Trúc Giang MN – Việt Nam mắc nợ như “chúa Chổm”
Nợ công cao ngập đầu
1* Mở bài
Trong dân gian, mắc nợ như chúa Chổm chỉ
những người mang nợ ngập đầu. Nói về nợ nần thì hiện nay nhiều quốc gia
có số nợ khủng khiếp, như Nhật Bản 200%GDP, Hoa Kỳ 100% GDP nhưng không
có chuyện gì xảy ra cả. Trong khi đó Argentina bị vỡ nợ lần thứ hai với
54%GDP. Con số nợ thường đi kèm với GDP (tổng sản lượng nội địa) để xem
một quốc gia có khả năng trả nợ hay không. Nợ nhiều mà GDP phát triển
nhanh thì có khả năng trả nợ.
Hiện nay Việt Nam là con nợ của trên 50
quốc gia trên thế giới với số nợ 85 tỷ USD. Vay nợ bốn phương để xài líp
ba ga, một phần chứng tỏ phát triển để tuyên truyền chính trị vì cái
mặc cảm sau 10 năm xây dựng CNXH nghèo đói, xách bị gậy đi bốn phương,
ăn bo bo dài dài, một phần tạo cơ hội để các tham quan chấm mút, rút
rỉa, điển hình là vụ PMU-18 của Tổng Giám đốc Bộ GTVT Bùi Tiến Dũng và
Huỳnh Ngọc Sĩ trong dự án Xa Lộ Đông Tây.
Vừa qua báo chí và tin tức trong, ngoài
nước nói về tình trạng VN có thể bị vỡ nợ. Quốc hội cảnh báo, nợ công đã
vượt trần nếu được tính toán đầy đủ và trung thực.
2* Một số định nghĩa về từ ngữ kinh tế
1). Nhập siêu (Trade deficit)
Nhập siêu là một trong hai tình trạng của
cán cân mậu dịch là nhập khẩu và xuất khẩu. Khi số tiền phải trả cho
hàng hóa mua vào to lớn hơn số tiền thu được khi bán ra, đó là nhập
siêu. Nhập siêu là con số tính bằng tiền (kim ngạch) so sánh giữa nhập
cảng và xuất cảng. Nhập siêu không tốt cho kinh tế vì cần phải có ngoại
tệ để trả tiền mua vào, nếu xuất cảng quá ít và không còn ngoại tệ dự
trữ, thì phải vay nợ.
2). Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics)
Vĩ là to lớn. Vĩ đại.
Kinh tế vĩ mô hay kinh tế tầm lớn, nghiên
cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi kinh tế của một quốc gia, như tổng
sản lượng nội địa (GDP), tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số giá cả, nói chung là
có tính tổng quát, bao trùm lên cả nền kinh tế của một nước. Nghiên cứu
và giải thích về thu nhập quốc gia, sản lượng, tiêu dùng, thất nghiệp,
tiết kiệm, đầu tư, buôn bán quốc tế (mâu dịch quốc tế), tài chánh quốc
tế và lạm phát.
Khi nói về lạm phát, người ta thường nhắc đến kinh tế vĩ mô.
3). Kinh tế vi mô (Microeconomics)
Vi là nhỏ. Vi khuẩn, vi trùng.
Kinh tế vi mô hay kinh tế tầm nhỏ, nghiên
cứu về hành vi kinh tế của cá nhân, gồm người tiêu dùng, nhà sản xuất
theo một cách riêng biệt, “đặc thù”. Kinh tế vi mô nghiên cứu về hành vi
của người sản xuất, các yếu tố sản xuất: lao động, vốn, tài nguyên.
4). Định nghĩa GDP
GDP=Gross Domestic Product. Là Tổng sản phẩm nội địa.
GDP là giá trị tính bằng tiền của tất cả
hàng hóa và dịch vụ của một nước, trong thời gian thường là một năm. GDP
thường dùng để so sánh xếp hạng và đánh giá mức tăng trưởng của một nền
kinh tế.
GDP của Việt Nam năm 2013 là 136 tỷ USD.
10 quốc gia có GDP cao nhất thế giới trong năm 2013, được xếp hạng theo thứ tự như sau:
- Hoa Kỳ 16,000 tỷ USD. 2. Trung Quốc (hạng nhì). 3. Nhật Bản (hạng ba). 4. Đức 3,600 tỷ. 5. Pháp 2,700 tỷ. 6. Brazil 2,500 tỷ. 7. Anh Quốc 2,400 tỷ. 8. Nga 2,200 tỷ. 9. Ý 2,100 tỷ. 10. Ấn Độ 2,000 tỷ USD.
5). GDP bình quân đầu người (GDP per capita)
GDP trung bình đầu người, bằng GDP quốc gia chia cho tổng số dân. GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2013 là 1,900USD/năm
6). Cổ phiếu và trái phiếu
Cổ phiếu do công ty phát hành chứng nhận số tiền mà nhà đầu tư đóng góp vào công ty. Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu một phần của công ty.
Trái phiếu thường do nhà nước phát hành, là giấy chứng nhận nghĩa vụ nợ mà nhà nước phải trả cho người sở hữu trái phiếu.
3* Nợ công của Việt Nam đã vượt trần
3.1. Nợ công của Việt Nam đã vượt trần
Theo tờ The Economist ngày 31-10-2014 thì nợ công Việt Nam đã lên tới 85 tỷ USD, như vậy mỗi người dân phải gánh 937 USD. Quốc hội ghi nhận rằng nợ công của Việt Nam đã vượt trần nếu tính cả số nợ của các doanh nghiệp nhà nước, nợ trái phiếu của chính phủ, nợ đọng của xây dựng cơ bản.
Các đại biểu Quốc hội còn góp ý, cần phải đánh giá nợ công một cách thẳng thắn hơn. Chính phủ cần phải có những báo cáo bổ sung gởi Quốc hội và báo cáo hàng năm về nợ công, trong đó phải cụ thể hóa “cơ cấu nợ”, chủ thể nợ, việc xử dụng nợ như thế nào.
3.2. “Việt Nam dứt khoát không để vỡ nợ”
Trong phiên họp ngày 29-10-2014, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, nợ công Việt Nam tăng nhanh, từ 51.7% (năm 2010) lên tới 60.3% GDP năm 2014. Như vậy nợ công Việt Nam vẫn còn ở mức độ an toàn là 65% GDP. “Việt Nam dứt khoát không để vỡ nợ”
3.3. Lấy gì bảo đảm không vỡ nợ?
Trả lời phỏng vấn của phóng viên Nam Nguyên, đài Á Châu Tự Do (RFA) ông Bùi Kiến Thành, một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về thị trường tài chánh cho biết: “Thủ tướng nói như thế nhưng lấy cái gì để bảo đảm không vỡ nợ? Nếu Việt Nam cứ tiếp tục đi vay như thế nầy, trong tình trạng không sáng sủa, doanh nghiệp chết hàng loạt. Kinh tế khó khăn như thế mà cứ tiếp tục đi vay nợ thì lấy gì bảo đảm sẽ không vỡ nợ?”
3.4. Cứ ba tháng Việt Nam trả nợ một tỷ USD
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội bày tỏ quan ngại về nợ công, ông nói: “Theo tôi nghĩ tình trạng nợ rất phức tạp. Hiện nay, cứ mỗi ba tháng thì nhà nước phải trả nợ cho nước ngoài khoảng một tỷ USD. Đó là món nợ không phải nhỏ. Và nợ công trong nững năm gần đây đã gia tăng nhanh chóng. Đó cũng là một yếu tố đáng chú ý và rất đáng lo ngại”.
3.5. Cách tính ăn gian về nợ công của Việt Nam
Báo cáo của Bộ Tài chánh đưa ra đưa ra tại hội nghị Đà Nẵng thì tổng số nợ công quốc gia cuối năm 2013 là 41.5% GDP. Đó là con số hoàn toàn tốt đẹp nhưng các chuyên gia ngoài chính phủ cho đó là con số ảo, hoàn toàn khác hẳn với nguyên tắc quốc tế. Cách tính ăn gian nầy tách rời những món nợ lớn của các doanh nghiệp nhà nước mà chính phủ đã bảo lãnh, như vụ Vinashin chẳng hạn.
Chuyên gia Bùi Kiến Thành nêu nhận xét: “Chúng ta thấy nợ công không rõ ràng. Nhà nước không thực sự công bố hết các nợ công. Nợ công đi vay nước ngoài, đi vay trong nước, nợ công trực tiếp thuộc trung ương, nợ công của địa phương, nợ công do nhà nước bảo lãnh các tập đoàn nhà nước…Nếu mà cộng hết những cái đó vào thì con số lên trên 100% GDP.
Vấn đề đáng chú ý là khả năng trả nợ. Cần phải có một nền kinh tế phát triển tốt thì lúc đó mới có tiền đưa vào ngân sách để trả nợ. Nhưng nền kinh tế Việt Nam trong vòng ba, bốn năm nay nằm trong tình trạng các doanh nghiệp chết hàng loạt thì làm sao có khả năng trả nợ cho được”
Về khả năng trả nợ, thông thường được so sánh số nợ với GDP (Tổng sản lượng quốc gia) hay ngân sách quốc gia để biết khả năng trả nợ.
TS Ngô Trí Long cho biết, vấn đề chủ yếu không phải là con số nợ là bao nhiêu, mà điều cần phải quan tâm là khả năng trả nợ và tình trạng nợ công gia tăng không ngừng. Thủ tướng luôn luôn báo cáo là nợ công ở mức độ an toàn nhưng khả năng trả nợ thì rất hạn chế, hạn hẹp và rất khó khăn.
3.6. Nợ công đe dọa tài chánh quốc gia
Tại phiên họp Quốc hội ngày 31-10-2014, Phó Chủ tịch Ủy ban Kinh tế, Nguyễn Đức Kiên, nêu ra những số liệu chính thức để kết luận rằng: “Nếu tình trạng nợ công hiện nay cứ tiếp tục, mà chính phủ không có biện pháp thích hợp, không tiến hành cải cách đúng mức thì việc vỡ nợ công là điều hoàn toàn có thể xảy ra”.
Bản tin trên trang mạng Thời báo Việt Nam ngày 29-10-2014 như sau: “Nợ công đang trở thành vấn đề nguy hiểm, nếu không được giải quyết tốt thì có thể đe dọa nền tài chánh quốc gia, đe dọa ổn định vĩ mô và chính trị”.
4* Việt Nam vay nợ bốn phương
Việt Nam hiện nay vay nợ của trên 50 quốc
gia với tổng số nợ là 85 tỷ đô la, Trong năm 2011, VN phải dành ra 4 tỷ
USD để trả nợ và tiền lời.
Trong 10 nhà tài trợ lớn nhất chiếm 80%
nguồn tiền vay mượn, thì Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất về nợ ODA của
VN. CSVN đã vay mượn đủ các loại nợ, các loại ngân hàng trên thế giới,
bao gồm nợ ODA, nợ ADB, nợ FDI của các ngân hàng WB (World Bank), IMF…
4.1. Nợ ODA
(
Official Development Assistance) là Hỗ trợ Phát triển Chính thức.
Gọi là hỗ trợ vì các khoản tiền cho vay không có lãi, hoặc lãi suất rất thấp trong một thời gian dài từ 10 đến 40 năm.
Gọi là chính thức, vì nó chỉ cho chính phủ vay mà thôi.
Gọi là phát triển, vì các nước giàu cho
vay vốn để giúp đở các nước nghèo, trước hết là xoá đói giảm nghèo và
phát triển kinh tế. Mỗi quốc gia giàu thường có quỹ ODA của nước đó.
1). Ưu điểm của vốn ODA
- Lãi suất thấp
- Thời gian hoàn trả lâu dài
- Nguồn vốn ODA luôn luôn có kèm theo một khoản viện trợ không hoàn trả.
2). Những bất lợi khi nhận ODA
Nước cho vay thường kèm theo những điều kiện như sau:
- Phải cho họ được ưu tiên trúng thầu
- Ưu tiên nhập cảng một số hàng hoá của nước cho vay
- Mở rộng hợp tác chiến lược, kinh tế, chính trị…
- Dỡ bỏ dần dần hàng rào thuế quan.
Ngoài ra, những tai hại mà nợ ODA có thể
gây ra là tham nhũng, lãng phí… trình độ quản lý kém khiến cho nước nhận
ODA lâm vào tình trạng nợ nần không thể trả nổi.
Hai vụ tham nhũng nợ ODA điển hình của VN là vụ PMU 18 của Bùi Tiến Dũng và vụ PCI của Huỳnh Ngọc Sỹ.
Cho đến nay, không có bộ ngành nào của VN
cho biết con số nợ vay của Trung Cộng là bao nhiêu cả. Đó là “bí mật
quốc gia”. Chỉ thấy trong 9 dự án xây nhà máy nhiệt điện của Tập đoàn
Than-Khoáng quốc doanh, thì đã có 4 dự án vay vốn ODA của Trung Cộng, và
TC trúng thầu trọn gói EPC. Đó là các dự án nhà máy điện Cao Ngạn, Sơn
Động, Cẩm Phả và Mạo Khê, vay tiền của ngân hàng China Eximbank. Ngoài
ra, Tập đoàn Điện Lực (EVN) cũng vay tiền ở ngân hàng nầy để xây nhà máy
nhiệt điện Quảng Ninh 1 và 2, Hải Phòng 1 và 2, Uông Bí mở rộng. Bộ Tài
Chánh VN cũng vay tiền của China Eximbank để xây nhà máy nhiệt điện
Vĩnh Tân 2. Như vậy, chỉ riêng ngành điện, VN đã vay hàng tỷ đô la của
Trung Cộng.
Vay nợ là lệ thuộc vào tài chánh, chẳng may, TC tăng giá trị đồng tệ thì số tiền trả nợ cũng phải tăng theo.
(Thầu EPC)
Thầu EPC còn được gọi là “hợp đồng trọn gói” hay “hợp đồng chìa khoá trao tay”.
EPC là Engineering, Procurement and Construction, là Thiết kế, mua sắm và xây dựng.
Là gói thầu được trao toàn bộ công trình,
từ việc thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ, tư vấn, cung cấp máy móc và
dụng cụ trang bị, vật liệu, lắp ráp, xây dựng, cho chạy thử, nghĩa là
từ A đến Z của dự án, trao cho nhà thầu. Chủ thầu VN chỉ chờ cho mọi
việc hoàn tất, nhận chìa khóa bàn giao là xong.
Hiện nay có 90% gói thầu EPC do Trung
Cộng nắm giữ, bao gồm những dự án lớn và quan trọng thuộc về năng lượng
(nhà máy điện), kim loại, hoá chất. Đó là mối lo ngại cho rằng VN ngày
càng lệ thuộc vào TC.
4.2. Nợ ADB
ADB (Asian Development Bank) là một tổ
chức tài chánh thuộc Liên Hiệp Quốc gồm 67 quốc gia thuộc châu Á – Thái
Bình Dương là hội viên. Trụ sở ADB đặt tại Manila, Philippines.
Mục đích:
- Hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, giúp quản kinh tế tốt, bằng những số tiền và hỗ trợ kỹ thuật, trước tiên là xoá đói giảm nghèo.
4.3. Nợ FDI
FDI (Foreign Direct Investment) là Đầu tư
trực tiếp nước ngoài, bằng cách góp vốn bằng tiền mặt hoặc tài sản như
nhà máy, công xưởng…trong một thời gian lâu dài. Vì nền kinh tế các nước
nghèo rất cần tiền vốn để phát triển.
4.4.
Nợ Ngân Hàng Thế Giới
Ngân hàng thế giới (World Bank-WB) là một
tổ chức tài chánh Quốc tế, cung cấp các khoản cho vay, nhằm thúc đẩy
kinh tế của các nước đang phát triển (nước nghèo) thông qua việc cho vay
vốn để xóa đói giảm nghèo (Poverty reduction strategies), ưu tiên cho
những quốc gia nghèo nhất. Ngân hàng thế giới là một trong những tổ chức
tài trợ lớn nhất cho Việt Nam.
4.5. Nợ Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund, viết tắt IMF)
Quỹ tiền tệ quốc tế là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ.
Tổng Giám đốc của IMF là bà Christine Lagarde (Pháp)
Từ năm 1993 – 2004, IMF cung cấp cho Việt Nam khoản vay với tổng vốn cam kết 1,094 triệu USD.
4.6. Quỵt nợ nước ngoài
Vụ Vinashin vỡ nợ năm 2010, chính phủ
CSVN từ chối trả các khoản nợ lên tới 4.4 tỷ USD. Nhiều chủ nợ cảm thấy
mình bị CSVN lừa gạt. Đã có hàng chục tổ chức tài chánh cho Vinashin vay
như: Standard Chartered Plc, Credit Suisse AG, Depfa Bank Plc, Elliott
Advisers Ltd…
Năm 2007, chính phủ VN viết thơ bảo lãnh cho Tập đoàn Vinashin để họ có thể vay 600 triệu USD bổ sung.
Đối với các công ty tài chánh, sự bảo
lãnh của chính phủ là lý do duy nhất để họ cảm thấy an toàn cho Tập đoàn
Vinashin vay tiền.
Ngày 16-5-2011, tờ Wall Street Journal
nêu nhận định, vụ Vinashin cho thấy sự rủi ro trong đầu tư vào một thị
trường mà trước đây được xem là hấp dẫn trong các nước đang phát triển.
Việc xù nợ Vinashin làm mất niềm tin của các nhà đầu tư vào VN.
5* Những vụ tham nhũng vốn ODA
5.1. Vụ PMU 18
PMU (Project Management Unit) là Đơn vị
quản lý dự án số 18. Là vụ tham nhũng trong bộ Giao Thông Vận Tải, xảy
ra hồi đầu năm 2006. Người quản lý PMU 18 là Tổng Giám Đốc Bùi Tiến
Dũng, quản lý số tiền vay nợ ODA 2 tỷ đô la thông qua Ngân hàng Thế giới
(WB)
Vụ tham nhũng không phải do cơ quan chống
tham nhũng nhà nước phát hiện, mà do một tình cờ xem như bị xui xẻo của
kẻ gian tham. Đó là cảnh sát Hà Nội bắt một sòng bạc lớn đang sát phạt
nhau, tịch thu máy vi tính mới lòi ra vụ cá độ bóng đá, dẫn tới vụ tham
nhũng.
Đầu tháng 1 năm 2006, Bùi Tiến Dũng bị
bắt giam với cáo buộc là đã cá độ bóng đá với số tiền 1.8 triệu đô la và
dùng tiền đem cho gái.
Sau 18 tháng điều tra, Bùi Tiến Dũng và 7 thuộc cấp bị truy tố về những tội:
- Cố ý làm trái quy định nhà nước
- Tham ô tài sản. (Nhưng không cho biết là tham ô bao nhiêu tiền)
Bùi Tiến Dũng lãnh 13 năm tù (6 năm tội cá độ, 7 năm ăn hối lộ) không có tội tham ô.
5.2. Vụ tham nhũng PCI vốn ODA
PCI (Pacific Consultants International)
là Công ty Tư vấn Thái Bình Dương của Nhật. Chủ tịch công ty là
Masayoshi Taga, 62 tuổi cùng 4 nhân viên bị chính phủ Nhật bắt đưa ra
toà về tội đưa hối lộ số tiền 820,000 USD cho một viên chức cao cấp VN
là Huỳnh Ngọc Sỹ để được trúng thầu trong dự án xa lộ Đông Tây, nợ ODA
của Nhật.
Nhật Bản yêu cầu VN hợp tác điều tra, nhưng nhà nước VN bao che, ém nhẹm.
Ngày 4-12-2008, Đại sứ Nhật ở VN là
Mitsuo Sakaba thông báo sẽ đóng băng 700 triệu viện trợ năm 2008 và đóng
băng toàn bộ vốn ODA của năm 2009.
Nhà nước VN vẫn bao che, đưa Huỳnh Ngọc
Sỹ ra toà kêu án 3 năm tù về tội lấy nhà công của nhà nước đem cho thuê
lấy số tiền là 85,000 đôla chia cho Lê Quả, phó quản lý.
Nhật Bản muốn làm sáng tỏ vụ nhận hối lộ
và không chấp nhận bao che như vậy. Thế là Huỳnh Ngọc Sỹ bị kêu án chung
thân. Huỳnh Ngọc Sỹ kháng án. Và báo chí VN bị cấm nói tới vấn đề nhận
hối lộ của Huỳnh Ngọc Sỹ. Được biết, thời gian đó, Nguyễn Minh Triết
đang giữ chức Bí thư Thành Ủy Sàigon. Sỹ còn là sui gia với Bí thư Thành
Ủy Lê Thanh Hải (Sau Nguyễn Minh Triết) Hải là Ủy Viên Bộ Chính Trị
Trung Ương Đảng CSVN
Huỳnh Ngọc Sỹ chỉ là con chuột nhắc bị làm vật hy sinh, trong khi những con chuột cống thì vẫn ung dung tự tại mà hưởng phước.
5.3. Việt Nam nghèo mà xài sang mục đích tuyên truyền chính trị
Xây đường hầm Thủ Thiêm
Hầm Thủ Thiêm chi chit vết nứt Nước thấm theo khe nứt
CSVN vay nợ thẳng tay, xài líp ba ga, để
cho cán bộ chấm mút và để tuyên truyền chính trị cho thành tích phát
triển của đảng CSVN. Đường hầm Thủ Thiêm là một minh chứng.
Đường hầm dưới đáy sông Sàigòn nằm trong dự án Xa lộ Đông tây do tiền vay nợ ODA của Nhật.
Đường hầm dài 1,400m có 6 làn xe, mỗi phía có 3 làn nguợc xuôi, không phải là to lớn để tránh được nạn kẹt xe.
Lối vào đường hầm hai bên bờ sông hình chữ U tổng cộng 400m. Phần chính của đường hầm nằm dưới đáy sông dài 700m.
Đường hầm nằm dưới đáy sông, cách mặt đất đáy sông 24m, sức chịu đựng động đất ở 6 chấm Richter.
Nghèo mà chơi ngông, xài sang, đó là vay
nợ 4,000 tỷ đồng VN để xây đường hầm, trong khi đó, cây cầu Thủ Thiêm
nối quận Bình Thạnh với Thủ Thiêm chỉ tốn 1,000 tỷ đồng (500 triệu USD),
cầu dài 1,200m cũng 6 làn xe.
Xây cầu không cần kỹ thuật cao, sau khi
hoàn thành không tốn thêm chi phí vận hành và bảo trì. Trái lại, đường
hầm Thủ Thiêm cần hệ thống chiếu sáng 24 trên 24 suốt chiều dài 1,400m.
Tốn hao một khối lượng điện khổng lồ trong lúc VN đang thiếu điện. Mỗi
năm phải thay hàng ngàn bóng đèn cao áp. Hệ thống gió dưới đáy sông
trong lòng đất cực kỳ phức tạp. Hệ thống bơm nước cũng thế. Rồi cũng
phải có hệ thống máy phát điện phòng hờ thường trực 24/24 trong tình
trạng cúp điên liên miên. Nhân viên trực máy điện, nhân viên cấp cứu tai
nạn cũng phải thường trực suốt ngày đêm. Cả trăm người, bao gồm các
chuyên viên phục vụ cho đường hầm.
Công trình chưa đưa vào xử dụng thì đã bị
nứt, nước rỉ vào là do có tham ô trong vật liệu, như kiểu xi măng cốt
tre thay vì cốt sắt. Hồ xây dựng thì cát nhiều hơn xi măng…đó là hiện
tượng phổ biến trong ngành xây dựng ở VN, gọi mỉa mai là xây lấp.
6* Chính sách kinh tế sai lầm
6.1. Lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo là sai
Hồi cuối tháng 11 năm 2010, một giáo sư kinh tế trường Đại học Harvard, ông Michael Porter, sau chuyến thăm VN, đã cảnh báo:
Khu vực tư nhân phải dẫn đầu nền kinh tế
Trong khi đó, Đại hội Đảng XI hồi tháng 1 năm 2011, vẫn coi kinh tế quốc doanh là chủ đạo.
VN bị phê bình là đầu tư vì mục đích tăng
trưởng chớ không phải vì bền vững của nền kinh tế, vì thế mới xảy ra
nhiều vấn đề làm cho toàn dân không thoát ra khỏi cảnh nghèo đói.
Trả lời phỏng vấn BBC, Tiến sĩ Nguyễn
Xuân Nghĩa cho biết “Lãnh đạo bị mắc cái bịnh vĩ cuồng, nghĩ đến những
chuyện rất to lớn, trong khi chưa ra khỏi nền kinh tế nông nghiệp. Lấy
khu vực doanh nghiệp nhà nước và các tập đoàn quốc doanh làm vai trò chủ
đạo là điều hoàn toàn sai lầm. Hệ thống kinh tế vĩ mô đã lỏng lẻo yếu
kém, trong lúc tập trung các phương tiện quốc gia để giao cho một tập
đoàn kiểm soát kém và không ai chịu trách nhiệm cả. Cái nầy là cái bế
tắc lớn.
Ông Adam Sitkoff, Giám đốc Phòng Thương
mại Hoa Kỳ ở VN trả lời phỏng vấn BBC ngày 3-12-2010 cho biết, trong
cuộc họp Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 2-12-2010 tại Hà Nội, ông nêu hai
vấn đề cần thiết phải thực hiện:
- Chính phủ nên nổ lực duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. (Nghĩa là chống lạm phát)
- Đẩy mạnh việc cải cách các công ty quốc doanh. Các khoản nợ Vinashin cần phải được giải quyết minh bạch.
Ông Adam Sitkoff nhấn mạnh “Hành động
thường xuyên bôm tiền vào các công ty quốc doanh đang ngập nợ nần, không
phải là cách xử dụng tiền đóng thuế của nhân dân một cách có hiệu quả
và đúng đắn”.
Nói chung, dùng kinh tế quốc doanh làm chủ đạo là sai lầm.
Khi VN xin gia nhập vào Tổ chức Thương
Mại Thế giới, (WTO) và WTO buộc CSVN phải thực hiện hệ thống luật pháp
và cơ chế thượng tầng kiến trúc cho phù hợp với hạ tầng cơ sở kinh tế
thị trường tự do. WTO cho VN thời gian 12 năm để hoàn thành yêu cầu đó.
Trong thời gian 12 năm, VN vẫn bị xem là một nước “Phi thi trường kinh
tế tự do”, phải chịu cảnh bất công, là có thể bị phạt về tội bán phá
giá, nếu hàng hoá rẻ hơn thị trường. WTO là sân chơi của kinh tế tư bản.
6.2. Khuyến cáo của Đại học Harvard
VN đã nhờ trường Đại học Harvard của Hoa
Kỳ làm cố vấn kinh tế, khi lạm phát hồi năm 2008, (28.3%) thì Harvard
khuyến cáo, hãy cải tổ kinh tế quốc doanh, tư nhân hoá bằng cách cổ phần
hoá các công ty. CSVN cũng tư nhân hoá một số công ty, nhưng thay vì
bán cổ phiếu cho tư nhân thuần túy, thì trái lại nhà nước ưu đãi cổ phần
cho cán bộ với giá rẻ. Thành phần cán bộ nầy lợi dụng quyền thế và địa
vị để ưu tiên vay vốn ngân hàng. Kết quả, công ty xí nghiệp vẫn thua lỗ,
vì tiền chùa. Trái lại, cán bộ thì giàu to.
Khi Nguyễn Tấn Dũng sang Hoa Kỳ, ông đến
xin ý kiến thì ông Alan Greenspan, cựu Chủ tịch Quỹ Dự Trữ Liên Bang
(Fed), trả lời ngắn gọn, là cải tổ, thanh lọc các công ty quốc doanh và
tư nhân hoá, có nghĩa là nên xoá bỏ các công ty nhà nước.
Những góp ý trên không sai chút nào, cụ
thể trước mắt là vụ Vinashin bị vỡ nợ và thiếu ngoại quốc 4.4 tỷ USD đã
đáo hạn kỳ mà không có tiền trả.
Các nhà kinh tế cho rằng, nguyên nhân chính gây ra lạm phát VN là chính sách tài khóa, trong đó có tham nhũng.
6.3. Bất lợi của chính sách tài khóa
Công ty quốc doanh được cấp vốn theo tài
khóa hàng năm của ngân sách quốc gia. Tài khóa là một quyết định, dùng
ngân sách quốc gia, cung cấp các khoản tiền chi tiêu và xử dụng cho các
cơ quan nhà nước trong thời gian một năm, thường gọi là năm tài chánh
(Fiscal year), thường bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 10 năm
sau.
Ngay từ đầu năm, ngân sách của các cơ
quan, trong đó có các công ty quốc doanh, được quy định một ngân khoản
là bao nhiêu, rồi từ đó cứ từng ba tháng, giải ngân mà xử dụng. Số tiền
không thay đổi.
Đến giữa năm lạm phát xảy ra, nhà nước
đưa ra những biện pháp siết chặt tín dụng, hạn chế việc tiêu xài công và
cho vay, nhưng các công ty quốc doanh không bị ảnh hưởng gì cả, cứ ra
ngân hàng mà lấy tiền như đã quy định. Phần lớn là thực hiện để đạt các
chỉ tiêu đã được nêu ra.
Tài khóa không xét đến việc làm ăn lời,
lỗ của công ty, mà chỉ cung cấp theo nhu cầu, kể cả việc trả nợ cho
những công ty làm ăn thua lỗ. Vì thế, các giám đốc công ty vẫn bình bình
an an tiêu tiền và tham nhũng.
Chế độ tài khóa tạo ra mâu thuẩn giữa Bộ
Tài chánh và Ngân hàng nhà nước. Ngân hàng siết chặt cho vay, thì Bộ Tài
chánh bung tiền ra sản xuất, để đạt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế mà
đảng đề ra, như chỉ tiêu năm 2011 là 6.5%.
7* Những vướng mắc trong việc tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước
7.1. Việt Nam phải tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước
Việt Nam phải cổ phần hóa, tức tư nhân
hóa các doanh nghiệp nhà nước để đáp ứng yêu cầu của Tổ Chức Thương Mại
Thế Giới (WTO) và cũng để có đủ điều kiện được thu nhận vào Đối tác Kinh
tế Thái Bình Dương TPP (Trans-Pacific Partnership). Nhưng việc cổ phần
hóa không đơn giản vì có nhiều trở ngại như sau:
- Việc đánh giá tài sản của công ty quốc doanh rao bán quá cao.
- Số cổ phiếu bán ra nước ngoài quá thấp, chỉ có 12.5% khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài không có đủ điều kiện để được vào Hội đồng Quản trị, tham gia những quyết định quan trọng như: quyết định về việc kinh doanh, về chiến lược phát triển, về nhân sự…
Tờ Wall Street Journal dẫn trường hợp
Vietnam Airlines để dẫn chứng hai điểm nói trên. Ngày 22-11-2014, một
bài báo trên tờ The Economist, dẫn lời của nhà quan sát về Việt Nam ở
Đại Học Duke University (Hoa Kỳ), ông Edmund Malesky, nói rằng: “Chính
phủ Hà Nội đang thúc đẩy việc cổ phần hóa theo yêu cầu của TPP, nhưng
kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng GDP quá thấp và doanh nghiệp nhà
nước “yếu kém”.
7.2. Kế hoạch quá tham vọng
Ngày 28-11-2014, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
đưa lời bình luận lên đài BBC, cho rằng đó là một kế hoạch quá tham vọng
của chính phủ Việt Nam.”Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có quyết định đẩy
nhanh tốc độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Đưa ra kế hoạch đầy
tham vọng là trong hai năm, 2014 và 2015 sẽ cổ phần hóa 432 doanh nghiệp
nhà nước. Như vậy, trung bình cứ hai ngày thì có một doanh nghiệp được
cổ phần hóa, nhưng cho đến tháng 10 năm nay (2014) đã có 76 doanh nghiệp
được đưa lần đầu tiên lên sàn chứng khoán, nhưng không thu hút được sự
chú ý của các nhà đầu tư chiến lược, nên một số doanh nghiệp đã không
bán được số cổ phiếu như đã mong đợi.
7.3. Những lý do không bán được theo ý muốn
Tiến sĩ Doanh nêu lên những lý do để giải thích tình trạng nêu trên.
Thứ nhất. Tính bất hợp lý về số lượng cổ
phiếu bán ra nước ngoài. Vietnam Airlines bán ra 12.5% cổ phiếu. Các nhà
đầu tư mong rằng họ có thể mua được 15% để có thể được ngồi vào Ban
Quản trị, tham gia vào việc quản lý. Họ không mua vì nghĩ rằng họ sẽ đưa
tiền để “bộ máy cũ” dùng tiền của họ mà kinh doanh.
Thứ hai. Doanh nghiệp Việt Nam quá nhỏ so
với quy mô quốc tế. Trong 76 doanh nghiệp rao bán chỉ có hai doanh
nghiệp là Vietnam Airlines và Tập đoàn Dệt May có sức hấp dẫn tương đối
lớn, ngoài ra con số còn lại thì quá nhỏ so với quy mô quốc tế.
Thứ ba. Ai giải quyết vấn đề tồn tại?
Những vấn đề tồn tại như số nợ cũ của tập đoàn sẽ được giải quyết như
thế nào? Nếu như các nhà đầu tư không chịu trách nhiệm về số nợ cũ, thì
ai sẽ gánh trách nhiệm đó?
8* Kết luận
Tóm lại nợ công của Việt Nam ngày càng
tăng và quá cao có nguy cơ bị vỡ nợ. Kinh tế Việt Nam rấp phức tạp.
Chính trị đi đôi với kinh tế. Hạ tầng cơ sở kinh tế nào thì thượng tầng
kiến trúc chính trị đó. Kinh tế quốc doanh của Cộng Sản, kinh tế thị
trường tự do của chế độ tư bản, dân chủ.
Kinh tế Việt Nam không giống ai “Kinh tế
thị trường “theo định hướng Xã hội Chủ Nghĩa mà kinh tế quốc doanh là
chủ đạo”. Đó là cái quái thai. Việt Nam vừa muốn hội nhập vào kinh tế
thị trường của thế giới tư do, tư bản, nhưng lại vừa muốn giữ chế độ độc
tài nên phát sinh ra tiêu cực, chủ yếu là tham nhũng.
Cách tính nợ công ăn gian, cách cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng quanh co gian lận cho nên không đạt được như ý muốn.
Trúc Giang
Minnesota ngày 8-12-2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét