- 正在读取数据...
MAKENO (VN)
Bài viết này được tiếp theo bài Saigon bây giờ, MAKENO là chữ hiện nay đang được dùng ở Saigon có nghĩa là Mặc Kệ Nó, một chủ nghĩa bàng quan, vô cảm không quan tâm đến những gì xảy ra trong xã hội quanh mình, một chủ nghĩa hiện nay đang tồn tại trong xã hội Saigon vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau.
Cộng với tình trạng kinh tế suy thoái tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới hiện nay, tình trạng cướp giật đã xảy ra như cơm bữa tại Saigon. Bất cứ ai, đàn ông cũng như đàn bà, nếu đang đi xe gắn máy mà móc điện thoại di động ra nghe vì có cú phone gọi tới, là kể như bị bọn cướp giật xông đến và giật phăng điện thoại cùng lúc với việc đạp cho khổ chũ ngã sóng xoài ra đường để không kịp ngồi dậy đuổi theo. Cũng chẳng cần bạn đang nghe điện thoại, chỉ cần để cái gì đó, điện thoại hoặc tiền cộm lên trong túi, nếu chẳng may gặp bọn bất lương, chúng sẽ dàn cảnh cho xe móc vào xe gắn máy của bạn, và sau đó là màn giằng co vu khống, để cho đồng bọn tiến tới lúc khổ chủ đang bối rối vì không biết phải trái thế nào, và dùng tay đẩy nhẹ điện thoại trong túi người đó ra mà cướp cạn. Bọn này thường đi thành hai xe máy với 4 người do đó khổ chủ chỉ còn biết nhìn theo tuyệt vọng. Tôi đã tận mắt chứng kiến hai người đàn ông chở nhau trên xe Honda, người ngồi sau túi cộm lên, có thể đó là cái ví hoặc một bó tiền vừa rút ngân hàng ra. Bọn bất lương chỉ cần đi ngang, một xe hai người láng cháng trước đầu xe của khổ chủ để họ đi chậm lại, còn xe hai người khác thì áp sát vào phía sau, một người đẩy nhẹ cái ví trong túi người đàn ông ngồi sau ra và thế là hai xe của bọn cướp cạn phóng vút đi về cùng phía trước sự chứng kiến của bao nhiêu người trên phố.
Đấy là những hành động cướp cạn ngày ngày diễn ra trước mắt mọi người nhưng chẳng ai dám can thiệp, thứ nhất là vì thái độ bàng quan và sau là vì sợ sự trả thù của bọn cướp giật. Thỉnh thoảng cũng có người nóng mặt can thiệp, hoặc ném ghế cho bọn cướp ngã lăn ra đường, hoặc dùng xe gắn máy đuổi theo chặn xe bọn cướp, nhưng trường hợp này rất hiếm và đôi lúc mang lại hậu quả không mong muốn cho người dám can thiệp vào chuyện của chúng. Nếu chúng đọc được bảng số xe của bạn hoặc biết chỗ làm ăn hay sinh sống của bạn, sau đó chúng sẽ kéo bè kéo đảng đến để chém và phá sạch nhà bạn. Như thế thử hỏi còn ai dám đụng vào bọn chúng, đã có những người thường dân nổi máu anh hùng, bắt được bao nhiêu tên cướp giật, sau đó được báo chí xưng tụng là “hiệp sĩ”, nhưng một ngày đẹp trời nào đó một băng nhóm cướp giật đã đến tận lò bánh mì nơi anh thanh niên này làm việc để chém giết cho đứt tất cả gân tay và gân chân của “hiệp si”. Những trường hợp trên đây không dám can thiệp còn có lý do vì bọn cướp có vũ trang có thể nguy hiểm tới tính mạng nhưng những câu chuyện sau đây mới thực sự biểu lộ cái tính chất MAKENO của người Saigon bây giờ.
Một hôm trên đường phố có một anh trẻ tuổi, có lẽ là nhân viên kinh doanh của một cty vừa đi thu tiền hàng về. Đang bon bon trên đường, có hai tên cướp giật áp sát giật túi tiền của anh ta, nhưng là thanh niên nên anh đã níu lại được cái túi xách, tuy nhiên cái zipper đã bị rách và sau đó là tiền bị đổ ra đường. Mọi người đi đường, cả người đi bộ lẫn xe gắn máy đều dừng lại, họ bắt đầu nhặt tiền vung vãi khắp nơi và khuôn mặt anh thanh niên chưa hoàn hồn sau vụ cướp bất thành vừa qua nhưng vẫn lộ nét vui vì được mọi người giúp thâu nhặt tiền lại. Nhưng chuyện không phải đơn giản như thế, sau khi gom hết tiền vung vãi trên mặt đường, trước sự ngỡ ngàng của khổ chủ, mọi người hớn hở lên xe bỏ đi như vừa nhặt được tiền vô chủ trên đường. Người thanh niên đau khổ ôm chiếc túi xách với ít tiền còn lại, thất thểu lên xe ra về, có ai biết chắc rằng người thanh niên này sẽ không bị chủ trừ dần tiền đã bị mất vào những tháng lương kế tiếp của anh ta? Và những người vô tâm nhặt tiền của người khác, khi người này đang lâm hoạn nạn, có được vui sướng khi cầm những đồng tiền bất chính đó không?
Một cảnh khác cũng diễn tả cái MAKENO của dân Saigon là một tai nạn giữa hai xe Honda, người đụng đã bỏ đi mất, người bị đụng nằm sõng soài trước mũi chiếc xe bus vừa kịp tới. Thoạt nhìn tưởng là nạn nhân bị xe bus đụng nhưng không phải vậy, hiện trường cứ nguyên như thế, người đi đường thì hiếu kỳ dừng lại xem, những người khách và cả tài xế xe bus đều ngồi im trên xe, không ai nhúc nhích hay tìm cách cứu giúp hoặc gọi ambulance. Nếu như sự việc xảy ra ở Mỹ, theo luật “non assistance to person in danger”, tôi tự hỏi không biết bao nhiêu người sẽ bị truy tố trong sự việc này? Phải mãi đến 10 phút sau, may mắn mới có 3 thanh niên ngoắc mãi mới được một xe hơi dừng lại để đưa nạn nhân tới nhà thương cứu cấp. Mà xe cứu thương đi giữa đường phố Saigon còi hụ inh ỏi cũng chẳng ai nép vào lề đường dành quyền ưu tiên cho xe. Thử hỏi nếu thân nhân của họ là người nằm trong xe ambulance kia, khi sự sống được đếm từng giây thì họ có hành xử y như vậy không?
Cái chủ trương MAKENO của dân Saigon ngày nay không chỉ biểu lộ trong những hành động trầm trọng như trên mà nó còn biểu lộ trong bao nhiêu những hành vi nhỏ nhặt trong đời thường nữa. Ngay giữa Saigon hoa lệ, khi đi vào một số khu, bạn vẫn có thể tìm thấy các con kênh nước đen ngòm tù hãm, trong đó người dân thi nhau đổ rác sinh hoạt xuống, thậm chí cả xác chó mèo chết cũng được vứt xuống không thương tiếc hỏi sao không phát sinh dịch bệnh như dịch tay chân miệng (Foot, Mouth Disease) đang bùng phát ở Saigon hiện nay. Có những người dân ở những khu phố gần các cây cầu trong Saigon thay vì đổ rác vào các bô rác, họ đi thẳng ra các cây cầu vì gần nhà và trút rác xuống đó, thậm chí một số các ông còn đứng ngay trên cầu để pipi xuống khi cần thiết, không biết những chiếc ghe đi dưới những cây cầu đó có hứng phải những trận mưa rác hay “mưa nhân tạo” của những người vô ý thức này không?
Cuộc sống ngày càng khó khăn cứ tiếp diễn, người ta giành giật nhau từng tấc đất có khi hàng xóm ngày xưa thân thiết nay chỉ vì giá đất lên, tranh giành một lối đi chung chỉ vài tấc mà vác dao sang chém nhau. Chưa kể việc quét rác xong không chịu hốt, cứ đẩy sang nhà hàng xóm hoặc đẩy ra giữa đường cái vì nghĩ “tôi đẩy ra giữa đường chứ có đẩy vào nhà ai đâu”, chẳng nghĩ tới việc các cơn gió lại mang cái gì “của Ceasar lại trở về với Ceasar”.
Những hành động trên một phần vì ý thức xuống cấp trầm trọng, phần vì luật pháp không nghiêm minh. Trên đường vắng, buổi sáng sớm hay quá khuya không có bóng cảnh sát, chuyện vượt đèn đỏ là đương nhiên, nếu bạn tuân thủ luật giao thông mà dừng lại thì bạn sẽ bị người khác nhìn giống như một người bị “thần kinh”.
Nếu một người đến báo cảnh sát là tôi bị chồng dọa đánh dọa giết, thì câu khuyên nhủ của cảnh sát là “thôi vợ chồng chuyện nội bộ ráng về giảng hòa đi” chỉ đến khi máu đổ thịt rơi và người vợ bỏ mạng dưới tay ông chồng hung hãn thì cảnh sát mới tới làm report và thu dọn hiện trường. Mới đây chỉ vài ngày một ông Bác Sĩ tiếp nhận một bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch, mắt đã đứng tròng và gần như đã chết trước khi tới bệnh viện. Đi kèm theo anh ta là một người em trai và một bà mẹ, người em trai luôn miệng đe dọa sẽ giết tất cả nếu anh của anh ta không được cứu sống. Nhà thương sợ quá phải gọi điện thoại báo chính quyền, hai cảnh sát và hai dân phòng được điều động tới để phòng sự cố bất trắc. Kết quả là không thể cứu được bệnh nhân vì anh ta đã chết trước khi tới nơi, ông bác sĩ hơn 60 tuổi còn đang lau mồ hôi đẫm trên trán sau khi cố gắng hồi sức cho bệnh nhân, vừa giải thích cho bà mẹ là đã hết thuốc chữa thì đứa em trai 18 tuổi đã xông vào dùng dao gọt trái cây của một bệnh nhân khác để đâm ông BS già chết ngay tại chỗ. Bốn người được phái tới bảo vệ bệnh viện cũng chẳng giúp gì được vì sự việc xảy ra quá nhanh.
Cái tai hại nhất của việc luật pháp không nghiêm minh và không đủ răn đe chế tài những người phạm tội đã dẫn đến một khuynh hướng nguy hiểm của xã hội bây giờ là tự xử. Có những người đàn bà chân yếu tay mềm, cắt cổ một con gà còn run tay, mà chỉ vì bị chồng đánh đập chửi rủa dã man, đã phải tìm cách giết chồng bằng cách chích điện cho chồng chết khi ông ta đang say rượu. Hoặc đứa con trai đang học đại học, vì thương mẹ phải chịu đựng người cha nát rượu đã cầm rựa chém đứt đầu cha vì không nỡ nhìn cha tiếp tục hành hạ người mẹ lam lũ của mình.
Một hiện tượng dã man khác là miền Bắc là nơi tiêu thụ thịt chó nhiều nhất nước, nên ngày nay nạn trộm chó để bán làm thịt rất phổ biến. Trong Saigon nếu bắt được cũng chỉ đánh vài cái bợp tai rồi giao cảnh sát nhưng nếu vào làng bắt chó và nếu vô phúc bị người dân đuổi bắt được thì họ sẽ tự xử bằng cách thiêu sống cả người lẫn chiếc xe tang vật. Một hiện tượng trừng trị dã man chẳng khác gì thời trung cổ. Thế nên một xã hội mà mạnh ai nấy sống, luật pháp không có những chế tài rõ ràng, thì hiển nhiên những chuyện đau lòng như kể trên vẫn còn tiếp tục diễn ra dài dài không biết bao giờ chấm dứt.
Saigon August 18th 2011
Cộng với tình trạng kinh tế suy thoái tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới hiện nay, tình trạng cướp giật đã xảy ra như cơm bữa tại Saigon. Bất cứ ai, đàn ông cũng như đàn bà, nếu đang đi xe gắn máy mà móc điện thoại di động ra nghe vì có cú phone gọi tới, là kể như bị bọn cướp giật xông đến và giật phăng điện thoại cùng lúc với việc đạp cho khổ chũ ngã sóng xoài ra đường để không kịp ngồi dậy đuổi theo. Cũng chẳng cần bạn đang nghe điện thoại, chỉ cần để cái gì đó, điện thoại hoặc tiền cộm lên trong túi, nếu chẳng may gặp bọn bất lương, chúng sẽ dàn cảnh cho xe móc vào xe gắn máy của bạn, và sau đó là màn giằng co vu khống, để cho đồng bọn tiến tới lúc khổ chủ đang bối rối vì không biết phải trái thế nào, và dùng tay đẩy nhẹ điện thoại trong túi người đó ra mà cướp cạn. Bọn này thường đi thành hai xe máy với 4 người do đó khổ chủ chỉ còn biết nhìn theo tuyệt vọng. Tôi đã tận mắt chứng kiến hai người đàn ông chở nhau trên xe Honda, người ngồi sau túi cộm lên, có thể đó là cái ví hoặc một bó tiền vừa rút ngân hàng ra. Bọn bất lương chỉ cần đi ngang, một xe hai người láng cháng trước đầu xe của khổ chủ để họ đi chậm lại, còn xe hai người khác thì áp sát vào phía sau, một người đẩy nhẹ cái ví trong túi người đàn ông ngồi sau ra và thế là hai xe của bọn cướp cạn phóng vút đi về cùng phía trước sự chứng kiến của bao nhiêu người trên phố.
Đấy là những hành động cướp cạn ngày ngày diễn ra trước mắt mọi người nhưng chẳng ai dám can thiệp, thứ nhất là vì thái độ bàng quan và sau là vì sợ sự trả thù của bọn cướp giật. Thỉnh thoảng cũng có người nóng mặt can thiệp, hoặc ném ghế cho bọn cướp ngã lăn ra đường, hoặc dùng xe gắn máy đuổi theo chặn xe bọn cướp, nhưng trường hợp này rất hiếm và đôi lúc mang lại hậu quả không mong muốn cho người dám can thiệp vào chuyện của chúng. Nếu chúng đọc được bảng số xe của bạn hoặc biết chỗ làm ăn hay sinh sống của bạn, sau đó chúng sẽ kéo bè kéo đảng đến để chém và phá sạch nhà bạn. Như thế thử hỏi còn ai dám đụng vào bọn chúng, đã có những người thường dân nổi máu anh hùng, bắt được bao nhiêu tên cướp giật, sau đó được báo chí xưng tụng là “hiệp sĩ”, nhưng một ngày đẹp trời nào đó một băng nhóm cướp giật đã đến tận lò bánh mì nơi anh thanh niên này làm việc để chém giết cho đứt tất cả gân tay và gân chân của “hiệp si”. Những trường hợp trên đây không dám can thiệp còn có lý do vì bọn cướp có vũ trang có thể nguy hiểm tới tính mạng nhưng những câu chuyện sau đây mới thực sự biểu lộ cái tính chất MAKENO của người Saigon bây giờ.
Một hôm trên đường phố có một anh trẻ tuổi, có lẽ là nhân viên kinh doanh của một cty vừa đi thu tiền hàng về. Đang bon bon trên đường, có hai tên cướp giật áp sát giật túi tiền của anh ta, nhưng là thanh niên nên anh đã níu lại được cái túi xách, tuy nhiên cái zipper đã bị rách và sau đó là tiền bị đổ ra đường. Mọi người đi đường, cả người đi bộ lẫn xe gắn máy đều dừng lại, họ bắt đầu nhặt tiền vung vãi khắp nơi và khuôn mặt anh thanh niên chưa hoàn hồn sau vụ cướp bất thành vừa qua nhưng vẫn lộ nét vui vì được mọi người giúp thâu nhặt tiền lại. Nhưng chuyện không phải đơn giản như thế, sau khi gom hết tiền vung vãi trên mặt đường, trước sự ngỡ ngàng của khổ chủ, mọi người hớn hở lên xe bỏ đi như vừa nhặt được tiền vô chủ trên đường. Người thanh niên đau khổ ôm chiếc túi xách với ít tiền còn lại, thất thểu lên xe ra về, có ai biết chắc rằng người thanh niên này sẽ không bị chủ trừ dần tiền đã bị mất vào những tháng lương kế tiếp của anh ta? Và những người vô tâm nhặt tiền của người khác, khi người này đang lâm hoạn nạn, có được vui sướng khi cầm những đồng tiền bất chính đó không?
Một cảnh khác cũng diễn tả cái MAKENO của dân Saigon là một tai nạn giữa hai xe Honda, người đụng đã bỏ đi mất, người bị đụng nằm sõng soài trước mũi chiếc xe bus vừa kịp tới. Thoạt nhìn tưởng là nạn nhân bị xe bus đụng nhưng không phải vậy, hiện trường cứ nguyên như thế, người đi đường thì hiếu kỳ dừng lại xem, những người khách và cả tài xế xe bus đều ngồi im trên xe, không ai nhúc nhích hay tìm cách cứu giúp hoặc gọi ambulance. Nếu như sự việc xảy ra ở Mỹ, theo luật “non assistance to person in danger”, tôi tự hỏi không biết bao nhiêu người sẽ bị truy tố trong sự việc này? Phải mãi đến 10 phút sau, may mắn mới có 3 thanh niên ngoắc mãi mới được một xe hơi dừng lại để đưa nạn nhân tới nhà thương cứu cấp. Mà xe cứu thương đi giữa đường phố Saigon còi hụ inh ỏi cũng chẳng ai nép vào lề đường dành quyền ưu tiên cho xe. Thử hỏi nếu thân nhân của họ là người nằm trong xe ambulance kia, khi sự sống được đếm từng giây thì họ có hành xử y như vậy không?
Cái chủ trương MAKENO của dân Saigon ngày nay không chỉ biểu lộ trong những hành động trầm trọng như trên mà nó còn biểu lộ trong bao nhiêu những hành vi nhỏ nhặt trong đời thường nữa. Ngay giữa Saigon hoa lệ, khi đi vào một số khu, bạn vẫn có thể tìm thấy các con kênh nước đen ngòm tù hãm, trong đó người dân thi nhau đổ rác sinh hoạt xuống, thậm chí cả xác chó mèo chết cũng được vứt xuống không thương tiếc hỏi sao không phát sinh dịch bệnh như dịch tay chân miệng (Foot, Mouth Disease) đang bùng phát ở Saigon hiện nay. Có những người dân ở những khu phố gần các cây cầu trong Saigon thay vì đổ rác vào các bô rác, họ đi thẳng ra các cây cầu vì gần nhà và trút rác xuống đó, thậm chí một số các ông còn đứng ngay trên cầu để pipi xuống khi cần thiết, không biết những chiếc ghe đi dưới những cây cầu đó có hứng phải những trận mưa rác hay “mưa nhân tạo” của những người vô ý thức này không?
Cuộc sống ngày càng khó khăn cứ tiếp diễn, người ta giành giật nhau từng tấc đất có khi hàng xóm ngày xưa thân thiết nay chỉ vì giá đất lên, tranh giành một lối đi chung chỉ vài tấc mà vác dao sang chém nhau. Chưa kể việc quét rác xong không chịu hốt, cứ đẩy sang nhà hàng xóm hoặc đẩy ra giữa đường cái vì nghĩ “tôi đẩy ra giữa đường chứ có đẩy vào nhà ai đâu”, chẳng nghĩ tới việc các cơn gió lại mang cái gì “của Ceasar lại trở về với Ceasar”.
Những hành động trên một phần vì ý thức xuống cấp trầm trọng, phần vì luật pháp không nghiêm minh. Trên đường vắng, buổi sáng sớm hay quá khuya không có bóng cảnh sát, chuyện vượt đèn đỏ là đương nhiên, nếu bạn tuân thủ luật giao thông mà dừng lại thì bạn sẽ bị người khác nhìn giống như một người bị “thần kinh”.
Nếu một người đến báo cảnh sát là tôi bị chồng dọa đánh dọa giết, thì câu khuyên nhủ của cảnh sát là “thôi vợ chồng chuyện nội bộ ráng về giảng hòa đi” chỉ đến khi máu đổ thịt rơi và người vợ bỏ mạng dưới tay ông chồng hung hãn thì cảnh sát mới tới làm report và thu dọn hiện trường. Mới đây chỉ vài ngày một ông Bác Sĩ tiếp nhận một bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch, mắt đã đứng tròng và gần như đã chết trước khi tới bệnh viện. Đi kèm theo anh ta là một người em trai và một bà mẹ, người em trai luôn miệng đe dọa sẽ giết tất cả nếu anh của anh ta không được cứu sống. Nhà thương sợ quá phải gọi điện thoại báo chính quyền, hai cảnh sát và hai dân phòng được điều động tới để phòng sự cố bất trắc. Kết quả là không thể cứu được bệnh nhân vì anh ta đã chết trước khi tới nơi, ông bác sĩ hơn 60 tuổi còn đang lau mồ hôi đẫm trên trán sau khi cố gắng hồi sức cho bệnh nhân, vừa giải thích cho bà mẹ là đã hết thuốc chữa thì đứa em trai 18 tuổi đã xông vào dùng dao gọt trái cây của một bệnh nhân khác để đâm ông BS già chết ngay tại chỗ. Bốn người được phái tới bảo vệ bệnh viện cũng chẳng giúp gì được vì sự việc xảy ra quá nhanh.
Cái tai hại nhất của việc luật pháp không nghiêm minh và không đủ răn đe chế tài những người phạm tội đã dẫn đến một khuynh hướng nguy hiểm của xã hội bây giờ là tự xử. Có những người đàn bà chân yếu tay mềm, cắt cổ một con gà còn run tay, mà chỉ vì bị chồng đánh đập chửi rủa dã man, đã phải tìm cách giết chồng bằng cách chích điện cho chồng chết khi ông ta đang say rượu. Hoặc đứa con trai đang học đại học, vì thương mẹ phải chịu đựng người cha nát rượu đã cầm rựa chém đứt đầu cha vì không nỡ nhìn cha tiếp tục hành hạ người mẹ lam lũ của mình.
Một hiện tượng dã man khác là miền Bắc là nơi tiêu thụ thịt chó nhiều nhất nước, nên ngày nay nạn trộm chó để bán làm thịt rất phổ biến. Trong Saigon nếu bắt được cũng chỉ đánh vài cái bợp tai rồi giao cảnh sát nhưng nếu vào làng bắt chó và nếu vô phúc bị người dân đuổi bắt được thì họ sẽ tự xử bằng cách thiêu sống cả người lẫn chiếc xe tang vật. Một hiện tượng trừng trị dã man chẳng khác gì thời trung cổ. Thế nên một xã hội mà mạnh ai nấy sống, luật pháp không có những chế tài rõ ràng, thì hiển nhiên những chuyện đau lòng như kể trên vẫn còn tiếp tục diễn ra dài dài không biết bao giờ chấm dứt.
Saigon August 18th 2011
DTC
(johnpham forward)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét