Báu vật Việt Nam tỏa sáng tại Seoul
Bảo tàng cung đình quốc gia Hàn Quốc đang tổ chức một cuộc triển lãm đặc biệt mang tên "Báu vật của triều đại Nguyễn tại Việt Nam", kéo dài đến ngày 6/2.
Ngai vàng triều Nguyễn thuộc thế kỷ 19. Ảnh: koreatimes.
Cuộc triển lãm bao gồm 165 hiện vật có trong triều đại này cùng các bức ảnh và băng hình về những di tích lịch sử ở Huế, cung điện thời Nguyễn. Các hiện vật được cung cấp với sự hợp tác của Bảo tàng cổ vật cung điện Huế ở Việt Nam.
Triều Nguyễn (1802-1945), triều đại cuối cùng của Việt Nam, đã dời đô từ Hà Nội vào thành phố Huế ở miền trung.
Theo Korea Times, sảnh chính của triển lãm chào đón khách tham quan bằng ngai vàng lộng lẫy của thế kỷ 19 đặt tại chính giữa, biểu tượng cho sự uy nghiêm và cao quý của nhà Nguyễn. Với tổng cộng 13 vị hoàng đế cai trị trong 144 năm, triều Nguyễn là một trong những triều đại lâu dài nhất của Việt Nam.
Triển lãm cũng trưng bày các hiện vật có trong các lăng tẩm, miếu thờ mang đậm dấu ấn Khổng Tử. Các vị hoàng đế kế thừa truyền thống của các triều đại trước và tôn vinh quyền lực của mình bằng cách cho xây các công trình hoành tráng như Đàn Nam Giao, Đàn Xã Tắc, Văn Miếu Quốc Tử Giám. Cuộc triển lãm còn giới thiệu một lư hương lớn có từ năm 1925 cùng với quốc kiếm và các vật dụng dùng trong các nghi lễ của triều đình.
Hoàng bào triều Nguyễn. Ảnh: koreatimes.
Phần giữa của cuộc triển lãm giới thiệu các trang phục cung đình lộng lẫy, gồm các phục trang dành cho nghi lễ, thiết triều hay trang phục đời thường. Các hoàng thân quốc thích đi những đôi ủng được thêu các họa tiết đặc trưng như rồng phượng, cùng với chiếc mũ miện nhỏ thêu vàng. Ngày thường, họ đi giày lụa gắn ngọc trai, ngọc bích, vàng trên đó thêu nhiều câu thơ.
Ở phần sau cùng của triển lãm là những đồ thủ công tinh xảo của triều đại. Các đồ vật làm bằng bạc hay sơn mài được các bậc thầy chế tác và mang đậm dấu ấn của thời kỳ.
Một phần ấn tượng của triển lãm là sự tái tạo bằng công nghệ số Kinh thành Huế do trường công nghệ văn hóa KAIST tạo ra. Bản phục chế 3D được chiếu tại hội trường để tái hiện lại thời kỳ huy hoàng của nhà Nguyễn.
Song Minh
http://vnexpress.net/GL/The-gioi/2011/01/3BA25825/
Gần đây, nhiều vụ trộm cổ vật liên tiếp xảy ra tại các điểm di tích và các ngôi cổ tự làm đau đầu các nhà quản lý quần thể di tích cố đô Huế. Do kẻ trộm lộng hành, các cổ vật của triều Nguyễn ở Huế đang có nguy cơ bị mất sạch.
Nhiều cổ vật bị “đạo chích” lộng hành
Mới đây, rạng sáng ngày 1.12, kẻ trộm đã đột nhập vào lăng Khải Định lấy đi bảy cổ vật quý giá là ngự dụng (đồ vua dùng để sinh hoạt) của vua Khải Định có xuất xứ từ Pháp và Việt Nam, như: bộ khay đồng hình bầu dục gấp khúc, có niên đại năm 1916 – 1925, dài 43,5cm, cao 11cm, rộng 31cm, mặt khay khắc chìm hai con rồng uốn quanh ô chữ nhật, trên có khắc bốn chữ Hán “Khải Định niên tạo”; bộ đồ xoáy trầu của Việt Nam gồm cối, thìa, que xoáy. Ngoài ra còn có bộ ấm bạc nặng 450g và bình rượu bằng bạc của Việt Nam cao 15,5cm, rộng 12cm cổ cao thon, thân bầu tròn có quai...
Trao đổi với báo giới, nhà nghiên cứu văn hóa Huế, ông Phan Thuận An cho biết, ông rất bức xúc trước việc những cổ vật của hoàng cung triều Nguyễn ngày càng rời xa nơi ở của nó. Đặc biệt, có những cổ vật được xem là “pháp bảo” của triều Nguyễn như Kim ngọc bảo tỷ. Theo ông An, những Kim ngọc bảo tỷ đã dần dần biến mất khỏi lãnh thổ Việt Nam. Ông An kể: “Trong suốt 143 năm tồn tại với 13 đời vua triều Nguyễn đã cho chế tác và sử dụng hơn 100 Kim ngọc bảo tỷ bằng vàng và bằng ngọc – chưa kể số ấn tín quý riêng được tấn phong của các vương công. Ngoài hệ thống ngọc tỷ của vua ra, thái hoàng thái hậu (bà nội của vua), hoàng thái hậu (mẹ của vua) và hoàng hậu, hoàng phi (vợ vua) tuỳ thứ bậc, mà sẽ có ấn vàng, ấn bạc mạ vàng, hay ấn bạc. Có cả ngọc tỷ chế tác riêng cho từng vua sau khi qua đời mang tên vua có hình con rồng đứng ngẩng cao đầu”.
Kim ngọc bảo tỷ “Sắc mệnh chi bảo” thời vua Minh Mạng (ảnh chụp lại từ sách Kim ngọc bảo tỷ của hoàng đế và vương hậu triều Nguyễn Việt Nam).Ảnh: Hồ Hương Giang
Theo ông An, qua nhiều bạn bè cho biết, có đến hàng trăm ngọc tỷ trên vẫn còn lưu giữ tại Hà Nội. Đặc biệt vào đầu tháng 10.2010, bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Hà Nội đã khai mạc triển lãm “Bảo vật hoàng cung”, ông An được bảo tàng gửi tặng cuốn sách Kim ngọc bảo tỷ của hoàng đế và vương hậu triều Nguyễn Việt Nam. Ông An đã đọc cuốn này và được biết còn lại 85 Kim ngọc bảo tỷ đang được bảo quản ở bảo tàng này.
Không ai nhận trách nhiệm để mất cổ vật
“Cũng may mắn cho chúng ta là những Kim ngọc bảo tỷ thuộc vào loại quý giá hiện vẫn còn một vài chiếc đang ở tại bảo tàng này như: chiếc Sắc mệnh chi bảo nặng 8,3kg đúc năm 1827 thời Minh Mạng; chiếc Hoàng đế tôn thân chi bảo nặng 8,7kg đúc cùng thời Minh Mạng; ngọc tỷ xưa nhất, quý nhất là Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo được đúc năm 1709. Tuy nhiên, hiện nay tôi không rõ, nhưng có hơn 100 chiếc Kim ngọc bảo tỷ khác cũng như những vật dụng bằng vàng, hoặc mạ vàng phục vụ đời sống sinh hoạt của hoàng triều hiện đang lưu lạc ở Pháp, Mỹ hay các nước châu Âu. Trong lúc đó, bảo tàng Cổ vật cung đình Huế hiện còn một ít ấn triện, nhưng đều là loại dùng cho các quan, không phải của vua, cho nên giá trị không lớn; riêng ngọc tỷ ở Huế, từ lâu đã không còn cái nào. Tại bảo tàng Cổ vật cung đình Huế hiện còn hơn 8.000 hiện vật cổ vật, so với số mất đi, cộng với số lưu lạc ở trong và ngoài nước, theo tôi, giá trị cổ vật Huế hôm nay chỉ bằng khoảng 1/10 so với thời kỳ hoàng kim của triều Nguyễn”, ông Phan Thuận An nói.
Bình sứ kiểu Meudon quà Chính phủ Pháp tặng cho vua Hiệp Hoà năm 1803. Ảnh: Hồ Hương Giang
Mới đây, trả lời báo chí về trách nhiệm của trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế khi để xảy ra nhiều vụ mất trộm tại các điểm di tích, ông Phùng Phu, người đứng đầu trung tâm này nói: “Chúng tôi bị mất ăn mất ngủ vì các vụ trộm cứ xảy ra. Thời gian qua, trên cả nước đều bị mất cắp cổ vật, chứ không riêng gì ở Huế. Tuy nhiên, ở Huế đang có nhiều vụ mất cắp, trong lúc đó, toàn bộ quần thể di tích cố đô Huế rất rộng lớn, với nhiều điểm di tích, nhưng chúng tôi hiện chỉ có 200 bảo vệ”.
Rõ ràng việc mất trộm cổ vật đã được cảnh báo, nhưng khi cổ vật mất đi, thì không ai chịu đứng ra nhận trách nhiệm về mình.
Bài và ảnh: Hồ Hương Giang
Nguồn: Sài Gòn tiếp thị Online
Đấu giá cổ vật Việt Nam ở nước ngoài: Bán trên 3 triệu euro, Nhà nước
Một số cổ vật được tìm thấy dưới lòng biển Cà Mau - Ảnh: P.V
Năm 1998, hai ngư dân ở Bình Thuận tình cờ phát hiện và tổ chức khai thác trái phép 33.978 cổ vật tại vùng biển thuộc tỉnh Cà Mau, nhưng sau đó bị UBND tỉnh Bình Thuận thu hồi. Trên cơ sở này, các cơ quan trung ương đã lập ra Ban chỉ đạo khai quật tàu cổ tại Cà Mau, thu được thêm trên 500.000 hiện vật khác. Theo chỉ đạo của Chính phủ, hai tỉnh Cà Mau và Bình Thuận được phép xuất khẩu các cổ vật trên sang Hà Lan bán đấu giá.
Lô cổ vật gây sốt ở Hà Lan
Tổng cộng có trên 76.000 cổ vật được chuyển đến cảng Cát Lái (TP.HCM) rồi chở sang Hà Lan. Theo thỏa thuận của UBND tỉnh Cà Mau và Bình Thuận thì tỷ lệ tài chính của lô hàng được chia như sau: tỉnh Cà Mau được 65%, còn Bình Thuận được chia 35%. Thông qua nhà môi giới là Công ty Unicom (Mỹ), việc đấu giá lô cổ vật khổng lồ trên được ủy thác cho Công ty đấu giá quốc tế Sotheby's.
Sau 3 ngày bán đấu giá (29, 30 và 31.1.2007), toàn bộ số cổ vật trên đã được bán sạch. Số cổ vật Việt Nam trục vớt được đã gây sửng sốt cho giới mộ điệu trên thế giới. Trong đó có những lô cổ vật được trả giá cao gấp chục lần so với dự kiến ban đầu. Chẳng hạn như lô 69 cái dĩa và chén uống trà có hình 'cậu bé cưỡi trâu' được bán với giá 49.200 euro, cao gấp 12 lần so với dự kiến, hay như bộ chén trà 74 cái có hình 'chiếc lều của người Trung Quốc' được một người Nga mua lại với giá 31.200 euro, cao gấp 10 lần... Nhiều bảo tàng đã làm giàu thêm bộ sưu tập của mình thông qua cuộc đấu giá, trong đó Bảo tàng quốc gia Anh mua rất nhiều món. Phía Southeby's cho biết, tiến sĩ Mark Grol, Giám đốc quản lý của công ty tại Hà Lan rất hài lòng bởi đó là một cuộc đấu giá 'đáng nhớ và hết sức thành công'. Thế nhưng...
Vì sao Việt Nam chỉ thu được hơn 1 triệu euro?
Theo tài liệu mà chúng tôi thu thập được, toàn bộ lô hàng trên được các nhà sưu tầm mua lại với giá trên 3,046 triệu euro (tương đương 3,9 triệu USD). Sau khi trừ thuế thu nhập ở đất nước tổ chức bán đấu giá, con số này còn khoảng 2,536 triệu euro. Số tiền này lại tiếp tục bị 'vơi' đi khá nhiều vì phải trích 20% hoa hồng cho Công ty Sotheby's theo hợp đồng. Ngoài ra còn các chi phí khác như: Chi phí cho cuộc khai quật khảo cổ dưới nước tại khu vực tàu đắm là trên 15,5 tỉ đồng; trong đó chi phí cho đơn vị trực tiếp trục vớt là 11 tỉ đồng; 4,5 tỉ đồng dành cho việc bảo vệ, xử lý kỹ thuật và bảo quản cổ vật. Nếu quy đổi ra euro thì vào khoảng 700.000 - 800.000 euro. Như vậy, trong việc bán lô cổ vật này, sau khi trừ đi mọi chi phí 'từ A tới Z', Nhà nước ta chỉ thu về ngót nghét hơn 1 triệu euro! Điều đó cũng đồng nghĩa với chi phí của việc khai quật và bán đấu giá đã chiếm gần 2/3 trị giá lô cổ vật này. Đây quả là một con số không nhỏ.
Dù vậy, theo thông tin mà chúng tôi thu thập được, một nhân vật có thẩm quyền liên quan đến việc ủy thác xuất khẩu lô hàng trên lại được phía nước ngoài trích hoa hồng khá cao. Vị này được phía Công ty Unicom trích 1% trên tổng giá trị lô hàng được bán ra, tương đương 25.000 euro.
Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ có thẩm quyền đồng thời cũng là một chuyên gia trong lĩnh vực đồ cổ (xin giấu tên) tỏ ra rất tiếc khi số cổ vật khổng lồ này được đem bán trong khi tiền thu về cho Nhà nước thì không được bao nhiêu. Ông xót xa: 'Du khách nước ngoài đi du lịch tại Việt Nam tỏ ra vô cùng thích thú khi mua được một vài món đồ cổ thật, dù nhỏ nhưng giá cả ngàn USD. Vậy mà lô cổ vật 76.000 cái lại bán chỉ được có hơn 3 triệu euro! Lô cổ vật trên là vô giá, bán như vậy là quá rẻ'. Nói về những chi phí tốn kém cho phía nước ngoài, ông đặt vấn đề: 'Tại sao chúng ta không bán đấu giá tại Việt Nam mà phải mang sang tận Hà Lan bán để vừa tốn chi phí, vừa bị đánh thuế? Nếu như không đủ kinh nghiệm thì chúng ta vẫn có thể ký hợp đồng thuê những nhà đấu giá chuyên nghiệp sang đây để bán giúp cho mình, vừa hiệu quả cao, vừa góp phần quảng bá du lịch Việt Nam. Theo tôi trong tương lai, Nhà nước không nên cho bán những cổ vật như thế nữa. Thu về 1 - 2 triệu euro tưởng là lớn nhưng thực ra chẳng là bao nhiêu so với giá trị của nó. Bán như vậy là làm hại cho đất nước. Thực sự tôi thấy rất tiếc!'.
Nhóm PV thời sự
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
Cổ vật vô giá ở Bảo tàng Quảng Nam Cổ vật "triệu đô": Biết để đâu?
Thứ Tư, ngày 01/09/2010, 09:51 (Tin tuc 24h) - Gần 15 năm từ ngày chia tách tỉnh Quảng Nam cũng là chừng ấy năm 18.000 cổ vật có giá trị hàng triệu USD được dồn trong một nhà kho vỏn vẹn 240m2.
Bảo tàng Quảng Nam hiện đang chứa hơn 1.500 cổ vật gốm sứ Chu Đậu và hàng ngàn cổ vật quý hiếm khác trong điều kiện hoang hóa, chật chội và ẩm thấp.
Ngoài ra, hàng chục phiến đá Chăm, tượng Chăm phơi nắng mưa ngay tại chân cầu thang bảo tàng vì không có chỗ để.
Nhiều cổ vật vô giá ở Bảo tàng Quảng Nam chưa có nơi lưu giữ tương xứng
Điêu tàn như bảo tàng
Năm 1997, khi tỉnh Quảng Nam chia tách, một khuôn viên đẹp, rộng hơn 2ha tọa lạc trên đường Phan Bội Châu giáp ngã tư Trần Phú (nối dài) TP Tam Kỳ được chọn làm thư viện, bảo tàng, vườn tượng danh nhân.
Tháng 10-1997, công trình Bảo tàng Quảng Nam được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt trị giá 9 tỉ đồng, rồi tiếp tục phê duyệt lần 2 với giá trị 15 tỉ, nhưng hình hài của bảo tàng chỉ là một nhà kho xuất hiện trên bãi đất trống. Nắng như nung, các nhân viên của bảo tàng bắc ghế ngồi quạt mồ hôi.
Ông Trần Tấn Vịnh - giám đốc Bảo tàng Quảng Nam - cho biết cả bảo tàng chỉ có một cái máy lạnh. Không ai dám bén mảng tới nơi đó, bởi nó ưu tiên dành cho việc bảo quản các cổ vật bằng giấy. “Nếu không bảo quản tốt ở nhiệt độ cho phép, các cổ vật này sẽ hỏng ngay” - ông Vịnh nói. Theo thiết kế, căn nhà kho này là mô hình nhà sàn, có cầu thang, gầm sàn. Tận dụng cái gầm sàn trống, bộ phận hành chính, bảo vệ của bảo tàng gần 20 người làm việc ở gầm sàn gần 15 năm qua.
Số cổ vật còn lại, bao gồm đồ gốm sứ Sa Huỳnh, Chu Đậu và đồ sa thạch Champa đều được chất thành đống trong các kệ, chen chúc lên nhau trong một căn phòng chật chội, nóng bức. Nhiều cổ vật đã bị bong tróc, nứt nẻ hoặc phai màu, xuống nước sơn.
Cạnh đó, nhiều cổ vật quý hiếm từ thế kỷ 16-17 được khai quật từ các con tàu đắm trên vùng biển Cù Lao Chàm (Hội An) như ấm tỳ bà, ấm hai bầu, các dụng cụ chén, đĩa, các lọ chứa nước hoa... cũng được xếp lớp chờ nhà kho. Để có chỗ chứa, nhân viên bảo tàng phải cơi nới thêm bằng cách bắt kệ lên sát vách nhà để treo các cổ vật lâu đời ở miền núi.
Tội... “không có doanh thu”
Ông Trần Tấn Vịnh cho biết sắp tới ít nhất khoảng 5.000 cổ vật được trục vớt tại vùng biển Cù Lao Chàm được đưa về bảo tàng nhưng không biết nơi nào bảo quản. Theo ông Vịnh, Bảo tàng Quảng Nam là nơi lưu giữ những cổ vật có giá trị và số lượng thuộc hàng bậc nhất miền Trung, trong đó có những cổ vật trị giá hàng triệu USD như đầu thần Siva, gốm sứ Chu Đậu... nhưng lại không được đầu tư thỏa đáng từ đầu.
Ông Vịnh bức xúc: “Tôi đã nhiều lần báo cáo lên cấp trên nhưng tình hình chẳng thay đổi. Có lần trước mặt lãnh đạo, tôi nói thẳng nếu căng quá tôi từ chức. Nếu xảy ra việc gì ai chịu trách nhiệm!”. Để bảo vệ những cổ vật triệu đô trong nhà kho này, hai bảo vệ làm hợp đồng chia nhau ngày đêm canh giữ, lương tháng 1 triệu đồng.
Có phải vì Quảng Nam có hai di sản văn hóa thế giới là Mỹ Sơn và Hội An nên cơ quan chủ quản chỉ việc đầu tư vào đấy, còn các cổ vật còn lại dù có giá trị bao nhiêu cũng bị phớt lờ? Ông Đinh Hài - giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Quảng Nam - cho rằng: tất cả là do vốn!
Ông Hài phân tích: Với số vốn đầu tư cho toàn tỉnh là 220 tỉ đồng cho tất cả các ban ngành, các địa phương, nên việc xây dựng bảo tàng nằm trong cái khó chung đó. Bảo tàng, thư viện, đoàn dân ca... không có doanh thu nên rất khó đầu tư. “Không nên cầu toàn cho những cái lớn hơn trong điều kiện khó khăn lúc này. Muốn làm bảo tàng to lớn hơn thì đợi con cháu” - ông Hài nói. Ông Hài cũng cho biết trong tháng 9-2010, công trình bảo tàng này sẽ khởi công với tổng vốn 32 tỉ đồng từ nguồn vốn địa phương.
http://hcm.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/co-vat-trieu-do-biet-de-dau-c46a321394.html
Gần đây, nhiều vụ trộm cổ vật liên tiếp xảy ra tại các điểm di tích và các ngôi cổ tự làm đau đầu các nhà quản lý quần thể di tích cố đô Huế. Do kẻ trộm lộng hành, các cổ vật của triều Nguyễn ở Huế đang có nguy cơ bị mất sạch.
Nhiều cổ vật bị “đạo chích” lộng hành
Mới đây, rạng sáng ngày 1.12, kẻ trộm đã đột nhập vào lăng Khải Định lấy đi bảy cổ vật quý giá là ngự dụng (đồ vua dùng để sinh hoạt) của vua Khải Định có xuất xứ từ Pháp và Việt Nam, như: bộ khay đồng hình bầu dục gấp khúc, có niên đại năm 1916 – 1925, dài 43,5cm, cao 11cm, rộng 31cm, mặt khay khắc chìm hai con rồng uốn quanh ô chữ nhật, trên có khắc bốn chữ Hán “Khải Định niên tạo”; bộ đồ xoáy trầu của Việt Nam gồm cối, thìa, que xoáy. Ngoài ra còn có bộ ấm bạc nặng 450g và bình rượu bằng bạc của Việt Nam cao 15,5cm, rộng 12cm cổ cao thon, thân bầu tròn có quai...
Trao đổi với báo giới, nhà nghiên cứu văn hóa Huế, ông Phan Thuận An cho biết, ông rất bức xúc trước việc những cổ vật của hoàng cung triều Nguyễn ngày càng rời xa nơi ở của nó. Đặc biệt, có những cổ vật được xem là “pháp bảo” của triều Nguyễn như Kim ngọc bảo tỷ. Theo ông An, những Kim ngọc bảo tỷ đã dần dần biến mất khỏi lãnh thổ Việt Nam. Ông An kể: “Trong suốt 143 năm tồn tại với 13 đời vua triều Nguyễn đã cho chế tác và sử dụng hơn 100 Kim ngọc bảo tỷ bằng vàng và bằng ngọc – chưa kể số ấn tín quý riêng được tấn phong của các vương công. Ngoài hệ thống ngọc tỷ của vua ra, thái hoàng thái hậu (bà nội của vua), hoàng thái hậu (mẹ của vua) và hoàng hậu, hoàng phi (vợ vua) tuỳ thứ bậc, mà sẽ có ấn vàng, ấn bạc mạ vàng, hay ấn bạc. Có cả ngọc tỷ chế tác riêng cho từng vua sau khi qua đời mang tên vua có hình con rồng đứng ngẩng cao đầu”.
Kim ngọc bảo tỷ “Sắc mệnh chi bảo” thời vua Minh Mạng (ảnh chụp lại từ sách Kim ngọc bảo tỷ của hoàng đế và vương hậu triều Nguyễn Việt Nam).Ảnh: Hồ Hương Giang |
Theo ông An, qua nhiều bạn bè cho biết, có đến hàng trăm ngọc tỷ trên vẫn còn lưu giữ tại Hà Nội. Đặc biệt vào đầu tháng 10.2010, bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Hà Nội đã khai mạc triển lãm “Bảo vật hoàng cung”, ông An được bảo tàng gửi tặng cuốn sách Kim ngọc bảo tỷ của hoàng đế và vương hậu triều Nguyễn Việt Nam. Ông An đã đọc cuốn này và được biết còn lại 85 Kim ngọc bảo tỷ đang được bảo quản ở bảo tàng này.
Không ai nhận trách nhiệm để mất cổ vật
“Cũng may mắn cho chúng ta là những Kim ngọc bảo tỷ thuộc vào loại quý giá hiện vẫn còn một vài chiếc đang ở tại bảo tàng này như: chiếc Sắc mệnh chi bảo nặng 8,3kg đúc năm 1827 thời Minh Mạng; chiếc Hoàng đế tôn thân chi bảo nặng 8,7kg đúc cùng thời Minh Mạng; ngọc tỷ xưa nhất, quý nhất là Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo được đúc năm 1709. Tuy nhiên, hiện nay tôi không rõ, nhưng có hơn 100 chiếc Kim ngọc bảo tỷ khác cũng như những vật dụng bằng vàng, hoặc mạ vàng phục vụ đời sống sinh hoạt của hoàng triều hiện đang lưu lạc ở Pháp, Mỹ hay các nước châu Âu. Trong lúc đó, bảo tàng Cổ vật cung đình Huế hiện còn một ít ấn triện, nhưng đều là loại dùng cho các quan, không phải của vua, cho nên giá trị không lớn; riêng ngọc tỷ ở Huế, từ lâu đã không còn cái nào. Tại bảo tàng Cổ vật cung đình Huế hiện còn hơn 8.000 hiện vật cổ vật, so với số mất đi, cộng với số lưu lạc ở trong và ngoài nước, theo tôi, giá trị cổ vật Huế hôm nay chỉ bằng khoảng 1/10 so với thời kỳ hoàng kim của triều Nguyễn”, ông Phan Thuận An nói.
Bình sứ kiểu Meudon quà Chính phủ Pháp tặng cho vua Hiệp Hoà năm 1803. Ảnh: Hồ Hương Giang |
Mới đây, trả lời báo chí về trách nhiệm của trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế khi để xảy ra nhiều vụ mất trộm tại các điểm di tích, ông Phùng Phu, người đứng đầu trung tâm này nói: “Chúng tôi bị mất ăn mất ngủ vì các vụ trộm cứ xảy ra. Thời gian qua, trên cả nước đều bị mất cắp cổ vật, chứ không riêng gì ở Huế. Tuy nhiên, ở Huế đang có nhiều vụ mất cắp, trong lúc đó, toàn bộ quần thể di tích cố đô Huế rất rộng lớn, với nhiều điểm di tích, nhưng chúng tôi hiện chỉ có 200 bảo vệ”.
Rõ ràng việc mất trộm cổ vật đã được cảnh báo, nhưng khi cổ vật mất đi, thì không ai chịu đứng ra nhận trách nhiệm về mình.
Bài và ảnh: Hồ Hương Giang
Nguồn: Sài Gòn tiếp thị Online
Đấu giá cổ vật Việt Nam ở nước ngoài: Bán trên 3 triệu euro, Nhà nước
Năm 1998, hai ngư dân ở Bình Thuận tình cờ phát hiện và tổ chức khai thác trái phép 33.978 cổ vật tại vùng biển thuộc tỉnh Cà Mau, nhưng sau đó bị UBND tỉnh Bình Thuận thu hồi. Trên cơ sở này, các cơ quan trung ương đã lập ra Ban chỉ đạo khai quật tàu cổ tại Cà Mau, thu được thêm trên 500.000 hiện vật khác. Theo chỉ đạo của Chính phủ, hai tỉnh Cà Mau và Bình Thuận được phép xuất khẩu các cổ vật trên sang Hà Lan bán đấu giá.
Lô cổ vật gây sốt ở Hà Lan Tổng cộng có trên 76.000 cổ vật được chuyển đến cảng Cát Lái (TP.HCM) rồi chở sang Hà Lan. Theo thỏa thuận của UBND tỉnh Cà Mau và Bình Thuận thì tỷ lệ tài chính của lô hàng được chia như sau: tỉnh Cà Mau được 65%, còn Bình Thuận được chia 35%. Thông qua nhà môi giới là Công ty Unicom (Mỹ), việc đấu giá lô cổ vật khổng lồ trên được ủy thác cho Công ty đấu giá quốc tế Sotheby's. Sau 3 ngày bán đấu giá (29, 30 và 31.1.2007), toàn bộ số cổ vật trên đã được bán sạch. Số cổ vật Việt Nam trục vớt được đã gây sửng sốt cho giới mộ điệu trên thế giới. Trong đó có những lô cổ vật được trả giá cao gấp chục lần so với dự kiến ban đầu. Chẳng hạn như lô 69 cái dĩa và chén uống trà có hình 'cậu bé cưỡi trâu' được bán với giá 49.200 euro, cao gấp 12 lần so với dự kiến, hay như bộ chén trà 74 cái có hình 'chiếc lều của người Trung Quốc' được một người Nga mua lại với giá 31.200 euro, cao gấp 10 lần... Nhiều bảo tàng đã làm giàu thêm bộ sưu tập của mình thông qua cuộc đấu giá, trong đó Bảo tàng quốc gia Anh mua rất nhiều món. Phía Southeby's cho biết, tiến sĩ Mark Grol, Giám đốc quản lý của công ty tại Hà Lan rất hài lòng bởi đó là một cuộc đấu giá 'đáng nhớ và hết sức thành công'. Thế nhưng... Vì sao Việt Nam chỉ thu được hơn 1 triệu euro? Theo tài liệu mà chúng tôi thu thập được, toàn bộ lô hàng trên được các nhà sưu tầm mua lại với giá trên 3,046 triệu euro (tương đương 3,9 triệu USD). Sau khi trừ thuế thu nhập ở đất nước tổ chức bán đấu giá, con số này còn khoảng 2,536 triệu euro. Số tiền này lại tiếp tục bị 'vơi' đi khá nhiều vì phải trích 20% hoa hồng cho Công ty Sotheby's theo hợp đồng. Ngoài ra còn các chi phí khác như: Chi phí cho cuộc khai quật khảo cổ dưới nước tại khu vực tàu đắm là trên 15,5 tỉ đồng; trong đó chi phí cho đơn vị trực tiếp trục vớt là 11 tỉ đồng; 4,5 tỉ đồng dành cho việc bảo vệ, xử lý kỹ thuật và bảo quản cổ vật. Nếu quy đổi ra euro thì vào khoảng 700.000 - 800.000 euro. Như vậy, trong việc bán lô cổ vật này, sau khi trừ đi mọi chi phí 'từ A tới Z', Nhà nước ta chỉ thu về ngót nghét hơn 1 triệu euro! Điều đó cũng đồng nghĩa với chi phí của việc khai quật và bán đấu giá đã chiếm gần 2/3 trị giá lô cổ vật này. Đây quả là một con số không nhỏ. Dù vậy, theo thông tin mà chúng tôi thu thập được, một nhân vật có thẩm quyền liên quan đến việc ủy thác xuất khẩu lô hàng trên lại được phía nước ngoài trích hoa hồng khá cao. Vị này được phía Công ty Unicom trích 1% trên tổng giá trị lô hàng được bán ra, tương đương 25.000 euro. Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ có thẩm quyền đồng thời cũng là một chuyên gia trong lĩnh vực đồ cổ (xin giấu tên) tỏ ra rất tiếc khi số cổ vật khổng lồ này được đem bán trong khi tiền thu về cho Nhà nước thì không được bao nhiêu. Ông xót xa: 'Du khách nước ngoài đi du lịch tại Việt Nam tỏ ra vô cùng thích thú khi mua được một vài món đồ cổ thật, dù nhỏ nhưng giá cả ngàn USD. Vậy mà lô cổ vật 76.000 cái lại bán chỉ được có hơn 3 triệu euro! Lô cổ vật trên là vô giá, bán như vậy là quá rẻ'. Nói về những chi phí tốn kém cho phía nước ngoài, ông đặt vấn đề: 'Tại sao chúng ta không bán đấu giá tại Việt Nam mà phải mang sang tận Hà Lan bán để vừa tốn chi phí, vừa bị đánh thuế? Nếu như không đủ kinh nghiệm thì chúng ta vẫn có thể ký hợp đồng thuê những nhà đấu giá chuyên nghiệp sang đây để bán giúp cho mình, vừa hiệu quả cao, vừa góp phần quảng bá du lịch Việt Nam. Theo tôi trong tương lai, Nhà nước không nên cho bán những cổ vật như thế nữa. Thu về 1 - 2 triệu euro tưởng là lớn nhưng thực ra chẳng là bao nhiêu so với giá trị của nó. Bán như vậy là làm hại cho đất nước. Thực sự tôi thấy rất tiếc!'. Nhóm PV thời sự | ||
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien) |
Cổ vật vô giá ở Bảo tàng Quảng Nam | Cổ vật "triệu đô": Biết để đâu?Thứ Tư, ngày 01/09/2010, 09:51 (Tin tuc 24h) - Gần 15 năm từ ngày chia tách tỉnh Quảng Nam cũng là chừng ấy năm 18.000 cổ vật có giá trị hàng triệu USD được dồn trong một nhà kho vỏn vẹn 240m2. |
Bảo tàng Quảng Nam hiện đang chứa hơn 1.500 cổ vật gốm sứ Chu Đậu và hàng ngàn cổ vật quý hiếm khác trong điều kiện hoang hóa, chật chội và ẩm thấp. Ngoài ra, hàng chục phiến đá Chăm, tượng Chăm phơi nắng mưa ngay tại chân cầu thang bảo tàng vì không có chỗ để.
Nhiều cổ vật vô giá ở Bảo tàng Quảng Nam chưa có nơi lưu giữ tương xứng Điêu tàn như bảo tàng Năm 1997, khi tỉnh Quảng Nam chia tách, một khuôn viên đẹp, rộng hơn 2ha tọa lạc trên đường Phan Bội Châu giáp ngã tư Trần Phú (nối dài) TP Tam Kỳ được chọn làm thư viện, bảo tàng, vườn tượng danh nhân. Tháng 10-1997, công trình Bảo tàng Quảng Nam được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt trị giá 9 tỉ đồng, rồi tiếp tục phê duyệt lần 2 với giá trị 15 tỉ, nhưng hình hài của bảo tàng chỉ là một nhà kho xuất hiện trên bãi đất trống. Nắng như nung, các nhân viên của bảo tàng bắc ghế ngồi quạt mồ hôi. Ông Trần Tấn Vịnh - giám đốc Bảo tàng Quảng Nam - cho biết cả bảo tàng chỉ có một cái máy lạnh. Không ai dám bén mảng tới nơi đó, bởi nó ưu tiên dành cho việc bảo quản các cổ vật bằng giấy. “Nếu không bảo quản tốt ở nhiệt độ cho phép, các cổ vật này sẽ hỏng ngay” - ông Vịnh nói. Theo thiết kế, căn nhà kho này là mô hình nhà sàn, có cầu thang, gầm sàn. Tận dụng cái gầm sàn trống, bộ phận hành chính, bảo vệ của bảo tàng gần 20 người làm việc ở gầm sàn gần 15 năm qua. Số cổ vật còn lại, bao gồm đồ gốm sứ Sa Huỳnh, Chu Đậu và đồ sa thạch Champa đều được chất thành đống trong các kệ, chen chúc lên nhau trong một căn phòng chật chội, nóng bức. Nhiều cổ vật đã bị bong tróc, nứt nẻ hoặc phai màu, xuống nước sơn. Cạnh đó, nhiều cổ vật quý hiếm từ thế kỷ 16-17 được khai quật từ các con tàu đắm trên vùng biển Cù Lao Chàm (Hội An) như ấm tỳ bà, ấm hai bầu, các dụng cụ chén, đĩa, các lọ chứa nước hoa... cũng được xếp lớp chờ nhà kho. Để có chỗ chứa, nhân viên bảo tàng phải cơi nới thêm bằng cách bắt kệ lên sát vách nhà để treo các cổ vật lâu đời ở miền núi. Tội... “không có doanh thu” Ông Trần Tấn Vịnh cho biết sắp tới ít nhất khoảng 5.000 cổ vật được trục vớt tại vùng biển Cù Lao Chàm được đưa về bảo tàng nhưng không biết nơi nào bảo quản. Theo ông Vịnh, Bảo tàng Quảng Nam là nơi lưu giữ những cổ vật có giá trị và số lượng thuộc hàng bậc nhất miền Trung, trong đó có những cổ vật trị giá hàng triệu USD như đầu thần Siva, gốm sứ Chu Đậu... nhưng lại không được đầu tư thỏa đáng từ đầu. Ông Vịnh bức xúc: “Tôi đã nhiều lần báo cáo lên cấp trên nhưng tình hình chẳng thay đổi. Có lần trước mặt lãnh đạo, tôi nói thẳng nếu căng quá tôi từ chức. Nếu xảy ra việc gì ai chịu trách nhiệm!”. Để bảo vệ những cổ vật triệu đô trong nhà kho này, hai bảo vệ làm hợp đồng chia nhau ngày đêm canh giữ, lương tháng 1 triệu đồng. Có phải vì Quảng Nam có hai di sản văn hóa thế giới là Mỹ Sơn và Hội An nên cơ quan chủ quản chỉ việc đầu tư vào đấy, còn các cổ vật còn lại dù có giá trị bao nhiêu cũng bị phớt lờ? Ông Đinh Hài - giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Quảng Nam - cho rằng: tất cả là do vốn! Ông Hài phân tích: Với số vốn đầu tư cho toàn tỉnh là 220 tỉ đồng cho tất cả các ban ngành, các địa phương, nên việc xây dựng bảo tàng nằm trong cái khó chung đó. Bảo tàng, thư viện, đoàn dân ca... không có doanh thu nên rất khó đầu tư. “Không nên cầu toàn cho những cái lớn hơn trong điều kiện khó khăn lúc này. Muốn làm bảo tàng to lớn hơn thì đợi con cháu” - ông Hài nói. Ông Hài cũng cho biết trong tháng 9-2010, công trình bảo tàng này sẽ khởi công với tổng vốn 32 tỉ đồng từ nguồn vốn địa phương. http://hcm.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/co-vat-trieu-do-biet-de-dau-c46a321394.html |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét