Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Tâm tình 30/4 với ca sĩ Ái Vân

Ca sĩ Ái Vân (ảnh Bùi Văn Phú).

Ca sĩ Ái Vân (ảnh Bùi Văn Phú).
Ngày 30/4/1975 chị đang ở đâu và làm gì?
Khi đó Vân đang ở Đông Hà. Từ đầu tháng 4/75, qua đài mọi người đều biết chiến sự đang hết sức sôi động. Suốt những năm chiến tranh thì mơ ước lớn nhất của mọi người miền Bắc là kết thúc cuộc chiến, nói theo từ hồi đấy là “giải phóng miền Nam”.
Khi đó, với những chiến thắng vang dội mỗi ngày, mọi người rất phấn kích, nghĩ là đích cuối sắp đến. Trong nhà trường mọi người chuẩn bị tinh thần cũng là để tiến vào Sài Gòn. Vân là sinh viên chỉ nghe biết vậy. Nhưng đến giữa tháng 4, nghe nói tiến vào Sài Gòn, ngoài quân sự thì công tác văn nghệ cũng hết sức quan trọng, cần sự tăng cường rất lớn, nên ở trường thanh nhạc có anh Quang Huy và Vân được ông Huỳnh Văn Tiểng chọn cho đi theo quân số của đài truyền hình để vào Sài Gòn.
Sáng 29/4 xe của đài truyền hình xuất phát từ 41 Bà Triệu, đi tức tốc ngày đêm đến chiều hôm sau vào đến Đông Hà thì nghe tin Sài Gòn được giải phóng rồi. Trên xe còn có hai mẹ con cô Lan Hương, xướng ngôn viên nổi tiếng người miền Nam. Lúc đó Vân cảm thấy háo hức, mong chờ ngày đó phải là ngày huy hoàng rạng rỡ đón mừng. Nhưng mà mình đi vào nơi phía bắc của miền Nam sao thấy tối quá và cảnh xe Phi Long, Phi Mã, xe lambretta, xích lô máy hỗn độn với người chạy vào, kẻ chạy đi. Mình thấy dư âm chiến tranh vẫn còn rõ nét.



Khi nào đoàn của chị vào đến Sài Gòn?
Sau mấy ngày đi cấp tốc, chiều 2/5 xe vào đến đài phát thanh Sài Gòn. Trưa đi vào đài truyền hình thấy trên đường Hồng Thập Tự đầy những vỏ đạn. Trước đó, khi xe vào đến xa lộ Đại Hàn đã thấy áo quần lính, giầy lính, thắt lưng bỏ lại. Những chiếc xe chật như nêm, trên nóc là những xe Honda. Đó là sự hoảng loạn, bề bộn của những ngày chiến tranh vừa dứt.
Cảm nhận của chị về Sài Gòn lúc bấy giờ?
Ca sĩ Ái Vân (ảnh Bùi Văn Phú)Ca sĩ Ái Vân (ảnh Bùi Văn Phú)
Trước đây cứ nghe nói đồng bào miền Nam cần sự giúp đỡ từ miền Bắc. Cho nên khi mình vào rất ngỡ ngàng. Vân ở Hà Nội nhỏ bé xinh xinh, vào Sài Gòn mình ngợp. Ra chợ Bến Thành thấy người dân khác hẳn, dù lúc đó người Sài Gòn không dám ăn diện như trước. Họ đón nhận mình với thái độ vui mừng một cách gượng gạo và có nghi ngại. Có người nói ủa sao cô này bộ đội, vì mình phải mặc đồng phục, mà sao không bị cô ấy rút móng tay nhỉ.
Nhìn cách người dân trang điểm, ăn nói nhẹ nhàng, dù không còn ai là lính nhưng trước đây nghe nói họ bặm trợn, hùng hổ thì khi mình thấy được là đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác. Sài Gòn nó hoa lệ mặc dù lúc đó là những ngày người ta ẩn mình, nhưng người ở đây vẫn có nét hết sức bình yên. Vân cho là mình bị ngộ nhận với thông tin lệch lạc.
Chị có thể nói về công tác lúc đó của chị là làm gì?
Trước đây cứ nghe nói đồng bào miền Nam cần sự giúp đỡ từ miền Bắc. Cho nên khi mình vào rất ngỡ ngàng. Vân ở Hà Nội nhỏ bé, vào Sài Gòn mình ngợp. Ra chợ Bến Thành thấy người dân khác hẳn, dù lúc đó người Sài Gòn không dám ăn diện như trước. Họ đón nhận mình với thái độ vui mừng một cách gượng gạo và nghi ngại. Có người nói ủa sao cô này bộ đội, vì mình phải mặc đồng phục, mà sao không bị cô ấy rút móng tay nhỉ.
Quân số của đài truyền hình lúc đó có ba lực lượng chính. Thứ nhất là từ trong R (Trung ương cục miền Nam) ra, thứ hai ngoài Bắc vào và thứ ba là công chức của chính quyền Sài Gòn lưu dụng.
Vân thuộc thành phần thứ tư là tăng cường. Khi vào mình nghĩ sẽ là xướng ngôn viên, nhưng với ba lực lượng như thế thì mình chẳng được làm gì cả. Một lần duy nhất được đọc tin, nhưng là đọc ngoài hình. Mình cảm thấy thất vọng đầy vơi. May gặp anh Chánh Trực đưa về làm với đoàn ca múa miền Nam, nhưng cũng vẫn là dự bị. Hát thì cũng chưa được solo, chỉ hát tốp ca. Có lần duy nhất khi lên Đà Lạt được hát solo vì hôm đó ca sĩ chính bị ốm. Đây là lần đầu tiên hát dân ca. Sau đó đi biểu diễn ở một số nơi như Long An, Bến Tre, Cần Thơ.
Có bà chị họ cho Vân chiếc quân gin với áo chẽn nên bị đoàn kiểm điểm. Rất chán mà không biết đi đâu, tiền không có, công việc không rõ, trong khi đang học dở dang, nên tháng 11/75 Vân và anh Quang Huy xin phép đoàn cho trở về bắc.
Về lại Hà Nội, Vân học tiếp nhạc và tốt nghiệp đại học thanh nhạc. Sau đó là diễn viên của đoàn, ăn lương tháng, thời đó không có cát-sê, nhưng có tiêu chuẩn bồi dưỡng như trứng, sữa, đường.
Chị đã theo đoàn văn nghệ Việt Nam đi biểu diễn nhiều lần ở nước ngoài, phải không thưa chị.
Ái Vân hát ở Havana. Hình từ báo Nhân Dân (ảnh Bùi Văn Phú)Ái Vân hát ở Havana. Hình từ báo Nhân Dân (ảnh Bùi Văn Phú)
Vân đã đi nhiều nước. Đông Đức 5 lần, Liên Xô 6 lần, Cuba 2 lần. Phần nhiều là tham gia biểu diễn quốc tế giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Có lần đi thi hát nhạc trữ tình với “Bài ca xây dựng” điệu valse và Vân được giải ở Đông Đức. Năm 1978 Vân đi Cuba là trong đoàn văn nghệ tham gia liên hoan thanh niên các nước xã hội chủ nghĩa, tổ chức cứ 4 năm một lần. Vân cũng đã biểu diễn ở Nhật, Thái Lan, Miến Điện. Đi Nhật hai lần là theo lời mời của Đảng Cộng sản Nhật và đài truyền hình NHK.
Trong một chuyến đi nước ngoài, chị đã quyết định không trở về Việt Nam. Nguyên do vì sao?
Tháng 1/1990 Vân qua Đông Đức học khóa đào tạo đạo diễn cho chương trình tạp kỹ. Lúc đó Tường Berlin đã đổ rồi. Việc được đi học rất khó khăn. Mai này viết hồi kí sẽ kể chi tiết. Tháng 2/1990 Vân quyết định chui tường để trở thành “tường nhân”. Vân ra đi vì những lí do hết sức cá nhân vì chuyện gia đình không giải quyết được. Anh ấy không cho Vân một con đường để giải quyết và lúc đó cuộc hôn nhân trở nên nguy hiểm đến mức có thể có khả năng xấu xảy ra. Tin từ nhà cho biết con đường trở về của mình càng ngày càng hẹp. Vân phải quyết định mặc dù rất đau lòng vì lúc đó ở nhà còn con trai mới 4 tuổi, cha thì già còn mẹ ốm nặng.
Rồi làm sao chị lại sang Hoa Kỳ định cư?
Sang Tây Đức một thời gian thì mình lập gia đình. Anh ấy người Đức gốc Việt, làm kĩ sư. Năm 1994 hãng của ông xã mở chi nhánh ở Mỹ, cử anh ấy qua làm đại diện nên đưa cả gia đình đi. Ở Mỹ, Vân cũng đi làm. Sau thời gian lâu ở Mỹ rồi có thẻ xanh, vào quốc tịch.
Chị là nghệ sĩ miền Bắc, chị biết về nhạc vàng, tức nhạc thời Việt Nam Cộng hòa, lần đầu là khi nào?
Tháng 1/1990 Vân qua Đông Đức học khóa đào tạo đạo diễn cho chương trình tạp kỹ.  Tháng 2/1990 Vân quyết định chui tường để trở thành “tường nhân”. Vân ra đi vì những lí do hết sức cá nhân vì chuyện gia đình không giải quyết được.
Lần đầu tiên là năm 1975, khi Vân về nhà tập thể của đoàn ca múa miền Nam ở 77-79 Hai Bà Trưng. Tự nhiên buổi trưa ngủ dậy nghe từ nhà hàng xóm: “Ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về…” do Khánh Ly hát, rồi “Chiều chưa đi màn đêm buông xuống…” với Bạch Yến. Những bài đó dội vào tai mình. Tâm trạng cô sinh viên nghèo, vào đây bơ vơ, nhớ nhà nên nghe rất ngấm. Từ trước đến giờ có bao giờ được nghe Khánh Ly, hay nghe nhạc Đoàn Chuẩn Từ Linh đâu.
Sau đó chị có dịp nào hát nhạc vàng không?
Lần đầu tiên là năm 1983 với bài “Chiếc lá cuối cùng” của nhạc sĩ Tuấn Khanh. Trước đó toàn hát nhạc Đức, nhạc Liên Xô vì ngoài Bắc có bao giờ hát những loại nhạc như thế đâu.
Chị lên sân khấu hát cho người Việt hải ngoại lần đầu ở đâu?
Ái Vân (thứ hai từ trái) và Thu Phương (phải) chụp ảnh kỉ niệm với khách hâm mộ (ảnh Bùi Văn Phú)Ái Vân (thứ hai từ trái) và Thu Phương (phải) chụp ảnh kỉ niệm với khách hâm mộ (ảnh Bùi Văn Phú)
Đó là lần hát cho Trung tâm Thúy Nga tổ chức ở Cerritos gần Los Angeles. Đây là một trải nghiệm hết sức tuyệt vời đối với mình vì lần đầu tiên diễn trên một sân khấu lớn cho khán giả Việt Nam tại hải ngoại và đã có quay video. Hôm đó Vân hát bài “Trăng sáng vườn chè” và có hợp ca một bài nữa với anh Elvis Phương, anh Duy Quang, với Phi Khanh. Đó là kỉ niệm thật đặc biệt.
Dường như ở hải ngoại chị hay hát dân ca?
Hòa nhập vào con đường văn nghệ bên này có khó khăn cho Vân, vì có bao giờ biết nhạc miền Nam đâu. Thậm chí Đoàn Chuẩn Từ Linh còn bị cấm tiệt, Văn Cao chỉ nhớ mỗi bài quốc ca. Vì thế con đường dễ nhất là những bài dân ca quen thuộc. Vân chọn dân ca cũng là nỗi lòng của mình nhớ về miền Bắc. Lúc mới sang Mỹ, Vân có trải nghiệm là chẳng hạn như áo tứ thân, nón quai thao rất là hiếm. Hai mươi năm trước thị trường băng nhạc hải ngoại thiếu mảng dân ca Bắc bộ, vì phần lớn người tị nạn ra đi từ miền Nam. Mà dân ca là sở trường của Vân, vì thế dân ca là cầu nối ngọt ngào giữa mình với khán giả hải ngoại.
Sau này Vân cũng hát nhạc Ngô Thụy Miên, Đức Huy và thấy hợp, còn những bài quá mềm thì với tám năm được đào tạo toàn hát nhạc cổ điển, dân ca nên không dám bước chân vào vì không phải sở trường của mình.
Sau một thời gian ở Mỹ, khi nào thì chị có cơ hội trở về Việt Nam?
Vân luôn muốn có cơ hội trở về trong những ngày đầu xa quê hương, vì còn con nhỏ, mẹ ốm và cha già và cả khán giả của mình nữa. Mình đã sống ở Việt Nam đến năm 37 tuổi mới ra đi vì thế tiếng gọi trở về hết sức mạnh đối với mình. Hơn nữa gia đình Vân ở Hà Nội gần 200 năm nên cội nguồn rất sâu. Nhưng tội vượt biên là tội rất nặng. Khi Vân “vượt tường” thì đó cũng là bức tường định mệnh ngăn cách mình với quê hương. Khi đó báo chí trong nước đã có những bài kết tội mình rất nặng. Vì thế nghĩ chuyện trở về là rất xa xôi. Rồi sau này tình hình dễ dàng hơn, cởi mở hơn. Đến năm 1998 Vân xin được visa.
Cảm nhận của chị khi trở về thăm quê hương sau tám năm xa cách như thế nào?
Rất là khác. Cái đầu tiên đập vào mắt mình là xây dựng. Hà Nội nho nhỏ, thân thuộc, xinh xắn, duyên dáng, trầm tư, ngay cả những nơi tan hoang vì chiến tranh giờ biến mất rồi. Nhà cao, khách sạn mọc lên trông hiện đại hơn. Đời sống sôi động hơn. Khi Vân trở về 36-38 Phố Huế thì bỡ ngỡ buồn vì những nhà hàng xóm, những phố của mình, trò chơi trẻ con không còn. Nhà cửa xây thêm. Kể cả con người nữa. Bây giờ mình về như là khách rồi, cảm thấy xa lạ không con phải là Hà Nội cho riêng mình nữa.
Có một dạo nghe nói chị đã mua nhà ở Sài Gòn, dự định về sống luôn ở Việt Nam, điều này có đúng không?
Bên này có nhiều người ra đi, không phải là “tường nhân” mà là “thuyền nhân”. Họ mất mát quá nhiều. Có những người mất hết. Nghe những mảnh đời của họ thì hiểu sự căm hận hoàn toàn có lý. Họ bị tù đày, những con người rất dễ thương lại bị gọi là “ác ôn”, “nợ máu”. Khi mình ở miền Bắc, thông tin lệch lạc, đến khi vào Nam mới thấy không phải như vậy...Như thế Vân cho là sự mất mát hay hận thù của họ là hoàn toàn hiểu được.
Cách đây hơn 10 năm, mình và ông xã đã nghĩ khi cả hai về hưu sẽ về Việt Nam ở. Dĩ nhiên Hà Nội thì không được vì đắt đỏ quá nên mình không có đất cắm dùi. Ba Vân ở Sài Gòn nên mình đã mua một cái nhà ở quận 12, hàng xóm của anh Elvis Phương. Nhà ngay sát bờ sông, có lục bình trôi đẹp lắm. Nhưng sau hai năm mua nhà, chưa ở đó đêm nào, nhà chưa hoàn thiện, lại do người nhà đứng tên. Rồi đường đi ngày càng kẹt xe, thấy không hợp lí nên sau hai năm đã bán rồi.
Chị còn ý định trong tương lai sẽ quay về sống ở quê cũ?
Về Việt Nam sống là để enjoy (hưởng) cuộc sống của quê hương mình, với gia đình, bạn bè, để thưởng thức cả những trò ăn quà vặt. Bây giờ những thứ đó còn chăng cũng hết sức mong manh. Bởi vì ra đường lúc nào cũng sợ cướp giật phải nhìn trước nhìn sau. Ra đường sợ xe tông. Mua gì, làm gì cũng sợ bị chặt chém, bị lừa. Thú vui ăn quà không còn vì mất vệ sinh, an toàn thực phẩm không có. Nếp sống văn hoá ngày càng đi xuống. Không dám nói là mình sẽ không bao giờ về nữa, nhưng mà nó nhạt dần đi vì ba Vân mất rồi, sợi dây ràng buộc với Việt Nam cũng lỏng lẻo hơn.
Lần ba Vân ốm đưa ông cụ vào bệnh viện mới thấy là kinh khủng, đến mức là Vân mong có về Việt Nam thì đừng bao giờ ốm để phải vào bệnh viện.
Còn con người có lối sống khư khư, cứ thu về mình thôi. Tính cộng đồng không có. Những thứ đó kết hợp lại trở thành cái không thoải mái khi trở về Việt Nam, cho nên Vân nghĩ ngày trở về nó trở nên xa vời.
Những lần trở về chị có hát trong nước không và có những khó khăn gì?
Những lần đầu rất khó khăn. Chuyện lên sân khấu là cần phép tắc, duyệt bài. Công an văn hoá có cho mình hát không. Rồi lại phải có giấy phép từng nơi. Có lần Vân đã hát ở Hà Nội, Sài Gòn, khi về tỉnh lại đòi xin giấy phép. Vì thế ý muốn trở về hát cho khán giả ở Việt Nam cho thỏa chí tang bồng giờ nó giảm đi rất nhiều. Sau này Vân chán không muốn hát nữa. Mấy năm nay mình cũng tự cho mình về hưu rồi và thấy khoẻ lắm, không còn căng thẳng nữa.
Ngày 30/4 lại đến, nhiều người nói về hòa giải dân tộc, chị có thể cho biết suy nghĩ của mình?
Ái Vân trong một lần diễn trên sân khấu ở California (ảnh Bùi Văn Phú)Ái Vân trong một lần diễn trên sân khấu ở California (ảnh Bùi Văn Phú)
Bên này có nhiều người ra đi, không phải là “tường nhân” mà là “thuyền nhân”. Họ mất mát quá nhiều. Có những người mất hết. Nghe những mảnh đời của họ thì hiểu sự căm hận hoàn toàn có lý. Họ bị tù đày, những con người rất dễ thương lại bị gọi là “ác ôn”, “nợ máu”. Khi mình ở miền Bắc, thông tin lệch lạc, đến khi vào Nam mới thấy không phải như vậy. Khi sang đây cũng thế, gặp những người sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hoà thì họ cũng dễ thương, có nhiều cái hay mình phải học. Như thế Vân cho là sự mất mát hay hận thù của họ là hoàn toàn hiểu được.
Rồi đối với người Việt hải ngoại, nhà nước vẫn có những phân biệt đối xử. Tại sao cũng là nghệ sĩ mà Hà Nội và Sài Gòn cũng khác nhau rồi. Vân được coi là nghệ sĩ Việt kiều chứ chả bao giờ được coi là nghệ sĩ trong nước cả. Vân không hiểu và vẫn có những bức xúc. Trong phép tắc cũng thế, họ coi mình là nghệ sĩ Việt kiều nên đã có những phân biệt đối xử.
Vân đã ở Đức sau khi Tường Berlin đổ. Về lại Đức, Vân thấy tủi thân vì nước Đức không tốn một viên đạn, không đổ một giọt máu mà người ta thống nhất Đông Tây để trở thành nước đứng đầu châu Âu. Còn Việt Nam 40 năm qua, phải nói là phú quí giật lùi, nhiều người vẫn lầm lũi mưu sinh.
Chị có ý kiến gì với lãnh đạo Việt Nam và người Việt hải ngoại?
Vân chỉ muốn có ý kiến với lãnh đạo Việt Nam thôi, chứ không có đề nghị gì cho người Việt hải ngoại. Trước tiên Việt Nam phải thay đổi ghê gớm lắm thì hữu xạ tự nhiên hương. Việt kiều nói chung ai cũng nghĩ về quê hương, dù ở Mỹ hay ở Đức, nhưng khi ra đường có ai hỏi mình từ đâu tới, mình rất ngập ngừng nói hai chữ Việt Nam vì có quá nhiều cái tiêu cực, từ giáo dục, xã hội, y tế mà những ai quan tâm đến Việt Nam đều thấy như thế. Vì vậy lãnh đạo Việt Nam hãy làm cho con dân Việt được hãnh diện về đất nước mình trước đã.
Gần đây có chuyện chặt cây xanh ở Hà Nội và chị cũng đã nói lên những bức xúc của mình. Tại sao chị quan tâm?
Ở Việt Nam từ lâu người dân đã chả tin gì lãnh đạo nói. Qua vụ cây xanh cứ đổ lỗi cho nhau. Vân lên tiếng, có người ở Hà Nội lại nói sao bà ở nước ngoài mà cứ bức xúc làm gì. Nếu người trong nước còn nói thế thì cây xanh còn chết nhiều. Nhiều người ngày nay trở nên vô cảm trước những ngang trái xảy ra chung quanh mình. Ai cũng thủ, lo khư khư giữ lấy những gì trong bốn bức tường nhà mình thôi. Vân chỉ muốn làm một người công dân có trách nhiệm.

Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


Bùi Văn Phú

Tác giả dạy đại học cộng đồng và hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California.                         

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét