CUỘC SỐNG HAI MẶT CỦA KÝ GIẢ ĐIỆP VIÊN PHẠM XUÂN ẨN - ĐIỆP VIÊN PHẠM XUÂN ẨN: XIN ĐỪNG CHÔN TÔI GẦN CỘNG SẢN
Lâm Lễ Trinh
“Có hai
khía cạnh trong Ẩn không thể hiểu được. Hồi tưởng lại, tôi nghĩ Ẩn bị xé đôi ở
phiá giữa"
(David
Halberstam)
Nhiều sử
liệu được giải mật sau 1975 chứng minh chế độ Cộng hòa Miền Nam sụp đổ vì lý do
khiếm khuyết về tình báo hơn là vì yếu kém về mặt quân sự. Cuộc chiến giữa Nam
và Bắc VN, đúng vậy, là một sự tranh chấp ý thức hệ, nặng về tâm lý, yếu tố ủng
hộ của nhân dân vì thế đóng vai trò quyết định. Hiệp ước Genève ký chưa ráo mực
thì Cộng sản Bắc Việt đẩy mạnh tuyên truyền và sự xâm nhập tình báo dưới vĩ tuyến
17 trong mọi lãnh vực : quân đội, báo chí, quốc hội, học đường, nông thôn…...,
với các khẩu hiệu nóng cháy như chống ngoại xâm Mỹ, thống nhất và độc lập.
Frank Snepp, tác giả của quyển "Decent Interval" và hiện là
một chuyên viên truyền thông, truyền hình tại Los Angeles, cho biết: sau Hiệp định
Paris, có ít nữa 14.000 gián điệp CS hoạt động ráo riết tại miền Nam VN. "CS
trà trộn thẳng trong lòng địch. Chính phủ (Saigon) là một ổ phó mát Thụy sĩ. Cộng
sản biết gì xảy ra, trước hơn cả Tòa Đại sứ Hoa kỳ."
Một gương mặt điệp viên, ba chục năm sau ngày 30.4.1975, vẫn được giới truyền
thông Mỹ nhắc đến với lời lẽ "ngưỡng mộ", là nhà báo Phạm Xuân Ẩn
(PXA). Ngày 23 tháng này, trong tạp chí The NewYorker, giáo sư Thomas A.
Bass, thuộc Đại học Albany, tác giả nhiều sách nghiên cứu về VN, có đăng một
bài khá dài "The Spy Who Loved Us" với nhiều tiết lộ khá độc
đáo về Phạm Xuân Ẩn mà ông đã phỏng vấn trực tiếp tại Thành phố HCM. Các tiết lộ
ấy sẽ được phân tích và bổ túc bằng những tài liệu khác sưu tập về Ẩn.
1 – CS huấn luyện chu đáo Phạm Xuân Ẩn.
Lúc nào người ta cũng thấy ông Ẩn dắt theo con chó King. Khi ông viết báo cáo mật và chụp các tài liệu mật thì con chó này cũng đứng nhìn ông. |
PXA sanh ngày 12.9.1927 tại Biên Hoà, trưởng nam của một kỹ sư đạc điền kết hôn
tại Cam bốt với mẹ của Ẩn di cư từ Bắc Việt. Ông cố của Ẩn gốc ở Hải Dương, làm
nghề thợ bạc, được Triều đình Huế tuyển dụng để đúc các loại huy chương. Ông nội
của Ẩn là một giáo viên phụ trách một trường nữ tiểu học. Thời niên thiếu, Ẩn sống
tại Sàigòn, sau về Cần thơ học trường Phan Thanh Giản. Năm 1945, lúc 18 tuổi, Ẩn
theo kháng chiến , chống Nhựt và Pháp, tham gia những trận đánh ở vùng Tây Nam
bộ. Năm 1947, Ẩn xung vào đội tuyên truyền Việt Minh và sau đó, trở về thành để
săn sóc thân phụ nhập viện vì bệnh lao. Trong thời gian này, Ẩn có dịp tham gia
các cuộc biểu tình sinh viên chống Pháp và Mỹ. Cho tới năm 1950, Ẩn tìm được một
chân thơ ký taị hảng dầu Caltex và thi đậu thanh tra quan thuế. Vào Tết Nguyên
đán 1952, Ẩn vào bưng để dự một phiên họp của Ủy ban kháng chiến Nam bộ. Trước
khi cuộc chiến tranh Đông dương lần thứ nhứt chấm dứt năm 1954, Mỹ thay Pháp chống
CS. Trong bưng, Ẩn gặp lại người chị bỏ theo kháng chiến ba năm trước đó để làm
việc trong Đài phát thanh Tiếng Nói Nam bộ. Cũng bắt đầu từ đây, CS chuyễn Ẩn
sang cục tình báo quân sự. PXA nói với gs Thomas A Bass: "Tôi là tuyển
viên đầu tiên. Lúc đầu, tôi không thích thú với sự chỉ định này. Gián điệp là
chuyện làm của chó săn. Tôi không muốn đóng vai trò của một con chim mồi hay điềm
chỉ viên." Mối lo chính của Ẩn lúc trở về Sàigòn là làm sao tránh bị
động viên vào lực lượng chiến đấu của thực dân Pháp. Ẩn ghi tên học Anh văn tại
USIS, Cơ quan Thông tin Hoa kỳ, và xin được một job kiểm duyệt viên thơ tín tại
Nhà Bưu điện trung ương.
Năm 1953, PXA chính thức gia nhập đảng CS trong một buổi lễ tại rừng U Minh chủ toạ bởi Lê Đức Thọ, lãnh đạo kháng chiến ở Nam bộ và anh của Mai Chí Thọ là người đứng đầu hệ thống tình báo, xếp của Ẩn. Dù tình nguyện lấy tin, freelance, cho Phòng Nhì của Pháp, Ẩn vẫn bị động viên năm 1954 vào Quân đội. Ẩn kêu cứu với một người anh em họ là đại úy Phạm Xuân Giai, chỉ huy Phòng 5, Nha Chiến tranh Tâm lý. Giai đưa Ẩn về làm sĩ quan thơ lại ở Tổng hành dinh, đại lộ Galliéni, Chợlớn,
Trong quyển hồi ký VN Nhân Chứng, trang 258-259, (nxb Xuân Thu, 1989), cựu
trung tương Trần Văn Đôn cho biết: Sau ngày đảo chính 1.11.1963, ông có giúp
cho đại uý trừ bị Phạm Xuân Giai, được bổ nhiệm tuỳ viên quân sự ở Vientiane,
phụ trách về tình báo. Trước đây, Giai là một đàn em của tướng Nguyễn Văn Hinh.
Khi Hinh bị rút về Pháp bởi chống lại thủ tướng Ngô Đình Diệm, Giai trốn sang
Lào, cưới vợ Lào và làm việc cho Hoàng thân Souvana Phouma.
Chính trong lúc làm việc tại cục Tâm lý chiến Sàigòn, PXA quen với đại tá Edward Lansdale, trùm CIA. Lansdale chú ý đến Ẩn, hướng dẫn Ẩn trong công việc thảo phúc trình,reportorial method, theo phương pháp Sherman Kent, giáo sư đại học Yale, một lý thuyết gia CIA và soạn giả của tác phẩm Strategic Intelligence for American World Policy, 1949.
PXA tâm tình với tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hải trong quyển sách xuất bản gần đây taị VN kể lại về cuộc đời của Ẩn: "Dân chúng thường chỉ có một nghề, tôi có đến hai: theo dõi cách mạng và nghề ký giả. Hai nghề ấy rất đối nghịch mà cũng giống nhau vô cùng. Trách vụ tình báo gồm có việc thu thập, phân tích và giữ kín tin tức như mèo mẹ ôm ấp mèo con. Ký giả, mặt khác, gom góp tin, phân tích và sau đó, phổ biến cho thế giới.". Vì làm việc cho bốn phiá: Phòng Nhì Pháp, chính quyền VN Cọng hoà, chính phủ Bắc Việt và CIA Mỹ, Ẩn sống trong cơn ác mộng thường xuyên. "Tôi không có một giờ phút yên tâm. Trước sau gì. là một điệp viên, tôi sẽ bị bắt, như con cá nằm trong ao. Tôi phải sẳn sàng chiụ tra tấn. Đó là số mạng không thể tránh!"
Giai đọan này cũng là giai đoạn đen tối nhứt của Việt cộng dưới vĩ tuyến 17.
Năm 1959, lối 85% lực lượng Việt Minh – tức 60.000 cán bộ – bị giết hay bị bắt.
Qua một tài liệu mật nhận được từ người em, Ẩn được biết Mười Hướng bị sa lưới
và tra tấn. Có lệnh Ẩn phải hồi hương gấp. Việt cộng (danh xưng mới của Việt
Minh) bắt đầu tranh đấu bằng võ lực, khai mào cuộc Chiến tranh Đông Dương lần
thứ hai.Năm 1953, PXA chính thức gia nhập đảng CS trong một buổi lễ tại rừng U Minh chủ toạ bởi Lê Đức Thọ, lãnh đạo kháng chiến ở Nam bộ và anh của Mai Chí Thọ là người đứng đầu hệ thống tình báo, xếp của Ẩn. Dù tình nguyện lấy tin, freelance, cho Phòng Nhì của Pháp, Ẩn vẫn bị động viên năm 1954 vào Quân đội. Ẩn kêu cứu với một người anh em họ là đại úy Phạm Xuân Giai, chỉ huy Phòng 5, Nha Chiến tranh Tâm lý. Giai đưa Ẩn về làm sĩ quan thơ lại ở Tổng hành dinh, đại lộ Galliéni, Chợlớn,
Phạm Xuân Ẩn và Thu Nhạn |
Chính trong lúc làm việc tại cục Tâm lý chiến Sàigòn, PXA quen với đại tá Edward Lansdale, trùm CIA. Lansdale chú ý đến Ẩn, hướng dẫn Ẩn trong công việc thảo phúc trình,reportorial method, theo phương pháp Sherman Kent, giáo sư đại học Yale, một lý thuyết gia CIA và soạn giả của tác phẩm Strategic Intelligence for American World Policy, 1949.
PXA tâm tình với tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hải trong quyển sách xuất bản gần đây taị VN kể lại về cuộc đời của Ẩn: "Dân chúng thường chỉ có một nghề, tôi có đến hai: theo dõi cách mạng và nghề ký giả. Hai nghề ấy rất đối nghịch mà cũng giống nhau vô cùng. Trách vụ tình báo gồm có việc thu thập, phân tích và giữ kín tin tức như mèo mẹ ôm ấp mèo con. Ký giả, mặt khác, gom góp tin, phân tích và sau đó, phổ biến cho thế giới.". Vì làm việc cho bốn phiá: Phòng Nhì Pháp, chính quyền VN Cọng hoà, chính phủ Bắc Việt và CIA Mỹ, Ẩn sống trong cơn ác mộng thường xuyên. "Tôi không có một giờ phút yên tâm. Trước sau gì. là một điệp viên, tôi sẽ bị bắt, như con cá nằm trong ao. Tôi phải sẳn sàng chiụ tra tấn. Đó là số mạng không thể tránh!"
Trong bài The Spy Who Loved Us, PXA kể lại với Thomas Bass: Trước khi rời nước Mỹ, tháng 10.1959, tôi viếng thăm lần chót cầu Golden Gate Bridge, San Francisco, và từ trên cao, tôi ngó về ngọn tháp cô đơn và những bức tường kiên cố của hòn đảo giam phạm nhân Alcatraz. Những hình ảnh này làm tôi lo sợ. Đây có thể là số mạng dành cho tôi ngày trở về quê hương: những năm tù tội và bị tra khảo trong các chuồng cọp …..Như Joséphine Baker, tôi có hai tình yêu: Việt Nam và Hoa kỳ. Khi nào chiến tranh chấm dứt, tôi muốn hai nước trở lại với nhau!
Mặc dù được mời dạy tiếng Việt tại trường sinh ngữ Quân đội Monterey hay có thể chọn sống lưu đày ở Pháp, Ẩn lấy máy bay trở về Sàigòn vì cho rằng hành động như thế là hợp tình, hợp lý.
2 – Các hoạt động gián điệp của Phạm Xuân Ẩn từ 1959 cho đến tháng 4.1975
Đến Sàigòn, PXA trốn ở nhà một tháng để nghe ngóng tình hình, rồi - trong một
phút quyết định liều lĩnh - y nhờ một thân nhân dẫn đến ra mắt bác sĩ Trần Kim
Tuyến, Giám đốc Sở Nghiên cứu chính trị tại Phủ Tổng thống. Tuyến đứng đầu hệ
thống tình báo của VNCH và cộng tác chặt chẻ với cố vấn Ngô Đình Nhu. Tuyến
giao cho Ẩn phụ trách hướng dẫn các thông tín viên quốc ngoại làm việc cho Việt
Nam Thông tấn xã, VTX. Tuyến đã ủng hộ phương pháp huấn luyện của Ẩn trên
phương diện báo chí chuyên nghiệp. Khi Tuyến bị thất sủng vì mưu toan đảo chính
hụt TT Diệm bại lộ, Ẩn rời VTX để làm việc cho Reuters, rồi cho tạp chí Time
Magazine.
Được đồng nghiệp nước ngoài công nhận như một nhà báo siêng năng và luôn luôn sẳn sàng giúp đở kẻ khác bằng những tin tức cập nhựt, PXA gây nhiều cảm tình. Với tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hải, Ẩn mô tả những điểm tương đồng giữa ký giả và điệp viên: “Món ăn của họ là tin tức, tài liệu. Cần tiếp tục nuôi sống họ như nuôi chim để họ có thể hát được!”
Trong quyển Hồi Ký Không Tên, nxb Trẻ, 2004, Lý Quí Chung, cựu Tổng trưởng Thông tin trong Chính phủ hai ngày Dương Văn Minh, ghi lại: Chỗ “đóng đô” của PXA là tiệm bánh Givral, ngang mặt Quốc hội. Chiếc xe Renault 4 ngựa cũ xì của anh luôn đổ ngay trước cửa Givral, phiá Lê Lợi. Thường bao giờ cũng có một, hai nhà báo nước ngoài “đeo” theo anh. Anh luôn phân tích tình hình một cách sắc sảo. Dĩ nhiên, những điều anh “xì” ra đều có chủ đích. Thực tế, anh có rất nhiều bạn bè là tay chân thân thiết của Hoàng Đức Nhã, cố vấn của Thiệu. Các tai to mặt lớn của chế độ đều liên lạc mật thiết với anh, trong đó người nổi tiếng nhất là bác sĩ Tuyến (trang 221-222).
PXA còn tiết lộ thêm với Thomas A. Bass: "Tôi nhận được tin từ đủ loại nguồn gốc: quân đội, tình báo, mật vụ..Các tư lệnh quân sự, sĩ quan của những lực lượng đặc biệt, hải quân, không quân.., họ đều giúp tôi. Để bù lại, tôi cung cấâp cho họ những gì tôi trình với phiá kháng chiến. Chúng tôi thảo luận về các tài liệu. Phe quốc gia tìm hiểu ý nghĩa. Họ vấp phải một vấn đề lớn: làm thế nào xử sự với người Mỹ?" Ẩn liền xoay qua bày vẻ cho người Mỹ cách xử sự với phía VN. Đây là một trò chơi tối nguy hiểm có thể làm cho y mất toi mạng nếu họ khám phá sự thật.
Dưới bí danh Trần Văn Trung, Ẩn chuyễn các micro films tài liệu mật dấu trong ruột những đòn nem Ninh Hòa hay cá ương đựng trong giỏ. Món hàng được trao cho bộ chỉ huy CS ở những nơi bất ngờ nhất hay qua trung gian một mạng lưới nhân sự tinh vi. Mỗi lần Ẩn đi "giao hàng" như thế, vợ Ẩn đi theo phiá sau, từ xa, để báo động các trạm liên lạc nếu Ẩn bị đối phương bắt được. Ẩn còn dùng nhiều phương tiện tiếp xúc khác như ra-dô, vô tuyến, mật hiệu v..v..Y luôn thủ sẳn độc dược trong mình để tự vẫn trong trường hợp sa bẩy và bị tra tấn.
Khi được Thomas Bass cật vấn về vai trò quan trọng của mình, PXA trả lời nhún nhường rằng y chỉ quan sát và phân tích các dữ kiện và tình thế. Tuy nhiên, sự thật phủ nhận điều này. Sau đây, vài thí dụ:
a) Trận đụng độ tại Ấp Bắc năm 1963 đánh dấu một khúc quanh trong kế hoạch Mỹ mở rộng chiến tranh taị Miền Nam. Một tiểu đoàn Việt Cộng đã gây thiệt hại nặng cho quân đội quốc gia có trực thăng, trọng pháo và xe tăng Hoa kỳ hổ trợ. Sau chiến thắng này, CS tuyên dương hai "anh hùng": viên chỉ huy trưởng tiểu đoàn và PXA là người đã góp nhiều công về chiến thuật
b) Để chuẩn bị vụ tấn công Tết 1968, chính PXA đã ngụy trang chở đại tá Tư Can, tổ trưởng tình báo Việt cộng. trong chiếc xe Renault 4CV của Ẩn đi nghiên cứu các điểm quan yếu trong thủ đô Sàigòn. Sau 1975, chiếc xe này cùng với các súng lục của Tư Can mang trong mình đêm tấn công được trưng bày trong Bảo tàng viện quân sự Hànội.
c) Trong quyển Hồi Ký Không Tên, Lý Quí Chung đã không tiếc lời đề cao PXA luôn luôn sẳn sàng giúp đở phe Dương Văn Minh khi cần phiên dịch viên để tiếp báo giới quốc tế hay cho ý kiến về một số vấn đề. Chính Ẩn đã thúc cựu dân biểu đối lập Ngô Công Đức trốn khỏi VN vào lúc Công an của Thiệu bũa lưới định bắt.
c) Năm 1970, PXA đã can thiệp để Hànội trả tự do cho một bạn đồng nghiệp trong báo Time là thông tín viên Robert Sam Anson bị Khờ me Đỏ và Mặt trận Giải phóng Miền Nam bắt cóc tại Nam Vang. Không có sự can thiệp này thì Anson đã bị thủ tiêu như 25 ký giả ngoại quốc khác. Gặp lại Ẩn năm 1987, Anson hỏi vì sao Ẩn sốt sắng như vậy, Ẩn trả lời: "Tôi là kẻ thù của nước anh nhưng anh là bạn tôi."
d) Một cử chỉ khác: Ngày 30.4.1975, khi những thiết vận xa đầu tiên của Bắc Việt tiến vào trung tâm Saigon, Ẩn đã đích thân lái xe chở bs Trần Kim Tuyến đến địa điểm trên nóc một cao ốc taị thủ đô để thoát khỏi ra nước ngoài trên chuyến trực thăng chót của Mỹ. Đây là cách trả ơn của Ẩn đối với một ân nhân đã từng che chở y.
3 – Phạm Xuân Ẩn sau tháng 4.1975
Chuyện gì xảy ra cho Phạm Xuân Ẩn sau ngày VNCH bị bức tử ? Mặc dù phục vụ đắc lực cho Đảng, Ẩn không thoát được số mạng của các cán bộ trí thức trong xã hội chủ nghĩa đã may mắn - hay rủi ro? - nếm qua mùi tự do ngôn luận và hấp thụ phần nào văn hoá của thế giới bên ngoài. Chính Ẩn đã tiết lộ với Thomas Bass rằng, trong những ngày đầu sau 30.4.1975, Ẩn cảm thấy lo sợ cho an ninh bản thân và gia đình nên Ẩn và mẹ phải lánh trốn trong phòng của bạn đồng nghiệp Robert Shaplen ở Khách sạn Continental và sau đó, dời qua Văn phòng của tạp chí Time. Công an phường nhiều phen mời Ẩn đến để tra vấn vì nghi y thuộc loại "cách mạng giờ thứ 25".
Cựu đại tá Bùi Tín, tác giả của Hoa Xuyên Tuyết, nhắc lại trong hồi ký rằng ngày 1.5.1975, tức hai hôm sau khi đến Saigon với các đơn vi tiền phong của Quân đội Nhân Dân, y đến Continental Palace tìm PXA. Chính Ẩn đã giới thiệu Bùi Tín với các thông tín viên ngoại quốc để Bùi Tín giúp họ chuyển điện văn ra nước ngoài. Ba tháng sau ngày chiến cuộc chấm dứt, Bùi Tín thú nhận vẫn chưa biết PXA là gián điệp thuộc "phe ta"vì danh tánh và vị trí của Ẩn trong hệ thống tình báo được bảo mật rất kỷ.
Ẩn điều khiển văn phòng Time tại Thành phố Hồ Chí Minh (tên mới của Saigon) cho đến tháng 5.1976 mới đóng cửa. Cuối tháng chạp 1976, PXA lộ diện chính thức là một điệp viên nằm vùng khi y bay ra Hànội trong bộ quân phục đại tá để dự, với phái đoàn quân đội, Đại hội kỳ bốn của Đảng Cộng sản.
Về sau, có tin đồn Chính Trị Bộ tranh luận gay gắt với Cục An ninh Quân đội Nhân Dân về cách xữ dụng khả năng của Ẩn. Quân đội muốn giao cho Ẩn tổ chức lưới tình báo hải ngoại, đặc biệt ở Hoa kỳ, nơi mà PXA quen biết khá đông thông tín viên. Vì thế cho nên vợ và bốn con của Ẩn được phép rời VN trước tháng tư 1975. Và cũng vì thế, sau khi nữ điệp viên nhị trùng Đặng Mỹ Dung (tức Yung Krall) giúp FBI và CIA lột mặt nạ đại sứ VC Đinh Bá Thi, đuổi về nước và truy tố trước Toà án Virginia vào tháng 7.1978 nhóm Trương Đình Hùng – Humphrey – Huỳnh Văn Đồng về tội trộm tài liệu quốc phòng, có lời đồn Ẩn sẽ tái phối trí mạng lưới CS bị tan vỡ.
Chính trị bộ chống lại ý định nói trên của Bộ Quốc phòng. Đảng nghĩ cần kiểm lại tư tưởng của Ẩn vì y có thể nhiễm vi trùng phản động sau khi cộng tác khá lâu (và khắn khít) với tập đoàn truyền thông tư bản khét tiếng như Time, Reuters, New York Herald Tribune, Christian Science Monitor..v..v.. Rốt cuộc, quan điểm này thắng thế. Ẩn nhận được lệnh hồi hương gấp vợ là Thu Nhàn và bốn con. Mặt khác, tháng 8.1978, Ẩn phải đi học tập mười tháng tại Viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, một loại trại tẩy não về chủ nghĩa Mác-Mao dành cho cán bộ trung và cao cấp. PXA kể lại cho Thomas Bass nghe cảnh mùa đông giá lạnh ở Hànội, ngủ trên một chiếc giường cây, không có quần áo ấm che thân. Ẩn nói, với một nụ cười chua chát: "Tôi đã sống quá lâu giữa lòng địch. Họ rà tôi lại (recycle) để dùng. Tôi là một đứa học trò dỡ, thuộc hạng bết trong lớp... Họ không ưa lối nói đùa của tôi. Họ không thích tôi chút nào. Nhưng tôi không có làm gì sai lầm quá lố để họ bắn bỏ !"
Năm 1990, VN "đổi mới". Được thăng chức thiếu tướng, PXA phê bình châm biếm: Trước 1975, bạn hữu và đồng nghiệp tặng tôi biệt danh "Tướng Givral" vì tôi thường ngồi cả ngày tán dóc tại đây. Để khỏi lúng túng, Chính phủ quyết định thăng cấp tôi cho hợp với chức tước này.
Được đồng nghiệp nước ngoài công nhận như một nhà báo siêng năng và luôn luôn sẳn sàng giúp đở kẻ khác bằng những tin tức cập nhựt, PXA gây nhiều cảm tình. Với tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hải, Ẩn mô tả những điểm tương đồng giữa ký giả và điệp viên: “Món ăn của họ là tin tức, tài liệu. Cần tiếp tục nuôi sống họ như nuôi chim để họ có thể hát được!”
Trong quyển Hồi Ký Không Tên, nxb Trẻ, 2004, Lý Quí Chung, cựu Tổng trưởng Thông tin trong Chính phủ hai ngày Dương Văn Minh, ghi lại: Chỗ “đóng đô” của PXA là tiệm bánh Givral, ngang mặt Quốc hội. Chiếc xe Renault 4 ngựa cũ xì của anh luôn đổ ngay trước cửa Givral, phiá Lê Lợi. Thường bao giờ cũng có một, hai nhà báo nước ngoài “đeo” theo anh. Anh luôn phân tích tình hình một cách sắc sảo. Dĩ nhiên, những điều anh “xì” ra đều có chủ đích. Thực tế, anh có rất nhiều bạn bè là tay chân thân thiết của Hoàng Đức Nhã, cố vấn của Thiệu. Các tai to mặt lớn của chế độ đều liên lạc mật thiết với anh, trong đó người nổi tiếng nhất là bác sĩ Tuyến (trang 221-222).
PXA còn tiết lộ thêm với Thomas A. Bass: "Tôi nhận được tin từ đủ loại nguồn gốc: quân đội, tình báo, mật vụ..Các tư lệnh quân sự, sĩ quan của những lực lượng đặc biệt, hải quân, không quân.., họ đều giúp tôi. Để bù lại, tôi cung cấâp cho họ những gì tôi trình với phiá kháng chiến. Chúng tôi thảo luận về các tài liệu. Phe quốc gia tìm hiểu ý nghĩa. Họ vấp phải một vấn đề lớn: làm thế nào xử sự với người Mỹ?" Ẩn liền xoay qua bày vẻ cho người Mỹ cách xử sự với phía VN. Đây là một trò chơi tối nguy hiểm có thể làm cho y mất toi mạng nếu họ khám phá sự thật.
Dưới bí danh Trần Văn Trung, Ẩn chuyễn các micro films tài liệu mật dấu trong ruột những đòn nem Ninh Hòa hay cá ương đựng trong giỏ. Món hàng được trao cho bộ chỉ huy CS ở những nơi bất ngờ nhất hay qua trung gian một mạng lưới nhân sự tinh vi. Mỗi lần Ẩn đi "giao hàng" như thế, vợ Ẩn đi theo phiá sau, từ xa, để báo động các trạm liên lạc nếu Ẩn bị đối phương bắt được. Ẩn còn dùng nhiều phương tiện tiếp xúc khác như ra-dô, vô tuyến, mật hiệu v..v..Y luôn thủ sẳn độc dược trong mình để tự vẫn trong trường hợp sa bẩy và bị tra tấn.
Khi được Thomas Bass cật vấn về vai trò quan trọng của mình, PXA trả lời nhún nhường rằng y chỉ quan sát và phân tích các dữ kiện và tình thế. Tuy nhiên, sự thật phủ nhận điều này. Sau đây, vài thí dụ:
a) Trận đụng độ tại Ấp Bắc năm 1963 đánh dấu một khúc quanh trong kế hoạch Mỹ mở rộng chiến tranh taị Miền Nam. Một tiểu đoàn Việt Cộng đã gây thiệt hại nặng cho quân đội quốc gia có trực thăng, trọng pháo và xe tăng Hoa kỳ hổ trợ. Sau chiến thắng này, CS tuyên dương hai "anh hùng": viên chỉ huy trưởng tiểu đoàn và PXA là người đã góp nhiều công về chiến thuật
b) Để chuẩn bị vụ tấn công Tết 1968, chính PXA đã ngụy trang chở đại tá Tư Can, tổ trưởng tình báo Việt cộng. trong chiếc xe Renault 4CV của Ẩn đi nghiên cứu các điểm quan yếu trong thủ đô Sàigòn. Sau 1975, chiếc xe này cùng với các súng lục của Tư Can mang trong mình đêm tấn công được trưng bày trong Bảo tàng viện quân sự Hànội.
c) Trong quyển Hồi Ký Không Tên, Lý Quí Chung đã không tiếc lời đề cao PXA luôn luôn sẳn sàng giúp đở phe Dương Văn Minh khi cần phiên dịch viên để tiếp báo giới quốc tế hay cho ý kiến về một số vấn đề. Chính Ẩn đã thúc cựu dân biểu đối lập Ngô Công Đức trốn khỏi VN vào lúc Công an của Thiệu bũa lưới định bắt.
c) Năm 1970, PXA đã can thiệp để Hànội trả tự do cho một bạn đồng nghiệp trong báo Time là thông tín viên Robert Sam Anson bị Khờ me Đỏ và Mặt trận Giải phóng Miền Nam bắt cóc tại Nam Vang. Không có sự can thiệp này thì Anson đã bị thủ tiêu như 25 ký giả ngoại quốc khác. Gặp lại Ẩn năm 1987, Anson hỏi vì sao Ẩn sốt sắng như vậy, Ẩn trả lời: "Tôi là kẻ thù của nước anh nhưng anh là bạn tôi."
d) Một cử chỉ khác: Ngày 30.4.1975, khi những thiết vận xa đầu tiên của Bắc Việt tiến vào trung tâm Saigon, Ẩn đã đích thân lái xe chở bs Trần Kim Tuyến đến địa điểm trên nóc một cao ốc taị thủ đô để thoát khỏi ra nước ngoài trên chuyến trực thăng chót của Mỹ. Đây là cách trả ơn của Ẩn đối với một ân nhân đã từng che chở y.
3 – Phạm Xuân Ẩn sau tháng 4.1975
Chuyện gì xảy ra cho Phạm Xuân Ẩn sau ngày VNCH bị bức tử ? Mặc dù phục vụ đắc lực cho Đảng, Ẩn không thoát được số mạng của các cán bộ trí thức trong xã hội chủ nghĩa đã may mắn - hay rủi ro? - nếm qua mùi tự do ngôn luận và hấp thụ phần nào văn hoá của thế giới bên ngoài. Chính Ẩn đã tiết lộ với Thomas Bass rằng, trong những ngày đầu sau 30.4.1975, Ẩn cảm thấy lo sợ cho an ninh bản thân và gia đình nên Ẩn và mẹ phải lánh trốn trong phòng của bạn đồng nghiệp Robert Shaplen ở Khách sạn Continental và sau đó, dời qua Văn phòng của tạp chí Time. Công an phường nhiều phen mời Ẩn đến để tra vấn vì nghi y thuộc loại "cách mạng giờ thứ 25".
Cựu đại tá Bùi Tín, tác giả của Hoa Xuyên Tuyết, nhắc lại trong hồi ký rằng ngày 1.5.1975, tức hai hôm sau khi đến Saigon với các đơn vi tiền phong của Quân đội Nhân Dân, y đến Continental Palace tìm PXA. Chính Ẩn đã giới thiệu Bùi Tín với các thông tín viên ngoại quốc để Bùi Tín giúp họ chuyển điện văn ra nước ngoài. Ba tháng sau ngày chiến cuộc chấm dứt, Bùi Tín thú nhận vẫn chưa biết PXA là gián điệp thuộc "phe ta"vì danh tánh và vị trí của Ẩn trong hệ thống tình báo được bảo mật rất kỷ.
Ẩn điều khiển văn phòng Time tại Thành phố Hồ Chí Minh (tên mới của Saigon) cho đến tháng 5.1976 mới đóng cửa. Cuối tháng chạp 1976, PXA lộ diện chính thức là một điệp viên nằm vùng khi y bay ra Hànội trong bộ quân phục đại tá để dự, với phái đoàn quân đội, Đại hội kỳ bốn của Đảng Cộng sản.
Về sau, có tin đồn Chính Trị Bộ tranh luận gay gắt với Cục An ninh Quân đội Nhân Dân về cách xữ dụng khả năng của Ẩn. Quân đội muốn giao cho Ẩn tổ chức lưới tình báo hải ngoại, đặc biệt ở Hoa kỳ, nơi mà PXA quen biết khá đông thông tín viên. Vì thế cho nên vợ và bốn con của Ẩn được phép rời VN trước tháng tư 1975. Và cũng vì thế, sau khi nữ điệp viên nhị trùng Đặng Mỹ Dung (tức Yung Krall) giúp FBI và CIA lột mặt nạ đại sứ VC Đinh Bá Thi, đuổi về nước và truy tố trước Toà án Virginia vào tháng 7.1978 nhóm Trương Đình Hùng – Humphrey – Huỳnh Văn Đồng về tội trộm tài liệu quốc phòng, có lời đồn Ẩn sẽ tái phối trí mạng lưới CS bị tan vỡ.
Chính trị bộ chống lại ý định nói trên của Bộ Quốc phòng. Đảng nghĩ cần kiểm lại tư tưởng của Ẩn vì y có thể nhiễm vi trùng phản động sau khi cộng tác khá lâu (và khắn khít) với tập đoàn truyền thông tư bản khét tiếng như Time, Reuters, New York Herald Tribune, Christian Science Monitor..v..v.. Rốt cuộc, quan điểm này thắng thế. Ẩn nhận được lệnh hồi hương gấp vợ là Thu Nhàn và bốn con. Mặt khác, tháng 8.1978, Ẩn phải đi học tập mười tháng tại Viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, một loại trại tẩy não về chủ nghĩa Mác-Mao dành cho cán bộ trung và cao cấp. PXA kể lại cho Thomas Bass nghe cảnh mùa đông giá lạnh ở Hànội, ngủ trên một chiếc giường cây, không có quần áo ấm che thân. Ẩn nói, với một nụ cười chua chát: "Tôi đã sống quá lâu giữa lòng địch. Họ rà tôi lại (recycle) để dùng. Tôi là một đứa học trò dỡ, thuộc hạng bết trong lớp... Họ không ưa lối nói đùa của tôi. Họ không thích tôi chút nào. Nhưng tôi không có làm gì sai lầm quá lố để họ bắn bỏ !"
Năm 1990, VN "đổi mới". Được thăng chức thiếu tướng, PXA phê bình châm biếm: Trước 1975, bạn hữu và đồng nghiệp tặng tôi biệt danh "Tướng Givral" vì tôi thường ngồi cả ngày tán dóc tại đây. Để khỏi lúng túng, Chính phủ quyết định thăng cấp tôi cho hợp với chức tước này.
4. Tướng hồi hưu sa cơ.
Năm 1997, Ẩn bị từ chối chiếu khán đi New York để nói chuyện trong một hội nghị.
Tháng 3.2002, vào tuổi 74, vướng bệnh lao phổi, Ẩn được phép về hưu. "Họ
muốn kiểm soát tôi - Ẩn nói với Thomas Bass. Đó là lý do họ giữ tôi lâu như vậy
trong binh ngũ. Tôi ăn nói quá phóng túng. Họ muốn bịt miệng tôi lại."
Một câu hỏi: Các hệ thống truyền thông lớn của Hoa kỳ thuê PXA làm thông tín viên trong giai đọan chiến tranh VN nhiều năm – với số lương 75 mỹ kim một tuần, có lẽ hơn nữa – có biết mối liên hệ của Ẩn với CS hay không? Chắc chắn họ không thể không biết, theo lời xác nhận sau 1975 của Murray Garr, trưởng phòng Time tại Sàigòn. Chính ông này từng tuyên bố đã để ý theo dõi hành tung của Ẩn lắm khi vắng mặt bất thường tại nhiệm sở. Điều nên ghi là đa số – nếu không nói tất cả – các báo Mỹ có đại diện trước 1975 ở Sàigòn đều theo khuynh hướng phản chiến. Ngoài ra, Kissinger hối hả hoàn tất kế hoạch thoát chạy khỏi Miền Nam. Sau hết, Ẩn là một con người xữ sự khôn ngoan, một nhà báo hành động chuyên nghiệp, có nhiều bạn hơn kẻ thù, trong mọi giới.
Mối cảm tình của các thông tín viên Hoa kỳ vẫn còn sâu đậm đối với cựu đồng nghiệp Phạm Xuân Ẩn từng được họ tặng nhiều biệt danh thân mật như Dean of the Vietnamese Press corps, Voice of Radio Catinat, Professeur Coup d’État, The Quiet Vietnamese, Commander of Military Dog Training, PH. D in Revolutions, General Givral... Năm 1990, nhà báo McCulloch đứng ra quyên được 32.000 đô để giúp cho Phạm Xuân Hoàng Ân, trưởng nam của Ẩn, ghi tên vào Đại học North Carolina, ban báo chí. Lấy xong bằng tiến sĩ luật tại Duke University, Hoàng Ân trở về Việt Nam làm việc cho Bộ Ngoại giao.
Trong bài The Spy Who Loved Us, Gs Thomas A Bass có ghi lại cuộc viếng thăm của ông tại tư thất cựu Tổng trưởng Nội vụ Mai Chí Thọ. Thọ xác nhận Ẩn là người cán bộ đầu tiên Đảng chọn gởi đi du học về báo chí năm 1957. Thọ nóí: "Ẩn là con người lý tưởng cho việc làm này!". Gs Bass hỏi về tin đồn chính phủ Hànội định gởi Ẩn qua công tác tình báo tại Hoa kỳ sau 1975 và Mai Chí Thọ thẩm lượng ra sao những thành quả Ẩn thu thập được để giúp CSVN. Thọ đáp: "Không hiểu taị sao kế hoạch gởi Ẩn qua Mỹ xì ra bên ngoài. Nếu kế hoạch thành tựu thì Ẩn không gây thất vọng. Sau chiến tranh, chúng tôi phong tướng cho y và ban cho y danh hiệu Anh hùng Quân đội."
Một câu hỏi: Các hệ thống truyền thông lớn của Hoa kỳ thuê PXA làm thông tín viên trong giai đọan chiến tranh VN nhiều năm – với số lương 75 mỹ kim một tuần, có lẽ hơn nữa – có biết mối liên hệ của Ẩn với CS hay không? Chắc chắn họ không thể không biết, theo lời xác nhận sau 1975 của Murray Garr, trưởng phòng Time tại Sàigòn. Chính ông này từng tuyên bố đã để ý theo dõi hành tung của Ẩn lắm khi vắng mặt bất thường tại nhiệm sở. Điều nên ghi là đa số – nếu không nói tất cả – các báo Mỹ có đại diện trước 1975 ở Sàigòn đều theo khuynh hướng phản chiến. Ngoài ra, Kissinger hối hả hoàn tất kế hoạch thoát chạy khỏi Miền Nam. Sau hết, Ẩn là một con người xữ sự khôn ngoan, một nhà báo hành động chuyên nghiệp, có nhiều bạn hơn kẻ thù, trong mọi giới.
Mối cảm tình của các thông tín viên Hoa kỳ vẫn còn sâu đậm đối với cựu đồng nghiệp Phạm Xuân Ẩn từng được họ tặng nhiều biệt danh thân mật như Dean of the Vietnamese Press corps, Voice of Radio Catinat, Professeur Coup d’État, The Quiet Vietnamese, Commander of Military Dog Training, PH. D in Revolutions, General Givral... Năm 1990, nhà báo McCulloch đứng ra quyên được 32.000 đô để giúp cho Phạm Xuân Hoàng Ân, trưởng nam của Ẩn, ghi tên vào Đại học North Carolina, ban báo chí. Lấy xong bằng tiến sĩ luật tại Duke University, Hoàng Ân trở về Việt Nam làm việc cho Bộ Ngoại giao.
Trong bài The Spy Who Loved Us, Gs Thomas A Bass có ghi lại cuộc viếng thăm của ông tại tư thất cựu Tổng trưởng Nội vụ Mai Chí Thọ. Thọ xác nhận Ẩn là người cán bộ đầu tiên Đảng chọn gởi đi du học về báo chí năm 1957. Thọ nóí: "Ẩn là con người lý tưởng cho việc làm này!". Gs Bass hỏi về tin đồn chính phủ Hànội định gởi Ẩn qua công tác tình báo tại Hoa kỳ sau 1975 và Mai Chí Thọ thẩm lượng ra sao những thành quả Ẩn thu thập được để giúp CSVN. Thọ đáp: "Không hiểu taị sao kế hoạch gởi Ẩn qua Mỹ xì ra bên ngoài. Nếu kế hoạch thành tựu thì Ẩn không gây thất vọng. Sau chiến tranh, chúng tôi phong tướng cho y và ban cho y danh hiệu Anh hùng Quân đội."
Kết luận Gs Thomas Bass đến từ giả Phạm Xuân Ẩn trước khi về Mỹ. Ẩn và gia đình hiện ở
trong một ngôi nhà khá ấm cúng, giữa Quận 3 TP-HCM, cạnh ga xe lửa. Thú tiêu
khiển của Ẩn vẫn như trước: nuôi chim, nuôi cá, huấn luyện chó, sưu tầm sách vở,
phần đông viết bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, có tác giả đề tặng. Rất ít sách Việt.
Ẩn giải thích: "Dân chúng taị đây không được viết tự do. Đó là vì sao
tôi không viết hồi ký. Tôi sẽ gặp khó khăn nếu tôi nói đến đời tôi hay những gì
tôi biết…. Tôi làm việc trong bóng tối. Tôi chết trong bóng tối. Tôi sẽ nhớ tiếc
những quyển sách này khi tôi ra đi. Tôi là người duy nhất còn lưu ý đến những
chuyện cũ."
Trả lời câu hỏi nghĩ sao về thuyết Mác-Lê, Ẩn nhìn nhận chủ nghĩa này vướng không ít giới hạn và chịu trách nhiêm về cái chết của nhiều triệu người trong thế kỷ 20. Ẩn quay lại chất vấn: Ở Việt Nam, tổ chức nào có đủ sức lãnh đạo cuộc đấu tranh cho đất nước? Không có sự chọn lựa nào ngoài đảng Cộng sản. Theo Ẩn, CS chủ trương mọi người là anh, em, bình đẳng. Để thể hiện điều này, cần một triệu năm. Đây là giấc mơ không tưởng nhưng một giấc mơ đẹp.
Gs Bass ghi: Tôi đã đến thăm PXA nhiều lần tại nhà. Mỗi lần, Ẩn chọn vài quyển sách hay, đặt vào tay tôi, như để khoe. Tôi có cảm tưởng nhan đề và nội dung của mổi quyển ấy là một thông điệp mang nhiều ám hiệu nói lên một cách kín đáo các kinh nghiệm quá hiểm nguy nếu đối địch trực tiếp. Một lần, Ẩn đưa cho tôi một tác phẩm của Charles Dickens với câu "It was the best of times, it was the worst of times, thời khoảng đẹp nhất, thời khoảng thê thảm nhất ". Ngày khác, bài học rút từ tập thơ ngụ ngôn của Jean de La Fontaine. Ẩn thích đọc các câu chuyện thú vật hành động như người, và người hành động như súc vật. Gặp nhau lần chót, Ẩn đưa cho tôi một tác phẩm của Gérard Tongas, nhà giáo dục Pháp từng đến Hànội giúp CS dựng một trường trung học sau khi họ đánh bại Pháp năm 1954. Ẩn kể lại: Tongas, như Edward Lansdale, có một con chó thông minh đã cứu ông khỏi chết vì chất độc. Cái tựa của quyển sách mà thôi mang nặng một ý nghĩa "J’ai vécu dans l’enfer communiste au Nord Việtnam et J’ai choisi la liberté, Tôi đã sống trong địa ngục CS ở Bắc Việt và tôi đã chọn tự do." Ẩn căn dặn: "Đây là một quyển sách rất hệ trọng, một tác phẫm thiết thực. Ông nên đọc nó.". Như lời giã từ, Ẩn nói, với một giọng châm biếm: " Vợ tôi bảo tôi: đã đến lúc tránh ra để nhường chổ cho thế hệ trẻ nhưng tôi chưa thể chết được. Không biết rồi đi đâu. Địa ngục để dành cho bọn gian manh. Ở VN ngày nay, có quá nhiều gian manh. Dẩy đầy gian manh!"
Để kết thúc bài này, người viết nghĩ nên ghi lại lời nhận xét như sau, có vẻ hữu lý, của David Haberstam, bạn thân của Ẩn và tác giả quyển sách Making of a Quagmire nói về chiến tranh VN: "Câu chuyện của Ẩn nhắc lại tất cả những câu hỏi căn bản do Graham Green từng nêu ra trong tác phẩm The Quiet American: Thế nào là sự trung thành? Thế nào là lòng yêu nước? Thế nào là sự thật? Anh là ai khi anh nói những sự thật ấy?"
Và Halberstam kết luận: "Có hai mặt trong Phạm Xuân Ẩn mà chúng ta không thể hiểu được. Nhìn lui dĩ vãng, tôi thấy y là một con người bị xé làm đôi ở phiá giữa".
LÂM LỄ TRINH
Thủy Hoa Trang, Californie
Trả lời câu hỏi nghĩ sao về thuyết Mác-Lê, Ẩn nhìn nhận chủ nghĩa này vướng không ít giới hạn và chịu trách nhiêm về cái chết của nhiều triệu người trong thế kỷ 20. Ẩn quay lại chất vấn: Ở Việt Nam, tổ chức nào có đủ sức lãnh đạo cuộc đấu tranh cho đất nước? Không có sự chọn lựa nào ngoài đảng Cộng sản. Theo Ẩn, CS chủ trương mọi người là anh, em, bình đẳng. Để thể hiện điều này, cần một triệu năm. Đây là giấc mơ không tưởng nhưng một giấc mơ đẹp.
Gs Bass ghi: Tôi đã đến thăm PXA nhiều lần tại nhà. Mỗi lần, Ẩn chọn vài quyển sách hay, đặt vào tay tôi, như để khoe. Tôi có cảm tưởng nhan đề và nội dung của mổi quyển ấy là một thông điệp mang nhiều ám hiệu nói lên một cách kín đáo các kinh nghiệm quá hiểm nguy nếu đối địch trực tiếp. Một lần, Ẩn đưa cho tôi một tác phẩm của Charles Dickens với câu "It was the best of times, it was the worst of times, thời khoảng đẹp nhất, thời khoảng thê thảm nhất ". Ngày khác, bài học rút từ tập thơ ngụ ngôn của Jean de La Fontaine. Ẩn thích đọc các câu chuyện thú vật hành động như người, và người hành động như súc vật. Gặp nhau lần chót, Ẩn đưa cho tôi một tác phẩm của Gérard Tongas, nhà giáo dục Pháp từng đến Hànội giúp CS dựng một trường trung học sau khi họ đánh bại Pháp năm 1954. Ẩn kể lại: Tongas, như Edward Lansdale, có một con chó thông minh đã cứu ông khỏi chết vì chất độc. Cái tựa của quyển sách mà thôi mang nặng một ý nghĩa "J’ai vécu dans l’enfer communiste au Nord Việtnam et J’ai choisi la liberté, Tôi đã sống trong địa ngục CS ở Bắc Việt và tôi đã chọn tự do." Ẩn căn dặn: "Đây là một quyển sách rất hệ trọng, một tác phẫm thiết thực. Ông nên đọc nó.". Như lời giã từ, Ẩn nói, với một giọng châm biếm: " Vợ tôi bảo tôi: đã đến lúc tránh ra để nhường chổ cho thế hệ trẻ nhưng tôi chưa thể chết được. Không biết rồi đi đâu. Địa ngục để dành cho bọn gian manh. Ở VN ngày nay, có quá nhiều gian manh. Dẩy đầy gian manh!"
Để kết thúc bài này, người viết nghĩ nên ghi lại lời nhận xét như sau, có vẻ hữu lý, của David Haberstam, bạn thân của Ẩn và tác giả quyển sách Making of a Quagmire nói về chiến tranh VN: "Câu chuyện của Ẩn nhắc lại tất cả những câu hỏi căn bản do Graham Green từng nêu ra trong tác phẩm The Quiet American: Thế nào là sự trung thành? Thế nào là lòng yêu nước? Thế nào là sự thật? Anh là ai khi anh nói những sự thật ấy?"
Và Halberstam kết luận: "Có hai mặt trong Phạm Xuân Ẩn mà chúng ta không thể hiểu được. Nhìn lui dĩ vãng, tôi thấy y là một con người bị xé làm đôi ở phiá giữa".
LÂM LỄ TRINH
Thủy Hoa Trang, Californie
ĐIỆP VIÊN PHẠM XUÂN ẨN: XIN ĐỪNG CHÔN TÔI GẦN CỘNG SẢN
Phạm Xuân Ẩn, phóng viên chiến tranh tài hoa của tạp chí Time bí
mật làm gián điệp cho Hà Nội vừa qua đời ngày 20 tháng 9, 2006. Những lời cáo
phó rất tử tế. Người ta nhớ đến Ẩn như một nhà báo ưu tú, ban ngày viết cho
Time, ban đêm gởi mật mã và microfilm cho Việt Cộng đang quanh quẩn ở các khu rừng
ngoại thành Sài Gòn. Nhưng lời cáo phó còn thiếu, không đề cập đến việc Ẩn –
người mà Hà Nội đã công kênh thành “Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân” –
chán ghét cái chế độ chính trị ông đã giúp cướp được chính quyền. Tôi gặp Phạm
Xuân Ẩn lần đầu vào năm 1972, khi vừa bước chân đến Việt Nam, năm mới 24 tuổi
làm phóng viên chiến trường cho Tạp chí Time. Lúc ấy, Ẩn là một huyền thoại, một
tay phong lưu vui tính được mệnh danh là “Tướng Givral” theo tên tiệm bán bánh
và cà phê nổi tiếng trên đường Tự Do ông thường lui tới. Mọi người đều tin tưởng
Ẩn bất kể không khí ngờ vực phủ kín Sài Gòn thời đó. Khi cuộc chiến đột ngột chấm
dứt cuối tháng tư 1975, gia đình Ẩn và các nhân viên khác của tạp chí Time muốn
chạy thoát đều được di tản trong Khi Ẩn ở lại tiếp tục làm việc cho Time tại
Sài Gòn. Ẩn điện về New York, “Tất cả phóng viên người Mỹ đã được di tản vì
tình trạng khẩn trương, Văn phòng tạp chí Time hiện do Phạm Xuân Ẩn điều động”.
Time tán dương quyết định ở lại của Phạm Xuân Ẩn và đăng hình ông, với vẻ căng
thẳng, đứng hút thuốc giữa con phố vắng ở Sài Gòn. Ảnh từ Vnmilitaryhistory
(Th09) Tôi gặp gia đình của Ẩn ở tại tị nạn Pendleton tại California và giúp
đưa họ về Arlington, Virginia – định cư ở đó. Cuối cùng, sau một năm im lặng, vợ
của Ẩn nhận được điện tín bảo bà phải trở lại Việt Nam. Dù lòng đầy lo âu và
nghi ngại vợ Phạm Xuân Ẩn đã quay về theo lệnh. Đưa gia đình về lại Việt Nam
xác định lòng trung thành với chính quyền cộng sản nhưng Ẩn vẫn phải đi học tập
cải tạo 10 tháng ở Hà Nội (Theo Lâm Lễ Trinh, tháng 8/1978 Ẩn phải đi học
tập mười tháng tại Viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, một loại trại tẩy não về chủ
nghĩa Mác-Mao dành cho cán bộ trung và cao cấp.– TM) Năm 1979, tôi trở lại
Việt Nam. Đây là chuyến đầu trong suốt 24 lần tôi đến đây trong 5 năm năm liền.
Việc đi lại giữa Sài Gòn của một ký giả ngoại quốc không phải là chuyện dễ
trong khoảng thời gian đó, nhưng cuối cùng tôi đã thực hiện được vào năm 1981.
Thành phố, Sài Gòn mà tôi biết, lúc ấy rất ảm đạm, lạnh lùng. Khách sạn đầy những
“người Mỹ không đô la” (dân Việt Nam gọi người Đông Đức, người Bulgary, người
Nga như thế). Công an theo sát bước của tôi đến mọi nơi mọi chỗ. Hàng ngàn người
(miền Nam) Việt Nam không được việc làm vì có liên hệ với chính quyền Nguyễn
Văn Thiệu đang vượt biển bỏ lại quê hương. Những người ở lại phải bán dần gia sản
để sinh tồn. Mục đích của tôi là đi tìm Ẩn, nhưng đây không phải chuyện dễ làm.
Tất cả bản đồ Sài Gòn cũ đã bị tịch thu, đốt bỏ. Những con đường lớn đã đổi
tên. Nhà vẫn có số đấy, nhưng chúng không theo một thứ tự nào khiến không thể
tìm nhà được dù có địa chỉ trong tay. Cuối cùng, trong tuyệt vọng, tôi hối lộ
quan chức Hà Nội bằng thuốc bổ và tã cho trẻ con mua ở Bangkok và tôi được số
điện thoại của Ẩn. Tôi gọi Ẩn. Chúng tôi hẹn gặp nhau ở chợ chim, Ẩn nói, “Tôi
sẽ dẫn theo con chó của tôi”. Ẩn cũng dặn tôi không được nói hay làm gì khi thấy
nhau vì công an đang theo dõi. Dường như, đến ngay cả anh hùng, người chỉ huy cả
lực lượng tình báo ngoại giao, cũng không thoát khỏi lưới theo dõi. Chợ chim thực
ra là lề đường (Huỳnh Thúc Kháng – TM) hai bên chồng chất hàng trăm lồng chim,
người mua để thả đi lấy phúc hay nuôi làm chim cảnh. Ẩn đến, dắt theo con
béc-giê, chỉ gật đầu khi đi qua mặt nhau. Ẩn và tôi lên hai cái xích lô khác
nhau của hai người lính cũ miền nam nghèo khổ. Tôi theo anh ấy về nhà. Khi đã ở
trong nhà, Ẩn bày tỏ nỗi buồn nản, thất vọng ê chề trước hoàn cảnh đất nước của
anh. Ẩn thở dài, “Tại sao tham gia cả cuộc chiến chỉ để thay người Mỹ bằng người
Nga à?” Ẩn cũng cho tôi biết, đã hai lần anh đưa gia đình vượt biển, đi trốn và
thất bại. Lần đầu, tàu hư máy. Lần thứ hai, người lái tàu không đến, dù tàu tốt,
đủ sức vượt biển. Trốn đi bây giờ lại càng khó hơn nhiều, anh nói, vì con trai Ẩn
sắp được gởi đi học ở Moscow. Ẩn yêu cầu tôi sang Singapore tìm gặp một người
Hoa bí ẩn, nếu được trả đúng giá, sẽ tổ chức cuộc vượt biển. Ẩn nói anh tuyệt vọng
rồi. Tôi viết một thư dài cho Time và gởi phó bản cho tất cả phóng viên của
Time đã một thời phục vụ tại Việt Nam. Dự án khá nguy hiểm vì tiếng tăm của Ẩn,
tôi viết. Một tướng nổi tiếng và gia đình đi trốn, làm xấu mặt đảng CSVN, nếu
thất bại chắc chắn họ sẽ xử tử. Tôi cảnh cáo Time đừng làm những gì có thể xảy
ra ngoài tầm kiểm soát của mình. Time quyết định không tham dự vào dự án đưa
người đi trốn, đầy nguy hiểm. Người tị nạn, vượt biển đã đang là mồi ngon cho hải
tặc ở vịnh Thái Lan. Tàu đánh cá Thái Lan đâm vào, đánh chìm thuyền người tị nạn,
chỉ vớt những thiếu nữ làm đồ tiêu khiển, làm hàng đổi chác giữa các đoàn thuỷ
thủ đến khi nạn nhân chết hay phải tự sát. Đây là một quyết định rất khó khăn
chúng tôi phải chấp nhận, nhưng tôi hay bất cứ ai khác ở Time đều không có kinh
nghiệm đối đầu với quân hải tặc và khả năng rủi ro cho thuyền vượt biển rất lớn
trong tình cảnh lúc bấy giờ. Ẩn ở lại Việt Nam, chờ một ngày sáng sủa hơn. Cuối
cùng, ngày ấy đến năm 1986 với chương trình Đổi mới của Hà Nội. Tôi quay lại Việt
Nam thăm Ẩn và vợ anh, Nguyễn Thị Thu Nhạn, giữa thập niên 1990 và thấy cả hai
có vẻ lạc quan hơn. Đúng như Ẩn lo ngại, con trai anh, Phạm Xuân Hoàng bị gởi
đi Moscow, nhưng sau đó lại được phép đi sang North Carolina và cuối cùng tốt
nghiệp luật ở Đại học Duke University. Dù được tập đoàn luật sư nước ngoài thuê
làm việc với lương 4.000 USD/tháng, Phạm Xuân Hoàng làm việc cho Sở Quan hệ Ngoại
giao ở thành phố Hồ Chí Minh với số lương 200 USD/tháng. Không như bố, Hoàng
không phải là đảng viên đảng cộng sản. Tuần qua, Ẩn được an táng tại nghĩa
trang Sài Gòn. Lời yêu cầu sau cùng của Ẩn: đừng chôn anh gần người cộng sản.
David DeVoss (Weekly Standard 9/10/2006) Volume 012, Issue 04 —
Trà
Mi lược dịch (vietinfo.eu)
Cám ơn bạn đã truyền bá nội dung bài vở của chúng tôi. Ngoại trừ
mục đích cá nhân, khi sử dụng lại thông tin, xin các bạn không quên ghi rõ tên
tác giả, tên nguồn và vietinfo.eu.
The Quiet Vietnamese
Journalist and spy Pham Xuan An led a life of ambiguity.
Journalist and spy Pham Xuan An led a life of ambiguity.
PHAM
XUAN AN, the gifted Time magazine war correspondent who secretly served as a
spy for Vietnamese Communists in Hanoi during the war, died last week. The
obituaries were remarkably kind. An was remembered as an excellent journalist
who by day filed dispatches for Time and at night sent microfilm and messages
written in invisible ink to Viet Cong lurking in the jungles outside Saigon.
What the obits failed to reveal is that An, whom Hanoi proclaimed a Hero of the
People’s Armed Forces following the fall of Saigon, came to loathe the
political system he had helped bring to power.
I first met Pham Xuan An in 1972, when I arrived in Vietnam as a 24-year-old
war correspondent for Time. By then, An was a legend, a jovial boulevardier
nicknamed “General Givral” after the Tu Do Street coffee shop he frequented.
Despite the prevailing climate of suspicion, everybody trusted An. When the war
ended abruptly in April 1975, his family was evacuated with other Time
employees who wished to flee, while An remained and continued to file for Time.
“All American correspondents evacuated because of emergency,” he telexed New
York. “The office of Time is now manned by Pham Xuan An.” Time’s publetter
celebrated his decision to stay and published a picture of him standing on a
now deserted street smoking a cigarette and looking pugnacious.
I met his family at Camp Pendleton in California and helped send them to
Arlington, Virginia, where they settled. Finally, after a year of silence, his
wife received a cable telling her to return home. Despite serious misgivings,
she did as instructed. Bringing back his family established An’s loyalty to the
new Communist government, but it did not prevent him from receiving ten months
of reeducation in Hanoi.
In 1979 I returned to Vietnam. It was the first of 24 trips I would make to the
newly united country over the next five years. It was difficult for a foreign
reporter to get to Ho Chi Minh City during that period, but I finally managed
to do so in 1981. The place I’d known as Saigon was grim. The hotels were full
of East Germans, Bulgarians, and Soviets, whom the Vietnamese called “Americans
without dollars.” Secret police followed me everywhere. Thousands of Vietnamese
denied employment because of their connections with the regime of Nguyen Van
Thieu were fleeing the country in leaky fishing boats. Those who remained
subsisted by selling family heirlooms.
My goal was to find An, but that was no easy task. Old city maps had been
confiscated and burned. All but the major streets had new names. Houses still
had numbers, but they were not in sequence, making it nearly impossible to
locate a home even if you had the address. Finally, in desperation, I bribed a
Hanoi official with baby vitamins and disposable diapers brought in from
Bangkok and got An’s phone number. I called and we arranged to meet at the Bird
Market. “I’ll be walking my dogs,” he said.
An warned me not to say or do anything when we saw each other because police
would be watching. Apparently, not even a decorated hero now in charge of
diplomatic intelligence for the government could escape surveillance. The Bird
Market actually was a sidewalk both sides of which were stacked high with
bamboo cages filled with twittering birds that could be taken home as pets or
simply released to improve one’s karma. An had come with his German shepherd,
and we passed each other with barely a nod. An and I got into separate cyclos,
each peddled by an impoverished veteran of the South’s defeated army, and I
followed him home.
Once inside the house, An expressed great sadness over what had become of his
country. “Why did we fight a war just to replace Americans with Russians?” he sighed.
He confided that twice in the past he had tried unsuccessfully to smuggle his
family out of the country. The first time the boat had had an engine problem.
The second time, the boat had appeared to be seaworthy but the captain had
failed to show. An escape was even more critical now, he said, because his son
soon would be sent away to school in Moscow. An asked me to go to Sing apore
and seek out a mysterious man at a Chinese hotel who could arrange passage on a
boat if paid the right sum of money. An said he was desperate.
I wrote a long memo to Time and sent copies to correspondents still with the
magazine who had served in Vietnam. The plan was dangerous because of An’s
notoriety, I wrote. If a famous major general and his family were captured trying
to escape, embarrassed Communist officials would execute them. I cautioned
against starting a chain of events over which Time had no control.
Time decided not to get into the people-smuggling business, which was fraught
with danger. In the Gulf of Thai land, Vietnamese refu gees fell prey to
pirates. Fishing trawlers rammed and sank their boats, saving only young women
who were kept for amusement and then traded between trawler crews until they
died or committed suicide. It was a difficult decision to make, but neither I
nor anyone else at Time had experience dealing with these sorts of people, and
the odds of something going wrong seemed enormous.
An stayed in Vietnam, waiting for better times. They finally arrived in 1986 in
the form of doi moi, Hanoi’s attempt at perestroika. I returned to see him and
his wife, Hoang Thi Thu Nhan, in the mid-1990s and found them both relatively
optimistic. As An had feared, his son Pham Xuan Hoang An was sent to Moscow,
but later he was allowed to travel to North Carolina, where eventually he
received a law degree from Duke University. Although foreign law firms have
offered jobs paying up to $4,000 a month, Pham Xuan Hoang An works for the
Department of Foreign Relations in Ho Chi Minh City, where he earns $200 a month.
Unlike his father, he is not a member of the Communist party.
Last week, Pham Xuan An was laid to rest in Saigon’s City Cemetery. His final
request was not to be buried too close to Communists.
David DeVoss
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét