Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011

Ði ăn ở Sài Gòn mắc hơn Little Saigon


WESTMINSTER (LA)
- Nhân đọc bản tin quán phở ở đường Láng Hạ, Hà Nội bán một tô phở bò Kobe Nhật giá 750 ngàn đồng, bò Úc 220 ngàn, bò Mỹ 125 ngàn, và tô nhỏ 70 ngàn, một độc giả Người Việt đã gửi thư vào “mắng vốn” người biên tập bản tin đã tính toán qui đổi sai, hay nhầm khi ghi giá một tô phở bò Kobe đến $37.5... khiến độc giả “hoang mang.”



Một cửa hàng bán đồ ăn ở Sài Gòn, vật giá ở thành phố này hiện mắc
không thua gì đồ ăn Việt Nam ở California. (Hình: HoangDinhNam/AFP/Getty Images

Có lẽ vị độc giả đó đã không thể nào hình dung được một nước vẫn còn bị cho là “đang phát triển” làm sao có thể lại ăn xài đến mức độ như vậy.

Riêng tôi, thực tế những lần trở về Việt Nam vài năm gần đây đã khiến tôi không còn cảm thấy kinh ngạc về giá cả ở Sài Gòn hay Hà Nội nữa.

***

Ngay lần trở về Sài Gòn cách đây hơn 2 năm rưỡi, tôi đã cảm thấy giật mình vì giá cả ở Sài Gòn mắc kinh khủng, mà người ta chi xài cũng kinh khủng.


Món bánh tráng phơi sương khá bình dân, nhưng hai người ăn
cũng mất gần 200 ngàn. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Giá cả ở Sài Gòn, đặc biệt là giá cả ăn uống, không chỉ mắc khi tính trên thu nhập bình quân của người dân, mà lại còn mắc ngang ngửa thậm chí hơn giá ăn uống ở Little Saigon.

Nhớ mùa Hè năm 2008, tôi được người nhà dẫn đi ăn món lẩu nấm ở đường Tú Xương, quận 3. Lẩu nấm khi đó đang được xem là món ăn “thời thượng.”

Khởi đầu nhà hàng chỉ mang ra một nồi nước súp nhỏ, chỉ toàn nước, trong veo, giá đã hơn một trăm ngàn. Rồi cứ những đĩa nấm nho nhỏ đủ loại, hoặc thịt bò tái, rau cải... ai muốn ăn thứ nào cứ lấy bỏ vào nồi nước lèo.

Bữa ăn cho 6 người ngày hôm đó được tính 2 triệu rưỡi (bấy giờ, $100 đổi được chừng 1.8 triệu đồng).


Kẹo kéo, món ăn mà trẻ em nghèo nào cũng thích, nay giá
cũng tăng lên 2 ngàn đồng 1 cây. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Dù là khách mời, không phải trả tiền, nhưng tôi phải kêu thầm trong bụng “sao mắc dữ vậy trời.” Có người giải thích: “vì các loại nấm đó đều phải nhập cảng nên mắc.” Khi trở về California, tôi đi vào chợ, rất nhiều loại nấm ngày hôm đó tôi ăn được bán với giá 3 gói/$1, 2 gói/$1, có loại thì 99 cents/gói.

Tôi lắc đầu ngao ngán.

Cũng trong mùa Hè 2008, vài người bạn mời tôi đi ăn kem.

Quán kem nằm trên một con đường lớn ở quận 10, đông nhung nhúc, đa phần là khách ở độ tuổi mới lớn. Giá một viên kem cỡ chừng trái chanh là 16 ngàn (gần $1), muốn kêu mấy viên thì cứ thế mà tính lên. Ngó viên kem có mùi vanilla nằm trong chiếc ly be bé, tôi lại nhớ đến những hộp kem to đùng, ngon gấp bao nhiêu lần cái viên kem bé tí đó và phải hơn cả 20 lần kích cỡ viên kem đó, chỉ đáng giá chưa tới $3 bán đầy trong các chợ Mỹ.

Làm người nghèo ở Mỹ vẫn được ăn ngon và ăn nhiều hơn người giàu ở Việt Nam nhỉ!

***

Cuối năm 2010 tôi lại có dịp trở về Việt Nam một lần nữa.


Có lẽ còn rất ít nơi có giá một món ăn dưới 10 ngàn như
tô bún hến này, mà thực ra giá rẻ vì chủ yếu món ăn là rau
và một ít hến. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Một người bạn cũ chở tôi đi ăn cơm niêu Sài Gòn trên đường Hồ Xuân Hương.

Một cái cơm niêu cho 2 người, thêm ba món ăn đủ cho khẩu phần hai người Việt Nam, tức không nhiều như ở Mỹ. Tổng cộng gần 600 ngàn.

Dù là khách mời, tôi vẫn “nhót bụng” giùm bạn.

Ba mươi đô la cho bữa ăn hai người, với người bình dân Little Saigon, giá đó không đáng gì phải “than trời,” dù nhiều người cũng hơi “nhăn mặt.” Nhưng với thu nhập bình quân của người trung lưu ở Sài Gòn, tức vào khoảng 7, 8 triệu/tháng (khoảng $350-$400) thì giá bữa ăn như vậy không thể nói là “mắc” mà phải là “mắc trời ơi!”

Cà phê nước uống trong các quán xá nhìn sạch sẽ một chút cũng đắt không kém, nhất là từ sau 7 giờ tối trở đi.

Người bình dân Califonia nào đã từng nói cà phê Starbucks của Mỹ là mắc, là không ngon có thể sẽ thay đổi hoàn toàn ý kiến khi đặt chân vào các quán cà phê ở Sài Gòn. Không biết có “người Việt Nam” nào như “người Việt kiều” là tôi “rủa thầm” trong bụng khi phải trả gần $3 cho một tách trà bông cúc (tức thả vài cái bông cúc khô vào chiếc tách, chứ không phải ly, rồi châm nước sôi vào) không?

Câu trả lời chắc là không.

Bởi không ai đếm xuể có bao nhiêu tiệm cà phê ở Sài Gòn. Và các tiệm vẫn còn tiếp tục được mở ra vì người Sài Gòn vẫn còn tiếp tục chấp nhận không kêu ca về giá cả đó.

***

Một món ăn bình dân hơn, được người bình dân thưởng thức đông hơn những thứ kể trên là bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, một đặc sản của vùng Tây Ninh, được bán ngày càng nhiều ở khắp Sài Gòn.

Một phần ăn cho hai người, ngoài rau, bánh tráng phơi sương, ít bún, là một đĩa thịt luộc chừng 10 lát mỏng, giá 100 ngàn (khoảng $5). Kêu thêm một đĩa thịt nữa là 90 ngàn. Trọng lượng đĩa thịt này cỡ bằng thịt người ta cho vào các tô hủ tiếu hay phở ở Bolsa.

Giá đó liệu có được xem là rẻ hơn giá cả ăn uống của “dân tị nạn” vùng Little Saigon không nhỉ?

Ði khỏi khu vực trung tâm Sài Gòn, ra các quận vùng ven, tôi lại được bạn bè dẫn đi ăn hủ tíu mì bình dân ở các quán trong xóm.

Khi nghe tôi nói với người bán rằng hãy cho tôi “một tô nhỏ ít mì thôi,” một người bạn của tôi đã cười ồ, “khỏi cần nói vì cái tô có chút xíu à!”

Mà quả đúng là có chút xíu thiệt, vì chỉ gắp chừng 4, 5 gắp là sạch nhẵn cái rồi. Có lẽ vì ít như vậy nên tiền nó cũng ít theo, chưa tới 20 ngàn/tô (và như vậy, phải ăn chừng 3, 4 tô như thế thì mới bằng một tô ở Bolsa)

Có lẽ chỉ có ở Huế là giá cả ăn uống còn tương đối rẻ hơn, khi với 4 ngàn (chưa đến 25 cents) đã có thể ăn một tô cơm hến, bún hến ở Ðập Ðá (nhưng để ý hiếm thấy ai ăn một tô, bởi cái tô đó nhỏ như cái chén!), hay 5 ngàn có thể ngồi chồm hổm trong chợ Ðông Ba để thưởng thức đĩa bánh bột lọc, hay ly chè 6, 7 màu.

Những cái ở Sài Gòn có thể gọi là rẻ hơn nhiều so với Little Saigon dường như chỉ còn có trái cây.

Tôi đi vào siêu thị Maximark gần nhà tôi ở mua gần một ký măng cụt, hơn nửa ký chôm chôm, ăn cho thỏa cái cảm giác người ta gọi là “về Việt Nam ăn trái cây cho đã” mà chỉ tốn chưa đến $5.

***

Có người nói với tôi rằng, giá cả ở Việt Nam là giá cả giả tạo, giá nhà cửa giả tạo, giá ăn uống giả tạo.

Tôi không biết điều đó đúng sai thế nào.

Tôi chỉ biết tiền mà bạn bè, người thân phải bỏ ra để mời tôi đi ăn là tiền thật!

cuopbank (Vietnamese social network)

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

Ông Táo Về Trời





ảnh minh họa.

- Không khí Tết nhộn nhịp bắt đầu kể từ ngày "tiễn" Táo quân về chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp. Táo Quân; Táo Vương hay Ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam Trung Hoa được xem là vị Thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà, Táo (tiếng Hán) có nghĩa là bếp.

Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết tam vị thất thế (thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất. Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép lại như sau:


Ngày xưa có hai vợ chồng nhà nọ rất nghèo khổ. Chồng tên là Trọng Cao, vợ là Thị Nhi. Họ lấy nhau đã lâu mà không có con, cho nên thường buồn phiền cãi lẫy với nhau.


Một hôm Trọng Cao quá tức giận mà đánh vợ. Tức mình, Thị Nhi bỏ nhà ra đi, rồi gặp một chàng trai là Phạm Lang, anh này đã dùng lời ngon ngọt và khéo léo quyến rũ được Thị Nhi. Hai người ăn ở với nhau thành vợ chồng. Khi Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mất, liền đi tìm kiếm khắp nơi, nhưng không thấy tăm hơi, buồn rầu bỏ công ăn chuyện làm, ra đi làm người hành khất để đi tìm vợ.


Một hôm, Trọng Cao đến một nhà khá giả xin ăn, bà chủ nhà đem cơm ra cho. Thì ra đó là Thị Nhi. Hai người nhận ra nhau, tình xưa nghĩa cũ dễ nào quên. Thị Nhi hối hận vì đã lấy Phạm Lang. họ đang hàn huyên thì bất ngờ người chồng mới là Phạm Lang từ ngoài đồng đi làm về, Thị Nhi mới nói Trọng cao vào ẩn trong đống rơm. Phạm Lang về nhà để cốt lấy tro bón ruộng, nên đốt đống rơm lấy tro. Trọng Cao đang say ngủ trong đống rơm vì đường xa mỏi mệt ấy bị chết cháy, người vợ cũ là Thị Nhi, thấy vậy cũng lao vào lửa chết theo. Phạm lang thấy vợ chết cũng lao mình vào đống rơm đang cháy ấy mà chết.


Cũng có tích khác: sau khi Thị Nhi lấy Phạm Lang, một hôm trong nhà cúng đốt mã ngoài sân, có một hành khất vào ăn xin. Thị Nhi nhận ra người chồng cũ của mình, động lòng thương đem gạo ra cho. Bị Phạm Lang nghi ngờ, Thị Nhi lấy làm xấu hổ đâm đầu vào đống lửa đang đốt mã mà tự tử. Trọng Cao cảm tình ân nghĩa cũng lao vào lửa mà chết theo, Phạm lang vì mối tình thương vợ, cũng nhảy vào cùng chết.


Thượng đế thấy ba người có nghĩa mới phong cho làm Táo Quân, và phân chia mỗi người một việc.
-Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp.
-Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà.
-Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.

Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế (hay Ông Trời), nên có nơi gọi ngày này là Tết ông Công. Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể. Lễ vật cúng Táo quân gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công.

Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!

Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).

Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...v...v) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..v...v..) để tiễn Táo quân.

Phương Uyên (sưu tầm)

Việt Báo (Theo_VnMedia)

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

Bình Long

Bài thơ không biết tác giả, gởi tặng Ngoan , người bạn lúc nào cũng hoài niệm về quê cũ...

Khúc số 1

Bình Long nắng bụi mưa lầy
Mưa vơi quên lãng,mưa dầy nhớ mong
Não nề giọt cuối lập đông
Quanh ta nghe những chập chùng dấu yêu
Bốn mươi năm, gió xoay chiều
Bước chân lãng đãng gót phiêu linh về
Vẳng nghe tiếng khóc não nề
Hồn vừa chợt tỉnh cơn mê cuộc đời


Khúc số 2

Có những hoàng hôn buồn nhớ ai
Người xưa nay vắng,tóc buông dài
Nay còn kỷ niệm thời xuân ấy
Nét nhỏ vóc gầy khó nhạt phai


Khúc số 3


Người đến làm chi người lại đi
Cho ta nhung nhớ dáng xuân thì
Trường xưa phố nhỏ Bình Long ấy
Đâu vắng xa rồi ta vẫn ghi
Dáng em nhẹ bước lúc tan trường
Đường xưa lối ấy ta vẫn thương
Cho ta cả một trời thương nhớ
Để đến giờ đây thương vẫn thương

Khúc số 4

Bình Long mùa đông về
Lá cao su vội vàng hoe bên đường
Con chim líu tíu ngại ngùng
Run đôi cánh nhỏ nửa chừng quạnh hiu
Mây chờ chiều lãng đãng theo
Bóng cây Nguyễn Huệ lá gieo điệu sầu
Chuyến xe Kim Phụng giờ đâu?
Kim Long đổi bến cho sầu khách xưa!
Chia ly dạo ấy đến giờ
Đất Bình Long vẫn như chờ đợi ai!


Tiếp tục....


Có đôi lần em nói với anh
Mùa hạ thường mang nhiều nhung nhớ
Quê mẹ Bình Long thương sao màu đất đỏ
Rừng cao su thẳng đứng buổi chiều xanh


" Đại Lộ Hoàng Hôn" bóng lá nghiêng mình
Nơi cuối dốc tượng Chúa buồn vạn thuở
Nhớ không anh những trưa hè rực rỡ
Tiếng ve sầu rộn rã những hàng cây


Giọt nắng xôn xao nỗi nhớ đong đầy
Làm sao lạc con đường " Chân Trời Tím "
Trong mỗi chia ly có điều bịn rịn
Đến bao giờ trở lại tuổi thơ ngây


Em sẽ không quên những tháng cùng ngày
Vào Hưng Chiến, về Thanh Lương thăm bạn
Buổi sáng tinh mơ, buổi chiều chạng vạng
Áo học trò hai buổi bướm hoa bay


An Lộc nhìn lên thành phố chân mây
Là Hớn Quản, và con đường phượng đỏ
Rừng lá cao su ngút ngàn mắt ngó
Đợi em về thăm Thác 4 năm xưa


Về hướng Lộc Ninh ghé Quán Biên Thùy
Uống chút ruợu cho nồng môi lãng tử
Bụi đỏ mang mang bước chân người lữ thứ
Hãy ở lại đây uống hết ân tình


Đến phi trường cô chủ quán xinh xinh
Như trái chín trên nửa cành nguyệt lộ
Mái tóc huyền buông mắt nhìn vời vợi
Như đợi một người tận chốn xa xôi


Chợ Cũ âm vang nao nức không rời
Có tiếng hát trong Văn đàn xao xuyến
Em sẽ nằm mơ mà lòng lưu luyến
Ngã tư chiều êm ả tuổi đôi mươi


Phú Đức xum xuê trái ngọt đầu môi
Mùi vú sữa hương sầu riêng bát ngát
Nắng hạ lao xao chim rừng ca hát
Rủ em về Phú Lạc hái chôm chôm
Dù đã mỏi chân Xa Cát, Xa Cam
Em sẽ đến cùng cỏ cây ngày cũ


Hạ trắng đêm nay sao lòng em ủ rũ
Bởi xa người, xa lắc một miền quê
Lửa khói điêu linh xương trắng tứ bề
Làm sao khóc khi không còn nước mắt


Quê mẹ Bình Long xót xa cùng khắp
Đã một thời chinh chiến khóc thương nhau
Quốc lộ 13 chan máu đỏ ngập đầu
Có vang dội cũng đổi nhiều xác chết


Xin hãy cho em nguyện cầu tha thiết
Mãi yên bình như tên của quê hương
An Lộc , Bình Long nỗi nhớ khôn lường
Cho em gởi trái tim về bên ấy.

Sưu tầm





















Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011

Chợ hoa Bình Long về đêm

Các bạn thân.
Bạn chưa có dịp về lại chốn xưa.Hay đã về rồi.Hay đang sinh sống ở đây.Mỗi bạn đều có một cảm nhận riêng tư..Nhưng thương cho An Lộc ,Bình Long. Ba mươi năm năm rồ,i khoảng thời gian tuy ngắn hơn thời pháp thuộc , thời chiến tranh.Nhưng khu thương mại, vọn vẹn giửa hai con đường.....Nhưng thật mới lạ với ký ức của tôi.
Và các bạn có tới hàng dưa hấu , nhớ lựa cho tôi hai quả, để trưng trên bàn thờ.Ráng lưa cho trái ruột thật đỏ đó nhé.Nếu không vào Casino cháy túi;Tạt mua một bó bông huệ và vạn thọ;Còn cành mai,dù không dặn, bạn già cũng ráng chừa cho tôi.Hàng mức,hàng bánh , em tôi không ghé ,chắc lại mua ở Sài Gòn rồi vì vậy không thấy .Chuẩn bị cho ba ngày tết ,giỏi lắm tôi chỉ làm được bấy nhiêu công việc.Còn bao thứ đều do vợ tôi cả.Còn các anh chị thì sao ?Nào ngũ quả, có vào hàng gà chọn một hai con để đón ông bà , cúng giao thừa.Có vào hàng thịt : một nồi thịt kho tàu .Tới hàng gao mua nếp, đậu gói bánh chưng.Bao nhiêu thứ phải lo...Không có được nhiều thứ hơn năm cũ : cũng buồn .!Ấy vậy ,cái thứ mà tôi quan tâm hơn cả đó là rượu.Không có rượu trắng ngon thì các bạn già gặp nhau ...mất sướng.Nhưng các bà thấy: cánh đàn ông, chén tạc, chén thù thì chẳng vui gì.Nhưng muốn suốt năm được may mắn ,phát đạt mà cùng vui vẻ theo. Có ai ngờ, đầu năm uống rượu là uống suốt năm... vợ dù hậm hực cũng đành gác tay lên trán ....
Sắm đồ tết đầy giỏ,bạn đói lắm rồi phải không ? Rờ túi coi còn tiền không, tạt vào ăn một tô hủ tíu hay phở.Tụi nhóc ở nhà, có mua bánh ướt, bánh mì rồi.Về nhà khỏi vào bếp cho phẻ.Chết tiệt, chẳng còn su nào cả .Đành về vậy,Bụng đói và mệt.Sấp nhỏ vô tình không biết ,loạng quạng bị rầy oan..
Làm suốt năm,dư được bao nhiêu chi cho mấy ngày tết thế là xong.Vậy mà,rượu ngon ,mồi sẵn chờ mấy đứa bạn già hoài sao chẳng thấy.Chẳng thấy pháo nổ chỉ thấy cảnh yên lặng trang nghiêm,thỉnh thoảng ồn ào náo nhiệt rồi qua đi
Bao nhiêu năm nay,tôi quên ắng những thứ Tết nhất phải lo,nhìn video clips này,tôi thấy trống vắng làm sao ...!
Thân mời các anh chị xem
1-"Chợ hoa Bình Long về đêm"
http://www.youtube.com/watch?v=U5moepVZSoQ
2- '"Chợ Bình Long ngày cuối năm:"
http://www.youtube.com/watch?v=0pl2_Ea635k
Ngoannhan




Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

Đập nước Xa Cam,An Lộc, Bình Long


Suối kia đắp đập thành hồ

Nhà dời ruộng lấp đắp bờ đường đi

Mây trời in bóng vàng phai

Cao su đất đỏ xui ai chạnh lòng.

Trời khoan chớ nổi cơn dông

Về nhà kẻo đã nước lồng lộng trôi….

Bao nhiêu cứ đổ tội trời

Đừng đem đổ tội cho người người ơi…


Hồ ơi đẹp lắm..tuyệt vời !

Lăn tăn làn nước mây trời ngừng trôi.

Ngoannhan



Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011

Tảo Mộ

Nguyn Du trong Truyn Kiu có câu:

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh

Để tìm hiểu về lễ tảo mộ .Mời các bạn đọc trích đoạn từ Wikipedia:

( Tiết Thanh minh là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Nó là một trong số hai mươi tư tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.

Vì lịch của người Trung Quốc, cũng như Việt Nam cổ đại, bị nhiều người lầm tưởng là âm lịch thuần túy nên rất nhiều người cho rằng nó được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại âm dương lịch nên nếu giải thích theo thuật ngữ của lịch hiện đại ngày nay (lịch Gregory) thì nó được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo của mình xung quanh Mặt Trời. Nếu tính điểm xuân phân là gốc (kinh độ Mặt Trời bằng 0°) thì điểm diễn ra hay bắt đầu tiết Thanh minh là kinh độ Mặt Trời bằng 15°. Do vậy, tiết Thanh minh thực tế được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và nó thông thường bắt đầu vào ngày 4 hoặc 5 tháng 4 dương lịch tùy theo từng năm.

Theo quy ước, tiết thanh minh là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 4 khi kết thúc tiết xuân phân và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 4 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết cốc vũ bắt đầu.

Thời tiết

Xét về mặt thời tiết, khí hậu thì từ thời điểm này trở đi ở miền bắc Việt Nam, do ảnh hưởng của luồng gió mùa đông-bắc đã yếu, gió đông-nam đã mạnh dần lên và mưa phùn đã gần như chấm dứt hẳn. Điều này làm mất đi hiện tượng nồm (hiện tượng làm hơi nước ngưng tụ lại trên bề mặt các đồ vật tiếp giáp gần với mặt đất cũng như nhà cửa) và tiết trời trở nên trong sáng, dễ chịu hơn do nhiệt độ đã lên cao và độ ẩm giảm xuống. Tuy nhiên, gần như vẫn chưa có mưa rào để bắt đầu cho mùa mưa. Mưa rào thường diễn ra gần tiết Cốc vũ.

[sửa] Tết Thanh Minh

Bài chi tiết: Tết Thanh Minh

Tết Thanh Minh diễn ra vào ngày tiết Thanh Minh. Tại Đài Loan, Hồng KôngMa Cao thì tết này là một ngày quốc lễ. Còn ở các khu vực khác ở Đông Á thì không. Nói đến Tết Thanh Minh thì bao giờ người ta cũng nghĩ đến lễ tảo mộ và hội đạp thanh.

[sửa] Tảo mộ

Nhân ngày Thanh Minh, người dân các nước có nền văn hóa tương đồng và chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa đều có tục đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ.

Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ. Nhân ngày Thanh Minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất. Trong ngày Thanh Minh, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này (có thể sớm hơn một, hai ngày vì nhiều lý do khác nhau) để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc cẩn thận, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người đi viếng mộ thường cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương.

[sửa] Hội đạp thanh

Trước đây, nam nữ thanh niên cũng nhân dịp này để du xuân nên mới có tên gọi hội đạp thanh (tức giẫm lên cỏ). Ngày nay, ở Việt Nam lễ hội này có lẽ không còn, nhưng ở Trung Quốc thì một vài nơi vẫn còn duy trì được.)

http://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_minh#T.E1.BA.A3o_m.E1.BB.99L

Riêng Đồn Điền Xa Cam thường vào ngày 25 tháng Chạp dân trong làng tới các phần mộ của Gia Tộc để dẩy cỏ,tu sửa lại cho sạch sẻ.Để 30 rước ông bà về cùng ăn tết.Vào tháng ba rất ít dân làng đi tảo mộ.

Nhìn Video clip đã được quay từ năm 2008, lòng tôi như chùng lại.Bởi bao năm qua, tôi chưa hề làm trọn bổ phận của mình đối với bậc sinh thành.Nhìn các em ,các cháu,chia nhau làm từng ngôi mộ trùm đầy cỏ dưới cái nắng của ngày cuối năm.Nhìn hình ảnh bạn bè sơn phết mộ cha mẹ tôi hàng năm.Bao nhiêu những xúc động bồi hồi.Nghĩa trang ở làng tôi : Đơn sơ,hoang dả,dân làng cố gắng xây mộ chỉ mong sao, mưa gió tháng năm, không xóa vết tích.Để người làm ăn phương xa khi trở về còn nhận ra .

Nghĩa trang , ngày thường không có người chăm sóc.Những con trâu ,những con bò vào đây ăn cỏ ,đạp lên , cọ mình vào mộ nên mổi năm nhìn một khác.Dân làng quanh năm vất vả với miếng cơm manh áo.Tôn kính người khuất, giữ kín trong lòng .

Ai mà không mong ước: Nghĩa trang, nơi phần mộ của thân nhân , lúc nào cũng được đẹp đẻ ,yên tịnh….Không quá phô trương....

Ngoannhan


Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

Cao su mỗi độ về xuân

Cao su lá đỏ

Mỗi độ về xuân

Nhớ nhớ vô ngần

Gió bay bụi đỏ

Nụ hoa chớm nở

Tiếng cười ròn tan

Nắng mới mơn man

Tết về trước ngỏ.

-----

Mùa xuân sắp về rồi.Tôi không còn cái náo nức mong tết như thuở nào.Nhưng lại mắc thêm cái tật nhớ về thời quá xưa,mà quên đi cái hiện tại.Rõ thật là chả ra chi.Chẳng có chút lợi lộc gì .Hơi đâu vương bận.Nghĩ thì vậy,tôi vẫn đi tìm cái mà tôi yêu mến từ ấu thơ.Mà bi giờ đã bị mất tất cả: Những hàng cậy Cao Su vào độ xuân về….

Trời lành lạnh phải không ? Ở một nơi vào mùa lạnh, mà phần đông chưa hề có một chiếc áo ấm.Những cơn gió chướng .Làm bụi bay ,lá bay, rác bay…khắp trời.Lá Cao su đang chờ …một cơn mưa lất phất , nắng vàng ươm đan … Mưa ướp lá ….Ngày mai, ngày mốt, những lá cao su bắt đầu đỏ hàng loạt, rụng bay là đà khắp nơi.Trên con đường tôi đi học ,trên con đường người phu mủ gánh thùng về …..Cây cao su đã chuyển mình đón xuân sang,

Nhớ quá chứ,những đêm trăng tròn ,nhìn những ngọn cao su xương xẩu .Lá cao su xếp lớp dầy trên đất ,thành một màu trắng bạc chạy dài như vô tận.Bận rộn một vài ngày ,quên đi. Lá cao su đã mọc xanh cả một trời,che mát cho mọi người, dưới cái nắng của vùng bán cao nguyên.

Hơn ba mươi năm.Cảnh nào mà không thay đổi.Mong sao vẫn đẹp như những tấm ảnh trong Video clips .Người đi xa chỉ còn lưu lại những hình ảnh đẹp . Sau 30 năm mấy ai có dịp về thăm. .Hàng Cao Su bên đường nay không còn .Mùa xuân đang về .Ai còn bận quét lá cao su.Ai còn bận miếng cơm manh áo hàng ngày…….Ai ai xin giữ lại vài hình ảnh đẹp màcó thật quên đi những không phải cho kiếp người.Mùa xuân vẫn đẹp như lá cao su trút lá ,nẩy lộc đầu xuân

. Thân mời bạn đọc xem Video Clips với bài hát "SUỐI MƠ" của Văn Cao do Ngọc Hạ trình bày.Với hình ảnh cao su sắp vào tết và một vài hình về thác số 4 ở Technique -An Lộc ,Bình Long.

Ngoannhan