Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

Thượng viện Canada thông qua dự luật công nhận 30/4 là Ngày Hành Trình Đến Tự D

2014-12-12
thanhtruc12122014.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
ngo-thanh-hai-622.jpg
Thủ tướng Canada, Stephen Harper (trái) và Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải, ảnh minh họa chụp trước đây.
Photo by NTH


Hôm thứ Hai ngày 8/12 vừa qua, thượng viện Canada thông qua dự luật đề nghị công nhận ngày 30 tháng Tư hàng năm là Ngày Hành Trình Đến Tự Do. Đây là dự luật do thượng nghị sĩ Canada gốc Việt Ngô Thanh Hải đệ trình ra quốc hội.


Tưởng nhớ những người đã ra đi

Trả lời Thanh Trúc từ Ottawa, Canada, thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải trình bày chi tiết:
TNS Ngô Thanh Hải: Dự luật S-219 tôi dự định đưa ra năm rồi, tháng Mười 2013. Bởi vì năm 2015 là 40 năm thì tôi nghĩ cách mình có thể làm được là một dự luật tưởng niệm ngày 30 tháng Tư 75, nhớ lại hành trình chúng ta đi.
Trong dự luật tôi đưa ra là để tưởng nhớ làn sóng hai triệu người đã ra đi, để tưởng nhớ 250.000 người chết trên biển cả, để cám ơn Canada nhận 300.000 và để cám ơn chính phủ Canada và nhân dân Canada đã mở rộng vòng tay để đón tiếp chúng ta, cũng đồng thời để công nhận rằng Canada là quốc gia duy nhất được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc trao giải thưởng Nelson là một giải thưởng đã đóng góp rất nhiều trong vấn đề tị nạn. Đó là có 5 điều tôi cám ơn và đồng thời để nhớ những người đã ra đi.
Thanh Trúc: Thưa ngay từ đầu dự luật S-219 được ông đặt tên như thế nào cho đến khi nó được quyết định đổi lại là Ngày Con Đường Tới Tự Do?
Trong dự luật tôi đưa ra là để tưởng nhớ làn sóng hai triệu người đã ra đi, để tưởng nhớ 250.000 người chết trên biển cả, để cám ơn Canada nhận 300.000.
-TNS Ngô Thanh Hải
TNS Ngô Thanh Hải: Cộng đồng mình nghĩ ngày 30 tháng Tư là Black April Day Tháng Tư Đen, thì tôi cũng đệ trình lên là Black April Day. Nhưng mà cộng đồng người Việt mình không nghĩ là thủ tướng và chính phủ cho rằng dùng chữ “black” nó hơi nhạy cảm.
Thứ hai, khi dùng chữ Black April Day dân Canada không rõ ý nghĩa của cái đó là gì. Thành ra thủ tướng Canada đề nghị là Journey To Freedom Day nó dễ hiểu hơn, đọc tới thì dân Canada hiểu rằng đó là ngày người Việt của mình bỏ nước ra đi, Journey To Freedom Day Hành Trình Đến Tự Do thì nó đầy đủ ý nghĩa hơn.
Tuy nhiên trong cái preambule lời nói đầu của tôi thì tôi để là đa số người Việt Canada đều coi ngày 30 tháng Tư năm 75 là Black April Day Ngày Tháng Tư Đen. Một số người thì cứ khăng khăng nói rằng ngày 30 tháng Tư là ngày quốc hận. Cộng đồng mình muốn dùng chữ 30 tháng Tư gì cũng được hết, khi đã được công nhân rồi mình có thể nói Ngày 30 tháng Tư Đen hoặc Ngày Quốc Hận cũng được như thường. Đó là lý do sửa đổi tên vì chử “black” rất là nhạy cảm và không rõ y nghĩ của dự luật.

000_APP2000051812935-305.jpg
Tàu hải quân HQ-504 đến cảng Vũng Tàu, miền Nam Việt Nam chở người tị nạn tại biến cố 30/4/1975

Thanh Trúc: Thưa ông, báo Canadian Press phát hành ở Ottawa khi đưa tin dự luật S-219 do ông giời thiệu và đã được thượng viện Canada thông qua, sẽ gây sóng gió cho quan hệ ngoại giao Việt Nam Canada bởi chính phủ của thủ tướng Stephen Harper đang muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam. Phía Việt Nam thì nói dự luật S-219 gởi một thông điệp không đúng đến người dân Việt Nam và đến cộng đồng quốc tế. Ông có lời bình luận nào về nhận xét này?
TNS Ngô Thanh Hải: Nếu như vậy thì Việt Nam không chịu nhìn sự thật. Nói rằng sẽ làm cản trở quan hệ giữa hai quốc gia thì đó là do chính phủ Việt Nam nêu lên mà thôi. Dự luật này không liên hệ gì đến chính phủ cộng sản Việt Nam cả. Hai triệu người bỏ nước ra đi, 250.000 người chết trên biển, 300.000 người được Canada đón nhận, đó là những thức tế không thể nào chối cãi được.
Dự luật này không nói gì đến vấn đề liên hệ ngoại giao Canada Việt Nam. Đó là một lý do mà Việt Nam nêu lên để làm áp lực với chính phủ Canada mà thôi. Cộng sản Việt Nam không công nhân sau 75 là có hơn hai triệu người Việt Nam mình đi tị nạn. Ở xứ tự do này mình không thể nào cấm cản được nhưng tôi thấy dự luật của tôi không có chú trọng đến vấn đề củ cộng sản Việt Nam mà chỉ chú trọng đến gần hai triệu người Việt Nam đã bỏ nước ra đi sau khi chiến tranh chấm dứt năm 1975.

Phản ứng của Việt Nam

Thanh Trúc: Theo chỗ ông biết thì Tòa Đại Sứ Việt Nam ở Ottawa và Bộ Ngoại Giao Việt Nam thông qua Bộ Ngoại Giao Canada, đã có những phản ứng như thế nào đối với dự luật S-219 thưa ông?
TNS Ngô Thanh Hải: Tòa đại sứ Việt Nam tại Canada và chính phủ Việt Nam đã mướn một người để lobby và đánh phá cho dự luật này không được thông qua. Đó là chuyện của Tòa Đại Sứ Việt Nam và chính phủ cộng sản Việt Nam. Đối với tôi nó không có liên hệ gì cả bởi vì đó là cái dự luật chỉ đề cập đến những người tị nạn bỏ đất nước ra đi. Không bằng lòng hay không thích là chuyện của cộng sản Việt Nam chớ không phải chuyện của cộng đồng Việt Nam tại Canada hoặc trên thế giới. Phải nhìn đúng sự thật chứ đâu thể nào trốn tránh sự thật đó.
Lập luận của chính phủ Việt Nam thực ra tôi không muốn bàn đến, nói gì thì nói thực tế nó vẫn có đó và chúng ta phải công nhận thức tế đó.
Lập luận của chính phủ Việt Nam thực ra tôi không muốn bàn đến, nói gì thì nói thực tế nó vẫn có đó và chúng ta phải công nhận thức tế đó.
-TNS Ngô Thanh Hải
Thanh Trúc: Tờ Canadian Press cũng có nói rằng dự luật S-219 tuy đã được thượng viện thông qua nhưng còn phải chờ hạ viện. Cũng có ý kiến cho rằng còn lâu thì dự luật S-219 mới được mang ra thảo luận tại hạ viện. Ý của ông như thế nào?
TNS Ngô Thanh Hải: Vấn đề lâu hay chậm thì ăn thua công việc của hạ viện. Tuy nhiên tôi cũng cho biết rằng ngày hôm qua, thứ Tư ngày 11 tây tháng Mười Hai vào lúc 4 giờ 15, dự luật này đã được đệ nạp tại hạ viện do ông dân biểu Mark Atler đưa ra tại hạ viện, nó kêu là 1st reading. Còn cái 2nd reading và 3rd reading nữa rồi sau đó thì bỏ phiếu.
Sau khi mà hai viện chấp nhận thì mới có chữ ký của đại diện nữ hoàng, kêu là Royal Ascension. Có cái Royal Ascension đó rồi mình mới ra hạ viện và thượng viện.
Thanh Trúc: Ông kỳ vọng bao nhiêu chục phần trăm là S-219 này có thể ra thành luật được?
TNS Ngô Thanh Hải: Hy vọng dự luật thành công trong vòng năm tới bởi vì cái thứ nhất là tất cả những đảng phái đều phải công nhận cái thực tế và sự thật của dự luật này. Đảng Bảo Thủ cũng đã nhận thấy cái đó, đảng Tự Do cũng phải nhận thấy bởi vì đảng Tự Do cũng là một trong chính phủ thời đó đã chấp nhận người tị nạn cộng sản chúng ta. Và đảng Tân Dân Chủ cũng phải nhận cái thực tế đó.
Tôi hy vọng tất cả những đảng phái không vì áp lực của chính phủ Việt Nam mà không bỏ phiếu 100%. Nói tới chính trị là nói tới quyền lợi của từng đảng một thành ra tôi không biết nó như thế nào, tuy nhiên tôi hy vọng dự luật này sẽ ra đúng ngày 30 tháng Tư năm 2015.
Dự luật này bị cộng sản Việt Nam mướn người đánh phá thành ra cũng hơi khó khăn, mà hy vọng mình là con người làm việc ngay thẳng, hai là có sự yểm trợ của đồng bào và của cộng đồng thì tôi hy vọng dự luật được thông qua trong năm tới, kỷ niệm 40 năm chúng ta bỏ nước ra đi.
Thanh Trúc: Cảm ơn ông Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải.
Việt Nam hôm nay lên tiếng chỉ trích dự luật S-219 do thượng nghị sĩ Ngô thanh Hải bảo trợ và được thượng viện Canada thông qua.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình, nói dự luật yêu cầu công nhận ngày 30 tháng Tư là ngày kỷ niệm Hành Trình Đến Tự Do mà thượng viện Canada thông qua hồi đầu tuần này là một dự luật xuyên tạc lịch sử, vì chính trị cá nhân, khơi lại quá khứ đau buồn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Vẫn theo lời ông Lê Hải Bình, việc thượng viện Canada thông qua dự luật này là đi ngược tình cảm của nhân dân Việt Nam, cộng đồng người Việt sống tại Canada cũng như mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia.
RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét