Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Thống nhất và đần độn, man rợ


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) -
 (Viết cho đồng bào tôi, những bạn trẻ sinh sau 1975) 

Khi sự thật là chân lý của mọi chân lý thì dù là người cộng sản nhưng cách nói liên quan đến chủ nghĩa CS của họ khiến các quan tuyên giáo và lãnh đạo của đảng CSVN cũng phải cuối mặt không muốn nghe nhắc lại, đó là 2 người phụ nữ nổi tiếng từng là đảng viên tuyên thệ dưới bóng cờ búa liềm của đảng cộng sản VN.
- Bác sĩ chính qui tốt nghiệp tại Pháp, Dương Quỳnh Hoa nguyên thứ trưởng Bộ Y tế CHXHCNVN sau khi từ bỏ đảng CS nhận xét về các “đồng chí” củ bà đã thốt lên rằng: “Đó là những kẻ ngu si đần độn, bởi vì họ là cộng sản” và khi bức tường Berlin do CS Đông Đức xây dựng ngăn chặn ảnh hưởng của phương Tây bị sụp đổ bà nói: “Đây là ngày tàn của một ảo tưởng vĩ đại” (1)
- Nhà văn CS Dương Thu Hương từng rơi nước mắt giữa đường phố Sài Gòn ngày 30/4/1975 bà nói: “Vào Nam rồi tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt, bịt tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể tự do nghe bất cứ đài phát thanh nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử, là bài học đắt giá, nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải...” (2)

Chủ tịch Sang chụp ảnh dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ

(Mới xem cứ tưởng photoshop nhưng vào webside của indonesia mới tin chuyện lạ)


Ảnh: AACC2015.id
Bạn đọc Danlambao - Lá cờ vàng ba sọc đỏ, đại diện cho chính thể Việt Nam Cộng Hoà vừa được công khai xuất hiện tại buổi lễ kỷ niệm 60 năm Hội nghị cấp cao Á Phi hôm 24/4/2015.
Đây là một hội nghị quốc tế diễn ra ở thành phố Bandung, Indonesia có sự tham dự của chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng với các nhà lãnh đạo đại điện cho 109 quốc gia hai châu lục. 

Hình ảnh được đăng trên website hội nghị cho thấy, trong buổi lễ lá cờ vàng ba sọc đỏ được trang trọng đứng chung với lá cờ của nhiều quốc gia khác. 

TNS Canada lên án Việt Nam 'chối cãi sự thật' lịch sử 30/4

Thượng nghị sĩ Canada Ngô Thanh Hải.
Thượng nghị sĩ Canada Ngô Thanh Hải.

Một Thượng nghị sĩ Canada mạnh mẽ lên án chính phủ Việt Nam ‘nói dóc’, ‘chối cãi sự thật’ về lịch sử ngày 30/4/1975.
Phát biểu của nhà lập pháp gốc Việt Ngô Thanh Hải, tác giả đạo luật ‘Hành trình tới tự do,’ trong cuộc phỏng vấn với VOA Việt ngữ hôm nay là phản hồi chính thức đối với chỉ trích của Hà Nội về việc Canada thông qua luật này hôm 23/4.
Luật được thông qua giữa lúc đánh dấu 40 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc quy định trên cả nước Canada, hằng năm, ngày 30/4 sẽ được biết đến như là ‘Ngày Hành trình đến Tự do’, một ngày lễ tưởng niệm nhưng không phải là ngày nghỉ lễ chính thức.
Hà Nội đã triệu đại sứ Canada đến để phản đối. Việt Nam nói đạo luật ‘Hành trình tới tự do’ ‘xuyên tạc lịch sử’, ‘khiêu khích chia rẽ đoàn kết dân tộc’ và rằng thông qua luật này là ‘bước lùi nghiêm trọng trong quan hệ hai nước, gây ảnh hưởng tiêu cực đển quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Canada.’

40 Năm Vươn Lên Từ Nước Mắt

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

VC mở thùng “mắm thối Việt kiều” trao cho Mỹ

VC mở thùng “mắm thối Việt kiều” trao cho Mỹ

 
Lê Siêu Phong


 
Từ nhiều năm nay nước Mỹ đã ban hành luật đàng hoàng bắt các công dân Hoa Kỳ phải khai báo để đóng thuế tài nguyên thu nhập và tài sản đầu tư và làm ăn ở ngoại quốc. Xin đính kèm các mẫu của sở thuế IRS :
 

Tâm tình 30/4 với ca sĩ Ái Vân

Ca sĩ Ái Vân (ảnh Bùi Văn Phú).

Ca sĩ Ái Vân (ảnh Bùi Văn Phú).
Ngày 30/4/1975 chị đang ở đâu và làm gì?
Khi đó Vân đang ở Đông Hà. Từ đầu tháng 4/75, qua đài mọi người đều biết chiến sự đang hết sức sôi động. Suốt những năm chiến tranh thì mơ ước lớn nhất của mọi người miền Bắc là kết thúc cuộc chiến, nói theo từ hồi đấy là “giải phóng miền Nam”.
Khi đó, với những chiến thắng vang dội mỗi ngày, mọi người rất phấn kích, nghĩ là đích cuối sắp đến. Trong nhà trường mọi người chuẩn bị tinh thần cũng là để tiến vào Sài Gòn. Vân là sinh viên chỉ nghe biết vậy. Nhưng đến giữa tháng 4, nghe nói tiến vào Sài Gòn, ngoài quân sự thì công tác văn nghệ cũng hết sức quan trọng, cần sự tăng cường rất lớn, nên ở trường thanh nhạc có anh Quang Huy và Vân được ông Huỳnh Văn Tiểng chọn cho đi theo quân số của đài truyền hình để vào Sài Gòn.
Sáng 29/4 xe của đài truyền hình xuất phát từ 41 Bà Triệu, đi tức tốc ngày đêm đến chiều hôm sau vào đến Đông Hà thì nghe tin Sài Gòn được giải phóng rồi. Trên xe còn có hai mẹ con cô Lan Hương, xướng ngôn viên nổi tiếng người miền Nam. Lúc đó Vân cảm thấy háo hức, mong chờ ngày đó phải là ngày huy hoàng rạng rỡ đón mừng. Nhưng mà mình đi vào nơi phía bắc của miền Nam sao thấy tối quá và cảnh xe Phi Long, Phi Mã, xe lambretta, xích lô máy hỗn độn với người chạy vào, kẻ chạy đi. Mình thấy dư âm chiến tranh vẫn còn rõ nét.

Sự tàn độc của HENRY KISSINGER đối với VNCH Trước 1975 ....

Cựu Giám Đốc CIA Thomas Polgar và BS Đặng Vũ Ái: Sự tàn độc của HENRY KISSINGER đối với VNCH Trước 1975 …

** Chúng ta cùng nhau đọc thật kỷ bài viết của Bác sỉ Đặng Vũ Ái.
Đọc xong, chúng ta đừng trách móc lẫn nhau nữa.

Trân Trọng Kính Chuyển
Cầu xin cái chết già với triệu lần đầy đọa & đau đớn đến với Henry Kissinger. Lời chúc mừng chung vui hãy gọi hắn là “tên tội đồ Do Thái bẩn thỉu”.
Xin cho vạn lời than oán nguyền rủa tên Do Thái già Henry Kissinger tội lỗi & độc ác này.

Saigon Hanoi

Không cố ý phơi bầy vô trách nhiệm- nhưng sự thật vẫn phải chấp nhận!

 
LỐI XƯA XE NGỰA HỒN THU THẢO…
*
Huỳnh Chiếu Đẳng
alt
“Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ… nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải…” - Dương Thu Hương.  
“Một câu hỏi da diết xuất hiện trong những khoảnh khắc ấy: những gương mặt mà ta đã gặp, những ngôi nhà, góc phố, hàng cây, mỗi ngôi làng hay thậm chí một tiếng chuông chùa trong đêm sẽ như thế nào, sẽ ra sao, nếu như không có Ngày Độc lập 2/9 ấy?…” -Trương Tấn Sang
.
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh ấy người đây luống đoạn trường
(Bà Huyện Thanh Quan)
.

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

DƯƠNG THU HƯƠNG và Hai Chữ QUỐC HẬN

Luân Tế 

Nhà văn Dương Thu Hương (DTH) sinh quán tại Bắc Việt, sống ở miền Bắc, gia nhập quân đội, viết văn từ năm 1985.
Bà là một trong số những người lớn lên và sống trong chế độ Cộng Sản, sau này thất vọng về tình trạng trong nước sau khi chiến tranh chấm dứt. Bà tạo được một tiếng tăm lớn ở cả trong nước lẫn ngoài nước về văn chương. Bà viết rất nhiều sách, nhiều thể loại. Sách của bà được dịch sang nhiều thứ tiếng và đoạt nhiều giải thưởng văn chương quốc tế.
Sau ngày “Giải Phóng” miền Nam, cũng giống một số trí thức trong nước, bà nhận ra bộ mặt thật của Cộng Sản và cay đắng vì đã bị lừa. Bà trở thành một người chống đối chế độ, bị ngược đãi, giam cầm, cấm đoán và sau cùng được cho phép sang Pháp sống từ năm 2006.

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Trộm chó và mại dâm

Một người bạn nước ngoài nói với tôi rằng họ kinh hãi, không thể nào tin nổi ở Việt Nam giờ đây lại có những hình ảnh con người bị đánh đập đến chết và cột cùng với xác chó, kéo lê trên đường, để phô diễn chiến tích.

Nạn trộm chó đang hoành hành ở miền Bắc Việt Nam, và để đáp lại những vụ trộm đó, những cuộc vây đánh đến chết kẻ trộm vẫn diễn ra. Nhiều vụ còn được ghi hình lại như một sự kiện thích thú. Phần lớn công an địa phương cũng bối rối, vì rõ ràng họ không được hướng dẫn đối phó với các tình huống bạo lực đám đông như vậy, mà chính họ ắt cũng cảm thấy lo sợ khi đứng giữa đám đông rầm rập đó.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Bình Thuận: Người biểu tình đụng độ công an

  • 16 tháng 4 2015



    Nhiều người bị thương sau khi cuộc biểu tình phản đối một nhà máy nhiệt điện do Trung Quốc xây dựng gây ô nhiễm môi trường leo thang thành bạo lực tại miền Trung Việt Nam.

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Tháng Tư Đen đã 40 năm



Tháng Tư Đen đã 40 năm chúng ta nên
GỌI LẠI CHO ĐÚNG TÊN CUỘC CHIẾN 20 NĂM
Để biết rõ Ai Thắng Ai?

#sgb Đất nước Việt Nam từ thời lập quốc đến nay đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhưng có một cuộc chiến mà thực chất của nó hoàn toàn không đúng với tên gọi của phe thắng trận, nếu không gọi là hoàn toàn trái ngược với tên gọi của nó.

Đó là cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam tức Quốc gia Việt Nam Cộng hòa do miền Bắc, tức nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động, kéo dài 20 năm (1954 - 1975), được phe khởi xướng ngụy trang bằng danh xưng “Giải phóng Miền Nam” ban đầu, sau thành “Chống Mỹ cứu nước”; ngày nay thường được họ gọi là “Chiến tranh chống Mỹ”.

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Long An: Dân oan liều chết ném bom xăng, tạt axit chống trả CA cướp đất

Long An: Dân oan liều chết ném bom xăng, tạt axit chống trả CA cướp đất 

 

Trước khi xảy ra vụ cưỡng chế, gia đình ông Nguyễn Trung Can và bà Mai Thị Kim Hương tuyên bố sẽ liều chết giữ đất.
CTV Danlambao - 12 dân oan đã bị bắt đi sau vụ liều chết chống trả lực lượng lượng cưỡng chế khiến ít nhất 20 viên CA bị thương nặng. Vụ việc xảy ra vào sáng ngày 14/4/2015, người dân đã phải ném bom xăng, tạt axit, thậm chí cho nổ cả bình hàn gió đá… để phản đối hành vi cướp đất của nhà cầm quyền CS tỉnh Long An.

Cha đẻ, cha nuôi, cha ghẻ: Cha nào cũng là cha!


MỘT PHÓNG VIÊN NGƯỜI ĐỨC VIẾT VỀ VIỆT NAM..


Tác Giả: Uwe Siemon-Netto


“Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ khi tôi giã biệt Việt Nam. Vào năm 2015, thế giới sẽ chứng kiến “kỷ niệm lần thứ 40 chiến thắng của Cộng sản sẽ gọi đó là ngày “giải phóng”.

Tác giả là người Đức, hiện cư ngụ tại USA. Là phóng viên, ông có mặt tại VN khoảng 5 năm và là chứng nhân việc thảm sát Mậu thân, việc 4 vị giáo sư Đức của Đại học Y Khoa Huế bị việt cộng thảm sát. v.v...



A reporter's love for a wounded people
Cuốn sách Đức: "A reporter's love for a wounded people" của tác giả Uwe Siemon-Netto đã được viết xong và đang chờ một số người viết "foreword" và endorsements.

Bản dịch cũng đã xong, được phép của tác giả chúng tôi xin giới thiệu đoạn kết rất xúc động mà tác giả đã nói lên ước muốn cùng với người Việt Nam nuôi dưỡng niềm hy vọng một ngày không xa Tự Do Dân Chủ sẽ trở lại với quê hương khốn khổ của chúng ta:


Đoạn kết

Hậu quả của khủng bố và đức hạnh của hy vọng

HÃY MỞ MẮT TO MÀ ĐỌC - SỰ THẬT MẤT LÒNG



Hai Nguyen


 Một nhân viên chánh phủ liên bang cấp cao người Mỹ da trắng, y nói rằng:

Một mặt các người Mỹ gốc Việt hợp tác khăng khít (closely co-operate) về kinh tế và tài chánh với chế độ “kẻ thù” của các anh qua việc các anh đổ 18 tỷ đô la về Vietnam hàng năm qua ngã du lịch, chuyển ngân, du hí, và đầu tư (Note: Wells Fargo Bank có đủ tài liệu cấp cho GAO).

Mặt khác, một số tổ chức cộng đồng (a certain number of your community organizations) các anh nộp thỉnh cầu (petition) chánh phủ Mỹ xin dùng áp lực kinh tế với Vietnam để đòi cho các anh vài điều mà các anh có thể tự làm lấy, nhưng chính hành động của các anh (hợp tác kinh tế với chế độ thù nghịch) rồi các anh phản lại thỉnh cầu của các anh. Các anh là lũ hề (you, bunch of comedians)

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Dưới con mắt người Nhật: “Trung Quốc chiếm trọn Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian?

IMG_7707
Bài viết dưới đây mượn lời của một người Nhật vốn sinh sống và làm việc tại Việt Nam khá lâu. Anh bạn này có góc nhìn rất khác đối với kế hoạch xâm lược Việt Nam của Trung Quốc, đồng thời châm biếm, đả kích sự thờ ơ của một số vị lãnh đạo tỉnh thành trước mối đe dọa đặt ra cho đất nước. Tâm sự của anh như sau:
Tôi đã sinh sống và làm việc khá lâu tại đất nước các bạn, dĩ nhiên trước khi sang đây, chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều về văn hóa và lịch sử Việt Nam để có thể hòa nhập tốt. Cũng như các bạn, nước Nhật chúng tôi đang trải qua thời kỳ vô cùng khó khăn khi liên tục phải cảnh giác và đối phó với những âm mưu thôn tính Quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông của Trung Quốc. Đối với tình hình đất nước bạn hiện nay, tôi có một số đánh giá như sau:
Thói quen bành trướng của người Trung Quốc đã có từ xa xưa, quốc gia này luôn lăm le xâm chiếm nước Việt, điển hình là sự kiện An Dương Vương mất nước đã bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc kéo dài 1000 năm trong lịch sử Việt Nam, đến khi Ngô Quyền đánh thắng giặc trên sông Bạch Đằng. Rồi thì hàng loạt cuộc chiến tranh biên giới khác kéo dài từ xưa cho đến nay, tham vọng bành trướng của người Trung Quốc vẫn cháy rực không ngừng. Quốc gia phía Nam luôn là mục tiêu mà người Trung Quốc nhắm đến, tuy nhiên các bạn không dễ dàng bị ức hiếp và xâm lược.

GIẤC MƠ: HOÀ GIẢI HOÀ HỢP DÂN TỘC

Nguyễn Mạnh Trinh

Có nhiều người, cả những nhà văn, có nhận xét rằng ở trong nước đã thay đổi rất nhiều và đó là một chủ trương của những người cầm quyền muốn thoát ra khỏi những trì trệ cho đất nước. Ngay cả trong văn nghệ học thuật cũng có chủ trương như vậy. Và họ dẫn chứng là có những hội nghị Lý Luận Phê Bình văn học đã công nhận một thực tế của văn học Việt Nam và thúc đẩy sự thay đổi: “một số quan niệm cũ không còn phù hợp”, “những gì đã cũ và lỗi thời phải cương quyết vượt qua”, “một số nhà phê bình chỉ quen với những môtíp, mô hình cũ và dị ứng với những biểu hiện mới và lạ. Ðộ bao quát quá hẹp, nhiều ẩn số văn nghệ đứng ngoài tầm với của giới phê bình”. Và với nghị quyết “người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam” cũng như việc “đối với nhà văn Việt Nam, trước hết và quan trọng nhất trong việc mở rộng quan hệ quốc tế là giao lưu với các nhà văn, các nhà văn hóa, các nghệ sĩ người Việt đang sinh sống và hành nghề ở các nước trên thế giới.” Muốn như vậy, phải rời bỏ cái suy nghĩ tư duy địch bạn của thời còn chiến tranh…
Thế mà từ tháng tư năm 1975, một thời điểm gắng quên mà vẫn mãi nhớ đến bây giờ chừng như vẫn chưa đổi. Ðã mấy chục năm trôi qua cuộc chiến vẫn còn những dư âm đau xót.
Bao nhiêu là hồi ức, bao nhiêu là những vết thương đau. Không phải với riêng cá nhân một người, mà còn với nhiều người và nói rộng ra, cả dân tộc nữa. Những vết chém của hận thù tới bây giờ vẫn chưa lành miệng. Những đau xót đến ngày nay vẫn còn tồn tại trong tim.Nhiều người kêu gọi xóa bỏ chiến tuyến gạt bỏ hận thù. Nói thì dễ, nhưng hiện trạng bây giờ, vẫn còn rất nhiều điều để thấy rằng cái hố sâu ngăn cách dân tộc của thời nội chiến không dễ gì lấp đầy.
Nhất là đối với những người Cộng Sản mà câu nói của Cố Tổng-thống Nguyễn Văn Thiệu ngày nào vẫn còn chính xác “Ðừng nghe những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm.”

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Đất nước bán dần

Hải Phòng 'vào dự án Con đường Tơ lụa'

  • Báo Nhật nói nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đồng ý đưa cảng Hải Phòng vào chương trình xây dựng Con đường Tơ lụa trên biển do Trung Quốc khởi xướng.

Bài của Tetsuya Abe và Atsushi Tomiyama trên trang Nikkei Asian Review hôm 8/04/2015 cho rằng hai lãnh đạo Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng “đồng ý hợp tác về sáng kiến Con đường Tơ lụa, một nỗ lực của Trung Quốc thu hút Việt Nam và để tăng cường ảnh hưởng kinh tế trong vùng”.
Theo báo Nhật Bản, hai ông Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng đã “đồng ý lập các nhóm công tác về hạ tầng cơ sở và hợp tác tài chính” cho dự án Con đường Tơ lụa.
Hai bên có ý định “xây cơ sở cảng, đường cao tốc và các dịch vụ hạ tầng khác” với sự trợ giúp của Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB).
Ông Tập “hoan nghênh sự tham gia của Việt Nam vào sáng kiến Con đường Tơ lụa trên biển”, theo Nikkei Asian Review.
Tờ báo này cũng viết:
“Việt Nam là phần trọng yếu trong kế hoạch Con đường Tơ lụa trên biển của Trung Quốc, một mạng lưới thương mại từ Phúc Kiến sang Đông Nam Á, Nam Á và châu Âu.”
Vẫn các nhà báo Nhật cho rằng “cảng Hải Phòng ở miền Bắc Việt Nam có thể được xây dựng thành cảng đón tàu chuyên chở container lớn ở miền Bắc Việt Nam vào cuối năm 2017” như một phần của dự án này.
Từ Hải Phòng, hàng hóa có thể đưa lên bộ và chuyển vào nội địa Trung Quốc ngắn hơn từ cảng Hong Kong và Thượng Hải.

Con đường tơ lụa trên biển

Bằng việc đăng ký “Con đường tơ lụa trên biển” lên UNESCO, Trung Quốc hòng giành sự công nhận của quốc tế đối với chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa



Ngày 14-7, tờ tin tức Want China Times của Đài Loan đưa tin Trung Quốc đang cố gắng đăng ký “Con đường tơ lụa trên biển” lên Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa củaLiên Hiệp Quốc (UNESCO) yêu cầu công nhận “di sản cổ vật Hoàng Sa” thuộc quốc gia này. ThS Hoàng Việt - giảng viên Trường ĐH Luật TP HCM, thành viên Quỹ Nghiên cứu biển Đông - nhận định hành động này của Trung Quốc “cực kỳ nguy hiểm”, thể hiện mưu đồ độc chiếm biển Đông đã ấp ủ từ lâu.

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

40 năm hỗn danh “ngụy” và những trận đòn thù của ác quỷ!



40 năm hỗn danh “ngụy” và những trận đòn thù của ác quỷ! 

Lê Thiên (Danlambao) - Con người Việt Nam vốn nặng tình quê hương Tổ Quốc. “Bỏ nước” là bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, là bỏ mồ mả ông bà cha mẹ, bỏ quê cha đất tổ… Thế mà, sau 30/4/1975, người dân Miền Nam Việt Nam, hàng triệu người hăm hở ra đi, cách này hay cách khác, bằng mọi giá, kể cả cái giá của chính sinh mạng mình: Vượt biên, vượt biển đầy hiểm nguy, bất trắc, chín mất một còn, vẫn lao vào cõi chết để tìm sự sống! Từ 400 đến 500 ngàn người mất xác giữa biển cả làm mồi cho cá mập vì bị hải tặc sát hại hay bão tố đánh chìm tàu ghe! Hoặc bị phanh thây bởi thú rừng nơi hiểm hóc xa xôi không ai biết. Vì sao?

Những nạn nhân bị triệt đường sống.

Cách đây 40 năm, ngày 30/4/1975! Việt Nam Cộng Hòa, tức Miền Nam Việt Nam rơi vào tay quân cộng sản Bắc Việt. Vô sản chuyên chính ngự trị! Quả không có tắm máu, nhưng tang thương bao trùm! Toàn Miền Nam Việt Nam rướm máu! Bế quan tỏa cảng! Lao động khổ sai quần quật! Đói rách triền miên! Bắt bớ! Dọa dẫm! Hiếp đáp! Tù đày! Khủng bố trắng kéo dài, năm này sang năm khác! Không ít người bị thủ tiêu, mất tích! 

Người dân Miền Nam Việt Nam bị tròng vào cổ cái ách nô lệ thời đại mới với bao điều thống khổ, sống dở chết dở, ngoại trừ một số rất nhỏ những phần tử nằm vùng tiếp tay cho CS phá hoại Miền Nam. Không ai còn lựa chọn nào khác để bảo đảm một cuộc sống an bình về tâm hồn, lành mạnh về thể xác, một cuộc sống trong đó lẽ ra mọi người đều bình đẳng cùng hưởng những quyền tự do tối thiểu như nhau.

Suốt chặng đường dài 30-40 năm, người Việt Nam nơi đất khách, như trên đất nước Hoa Kỳ chẳng hạn, ai mà chẳng trải nghiệm đôi lần bị kỳ thị, bị phân biệt đối xử? Ở bên nhà, mỗi lần vớ được một tin tức kỳ thị tại Hoa Kỳ, CSVN không bỏ cơ hôi khai thác, phóng đại thành những hình ảnh vô cùng đen tối và ghê rợn. “Nước Mỹ là thế đấy! Bạo hành! Cướp giật! Kỳ thị nhan nhản!” Trong khi đó, trên thực tế, các vụ kỳ thị ở Mỹ phần lớn mang tính cá nhân hay bè nhóm riêng lẻ ở một xứ sở gọi là Hợp Chủng Quốc – nước của nhiều chủng tộc, nhiều sắc dân từ khắp thế giới tấp nập dồn về hàng ngày, hàng giờ! Làm sao tránh khỏi những va chạm về màu da chủng tộc hay văn hóa, ngôn ngữ và tập quán? Nhưng hoàn toàn thua xa chính sách, chủ trương phân biệt đối xử do chế độ CS tại Việt Nam dựng lên từ 1975 đến nay, mà nạn nhân đứng đầu bị kỳ thị là những người cộng tác với chính thể VNCH cùng thân nhân của họ!