Tháng Tư Đen đã 40 năm chúng ta nên
GỌI LẠI CHO ĐÚNG TÊN CUỘC CHIẾN 20 NĂM
Để biết rõ Ai Thắng Ai?
#sgb Đất nước Việt Nam từ thời lập quốc đến nay đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhưng có một cuộc chiến mà thực chất của nó hoàn toàn không đúng với tên gọi của phe thắng trận, nếu không gọi là hoàn toàn trái ngược với tên gọi của nó.
Đó là cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam tức Quốc gia Việt Nam Cộng hòa do miền Bắc, tức nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động, kéo dài 20 năm (1954 - 1975), được phe khởi xướng ngụy trang bằng danh xưng “Giải phóng Miền Nam” ban đầu, sau thành “Chống Mỹ cứu nước”; ngày nay thường được họ gọi là “Chiến tranh chống Mỹ”.
Về “Giải phóng Miền Nam”: Không cần phải đợi 40 năm, mà chỉ ngay những ngày đầu tháng Năm 1975, thực tế đã chứng minh ai giải phóng ai rồi.
Chung quy, gọi miền Bắc cộng sản giải phóng miền Nam tư bản chẳng khác gì nói anh khố rách áo ôm đi cứu đói ông đại gia.
Nhưng cũng phải nhắc lại cảm tưởng của hai "giải phóng quân" khi vào đến Sài Gòn, một nam và một nữ Bộ đội cụ Hồ thuộc tầng lớp tạm gọi trí thức.
Một nữ là Dương Thu Hương đang hồ hỡi phấn khởi với "đại thắng Mùa Xuân" bổng dưng gục đầu xuống khóc bên lề đường Lê Lợi sau khi đọc sách báo Miền Nam.
Cô nói đại khái, "Phía văn minh đã bị bên man rợ đánh bại". Chuyện chỉ đọc và nghe cô kể lại qua báo đài nhưng không được chứng tận mắt.
Một nam là bác sĩ X. không biết rõ tên. Đó là một buổi sáng chỉ vài ngày sau khi "Miền Nam hoàn toàn giải phóng". Chưa ai biết "ra sao ngày sao?”
Trong một ngôi nhà tại Sài Gòn, người chủ nhà đang buồn như đám tang cũng ráng sắm chút quà cho người khách mới từ miền Bắc vào thăm.
Sau đó người "khách lạ" tay mân mê gói quà, bước ra khỏi nhà một cách bịn rịn và nói như tiếng thở dài, "Vào đây mới biết ngoài ấy quá khổ".
Người chủ nhà cho biết "khách lạ" là cháu, một bác sĩ quân y Quân đội Nhân dân trước khi lên đường vào Nam đã được bố mẹ cho địa chỉ tìm đến người cậu ruột di cư hồi 54.
Về “Chống Mỹ cứu nước”: người dân Miền Nam có thẩm quyền hơn ai hết để khẳng định đó là một cuộc chiến “Chống người Việt, phá nước Việt”, nếu không nói đúng ra là chống Mỹ cứu nước Tàu vì sờ sờ đó lời Lê Duẩn, "Ta đánh Mỹ là đánh cho... ôngTrung Quốc".
Theo tinh thần Hiệp Định Genève 1954 nước Việt Nam bị tạm thời chia đôi, lấy sông Bến Hải làm ranh giới hai miền.
Chính quyền và quân đội Việt Minh cộng sản tập trung về miền Bắc; chính quyền và quân đội Quốc Gia tập trung về miền Nam. Khi rút quân về Bắc, cộng sản đã để lại một số cán bộ nòng cốt và chôn giấu vũ khí.
Chiến tranh chống Pháp chấm dứt, nhưng nhân dân miền Nam trước hết là đồng bào nông thôn được hưởng thái bình chưa bao lâu lại phải đối diện với một cuộc chiến mới.
Ban đầu là cảnh khủng bố: thôn, xã trưởng và những người phục vụ trong chính quyền bị bắt đi giết một cách dã man. Nạn nhân toàn là người Việt Nam.
Rồi tiến lên những trận đánh du kích, sau đó là quân chính quy từ Bắc vào, kẻ thù của họ vẫn là hoàn toàn người Việt Nam. Rồi đắp mô gài mìn nổ xe đò chở toàn đồng bào Việt Nam.
Rõ ràng đó là cuộc chiến tranh của người Việt cộng sản từ miền Bắc chống người Việt miền Nam.
Đến năm 1964, do quân Bắc Việt đe dọa nặng nề đến sự sống còn của miền Nam, một đồng minh của mình, người Mỹ mới đổ quân vào, vừa giúp quốc gia bạn tự vệ, vừa để ngăn chặn làn sóng Đỏ tràn xuống vùng Đông Nam Á.
