Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Vài lời về Khổng Tử và Học viện Khổng Tử

  • 29 tháng 12 2014

Tư tưởng của Khổng Tử bị nhiều chính thể bẻ cong.  Theo Wikipedia.                

Hôm 27/12, Học viện Khổng Tử đã chính thức được thành lập tại trường Đại học Hà Nội để “thúc đẩy việc nghiên cứu, giảng dạy tiếng Trung Quốc, góp phần củng cố và phát triển quan hệ Việt – Trung”, theo lời vị Hiệu trưởng.
Cá nhân tôi, tôi không ủng hộ việc này. Bởi như nhiều người đã tìm hiểu, Học viện Khổng Tử không đơn thuần nhằm “quảng bá tiếng Trung Quốc”. Ở Âu Mỹ, các học viện này đã có những hoạt động như đả phá Pháp Luân Công, kỳ thị tín ngưỡng (Đại học McMaster, Canada), cổ động sinh viên ủng hộ Trung Quốc trấn áp Tây Tạng (Đại học Waterloo, Canada), không cho sinh viên bàn luận về vấn đề Tây Tạng, hạn chế ngôn luận (Đại học Chicago, Mỹ)… Đó cũng chính là nguyên nhân chính khiến một loạt các nước Âu Mỹ tẩy chay học viện này.
Hiện nay, xét riêng số Học viện Khổng Tử đặt tại các trường đại học trong khu vực, Hàn Quốc có 17 viện, Nhật Bản có 13, Thái Lan có 12, Indonesia có 7, Philippines có 3, Singapore có 2. Đây là lần đầu tiên, Học viện Khổng Tử đặt tại Việt Nam. Mặc cho những phản ứng muôn hình muôn vẻ của người Việt trong ngoài nước, đây là câu chuyện đã rồi, và là câu chuyện trên bàn tròn của những người anh em cộng sản hai nước. Việc thiết thực có thể làm hiện nay là theo dõi sát sao động tĩnh của học viện này, và phản ứng kịp thời khi nó có những hoạt động can thiệp nằm ngoài bổn phận.
Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý mấy điểm dưới đây, hầu mong những người phản đối Học viện Khổng Tử hiểu rõ hơn mình đang phản đối thứ gì, tư tưởng gì.

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Nguyễn Phú Trọng bẽ bàng khi thấy Cu Ba hội nhập


Cờ Mỹ và Cuba tung bay trên bầu trời Havana.
Cờ Mỹ và Cuba tung bay trên bầutrời Havana.

"Có ai không mặn mà với sự kiện nổi bật này? Nhìn cho rộng, nhìn cho kỹ thì có 2 nước ở xa nhưng lại lo ngại trước sự kiện này. Đó là Trung Quốc và Việt nam.
Theo giáo trình của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, sự tan vỡ của phe XHCN thế giới năm 1991 chỉ là thất bại “tạm thời”, rồi phe XHCN sẽ được khôi phục hùng mạnh như và hơn xưa do chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết “tất thắng”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng cao giọng thuyết giảng lập luận này cho trường đảng La Havana vào tháng 4 năm 2012, nhưng bị phủ nhận, không một tờ báo Cuba nào nhắc đến buổi tuyên truyền vô duyên phản hiện thực ấy; đó còn là nguyên nhân bị Tổng thống Dilma Rousseff của Brazil lập tức đóng cửa không tiếp, dù cho kế họach cuộc đi thăm cấp cao đã được họach định hàng tháng trước. Ngay trước đó ông Fidel Castro đã công khai tuyên bố “mô hình Cuba theo đuổi không còn thích hợp”. Và nay họ đang triển khai con đường hòa nhập và hòa giải của họ, qua môi giới của Canada và Tòa Thánh Vatican, với những bước đi riêng, nhưng chắc chắn là gọn gàng, suôn sẻ thuận lợi, không ỳ ạch, đầy mâu thuẫn như ở Việt Nam." ( Bùi Tín)

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Chiến tranh bùng nổ trên không gian ảo

Giới quan sát nhận định vụ tấn công mạng Hãng phim Sony Pictures mở ra một chương mới trong lịch sử chiến tranh mạng giữa các quốc gia.

Bất chấp lời đe dọa của tin tặc, Hãng Sony Pictures đã phát hành bộ phim The interview trên mạng Internet và các rạp độc lập tại Mỹ.

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

HIỆP LỰC HAY CHIA RẼ ? (Đặng Chí Hùng)


Mới được người thân chuyển qua bài viết của tác giả Trần Duy Sơn (Dân Làm Báo). Tôi cũng đã từng viết bài và gửi cho Dân Làm Báo, tuy nhiên hiện nay đường hướng và trình độ của tôi không đáp ứng được cho nên tự xin rút lui. Nhưng có lẽ cần phải có đôi lời đối với bài viết của tác giả Trần Duy Sơn(Dân Làm Báo). Tôi có thể khẳng định ngay đây là một bài viết hết sức nguy hiểm cho công cuộc lật đổ cộng sản Việt Nam và mặc dù cái tựa đề của bài là “Hiệp lực đấu tranh” nhưng thật ra nó là chia rẽ và mang hơi hướm của tuyên giáo cộng sản. Không hiểu làm sao khi người thân cho hay thì nó lại nằm ngay là bài đầu tiên của Dân Làm Báo (1). Xin thử phân tích mấy điểm hết sức nguy hiểm của bài viết của tác giả Trần Duy Sơn (Dân Làm Báo) để thấy rõ điều đó.


ĐIỆP VIÊN PHẠM XUÂN ẨN: XIN ĐỪNG CHÔN TÔI GẦN CỘNG SẢN

 

CUỘC SỐNG HAI MẶT CỦA KÝ GIẢ ĐIỆP VIÊN PHẠM XUÂN ẨN - ĐIỆP VIÊN PHẠM XUÂN ẨN: XIN ĐỪNG CHÔN TÔI GẦN CỘNG SẢN


Lâm Lễ Trinh
“Có hai khía cạnh trong Ẩn không thể hiểu được. Hồi tưởng lại, tôi nghĩ Ẩn bị xé đôi ở phiá giữa" 
(David Halberstam) 
Nhiều sử liệu được giải mật sau 1975 chứng minh chế độ Cộng hòa Miền Nam sụp đổ vì lý do khiếm khuyết về tình báo hơn là vì yếu kém về mặt quân sự. Cuộc chiến giữa Nam và Bắc VN, đúng vậy, là một sự tranh chấp ý thức hệ, nặng về tâm lý, yếu tố ủng hộ của nhân dân vì thế đóng vai trò quyết định. Hiệp ước Genève ký chưa ráo mực thì Cộng sản Bắc Việt đẩy mạnh tuyên truyền và sự xâm nhập tình báo dưới vĩ tuyến 17 trong mọi lãnh vực : quân đội, báo chí, quốc hội, học đường, nông thôn…..., với các khẩu hiệu nóng cháy như chống ngoại xâm Mỹ, thống nhất và độc lập. 
Frank Snepp, tác giả của quyển "Decent Interval" và hiện là một chuyên viên truyền thông, truyền hình tại Los Angeles, cho biết: sau Hiệp định Paris, có ít nữa 14.000 gián điệp CS hoạt động ráo riết tại miền Nam VN. "CS trà trộn thẳng trong lòng địch. Chính phủ (Saigon) là một ổ phó mát Thụy sĩ. Cộng sản biết gì xảy ra, trước hơn cả Tòa Đại sứ Hoa kỳ." 
Một gương mặt điệp viên, ba chục năm sau ngày 30.4.1975, vẫn được giới truyền thông Mỹ nhắc đến với lời lẽ "ngưỡng mộ", là nhà báo Phạm Xuân Ẩn (PXA). Ngày 23 tháng này, trong tạp chí The NewYorker, giáo sư Thomas A. Bass, thuộc Đại học Albany, tác giả nhiều sách nghiên cứu về VN, có đăng một bài khá dài "The Spy Who Loved Us" với nhiều tiết lộ khá độc đáo về Phạm Xuân Ẩn mà ông đã phỏng vấn trực tiếp tại Thành phố HCM. Các tiết lộ ấy sẽ được phân tích và bổ túc bằng những tài liệu khác sưu tập về Ẩn. 

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Lập trường Biển Đông của Mỹ và vụ kiện đường "lưỡi bò" Trung Quốc

Việt Hà, phóng viên RFA
2014-12-17
001_GR368325.jpg
Bản đồ Biển Đông với đường lưỡi bò do TQ đơn phương công bố nhằm chiếm trọn Biển Đông, vị trí dàn khoan HD 981 và dàn khoan thứ hai do TQ thiết lập hồi tháng 6 năm 2014.
AFP
Bản báo cáo mới của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố hôm 5 tháng 12 vừa qua đã khiến Trung Quốc tức giận cho rằng Hoa Kỳ đã đứng về các nước khác trong vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Trong báo cáo này Hoa Kỳ đã thẳng thắn kêu gọi Trung Quốc phải làm rõ ý nghĩa của đường đứt khúc 9 đoạn và cho rằng đường này do Trung Quốc vẽ ra không tuân thủ công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc. Tại sao Hoa Kỳ đưa ra báo cáo và lúc này và liệu đây có phải là một sự thay đổi lập trường từ phía Hoa Kỳ trong tranh chấp tại biển Đông?

Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

Thượng viện Canada thông qua dự luật công nhận 30/4 là Ngày Hành Trình Đến Tự D

2014-12-12
thanhtruc12122014.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
ngo-thanh-hai-622.jpg
Thủ tướng Canada, Stephen Harper (trái) và Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải, ảnh minh họa chụp trước đây.
Photo by NTH


Hôm thứ Hai ngày 8/12 vừa qua, thượng viện Canada thông qua dự luật đề nghị công nhận ngày 30 tháng Tư hàng năm là Ngày Hành Trình Đến Tự Do. Đây là dự luật do thượng nghị sĩ Canada gốc Việt Ngô Thanh Hải đệ trình ra quốc hội.

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

Chợ Ve Chai






Không ồn ào, ì xèo theo kiểu chợ búa hằng ngày, thay vào đó là tiếng nhạc du dương, chợ "ve chai" giá ngàn đô đã trở thành điểm đến thú vị của người dân Sài Gòn mỗi sáng cuối tuần.
Rất nhiều đồ vật với hàng chục gian hàng chuyên buôn bán, trao đổi các đồ vật cổ, xưa có giá từ vài chục ngàn đến hàng chục ngàn đô. Đây là sân chơi bổ ích của những người mê đồ cổ từ nhiều năm nay.

Học viện Khổng Tử và sự xâm hại tự do học thuật

 Theo: tuoitre.vn


Hiệp hội các giáo sư đại học toàn Mỹ (AAUP) - tổ chức học thuật uy tín bậc nhất nước Mỹ, tuần rồi đã ra một thông báo kêu gọi tất cả trường đại học phải "giữ vững những nguyên tắc tự do học thuật".

Theo đó, Hiệp hội lưu ý thông qua việc cắt đứt hoặc thương lượng lại các thỏa thuận đã đưa gần 100 chương trình văn hóa và ngôn ngữ của Học viện Khổng Tử do chính quyền Trung Quốc bảo trợ vào các giảng đường khắp nơi ở Mỹ và Canada.

Trong một lớp học do chương trình Học viện Khổng Tử tài trợ ở Mỹ - Ảnh: msu.edu

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Việt Nam Cộng Hòa, lối thoát của Hoàng Sa và dân tộc

Việt Nam Cộng Hòa, lối thoát của Hoàng Sa và dân tộc
 
Sau 40 năm nếu tính từ thời gian hải quân Trung Cộng tấn chiếm Hoàng Sa và 56 năm kể từ khi Phạm Văn Đồng gởi công hàm cho Thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai, lần đầu tiên lãnh đạo CSVN chính thức phủ nhận công hàm. Bao nhiêu lần lập đi lập lại câu thần chú “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý vững chắc về chủ quyền đối với Hoàng Sa” nhưng giới lãnh đạo CSVN không hề nhắc đến công hàm, tưởng chừng như văn bản đó không phải là của họ. Thứ Sáu 23-5-2014, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Biên Giới Quốc Gia, trong cuộc họp báo với mục đích “làm rõ công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng” đã đưa ra các lý luận để phản bác các quan điểm của Trung Cộng.

Giữa bầy lang sói Việt cộng năm 1972

Những chuyện này họ giấu nhẹm
Họ chưa bao giờ biết cúi đầu nhận lỗi.
Họ kêu gọi quên đi quá khứ, hoà giải dân tộc
Mở miệng là nói người miền Nam ôm mối hận thù…

nguoithongtin trích 1 phần của bài viết để tặng riêng Võ văn Kiệt, Nguyễn cao Kỳ, thiền sư VC Nhất Hạnh, ban Việt ngữ đài BBC, ban biên tập báo Vietweekly.


Giữa bầy lang sói Việt cộng năm 1972
   

 Ba tháng dưới sự chiếm đóng của quân cộng sản (trước khi quân đội VNCH tái chiếm lại), cuộc sống của người dân Bồng Sơn – Bình Định đã bị dìm xuống một địa ngục có thật. Những hình ảnh kinh hoàng của Mậu Thân 1968 ở Huế 25 ngày đêm oằn oại tang thương dưới bạo lực cộng sản, những cuộc tàn sát ghê rợn, những hố chôn hàng ngàn người sống lẫn chết tập thể đã được tái diễn chính xác tại vùng Bắc Bình Định. Vẫn cướp đoạt, tập trung giết chóc và trời ơi ! hãm hiếp tập thể những em gái trên mười tuổi, những thiếu nữ trong trắng đang độ mộng mơ xuân thì, cho đến những phụ nữ trên dưới bốn mươi đã có chồng. Thật quá đỗi đớn đau, những người bị lũ quỷ dâm dục Việt cộng cưỡng hiếp tập thể, mỗi người chết đi sống lại trong vòng tay của ít nhất một tiểu đội, trước khi được thả cho về đã phải cắn môi đến bật máu tủi nhục thốt lên câu cám ơn bắt buộc:”Cám ơn đồng chí giải phóng”. 

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Việt Nam mắc nợ như “chúa Chổm”

Trúc Giang MN – Việt Nam mắc nợ như “chúa Chổm”














Nợ công cao ngập đầu
1* Mở bài
Trong dân gian, mắc nợ như chúa Chổm chỉ những người mang nợ ngập đầu. Nói về nợ nần thì hiện nay nhiều quốc gia có số nợ khủng khiếp, như Nhật Bản 200%GDP, Hoa Kỳ 100% GDP nhưng không có chuyện gì xảy ra cả. Trong khi đó Argentina bị vỡ nợ lần thứ hai với 54%GDP. Con số nợ thường đi kèm với GDP (tổng sản lượng nội địa) để xem một quốc gia có khả năng trả nợ hay không. Nợ nhiều mà GDP phát triển nhanh thì có khả năng trả nợ.
Hiện nay Việt Nam là con nợ của trên 50 quốc gia trên thế giới với số nợ 85 tỷ USD. Vay nợ bốn phương để xài líp ba ga, một phần chứng tỏ phát triển để tuyên truyền chính trị vì cái mặc cảm sau 10 năm xây dựng CNXH nghèo đói, xách bị gậy đi bốn phương, ăn bo bo dài dài, một phần tạo cơ hội để các tham quan chấm mút, rút rỉa, điển hình là vụ PMU-18 của Tổng Giám đốc Bộ GTVT Bùi Tiến Dũng và Huỳnh Ngọc Sĩ trong dự án Xa Lộ Đông Tây.
Vừa qua báo chí và tin tức trong, ngoài nước nói về tình trạng VN có thể bị vỡ nợ. Quốc hội cảnh báo, nợ công đã vượt trần nếu được tính toán đầy đủ và trung thực.

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

"Người Việt Về Đầu Tư"

http://nsvietnam.blogspot.co.nz/2014/12/nguoi-viet-ve-au-tu-o-thong-minh.html?m=1

"Người Việt Về Đầu Tư" -

 Đỗ Thông Minh


Nhân vụ GS Hng Lê Thọ bị bt ngày 29/11/2014
Đỗ Thông Minh



            Có 1 số trường hợp người thân CS từ hải ngoại về có quan hệ cán bộ cao cấp đỡ đầu tương đối ít bị khó khăn.
N Nguyễn Trí Dũng Tiến Sĩ quản lý công học tốt nghiệp đại học Hitotsubashi ở Nhật Bản về VN rất sớm, thành lập và làm Giám Đốc công ty Minh Trân quận Tân Bìn, sản xuất linh kiện điện tử năm 1993, trường Doanh Thương Trí Dũng, đng thi là Chủ Tịch sáng lập Hiệp Hội Doanh Nghiệp Việt Kiều, PChủ Tịch thường trực Câu Lạc BHợp Tác Việt Nhật, PTrưởng Ban Câu Lạc BKhoa Học Kỹ Thuật Việt Kiều. Nay Dũng có cơ ngơi rộng lớn, rát hoành tráng ngay tại Sai Gòn.

Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

Đem Con Bỏ Chợ


Đem Con Bỏ Chợ, Rước Giặc Vào Nhà


1* Mỏ bài

Đem con bỏ chợ, rước giặc vào nhà... phản ảnh chính sách xuất khẩu lao động của đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam. Sau khi nhận tiền, tống công dân của mình ra khỏi nước thì phủi tay. Không theo dõi, không quan tâm đến đời sống công dân của mình như thế nào cho nên đã có rất nhiều trường hợp công nhân Việt Nam bị áp bức, bóc lột như nô lệ thời xưa. Sống chết mặc bây chỉ muốn nhận ngoại tệ gởi về nhà mà thôi.

Đó là đem con bỏ chợ.

Trái lại, để cho người Trung Hoa tự do đi lại luông tuồng trên khắp các vùng đất nước của mình. Bọn Tàu khựa xây dựng những cộng đồng của họ, bất tuân luật pháp Việt Nam. Đó là những làng Trung Quốc, những phố Tàu mọc lên như nấm đón nhận di dân vào làm trời làm đất, quậy phá nát những thôn xóm quê nghèo Việt Nam.

Việt Nam đã bị Hán hóa, đã lệ thuộc vào chính quyền Bắc Kinh theo nguyện vọng của đảng CSVN hồi năm 1990 tại Thành Đô, Trung Quốc.

Đó là rước giặc vào nhà. Đảng CSVN cho rằng Tàu khựa là những người láng giềng tốt, đồng chí tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt. Cái gì của Trung Cộng cũng đều tốt cả.