Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

Hà Nội Xưa Và Nay

Hà Nội ngày xưa

http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/01/no-8.jpg?w=300&h=201

http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/01/bia-mua-chat-dot-1-13.jpg?w=500&h=260

http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/01/phieu-mua-chat-dot-1b.jpg?w=500&h=468

http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/01/giay-chung-nhan-so-huu-xe-dap-1-4.jpg?w=456&h=640

http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/01/bia-mua-phu-tu-ng-xe-dap-1-2.jpg?w=500&h=273

http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/01/mat-sau-phieu-mua-phe1bba5-tc3b9ng-xe-c491e1baa1p-4b1.jpg?w=500&h=357

http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/01/phieu-cung-cap-thit-cc6a1-c491e1bb99ng-7.jpg?w=500&h=256

5

http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/01/phieu-duong-8.jpg?w=500&h=512

http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/01/phieu-mua-luong-thuc-co-quan-5.jpg?w=500&h=308

http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/01/phic3a9u-ve1baa3i-1.jpg?w=500&h=336

http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/01/phie1babfu-ve1baa3i-3.jpg?w=477&h=621

http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/01/tem-vai.jpg?w=320&h=633

http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/01/chung-nhan-may-thu-thanh-3.jpg?w=405&h=624

http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/01/phieu-may-thu-thanh-3b.jpg?w=500&h=641

http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/01/so-mua-lc6b0c6a1ng-thc6b0c-1.jpg?w=424&h=516

http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/01/tem-ge1baa1o-3.jpg?w=423&h=516

http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/01/tem-luong-thuc-21.jpg?w=500&h=342

http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/01/tem-luong-thuc-1.jpg?w=500&h=342

http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/01/no-5.jpg?w=500&h=375

http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/01/no-18.jpg?w=500&h=177

http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/01/phieu-phan-phoi1.jpg?w=500&h=657

http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/01/phu-tung-mua-xe-mc3a1y-1.jpg?w=500&h=258

http://quechoablog.files.wordpress.com/2011/01/no-14.jpg?w=500&h=409

quechoa blog


Hà Nội ngày nay

Hà Thành ăn ngủ xa hoa

TTCT - Ăn sáng bằng một tô phở 650.000 đồng, ăn tối trong một căn phòng vàng và đêm đến thì ngủ ở một khách sạn với giá 6.200 USD/đêm...? Hà Nội là nơi có thể thỏa mãn bất cứ ai có tiền bằng những dịch vụ đắt tiền như thế.

Bát phở bò Sagagyu 650.000 đồng - Ảnh: Việt Dũng

Trên những con phố Hà Nội chật chội, ngột ngạt vì kẹt xe, vỉa hè ngập tràn những quán vịt om sấu hay bún ốc, ít ai ngờ rằng thủ đô có những chốn “xứng danh kim tiền” đến vậy.

Dát vàng khắp nơi

Ấn tượng đầu tiên về khách sạn Grand Plaza Hà Nội khánh thành mới đây trên đường Trần Duy Hưng, gần Trung tâm hội nghị quốc gia, là từ sảnh lớn cho tới nhà vệ sinh đều dát kim loại màu vàng. Khách sạn có 618 phòng khách cao cấp và phòng hạng sang cùng nhiều nhà hàng mang nhiều phong cách ẩm thực, phòng tiệc, hội nghị...

Có hai phòng tổng thống với giá cao ngất: phòng 325m2 giá 3.900 USD/đêm, còn phòng 410m2 giá 6.200 USD/đêm, tức hơn 125 triệu đồng. Kim loại màu vàng dát đầy trên các chi tiết trang trí trong phòng, theo như lời kể của ban quản lý khách sạn. Bước vào căn phòng này, sờ tay vào cái giường ngủ của “tổng thống”, ta có cảm giác như mình đang bước vào một bảo tàng kim hoàn.

Nếu đã ở phòng “tổng thống” thì sao không đi ăn tối theo kiểu “hoàng đế”, với một phòng ăn được gọi là phòng vàng tại nhà hàng Long Đình trên phố Quán Sứ? Nhà hàng này nhìn bên ngoài cũng khá bình thường, nhưng có thêm những phòng ăn đặc biệt gọi là phòng vàng, phòng bạc. Những ly tách muỗng nĩa trên bàn lấp lánh màu của kim tiền. Thực đơn của quán toàn những món với tên gọi hào nhoáng và tiền thì tất nhiên cũng... xả láng. Cô Phạm Thị Vân Anh, phụ trách PR của công ty sở hữu nhà hàng này, cho biết một bát xúp vi cá giá 72 USD, một bữa tiệc có giá ít nhất cũng 800 USD.

Anh Việt, một doanh nhân Hà Nội từng mời bạn hàng Trung Quốc đến nhà hàng Long Đình, kể: “Người ta đến đây để hưởng cảm giác yến tiệc hơn là để ăn. Hôm đó năm người, tôi phải thanh toán hết gần 2.000 đô...” - anh cười. Cung cách phục vụ như thế nào là tùy theo ý muốn của khách, nhưng theo giới thiệu của nhà hàng thì khi ngồi ở phòng vàng, thực khách được phục vụ như “hoàng đế”.

Những họa tiết trang trí trong phòng tổng thống khách sạn Grand Plaza Hà Nội được dát màu vàng rực rỡ - Ảnh do KS cung cấp

Bát phở giá bằng cả tạ thóc

Bát phở bò này có giá 650.000 đồng, bằng giá một tạ thóc nếu tính giá cao 6.500 đồng/kg. Nhưng “có người sáng nào cũng ăn, có người kéo cả gia đình ba bốn thế hệ đến thưởng thức, thanh toán tiền ăn sáng hết vài triệu đồng là chuyện bình thường” - ông Tô Lâm, tổng giám đốc khách sạn Vườn Thủ Đô kiêm ông chủ nhà hàng trong khuôn viên khách sạn, nơi duy nhất ở Hà Nội bán loại phở bò đắt khủng khiếp này, kể về khách hàng của mình. Bãi đỗ xe nhà hàng chật ních những loại xe sang trọng, đắt tiền như Porche, Lexus...

Có gì khác biệt giữa hai loại phở? Phở Sagagyu 650.000 đồng được đặt trong tô bằng sứ có mạ vàng với một cái muỗng cong, còn bát phở bò Mỹ 125.000 đồng đặt trong tô thường, muỗng thẳng. Cũng khác biệt so với phở thường nữa là ở chỗ nhân viên chỉ mang bát phở có nước dùng ra, phần thịt bò được thái mỏng bằng máy và bọc trong một đĩa riêng để khách hàng tự tay nhúng. Khi cho vào bát phở chỉ sau chốc lát thịt bò đã chuyển từ màu đỏ sang màu sẫm. Cho vào miệng nhai có cảm giác miếng thịt tan rất nhanh, mềm, đậm đà và thơm. Ngoài ra còn có loại phở Kobe giá 500.000 đồng chế biến từ thịt bò Kobe, hoặc “mềm” hơn là phở Wagyu với thịt bò Úc có giá 220.000 đồng.

Làm khách sạn hơn 20 năm, bán phở đã năm năm nhưng chỉ hơn một năm trở lại đây ông Lâm mới bán phở bò Kobe. Ban đầu ông chỉ có mong muốn đơn giản là mang đến cho khách hàng những món ăn truyền thống đậm đà hương vị xứ Bắc. Nhận thấy thị hiếu khách hàng đất Hà thành ngày càng cao, ông quyết làm một bước đột phá: bán loại phở bò thượng hạng. Không ngờ món phở bò “quý tộc” này lại thu hút nhiều khách hàng đến vậy.

Ông Tô Lâm cho biết mặc dù đắt đỏ là vậy, nhưng nhiều hôm cả ba nhà hàng của khách sạn phục vụ 150 suất ăn một lúc vẫn bị quá tải. Lượng khách thưởng thức món phở này khá phong phú nhưng theo lời ông Lâm, hầu hết là giới doanh nhân tiếp đối tác, bàn chuyện làm ăn. Khách cuối tuần thường là gia đình giàu có.

Đứng dậy cầm hóa đơn thanh toán, dù biết trước giá cả nhưng chúng tôi không khỏi “xót ruột” khi trả hơn 800.000 đồng cho hai bát phở bữa sáng. Chợt nghĩ tới hóa đơn thanh toán của những người kéo cả gia đình đến ăn sáng bằng phở bò Kobe. Giá tiền trả cho một bát phở Sagagyu có thể đủ cho một bữa tiệc 5-6 người với vịt om sấu và rượu vodka - món ăn thuộc loại thịnh hành nhất trên vỉa hè Hà Nội hiện nay.

Hà Nội còn rất nhiều thứ xa hoa khác đang phô diễn trên những “ngõ nhỏ, phố nhỏ”, từ những chiếc xe siêu sang cho đến những cửa hiệu thời trang dành cho người có thu nhập rất cao. Những thương hiệu thời trang danh tiếng nhất trên thế giới khi vào Việt Nam vẫn chọn Hà Nội là điểm đến đầu tiên. Chẳng hạn như nhãn hiệu Hermes tại Việt Nam hiện chỉ có ở Hà thành, trong một khách sạn nổi tiếng nhất tại trung tâm thành phố. Và bây giờ là khách sạn 6.200 USD/đêm, là bữa tiệc vàng...

Còn bò Kobe hay Sagagyu? Vấn đề khiến người ta ngỡ ngàng không phải ở chỗ nó là món thịt đắt nhất vì chúng vẫn được bán nhiều trong các nhà hàng khác ở Việt Nam đấy thôi, mà là chuyện nó nằm trong một tô phở - món ăn vẫn bán đầy vỉa hè ngoài kia. Chẳng đâu xa, chỉ cần bước ra khỏi Vườn Thủ Đô mấy trăm mét, ta gặp ngay một cái bàn ven đường dưới tấm vải bạt, nơi những sinh viên, công nhân đang xì xụp những tô phở 15.000-20.000 đồng nghi ngút khói.

VŨ THANH BÌNH - LÂM HOÀI

Đây là một thói quen xài sang của một tầng lớp - tạm gọi là tầng lớp “người Việt mới”. Kinh tế thị trường ở bất kỳ nước nào trên thế giới đều gây ra hệ lụy là khoảng cách giàu nghèo, và khoảng cách đó chỉ ngày càng cách xa nhau chứ khó có thể xích lại gần nhau. Như cụ Đào Duy Anh từng viết, đại ý: việc xã hội tĩnh tại chuyển sang xã hội chuyển động sẽ làm phát sinh nhiều điều cần phải giải quyết dài dài.

Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi có người bỏ ra gần 1 triệu đồng để ăn một bát phở, vì đơn giản người ta thấy hài lòng với việc mình làm, nghĩ mình xứng đáng được ăn bát phở với giá trị - mà thực tế chỉ bằng một phần rất nhỏ, bé gấp nhiều lần so với thu nhập của người đó. Ở góc độ xã hội, tôi cho rằng phải chấp nhận với thực tế của hiện tượng trên, nhưng rõ ràng có nhiều điều phải suy ngẫm, bởi nước ta tỉ lệ người nghèo còn quá cao. Hơn nữa, phải nhìn nhận ngoài những người giàu từ làm ăn chính đáng, kết quả từ việc đầu tư công sức, tiền của, chất xám, không loại trừ có không ít cá nhân làm giàu từ đồng tiền bất chính. Những cá nhân này không bao giờ tiếc và không ngại phung phí đồng tiền của họ.

Tuy nhiên, nhìn nhận công bằng hơn, không thể “bình quân chủ nghĩa”. Người kiếm được nhiều tiền thì tiêu nhiều, kiếm ít phải chấp nhận tiêu ít, không có lý do để buộc người có nhiều tiền phải tiêu ít đi. Nhìn nhận lạc quan hơn thì xuất hiện thói quen xài sang của một bộ phận người Việt cũng là tín hiệu đáng mừng về thu nhập đang tăng lên, sâu xa hơn là tín hiệu về một đất nước đang giàu lên, nền kinh tế đang ngày càng phát triển.

PGS-TS NGUYỄN THỊ MINH THÁI
(chủ nhiệm bộ môn văn hóa - truyền thông ĐH KHXH&NV Hà Nội)

http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Phong-su-Ho-so/418573/Ha-Thanh-an-ngu-xa-hoa.html


Khách sạn 5 sao cho thú cưng
(TNTS) Thời buổi kinh tế phát triển, nhiều người đột ngột giàu lên, kéo theo nhiều loại hình dịch vụ mới lạ. Ở Hà Nội có một khách sạn thuộc loại đặc biệt, dù mới chỉ đi vào hoạt động một thời gian ngắn nhưng đã có không ít khách hàng: những chú chó, mèo thuộc nhà “quý tộc”!

Tại khách sạn này, các vị khách được tận hưởng dịch vụ chăm sóc cao cấp bậc nhất khi chủ vắng nhà. Và cũng từ đấy, xuất hiện nhiều chuyện thuộc loại khó tin, khiến người nghe phải… bật cười.

1.001 kiểu chiều chó

Vẫn biết rằng khi đã thương thì dù có thế nào người ta cũng có thể làm cho vừa lòng những đối tượng mình quý mến. Thế nhưng, những kiểu yêu chiều thú cưng mà chúng tôi sắp kể ra đây chắc chỉ có… những nhà cung cấp dịch vụ mới nghĩ ra được. Từ khi khách sạn đặc biệt này đi vào hoạt động, ông chủ Nguyễn Bảo Sinh trở nên nổi tiếng với biệt danh người yêu chiều thú số 1 đất Hà thành, bởi để làm “vừa lòng” những chú chó, mèo đến nghỉ ở đây là điều không hề dễ dàng.

Điều đầu tiên mà gia chủ muốn khi gửi các thú cưng của họ đến khách sạn là niềm vui, hạnh phúc. Vì thế, ông Sinh và những cộng sự của ông (đều là bác sĩ thú y) dứt khoát không được làm cho những chú thú cưng này… buồn, phải để ý đến từng cử chỉ, thái độ của chúng mà có “ứng xử” phù hợp. Bởi, dù không ở kề cận, nhưng gia chủ luôn theo dõi chúng từ xa qua… camera nối mạng internet.


Những chú thú cưng không biết… đọc, nên có con còn chê không chịu ăn thức ăn nhập khẩu từ Mỹ! Có một chú mèo Ả Rập, từ chối bất kể đồ ăn ngon nhập khẩu từ nước nào, vì nó chỉ thích ăn… hải sản, đặc biệt là cá thu

Thú cưng thích nhất là… ăn, cái ăn ở khách sạn chó, mèo cũng phải khác với nhà “thường dân”. Ông Sinh cho biết, nếu như ở các nơi chăm sóc chó mèo bình dân thường cho chúng ăn loại thức ăn sấy khô được nhập từ Thái Lan thì ở đây chúng được ăn thức ăn nhập từ Mỹ, ngon và đắt tiền hơn nhiều. Tuy vậy, nhưng các cô cậu thú cưng không biết… đọc, nên có con còn chê không chịu ăn thức ăn nhập khẩu từ Mỹ! Hay có một chú mèo Ả Rập chỉ thích ăn… hải sản, đặc biệt là cá thu. “Hôm nào không có cá thu là nó nhất định nhịn đói, ban ngày thì mặt buồn thỉu buồn thiu, ban đêm lại kêu inh ỏi vì đói. Thế là tôi phải đi mua cá thu tươi về làm món cho nó ăn” - ông Sinh nhớ lại.

Chưa hết, có con thú lại thích bữa ăn phải có sữa, phô mai, thịt gà, patê gan… Ăn mà không đầy đủ là nó… quậy, không cần biết phép lịch sự là gì, kêu gào mãi không thôi. Có con lại nũng nịu đòi người… đút mới chịu ăn. Mà đây lại là một con béc-giê to tướng. Nghe nói, giá con chó này lên đến hàng trăm triệu đồng nên chủ nó rất quý, rất cưng chiều, không cho nó “động tay động chân” trong chuyện ăn uống, kẻo gây bẩn người. Một con chó khác thuộc giống Đô-béc-man còn có đòi hỏi lạ đời là… thuốc lá. Tìm hiểu từ chủ, ông Sinh mới biết nó “nghiện” thuốc nặng. Dù đang ăn, nó cũng cần hít khói thuốc lá, thế là ông phải đi mua thuốc về đốt để bên cạnh, thấy thuốc lá là mắt nó sáng long lanh. Tất nhiên, chú chó này không thể khỏe mạnh như những đồng loại 4 chân khác, không lâu sau đó, nó bị bệnh mà chết, người chủ vẫn không quên… mua một gói 555 hỏa táng theo cho nó.


Chăm sóc mèo tại khách sạn

Thịt cá, cao lương mỹ vị nhiều quá cũng không phải là tốt, nhiều thú cưng thiếu vitamin nên không khỏe. Khi đến khách sạn, gặp bãi cỏ là nó phóng nhanh vào sân cỏ ăn ngấu nghiến như ăn… rau, vài hôm sau lại khỏe ra, nhanh nhẹn hoạt bát hơn hẳn vì cỏ rất có lợi cho đường ruột của chó, mèo.

Sau khoản ăn là đến khoản ngủ, thú cưng ở khách sạn dù được ngủ phòng ốp gỗ nhưng không phải con nào cũng ngoan ngoãn ngủ khi đêm về. Nếu như ở các “nhà nghỉ”, đêm chó không chịu ngủ cứ sủa om sòm sẽ bị rọ mõm lại thì ở khách sạn hình thức “bạo lực” này không bao giờ được áp dụng. Nhân viên khách sạn phải biết cách làm cho chúng tự ngủ. Cũng như con người, mỗi thú cưng có một thói quen riêng.

Không chỉ là ăn, ngủ, mà ngay đến việc vệ sinh những chú chó, mèo nhà giàu khi ở khách sạn cũng được phục vụ… tận răng. Tắm thì phải trong một phòng tắm chuyên dụng với đầy đủ tiện nghi. Vào mùa đông, phòng sẽ được đóng kín để tránh tình trạng nhiễm lạnh. Xà phòng dùng tắm là loại cao cấp nên không sợ chuyện gây rụng lông. “Mèo thường rất sợ nước, nhưng những con mèo đến đây phần lớn là giống mèo tây, được chủ huấn luyện tắm rửa sạch sẽ từ nhỏ nên cứ thấy bồn nước là nhảy cái uỳnh vô… đòi tắm” - Anh Thụ, một bác sĩ thú y kể lại. Sau khi tắm xong nếu có nắng chúng sẽ được ra sân cỏ tắm nắng, còn không có sẽ được sấy khô, vuốt ve, cắt tỉa lông khi cần thiết. Đặc biệt, với những chú chó, mèo kiểng thường hay theo chủ đi làm… nail thì chắc chắn lại “đòi” thêm khâu cắt, tỉa và sơn móng làm đẹp…

Chẳng hạn, con Đô-béc-man phải để đèn sáng mới chịu ngủ, tắt đèn là nó sủa om sòm. Rồi một con phốc trước đến thuê ở khách sạn vài đêm lại có vẻ… sợ ma, nằm kêu hoài không ngủ. Hiểu ý, nhân viên phục vụ dắt nhiều “bạn” đến, thế là mắt nó sáng long lanh, quẫy đuôi mừng quýnh, ngủ ngon lành. Rồi cũng có những con chỉ thích ngủ với… “bạn gái” hoặc “bạn trai” mà thôi. Nhất là những con còn đang phơi phới tuổi thanh xuân. Chúng cũng cần có đôi có cặp khi ngủ. Đặc biệt, có những con chó kiểng như chó Nhật chẳng hạn, ở nhà có thói quen ngủ chung với người nên đến đây ngủ một mình không chịu được, khách sạn phải cử người vô nằm ngủ kế bên nó. Có con nhõng nhẽo hơn còn đòi… được ôm. Thế là sáng dậy người bị lông chó bám đầy cứ như… người rừng.

Ông Sinh chia sẻ thêm: “Vì thú vật không biết nói nên nhiều khi ru chúng ngủ còn khó hơn người. Người chăm nó đòi hỏi phải có kinh nghiệm, hiểu được cả tâm sinh lý để mà biết cách chiều chuộng. Nếu nhìn qua camera, chủ chúng thấy khuya quá mà chưa ngủ được, hoặc bị mình dùng biện pháp mạnh là không xong!”.

Khi thú cưng… nổi giận

Theo những người phục vụ trong khách sạn, chó, mèo nhà giàu mà nổi giận cũng thật sự là nỗi khổ của người giữ chúng. Đến giờ, ông Sinh vẫn không quên được chuyện một con mèo chuồn mất ngay khi nhân viên chăm sóc mở cửa phòng để cho nó ăn. Nó giận vì chủ nó đã mang đến một nơi lạ hoắc lạ huơ, dù được “ăn ngon mặc đẹp” cũng không làm nó ưng ý. Thế là, khi hay tin, gia chủ không tiếc lời chì chiết ông vì thương tiếc vật cưng của mình. Nhung nhớ khôn nguôi, gia chủ yêu cầu ông Sinh phải bố trí chỗ ngủ mấy đêm liền để… rình mèo. Đêm nào cũng vậy, ông phải cùng họ thức đến 1-2 giờ khuya để kêu gọi mèo về...

Còn những con chó mà nổi giận thì đúng là kinh hoàng, nhất là những con chó bẹc-giê lớn con. Làm không đúng ý, nó có thể cắn người chăm sóc ngay. Nhưng dù có bị cắn thì người của khách sạn cũng không thể làm nó bị thương tích hay dùng hình phạt.

Chuyện cung cấp dịch vụ đạt chất lượng 5 sao cho vật cưng không dễ dàng chút nào. Và như thế, “người phải có lòng yêu vật nuôi thật sự mới làm được dịch vụ này” - ông Sinh khẳng định.

Cẩm Nhi

http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201053/20101229115400.aspx


Buốt lòng với mảnh chăn đơn ở hành lang bệnh viện

(TT&VH) - Đêm đông, nhiệt độ ngoài trời có lúc xuống đến 8 độ C, vậy mà các bệnh viện như Bạch Mai, bệnh viện K (Tam Hiệp), bệnh viện Nhi... vẫn thấy rất nhiều bệnh nhân và người nhà phải ngủ ngoài hành lang trong chiếc chăn mỏng và manh chiếu rách.

Vẫn biết các bệnh viện vẫn đang bị quá tải, nhưng những điều trông thấy mà buốt lòng

Trải chiếu xuống nền... thành giường

Cuối buổi chiều đông lạnh giá, chúng tôi có mặt tại Bệnh viện K - cơ sở 2 (Tam Hiệp), trong khuôn viên, ngoài hành lang bệnh viện vẫn la liệt giường bệnh. Trong số đó, không chỉ có người nhà mà cả bệnh nhân cũng phải oằn mình chống lại cái lạnh.

Dưới một tán cây, bác N.V.H co ro trên chiếc giường xếp. Bác H. quê ở Quảng Xương - Thanh Hóa, năm nay 60 tuổi bị bệnh ung thư vòm họng. Nhà nghèo, đổ bệnh cách đây đã hơn một năm nhưng đến giờ bác mới có tiền điều trị. Tay run run mở chiếc cặp lồng đựng cháo, bác ngậm ngùi: “Tôi được bệnh viện ưu tiên phát sổ người nghèo, nhận cơm và cháo từ thiện. Nhà đông con lại chỉ trông vào mấy sào ruộng nên nghèo lắm, ra Hà Nội chữa bệnh phải bán cả đàn lợn mới đủ tiền...”.

Bác N.V.H vừa ăn cháo vừa xuýt xoa trong cái lạnh
Theo đợt, mỗi ngày bác H. đều phải làm hóa trị, không có tiền thuê nhà trọ nên truyền xong bác H. thuê luôn chiếc giường xếp, ngả lưng tạm với giá 15.000 đồng/ngày. Ban ngày thì kê ra ngoài cho thoáng, còn đêm đến thì bác H. chuyển vào trong hành lang bệnh viện. Giọng run run, Bác H. kể: “Đêm xuống chùm kín khăn mà gió vẫn thốc xuyên thấu cả xương. Mấy hôm nay, tôi phải trải áo mưa lên trên cho đỡ gió...”.

60 tuổi nhưng mái đầu bác đã bạc trắng, những vết nhăn trên khuôn mặt co lại thành vệt rõ ràng. Trong cái lạnh tê tái của chiều Đông, nước da ấy như xạm hẳn lại, tím tái đến khổ sở.

Chăn nhường cho người bệnh

Nằm sát bên đó, chị N.T.T cũng trùm chăn kín mít. Nói là chăn nhưng thực chất đó chỉ là một mảnh vải rèm mà chị xin được của người bán tạp hóa tốt bụng trước cổng bệnh viện. Mỗi lần có cơn gió thổi qua, cả người chị T lại run lên vì lạnh. Vừa lấy tay giữ chặt miếng vải cho khỏi rét, chị vừa xuýt xoa: “Như thế này còn may chán đấy, chứ đầy người còn phải trải chiếu xuống nền đất ẩm để ngủ, làm gì có tiền thuê giường”.

Co ro trong khuôn viên Bệnh viện K
Chồng chị T. bị ung thư phổi, điều trị ở đây đã được ba tháng nên so với mọi người xung quanh chị T. có khá nhiều kinh nghiệm: “Trời lạnh thế này cũng không bằng mấy hôm nọ mưa. Cả người, quần áo cứ bê bết bẩn thỉu bùn đất. Đêm, mưa còn hắt thẳng vào mặt, khổ sở lắm...”. Xung quanh chiếc giường xếp ọp ẹp, cả hành lý của chị chỉ có vài bộ quần áo cũ, hai chiếc chậu và một mảnh áo mưa. Chị ngậm ngùi: “Có hai chiếc chăn thì nhường cho chồng cả rồi, bao nhiêu quần áo thì mặc hết vào người... nên cũng chẳng có gì cồng kềnh”.

Tuy đã muộn nhưng trong khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai vẫn có vẻ đông đúc. Trên ghế đá, khuôn viên, hành lang đâu cũng thấy ngổn ngang, la liệt người nằm. Ngồi thu mình trên chiếc ghế đá, vừa xuýt xoa, bác L. (Thanh Ba - Phú Thọ) vừa trải lòng: “Con trai tôi bị tai nạn đang điều trị ở khoa chấn thương chỉnh hỉnh. 9h là hết giờ trông nom nên phải tá túc ngoài này...”. Đây là đêm thứ hai bác L. ngủ ngoài hành lang bệnh viện. Nói là ngủ chứ cũng chỉ nằm đấy cho đỡ mỏi lưng. Trời lạnh thế này, trong nhà còn khó ngủ chứ đừng nói là ngoài trời.

Cách đấy không xa, bác H. bán nước chè dạo trong bệnh viện cũng run lên vì lạnh. Bác H. quê Hưng Yên là bệnh nhân chạy thận. Hoàn cảnh khó khăn, nên cứ mỗi tối bác lại tranh thủ bán vài ấm nước kiếm đồng ra đồng vào. Người bác H. nhỏ thó, già hơn nhiều so với cái tuổi 45 của mình. Bác kể: “Mọi hôm tôi còn bán đến một, hai giờ sáng. Mấy hôm nay trời lạnh chỉ dám bán đến 11 giờ là không chịu được nữa phải dọn hàng...”. Bệnh tật, ốm yếu là thế nhưng bác H. chỉ mặc độn mấy chiếc áo mỏng, bác ngậm ngùi tâm sự: “Làm gì có tiền hở cô, một tháng tiền thuốc men, nhà trọ ăn uống đã mất 3 đến 4 triệu rồi. Nhà làm nông, làm gì có nhiều. Lạnh nhưng tiết kiệm được đồng nào hay đồng đấy...”.

Bên hành lang Bệnh viện Bạch Mai, la liệt
những người co ro trong chiếc chăn mỏng

Ở mãi... thành quen

Anh N. được cho là người có “thâm niên ngủ ngoài hành lang”, chia sẻ: “Mới đầu thì cũng lạnh lắm, phải lang thang hết hành lang, khuôn viên bệnh viện cho hết đêm nhưng sau vài hôm mệt quá thì cũng ngủ được hết mà. Đêm qua, chỉ có mỗi cái chăn mỏng mà tôi cũng đánh được một giấc ngon lành đến tận sáng...”.

Một số người còn phát minh ra nhiều cách để chống chọi với cái lạnh. Trên hành lang, tận dụng những xe đẩy của bác sĩ không dùng đến họ quây lại để chắn gió. Thậm chí, có người còn sử dụng cả áo mưa, chiếu dựng thành những chiếc lán di động cho chắc chắn.

Giọng ngậm ngùi, bác H. tâm sự: “Ở mãi trong cái khổ nên cũng quen rồi. Mới đầu, đi bán nước chè thế này, tôi bị viêm họng suốt. Bây giờ, cơ thể chai dần với cái lạnh rồi...”.

Càng về khuya, trời càng lạnh. Gió ào ạt thổi tê buốt, những chiếc lán dựng tạm nghiêng ngả trông thật khổ sở. Trên hành lang, nhiều người thi nhau trở mình, co người lại cho đỡ lạnh. Tiếng ho khản đặc của ai đó vang lên từng cơn đứt quãng, không đủ để át lại tiếng gió mỗi lúc một mạnh rít lên ngoài trời.

Hà Trang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét