản xuất gạch, làm hương… đưa về Trung Quốc sử dụng.

Về nông nghiệp, quân Minh quy định mỗi mẫu ruộng chỉ có 3 sào, thay vì 10 sào như cũ. Đổi đơn vị đo lường như thế có nghĩa là tăng thuế ruộng đất lên hơn ba lần. Năm 1410 (canh dần), quân Minh ra lệnh đặt đồn điền ở các nơi gần thành Thăng Long, thu mua lúa ở các phủ Tuyên Hóa, Thái Nguyên, Tam Giang, để cung ứng thực phẩm cho đoàn quân viễn chinh; buộc dân Việt trồng hồ tiêu đặc sản để chuyển về Trung Quốc như: hương liệu, hươu trắng, chim vẹt, vượn bạc má, trăn …Người Minh còn bắt dân chúng vùng rừng núi tìm bắt voi, tê giác, và dân chúng làm nghề chài lưới ven biển đi mò ngọc trai.

Tháng 7 năm mậu tuất (1418), người Minh thiết lập trường sở thu ngọc trai tại hai địa điểm có hải phận sinh sản nhiều ngọc trai. Đó là Vĩnh An (Tiên Yên, Vạn Ninh, Quảng Yên) và Vân Đồn (Vân Hải, Quảng Yên). Hằng ngày, hàng ngàn dân bị đưa đi mò ngọc trai cho người Minh.

Về công nghệ, người Minh thu mua vàng bạc, những kim loại quý hiếm chở về Trung Quốc. Tháng 8 năm ất mùi (1415), nhà Minh thiết lập các trường cục cai quản các vùng mỏ vàng bạc, đốc thúc dân đinh khai đào các kim loại quý, kiểm điểm sản lượng và niêm phong nạp lên thượng cấp.

Nhà Minh thực hiện chính sách thuộc địa khai thác một cách triệt để đến nỗi trong bài Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã than: “Nào lên rừng đào mỏ, nào xuống bể mò châu, nào hố bẫy hươu đen, nào lưới dò chim sả. Tàn hại cả côn trùng thảo mộc, nheo nhóc thay! quan quả điên liên…. Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa. Nặng nề về những nỗi phu phen, bắt bớ mất cả nghề canh cửi. Độc ác thay! trúc rừng không ghi hết tội; dơ bẩn thay! nước bể không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất tha cho, ai bảo thần nhân nhịn được.”

2. CHỦ TRƯƠNG CỦA CỘNG SẢN TRUNG QUỐC VÀO THẾ KỶ 20 và 21

Lược qua chính sách của quân Minh, có lẽ mọi người nhớ lại vào năm 1975, khi vừa cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) tức miền Nam Việt Nam, Cộng sản Việt Nam (CSVN) tập trung và đốt hết sách vở miền Nam nhằm tiêu diệt văn hóa miền Nam, truyền bá văn hóa Mác-xít, không khác gì nhà Minh đã tiêu diệt văn hóa Đại Việt, truyền bá văn hóa Trung Quốc.

Cũng sau khi cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, CSVN bắt sĩ quan, công chức cao cấp VNCH đi học tập cải tạo, thực chất là bắt giam trong các trại tù trên rừng thiêng nước độc và bắt lao động khổ sai. Số người bị bắt giam lên khoảng 1.000.000 người, trong 150 trại giam và số người bị chết trong các trại giam lên đến khoảng 165.000 người. (Spencer C. Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, a Political, Social, and Military History, Volume Two, Santa Barbara, California, 1998, tr. 602.) Cách bắt người đưa lên các trại tù học tập cải tạo của CSVN không khác gì quân Minh đã đày đọa dân Việt vào thế kỷ 15: “ Nào lên rừng đào mỏ, nào xuống bể mò châu …”

Những chủ trương trên đây là do CSVN học theo quan thầy là Cộng sản Trung Quốc (CSTQ). Cộng sản TQ đối với Việt Nam vào thế kỷ 20 và 21 còn thâm độc hơn nhà Minh đối với Đại Việt vào thế kỷ 15. Trước hết, trong một tài liệu của đảng CSTQ tựa đề là “Cách mạng Trung Quốc và đảng Cộng Sản Trung Quốc”, đưa ra năm 1939, lãnh tụ đảng CSTQ là Mao Trạch Đông đã xác quyết rằng An Nam (tức Việt Nam) là “nước phụ thuộc của Trung Quốc.” (Nxb. Sự Thật, Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua [tài liệu của đảng CSVN, không đề tên tác giả], Hà Nội: 1979, tr. 16.) (Lúc nầy CSVN đang chống CSTQ.) Điều nầy chẳng khác gì nhà Minh sáp nhập Đại Việt thành một quận của Trung Quốc vào thế kỷ 15.

Từ năm 1950, khi bắt đầu viện trợ quân sự cho CSVN, CSTQ cũng “viện trợ văn hóa” cho CSVN. CSVN tổ chức các phong trào “rèn cán chỉnh cơ”, “rèn cán chỉnh quân”, “chỉnh huấn”, theo cách thức CSTQ, nhằm loại bỏ tất cả các thành phần dân tộc trong cuộc chiến chống Pháp. Vì vậy từ năm nầy, nhiều nhà yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc đã ly khai Việt Minh và về thành phố hợp tác với chính phủ Bảo Đại.

Cuộc Cải cách ruộng đất theo công thức của CSTQ đã giết hại khoảng 200,000 người dân một cách oan ức. Công thức của Trung Quốc do một đảng viên CSVN cao cấp ghi lại là “một xã có từng nầy bần cố nông thì theo kinh nghiệm Trung Quốc, nhất định phải có bằng nầy địa chủ”.(Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ và Quốc hội [tái bản], California, 1995, tr. 166.)

Trong cuộc CCRĐ năm 1955, tại Thanh Hóa, đội CCRĐ đã đập phá tấm bia đá từ thế kỷ 15 ghi công đức của Lê Lợi tức Lê Thái Tổ. (Nguyễn Minh Cần, “Xin đừng quên! Nửa thế kỷ trước”, điện báo Ánh Dương, ngày 3-2-2006.) Đội CCRĐ còn đốt nhà thờ tộc họ Nguyễn của đại thi hào Nguyễn Du ở Nghệ An, tiêu hủy tất cả những di cảo của đại thi hào nầy. (Nguyễn Minh Cần, báo đã dẫn.). Cũng tại Nghệ An, anh hùng dân tộc Phan Bội Châu bị đội CCRĐ đem ra đấu tố và ảnh của Phan Bội Châu bị quăng vào chuồng trâu. (Lời kể của cháu nội Phan Bội Châu trên báo Kiến thức ngày nay, số 50, Tp.HCM ngày 15-12-1990, và thư của Lê Nhân gởi Phan Văn Khải, trên báo Đàn Chim Việt ngày 5-12-2005.) Hành động nầy không khác gì nhà Minh vào thế kỷ 15, đập phá bia đá của Đại Việt, đốt hoặc tịch thu sách vở của Đại Việt đem về Trung Quốc.

Còn nữa, để lấy lòng Trung Quốc, CSVN ký công hàm ngày 14-9-1958 công nhận Tuyên bố ngày 4-9-1958. Bản tuyên bố nầy chẳng những xác định hải phận 12 hải lý của Trung Quốc mà còn xác định chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn là của Việt Nam. Đây là tội phản quốc lớn lao nhất trong lịch sử dân tộc, dâng đảo, dâng biển cho ngoại bang bắc phương.

Bị CSTQ áp lực nặng nề, sau năm 1975, CSVN chạy theo Liên Xô, muốn chống lại CSTQ. Vì vậy năm 1979, CSTQ “dạy” cho CSVN một bài học. Sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 chấm dứt tình trạng lưỡng đầu trong khối Cộng sản Quốc tế. Trung Quốc trở thành cường quốc cộng sản số 1 trên thế giới. Từ đây CSVN không còn sự chọn lựa nào khác; không còn đu dây giữa Liên Xô và Trung Quốc. Nếu muốn tồn tại, CSVN bắt buộc phải thần phục và qụy lụy cường quốc cộng sản còn lại là Trung Quốc. Về phía Trung Quốc, không còn sợ bị Liên Xô canh tranh ảnh hưởng, CSTQ áp dụng kế hoạch tằm ăn dâu, từ từ nuốt dần con mồi Việt Nam.

Trên danh nghĩa, CSTQ không đô hộ Việt Nam như nhà Minh đô hộ Đại Việt, nhưng CSTQ khống chế đảng CSVN và dùng đảng CSVN làm công cụ khai thác Việt Nam nhằm phục vụ Trung Quốc. Có lẽ chúng ta còn nhớ là trong nền bang giao giữa Đại Việt và Trung Quốc, trước kia vua chúa Đại Việt phải gởi phẩm vật sang triều cống Trung Quốc, nhưng vua chúa Đại Việt vẫn độc lập một cõi và không cúi đầu vâng phục Trung Quốc. Trong khi đó, hiện nay, lãnh đạo CSVN nằm trọn trong tay CSTQ, nên CSVN phải thi hành những mệnh lệnh của CSTQ.

Đầu tiên, CSTQ áp lực CSVN phải ký hai hiệp ước nhượng đất và nhượng biển. Trước kia còn Liên Xô làm đối trọng, CSVN dựa vào Liên Xô để tìm cách tránh né CSTQ. Lần nầy Liên Xô đã tan rã, CSVN đành phải vâng lời Trung Quốc. Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt Nam Trung Quốc ngày 30-12-1999 nhượng ải Nam Quan và một nửa Thác Bản Giốc cho Trung Quốc. Hiệp ước phân định lãnh hải ngày 25-12-2000, nhượng cho Trung Quốc khoảng 10.000 cây số vuông mặt biển trên Vịnh Bắc Việt.

Người Trung Quốc tràn vào Việt Nam càng ngày càng đông, không cần hộ chiếu nhập cảnh, lập gia đình và ở lại luôn Việt Nam, chẳng những cạnh tranh về kinh tế với người Việt Nam mà còn nhắm mục đích đồng hóa Việt Nam. Hàng hóa công nghiệp rẻ tiền của Trung Quốc tuông vào Việt Nam qua đường biên giới rộng mở, giết chết các ngành tiểu thủ công nghiệp trong nước Việt Nam.

Trước kia, quân Minh lập đồn điền, thu mua lúa gạo, thực phẩm gởi về Trung Quốc. Ngày nay người Trung Quốc vơ vét thực phẩm Việt Nam, nhất là hải sản đưa về Trung Quốc. Trung Quốc thu mua nhiều loại “đặc sản” lạ lùng, như móng trâu, tai ngựa, rắn rết, … Muốn bán móng trâu, tai ngựa thì phải giết trâu ngựa. Bắt rắn rết đi bán thì làm mất cân bằng sinh thái trong thiên nhiên… Đây là những kế hoạch nhằm hủy hoại môi trường và kinh tế Việt Nam.

Ngoài ra, Trung Quốc còn thuê đất dài hạn của Việt Nam, từ đồng bằng lên rừng núi, tổ chức canh tác những nông phẩm theo nhu cầu xuất cảng của Trung Quốc để gởi về Trung Quốc, hoặc xuất cảng thẳng đến các khách hàng của Trung Quốc trên thế giới.

Ngày trước, quân Minh bắt dân Việt vùng rừng núi tìm những sản phẩm quý hiếm là sừng voi tê giác . Ngày nay, CSTQ tổ chức sản xuất bauxite ở vùng cao nguyên Cao Bằng và Lâm Đồng, chẳng những tác hại về môi trường mà còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh vùng cao nguyên. Công nhân Trung Quốc trong những nông trường và công trường là những quân nhân “ẩn tế”, mai phục sẵn sàng, chờ đợi thời cơ là ra tay hành động. Ngày trước quân Minh bắt ngư dân Việt Nam xuống biển mò ngọc trai, thì ngày nay, CSTQ lấn biển, chiếm ngư trường, tìm kiếm loại nguyên liệu quý dưới lòng biển là dầu hỏa.

Vào thế kỷ 15, hoàng đế nhà Minh chỉ áp lực Đại Việt ở phía bắc. Ngày nay, CSTQ thâm độc hơn, áp lực Việt Nam ở cả 3 mặt: bắc (biên giới Việt-Trung), tây (Lào, Cambodia và dãy Trường Sơn), và đông (Vịnh Bắc Việt và Biển Đông). Vua chúa Trung Quốc chỉ ham đánh chiếm đất liền. Ngoài đất liền, CSTQ còn đánh chiếm hải đảo, hải phận và ngư trường Việt Nam.

Một bài học lịch sử trong cuộc kháng Minh của Lê Lợi đáng ghi nhớ: Khi nhà Hồ đảo chánh nhà Trần năm 1400, một vài con cháu nhà Trần chạy qua Trung Quốc cầu cứu nhà Minh. Vì vậy, Lê Lợi không dính líu đến nhà Hậu Trần nhằm tránh tai tiếng và tránh bị nội ứng, chờ đợi cho đến khi con cháu nhà hậu Trần hoàn toàn sụp đổ năm 1414, thì khi đó Lê Lợi mới bắt đầu chiêu tập hào kiệt, tổ chức hội nghị Lũng Nhai năm 1416, cùng nhau thề nguyền chung sức chống quân Minh, và sau đó mở cuộc kháng Minh năm 1418. Đây là một kinh nghiệm mà ngày nay chúng ta cần phải học hỏi.

Ngày nay, Hồ Chí Minh và CSVN rước quân CSTQ vào Việt Nam, rồi làm tay sai cho CSTQ. Đảng CSVN ngày nay vô cảm với tình tự dân tộc, đàn áp và giải tán tất cả những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở trong nước. Đàn áp lòng yêu nước của quần chúng là một sự phá sản tinh thần dân tộc chưa từng xảy ra trong lịch sử Việt Nam. Như thế, CSVN còn đó thì không thể chống Trung Quốc được. Muốn chống Trung Quốc thì trước hết phải chấm dứt đám nội ứng CSVN, giống như Lê Lợi muốn chống quân Minh thì phải đợi cho nhà Hậu Trần sụp đổ.

Vừa qua, có một số người ở hải ngoại viết “Thư ngỏ” gởi CSVN là một việc làm thật là vô ích. Đúng là “đàn gảy tai trâu”. Nếu quý vị còn quan tâm đến tiền đồ dân tộc, muốn viết thư ngỏ, thì xin quý vị hãy viết thư ngỏ kính gởi nhân dân Việt Nam, kính gởi hơn 80 triệu đồng bào trong nước, kêu gọi đồng bào hãy đoàn kết với những nhà tranh đấu dân chủ trong nước, đồng loạt đứng lên giải thể chế độ độc tài CSVN, chấm dứt nạn tay sai nội ứng, thì lúc đó dân tộc Việt Nam mới có thể chiến đấu chống Trung Quốc.

Trần Gia Phụng
(Trình bày tại Lễ Giỗ Hưng Đạo Đại Vương và Lê Thái Tổ Ngày 15-10-2011 tại thành phố Mississauga, Ontario.)

http://www.vietthuc.org/2011/10/18/chinh-sach-nha-minh-va-cs-trung-qu%e1%bb%91c-d%e1%bb%91i-v%e1%bb%9bi-vi%e1%bb%87t-nam/

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

MÙA THU Trong Tình Ca Việt

image

"Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đámmây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường… Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy giá lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm Nay Tôi Đi Học..."
Tôi còn nhớ mãi bài "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh hồi mới lên trung hoc đệ nhất cấp. Do đó mùa thu vẫn là đề tài được bàn tán muôn thủa bởi những nhà văn, nhà thơ hay những nhạc sĩ trong kho tàng văn chương hay âm nhạc Việt Nam . Người ta ca tụng mùa thu, bối cảnh mùa thu được dàn dựng trong những tác phẩm của họ như những không gian lá vàng rơi hay những chia ly buồn bã. Tôi yêu mùa thu từ bản chất, yêu cả những bản nhạc mùa thu. Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài này, tôi cố gắng đưa ra một số bài tiêu biểu của những nhạc sĩ đã sáng tác những tác phẩm về mùa thu. Tôi vốn thích bản thu ca tiền chiến của nhac sĩ Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Cuối thập niên 50 khi tôi còn học tiểu học, thầy giáo của tôi di cư từ miền Bắc vào. Ông có một tâm hồn nhạc sĩ, chính ông đã để lại trong tôi một ấn tượng thật tuyệt vời của một mùa "Thu quyến rũ":

"Anh mong ch mùa thu
Tr
i đt kia ng màu xanh lơ

Đàn b
ướm kia vui đùa trên muôn hoa
Bên nh
ng bông hng đ
p xinh
Anh mong ch
mùa thu
Dìu th
ế nhân vào ch
n thiên thai
Và cánh chim ng
p ngng không mu
n bay
Mùa thu quy
ến rũ anh ri …"

Thu Quyen Ru-Anh Tuyet

image

Trong bối cảnh buồn bã nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói về mùa thu của ông qua đi khi "Nhìn những mùa thu đi". Thu đi và để lại cho chúng ta những chia ly, những nuối tiếc sầu rơi, những ý nghĩ riêng tư man mác trong tâm hồn:

"Nhìn nhng mùa thu đi
Em nghe s
u lên trong n
ng
Và lá r
ng ngoài song
Nghe tên mình vào quên lãng
Nghe tháng ngày ch
ết trong thu vàng ..."

Nhìn những mùa thu đi - Khánh Ly

image

Khi người ta yêu nhau thì mọi thứ đều từ thiện, người ta sẽ cho nhau tất cả, từ những tháng ngày, những tặng phẩm quý báu, cho con tim, cho nhau kỷ niệm... với nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, ông cho người tình cả một bầu trời mùa thu tuyệt vời về nhạc và lời ca. Bài "Mùa thu cho em" được ra đời năm 67. Chính bài ca này đã đánh thức tôi những cái đáng yêu của một mùa thu tình ái:

" Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
Em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương
Và em có nghe khi mùa thu tới
Mang ái ân mang tình yêu tới
Em có nghe, nghe hồn thu nói
Mình yêu nhau nhé..."

Mùa Thu Cho Em

Mùa thu là mùa của nỗi buồn, của chia tay, của những mối tình dang dở. Ở tuồi còn đi học, những nam sinh vẫn có những kỷ niệm đến đứng ngẩn ngơ ở cổng trường con gái như những cửa trường Gia Long, Nguyễn Bá Tòng, Sương Nguyệt Ánh hay Trưng Vương. Để rồi "Em tan trường về, mưa bay mờ mờ, anh trao vội vàng chùm hoa mới nở, ép vào cuốn vở”. Người con gái như đóa hoa hồng, hoa pensé, hoa mimosa hay hoa phượng hồng như môi em. Một nụ hôn đầu ngất ngây để rồi nhung nhớ mãi mãi về sau. Mùa Hạ đến rồi mối tình chia ly vì lý do nào đó… Để rồi khi sang mùa thu, mùa tựu trường cô gái Trưng Vương nhìn lá vàng rơi ngoài đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo gió heo may vi vu để nhớ đến người bạn trai xưa với nụ hôn đầu nồng nàn. Nhà thơ nữ Nguyễn Thị Lệ Thanh đã sáng tác bài thơ "Trưng Vương, khung cửa mùa thu", và nhạc sĩ Nam Lộc đã soạn thành một ca khúc ghi dấu những mối tình nhẹ nhàng, nỗi bâng khuâng, những xao xuyến của tuổi học trò:

"Tim em chưa nghe rung qua mt ln!
Làn môi em ch
ưa hôn ai cho tht g
n
Tình tr
n mong manh như lá me xanh Ngô ngác rơ
i nhanh
Thu giăng heo may che bóng cây l
nh này
Ng
ười cho em nghe câu nh thương t
ng ngày…
Ng
ười mang cho em quen môi hôn ngt m
m
Tình cho tim em rung nh
ng đêm l
nh lùng…
N
ng vn vương nh
gót chân
Tr
ưng Vương vng xa anh r
i
Mùa thu đã qua m
t l
n
Ch
t nghe bâng khuâng lá rơi đy sân...”

Trung Vuong Khung Cua Mua Thu


image

Mùa thu của những tình tự yêu đương, đã lôi cuốn người nhạc sĩ đã dùng bối cảnh thu ca như trong nhiều tác phẩm của ông về mùa thu, Phạm Anh Dũng đã tâm sự những nồng nàn, những cụm từ truyền cảm của ông qua bài "Gọi mùa thu mơ":

"Anh gọi mùa thu mơ
Một sớm thu sương mờ
Nai vàng đạp trên lá
Bước từng bước xa xa...
Anh gọi mùa thu mơ
Trời sớm sông không bờ
Lá vàng rơi lác đác
Dịu dàng cơn gió bay
Anh hẹn mùa thu sang...

Gọi Mùa Thu Mơ (Phạm Anh Dũng) Xuân Thanh


image

Mùa thu để chúng ta ru người tình. Khi mùa thu tới người nhạc sĩ hát khúc thu ca để dìu người yêu vào giấc điệp bình yên, Đức Huy đã ru người tình của mùa thu như sau:

"Hôm mùa thu gió hát bài ca cũ
Mùa thu lá vàng bay
Anh ru em ng

Bài ca dao ta v
n hát khúc u thơ
N
ng vàng m sui nước dt mây thu
Ng
p ngng trôi gic mơ

Anh ru em ng

Dài c
ơn mê thương yêu y
Nh
ng ngày còn ái ân..."

Còn mùa thu của Từ Công Phụng thì như thế nào? Ông ru người yêu về với mùa thu dịu dàng, du dương với những lối ru nhẹ nhàng, dấu yêu của mây ngàn bay, hãy nghe bài "Mùa thu mây ngàn":

"Bun vương mây ngàn giăng khp li
Mùa thu b
ơ vơ đến bên tr
i
Ru tóc em su
i ngu
n
G
i hn trong gió thu bu
n
Ngày mai chúng mình xa nhau r
i
C
m tay em nhìn sao không nói..."

Mùa Thu mây ngàn - Tuấn Ngọc & Thái Hiền

image

Tuần rồi tôi tình cờ được nghe bài "Dáng thu", người nhạc sĩ đã âu yếm so sánh vẻ đẹp kiều diễm, đài các của mùa thu như người thiếu nữ trong những dòng nhac thu ca. Nhật Vũ đã dìu người tình qua vũ điệu Tango:

"Dáng thu vơi bun như thương nh ai
Dáng thu v
đây mùa thu ơ
i ai có hay
Ta v
n ngm mây tr
i
Th
ương v tóc buông lơ
i
Th
ương nh mãi n cườ
i
B
môi xinh như m
ng
T
ngày em đi
Đã bao l
n thu v ri?

image

Dáng Thu Về

Lại một tình cờ khác tôi lắng nghe tiếng đàn của một người nhạc sĩ Mai Đức Vinh bên phương trời Canada , ông cho chúng ta nghe một bản tình ca quyến luyến và nhiều vương vấn của người thiếu nữ trong giấc mơ thu của ông "Thu về hôm nao", thơ Phạm Anh Dũng:
".....Này em nhé mt nâu qua rng thu
Trong bóng th
i gian nh tiếng sươ
ng mù
Chi
u rơi lá chín thương em hương l
a
Anh nh
t thu v xây tím áng thơ

Chi
u sao hoang vng vàng phai sc lá
Anh vi
ết tình thu trên môi em thôi".
Một chiều thu đến để rồi Phan Bá Chúc đã làm thơ, đã phổ nhạc từ khung trời yêu thương Đà Lạt qua ca khúc thật trữ tình và đáng yêu, "Tôi có em chiều thu":

"Chiu phai mây trng trôi
Trôi qua dòng đ
i mun phi
n
Chi
u nay tôi thy em gi n
ng lên
Chi
u thu tôi em tôi em như mt tình c va đế
n
Bàn chân em e th
n, bàn tay em thơ d
i
V
i vàng con chim bé v
cánh bay lên cao
Đ
i cho tôi có em trong mt chiu không mong đ
i
Đ
i cho tôi có em trong thu v hương tình t
i
Bàn tay thôi e th
n, bàn chân thôi thơ d
i
Chi
u nay con chim én líu lo thương đi”
image
Mùa thu 75 đã làm bao nhiêu con tim điêu đứng, Ngô Thụy Miên khi ra xứ ngồi đã chia sẽ tâm tư của ông qua bài "Thu Sàigòn" như sau:

"Em hi anh mùa thu Sài gòn
N
ng còn vương vương trên hàng ph v
ng
Em h
i anh mùa thu Sài gòn
N
ước mt bây gi có như mưa tuôn..."

Thu SÀI GÒN
Từ miền trung nam nước Mỹ, nhac sĩ Đỗ Duy Thụy đã bộc lộ tâm sự của ông khi mùa thu về ta.i Houston với những nhung nhớ mùa chia ly của tình yêu trong bài "Thu vàng nổi nhớ":

"Theo bước chân em đi thu vàng
Tình
ơi sao đến mu
n màng
N
i nh
mang theo cung đàn
Bu
n vươ
ng trên bao tháng năm
Đ
i mt rng thu hoang v
ng
M
ơ em là n
ng xuân sang
H
n anh mng cũ chư
a tan
Tình theo lá thu vàng"

Trong nỗi khắc khoải khôn nguôi, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã tưởng nhớ dến mùa thu năm cũ khi nhìn về người tình

Cũng vì mùa thu năm cũ vơi đầy nhung nhớ, Ngô Thụy Miên âu yếm nhìn vào ánh mắt người tình với bài "Thu trong mắt em":

"Rồi một mùa thu tới cho mắt em buồn trong nắng
Mầu tình hôn tóc rối ru má em hồng say đắm...
Ô hay mùa Thu lại về cho mình giăng hẹn hò
Gọi tên nhau khi chiều đến
Mây Thu vấn vương đan ngập lối đi
Ái ân theo hồn vút cao Vết mơ tình xõa tay mềm..."

Thu Trong Mắt Em (Phạm Anh Dũng) Quỳnh Lan hát (Vinh Nguyễn)

image

Nếu mùa thu được dùng như biểu tượng của sự ra đi hay sự chia ly để rồi dứt khoát một cuộc tình buồn não nề nào đó. Trong bối cảnh buồn của mùa thu ở vườn Luxemburg với ngập xác lá vàng rơi. Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đã viết bài "Mùa thu không trở lại" để nói lên nỗi sầu tan tác của ông:

"Em ra đi mùa thu, mùa thu không tr li
Em ra đi mùa thu, s
ương m
giăng âm u
Em ra đi mùa thu, mùa thu không còn n
a
Đ
ếm lá mùa thu, đo su ngp tim tôi…"

Mùa Thu Không Trở Lại - Sĩ Phú


image

Cũng như sự chia ly từ mùa thu dang dở, người yêu sẽ tìm quên lãng mùa thu sầu úa vì tình đã chết trong lòng khi niềm cô đôn chợt đến mà nhạc sĩ Nam Lộc ghi nhận qua bài "Anh đã quên mùa thu":

"Bây gi là mùa thu
Chi
u vng khói sươ
ng mù
Hàng cây khô s
u úa
Hiu h
t đng trong mư
a
M
ưa như l tình xư
a
L
thm mãi cho v
a
L
thương hoa phượ
ng rũ
Em có nghe mùa thu...

Anh Đã Quên Mùa Thu - Nam Lộc, Tùng Giang-Tiếng hát:Dalena

image

Mùa thu về với khung trời Paris của Cung Trầm Tưởng, nhà thơ này đã kể về chuyện tình mùa thu với nàng kiều nữ tóc nâu người địa phương bên vườn Luxemburg. Bài thơ "Mùa thu Paris" được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành một nhạc phẩm đã đi vào dĩ vãng của Saigon một thời xa xưa:

"Mùa thu Paris, tri but ra đi
H
n em quán nh, hn em quán nh

R
ượu rưng rưng ly đ tràn tr ...
Mùa thu âm th
m bên vườn L
c Xâm
Ng
i quen ghế đá, ngi quen ghế
đá
Không em bu
t giá t
tâm
Mùa thu n
ơi đâu, người em mt nâu

Tóc vàng si nh, tóc vàng si nh
Ch
mong em chín đ trái su..."
MÙA THU PARIS
image
Từ một phương trời nào đó Phạm Anh Dũng âu yếm thì thầm với người em gái mắt nâu của mình bằng những lời yêu dấu để thăm chừng khi nào mùa thu của tình yêu thực sự đến. Nếu Phạm Trọng Cầu hay Trịnh Công Sơn nhìn mùa thu đi với nỗi niềm tiêu cực thì tương phản thì Phạm Anh Dũng lại nhìn mùa thu ở khía cạnh tích cực. Nào chúnh ta hãy nghe lời hát của Phạm Anh Dũng qua bài "Mùa thu về chưa em nhỉ":

"Này yêu du, mùa thu v chưa nh
G
i mây trôi em th tóc bay đi
H
t long lanh rơi nht lá thay m
u
Tình xanh bi
ếc, xanh mu đôi m
t nâu...
Này yêu d
u, mùa thu v lá đ

Dòng sông xanh trôi v
mãi xa xôi

Chiec La Thu Phai - Trinh Cong Son

Thu ca

Mua Thu La Bay

GIOT MUA THU- Dan Bau

Mua thu cho em Ngo Thuy Mien

We make a living by what we get; we make a life by what we give.
-- Winston Churchill