Vụ người Mỹ bỏ bom Miền Bắc cũng chỉ với mục đích tự vệ; riêng trận “Điện Biên Phủ trên không” B.52 thả bom Hà Nội 12 ngày đêm chỉ nhằm ép chính quyền Miền Bắc trở lại bàn hòa đàm Ba Lê; chỉ đánh xuống cơ sở quân sự chứ không có ý giết hại như nhà nước CS tuyên truyền.
Hà Nội sợ “trở thành thời kỳ đồ đá” nên đã ngồi lại vào bàn hội nghị để ký Hiệp Định Ba Lê 1973 cho Mỹ rút quân sau khi Henry Kissinger đã đi đêm dàn xếp với Chu Ân Lai.
Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Miền Nam trong khi bộ đội cụ Hồ tiếp tục ở lại. Và đương nhiên tiếp tục ôm cái lưng quần người Việt mà đánh người Việt cho tới ngày 'Đại thắng' 30/4/1975.
Quân Bắc Việt vượt vĩ tuyến vào đánh người Việt miền Nam trước khi quân Mỹ nhảy vào.
Sau khi quân Mỹ rút ra, Bắc quân vẫn tiếp tục đánh vào quân miền Nam thì sao gọi là chiến tranh “chống Mỹ”?.
Còn chuyện “cứu nước” thì hỡi ôi, cứu nước hay phá nát nước thì mọi người đã thấy trước mắt, thiển nghĩ quý Bạn chẳng cần phí thì giờ đọc thêm lời diễn giải!
Cuộc chiến 1954-1975, lâu nay bị phe thắng trận đánh lận con đen gọi là “chống Mỹ Cứu Nước”, nay đã 40 năm cũng quá lắm rồi.
“Của César hãy trả cho Cesar”. Của sự thật lịch sử, hãy trả lại cho sự thật lịch sử.
Tên gọi đúng đắn của cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn do cộng sản miền Bắc khởi xướng kéo dài suốt 20 năm kia là:
“Cuộc chiến chống người Việt, phá nước Việt”.
…………
Ván bài đã lật ngửa ra rồi: Ai thắng Ai đã rõ. Ăn gian sao được nữa...
NBC
GỌI LẠI CHO ĐÚNG TÊN CUỘC CHIẾN 20 NĂM
Để biết rõ Ai Thắng Ai?
#sgb Đất nước Việt Nam từ thời lập quốc đến nay đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhưng có một cuộc chiến mà thực chất của nó hoàn toàn không đúng với tên gọi của phe thắng trận, nếu không gọi là hoàn toàn trái ngược với tên gọi của nó.
Đó là cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam tức Quốc gia Việt Nam Cộng hòa do miền Bắc, tức nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động, kéo dài 20 năm (1954 - 1975), được phe khởi xướng ngụy trang bằng danh xưng “Giải phóng Miền Nam” ban đầu, sau thành “Chống Mỹ cứu nước”; ngày nay thường được họ gọi là “Chiến tranh chống Mỹ”.
Về “Giải phóng Miền Nam”: Không cần phải đợi 40 năm, mà chỉ ngay những ngày đầu tháng Năm 1975, thực tế đã chứng minh ai giải phóng ai rồi.
Chung quy, gọi miền Bắc cộng sản giải phóng miền Nam tư bản chẳng khác gì nói anh khố rách áo ôm đi cứu đói ông đại gia.
Nhưng cũng phải nhắc lại cảm tưởng của hai "giải phóng quân" khi vào đến Sài Gòn, một nam và một nữ Bộ đội cụ Hồ thuộc tầng lớp tạm gọi trí thức.
Một nữ là Dương Thu Hương đang hồ hỡi phấn khởi với "đại thắng Mùa Xuân" bổng dưng gục đầu xuống khóc bên lề đường Lê Lợi sau khi đọc sách báo Miền Nam.
Cô nói đại khái, "Phía văn minh đã bị bên man rợ đánh bại". Chuyện chỉ đọc và nghe cô kể lại qua báo đài nhưng không được chứng tận mắt.
Một nam là bác sĩ X. không biết rõ tên. Đó là một buổi sáng chỉ vài ngày sau khi "Miền Nam hoàn toàn giải phóng". Chưa ai biết "ra sao ngày sao?”
Trong một ngôi nhà tại Sài Gòn, người chủ nhà đang buồn như đám tang cũng ráng sắm chút quà cho người khách mới từ miền Bắc vào thăm.
Sau đó người "khách lạ" tay mân mê gói quà, bước ra khỏi nhà một cách bịn rịn và nói như tiếng thở dài, "Vào đây mới biết ngoài ấy quá khổ".
Người chủ nhà cho biết "khách lạ" là cháu, một bác sĩ quân y Quân đội Nhân dân trước khi lên đường vào Nam đã được bố mẹ cho địa chỉ tìm đến người cậu ruột di cư hồi 54.
Về “Chống Mỹ cứu nước”: người dân Miền Nam có thẩm quyền hơn ai hết để khẳng định đó là một cuộc chiến “Chống người Việt, phá nước Việt”, nếu không nói đúng ra là chống Mỹ cứu nước Tàu vì sờ sờ đó lời Lê Duẩn, "Ta đánh Mỹ là đánh cho... ôngTrung Quốc".
Theo tinh thần Hiệp Định Genève 1954 nước Việt Nam bị tạm thời chia đôi, lấy sông Bến Hải làm ranh giới hai miền.
Chính quyền và quân đội Việt Minh cộng sản tập trung về miền Bắc; chính quyền và quân đội Quốc Gia tập trung về miền Nam. Khi rút quân về Bắc, cộng sản đã để lại một số cán bộ nòng cốt và chôn giấu vũ khí.
Chiến tranh chống Pháp chấm dứt, nhưng nhân dân miền Nam trước hết là đồng bào nông thôn được hưởng thái bình chưa bao lâu lại phải đối diện với một cuộc chiến mới.
Ban đầu là cảnh khủng bố: thôn, xã trưởng và những người phục vụ trong chính quyền bị bắt đi giết một cách dã man. Nạn nhân toàn là người Việt Nam.
Rồi tiến lên những trận đánh du kích, sau đó là quân chính quy từ Bắc vào, kẻ thù của họ vẫn là hoàn toàn người Việt Nam. Rồi đắp mô gài mìn nổ xe đò chở toàn đồng bào Việt Nam.
Rõ ràng đó là cuộc chiến tranh của người Việt cộng sản từ miền Bắc chống người Việt miền Nam.
Đến năm 1964, do quân Bắc Việt đe dọa nặng nề đến sự sống còn của miền Nam, một đồng minh của mình, người Mỹ mới đổ quân vào, vừa giúp quốc gia bạn tự vệ, vừa để ngăn chặn làn sóng Đỏ tràn xuống vùng Đông Nam Á.
Vụ người Mỹ bỏ bom Miền Bắc cũng chỉ với mục đích tự vệ; riêng trận “Điện Biên Phủ trên không” B.52 thả bom Hà Nội 12 ngày đêm chỉ nhằm ép chính quyền Miền Bắc trở lại bàn hòa đàm Ba Lê; chỉ đánh xuống cơ sở quân sự chứ không có ý giết hại như nhà nước CS tuyên truyền.
Hà Nội sợ “trở thành thời kỳ đồ đá” nên đã ngồi lại vào bàn hội nghị để ký Hiệp Định Ba Lê 1973 cho Mỹ rút quân sau khi Henry Kissinger đã đi đêm dàn xếp với Chu Ân Lai.
Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Miền Nam trong khi bộ đội cụ Hồ tiếp tục ở lại. Và đương nhiên tiếp tục ôm cái lưng quần người Việt mà đánh người Việt cho tới ngày 'Đại thắng' 30/4/1975.
Quân Bắc Việt vượt vĩ tuyến vào đánh người Việt miền Nam trước khi quân Mỹ nhảy vào.
Sau khi quân Mỹ rút ra, Bắc quân vẫn tiếp tục đánh vào quân miền Nam thì sao gọi là chiến tranh “chống Mỹ”?.
Còn chuyện “cứu nước” thì hỡi ôi, cứu nước hay phá nát nước thì mọi người đã thấy trước mắt, thiển nghĩ quý Bạn chẳng cần phí thì giờ đọc thêm lời diễn giải!
Cuộc chiến 1954-1975, lâu nay bị phe thắng trận đánh lận con đen gọi là “chống Mỹ Cứu Nước”, nay đã 40 năm cũng quá lắm rồi.
“Của César hãy trả cho Cesar”. Của sự thật lịch sử, hãy trả lại cho sự thật lịch sử.
Tên gọi đúng đắn của cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn do cộng sản miền Bắc khởi xướng kéo dài suốt 20 năm kia là:
“Cuộc chiến chống người Việt, phá nước Việt”.
…………
Ván bài đã lật ngửa ra rồi: Ai thắng Ai đã rõ. Ăn gian sao được nữa...
NBC
Sài Gòn Báo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét