Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Cô gái An Lộc

Cô gái An Lộc
 Phạm Đào Nguyên
Trích vn. net   
Nhớ đến hai câu thơ
An Lộc Địa Sử Ghi Chiến Tích,
Biệt Kích Dù Vị Quốc Vong Thân.

Hai câu thơ trên không phải được viết ra từ một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng, hay của một vị quan to tước lớn có trọng trách ghi vào quân sử hào hùng của binh chủng Biệt Kích Dù, mà được viết ra từ người con gái sinh ra lớn lên tại thị xã An Lộc.
Cô đã gặp người thương, người yêu trong chiến trận, và cô đã yêu thiết tha bằng trái tim nồng nàn của mình. Tình yêu thương ấy dành riêng cho người chiến binh của binh chủng Dù, đã đi vào lịch sử của Tổ Quốc VN mến yêu qua hai câu thơ, đánh dấu một thời chinh chiến điêu linh.

Những đợt pháo kích kinh hoàng rót vào thị xã An Lộc như những trận mưa bom, bão đạn cả ngày lẫn đêm, tỉnh lỵ hầu như tê liệt. Thủ phủ tỉnh Bình Long đang nằm trong cơn mưa pháo dưới sức nóng đầu hè. Từng đoàn người tỵ nạn lũ lượt từ phía tây kéo về, kẻ bị thương, người rách rưới, chìm hẳn giữa cơn mưa pháo.

Cộng quân đang vây khốn thị xã An Lộc. Nhà cửa sụp đổ lần hồi, phố xá trở nên tiêu điều. Đợt tấn công đầu tiên khoảng đầu tháng 4, năm 1972, sau chiến thuật tiền pháo hậu xung. Nhưng quân Việt cộng đã bị quân đội Trung đoàn 5 VNCH đánh bật, những chiếc xe tăng của cộng quân cháy ngấu nghiến giữa ban ngày. Những người lính trẻ đang cố thủ và làm chủ tình hình An Lộc. Dân, lính bị thương những đợt đầu rất nhiều, thế mà những người lính dường như coi thường cái chết, họ không hề sợ chết là gì. Niềm tin, và hạnh phúc của họ là giữ vững An Lộc, giữ bình yên hay an toàn cho Sài gòn. Mất An Lộc, Sài gòn sẽ bị đe dọa, mà nào người dân Sài gòn có cần biết đến; họ an hưởng cảnh phồn hoa đô hội trong thanh bình. Thanh niên thanh nữ đang ôm nhau ca hát, múa nhảy trong các vũ trường. Những người giàu có, an hưởng hạnh phúc gia đình, ăn sung mặc sướng. Nhưng ở đây, những người lính ngày đêm vần vũ với pháo đạn rền vang, đói khát liên miên vì chiến trận. Họ đem sinh mạng của mình ra tranh, giữ từng tấc đất, để che làn đạn xâm lăng cho Sài gòn bình an và hạnh phúc.
*
Bọn cộng quân hình như là những thằng ngố, thằng ngốc, xe tăng cứ ngông nghênh xông vào thị trấn giữa ban ngày để rồi bị bắn cháy rụi, chết khộ Tiếng hò hét vui mừng của những người lính trẻ khoái chí khi chận được bước tiến của quân thù. Nhìn những xe tăng trúng đạn khi chúng ồ ạt tiến vào thị xã sau đợt pháo nặng.

Thì ra người tài xế bị xích chân trên xe để những người lính cộng quân không đường trốn chạy, một chính sách tàn ác và vô nhân đạo của cộng sản bắt buộc những người trẻ chết một cách cuồng tín. Cả tháng trời, tiểu khu Bình Long chìm trong maù lửa, gia đình Bình nằm trong hầm nghe tiếng người nói, tiếng chuyện trò, gia đình Bình vững lòng, chứng tỏ cộng quân chưa chiếm được thị xã này. Cả tháng trời ròng rã nằm trong hầm, gia đình Bình bị đói, nhưng nhờ có giếng nước trong nhà nên không chết khát. Rồi một sáng sớm lặng im tiếng pháo, ông Châu bò ra khỏi hầm nhìn cửa nhà tan hoang, ông bảo hãy bỏ chạy về Bình Dương bằng mọi cách. Được bước nào hay bước nấy, chỉ mong gia đình rời khỏi An Lộc mà thôi.

Chúng ta phải ra đi, để chiến trường trống cho anh em lính họ chiến đấu dễ dàng. Đi từng đợt một, để khỏi chết chùm. Đợt đầu, ông và An, đứa con út đi trước. Đợt hai, Dương là con trai dẫn mẹ và Bình ra ngỏ chùa, tránh khỏi các căn cứ quân sự là được. Đài BBC cứ loan những tin xấu, An Lộc chỉ có mất vì lực lượng cộng quân quá đông, gấp mấy lần bên VNCH, chỉ mang lại chán chường thất vọng, và lo lắng cho lính cho dân thêm mà thôi. Nhưng người lính một lòng không nao núng, họ quyết tâm tử thủ An Lộc, giữ vững vòng đai cho đô thành Sài gòn.

Hơn một tháng qua cộng quân cắt đứt quốc lộ 13. Niềm hy vọng sau cùng là chỉ có binh chủng Dù sẽ giải vây được An Lộc. Hy vọng mỏng manh ấy đã làm sống lại niềm tin trong lòng người An Lộc. Họ chờ đợi đoàn quân Dù đến cứu viện. Binh chủng Nhảy Dù là lực lượng cứu tinh của đồng bào khắp bốn vùng chiến thuật, và bây giờ cứu nguy riêng cho An Lộc. Ba và An đã rời thị xã được một ngày. Mẹ, Dương và Bình định ngày sau chạy, nhưng từng đợt mưa pháo bay đến, cầm chân họ.

Hôm đó có hơn 7000 trái, từng thước đất, từng trái pháo. Trái vô nhà thương, trái vào trường học, còn xóm chợ đã tan tành. Rồi căn nhà trúng pháo bị sụp, hầm sụp Bình nằm trong đống gạch ngói vụn đổ nát tan hoang. Bình không còn biết gì nữa. Dương kéo mẹ ra khỏi căn nhà đổ nát trong tiếng kêu gào thảm thiết não lòng của mẹ.
Dương dẫn mẹ chạy sau đợt pháo kích phủ đầu nặng nề đó. Bà bị thương nhẹ. Nhà sập, bà Mai nghĩ rằng Bình chết trong đống gạch đổ kia rồi.
*
Bình vừa đậu tú tài một, là thi vào sư phạm. Học xong cái bằng sư phạm hai năm để về làm cô giáo làng tại thị xã An Lộc được một năm. Người con gái mang tên Bình, nên cái gì cũng bình thường, như ước mơ của cha mẹ nàng. Học hành trung bình, nhan sắc trung bình, thơ văn trung bình, ăn nói, cử chỉ bặt thiệp trung bình, và thi cử cũng đỗ bình, nhưng tình yêu lại đến không bình thường.

Cả gia đình là giáo chức, ông Châu giáo sư trung học đệ nhất cấp. Trước kia ông là giáo viên tiểu học, sau đậu bằng tú tài hai, được đồng hóa vào ngạch trung học. Ông dạy thêm giờ, và có thể dạy thêm ở các trường tư. Mẹ nàng, bà Mai là giáo viên công nhật. Nghề giáo là nghề thanh bạch không giàu có, nhưng không nghèo, đủ sống là được rồi. Ông Châu thường nói vậy.

Những năm sau 70, đồng lương công chức nhỏ dần theo vật giá leo thang, nhưng đời sống đạm bạc của nhà giáo ở tỉnh lẻ giúp gia đình ông Châu sống đủ. Bà Mai mở thêm gian hàng bán tạp hóa lẻ trong hiên, vì lúc nào cũng có người ở nhà. Sáng thì Bình đi dạy cùng ba, chỉ cách nhà một đoạn ngắn, chiều mẹ đi dạy cũng gần nhà nên cuộc sống tạm đủ đầy, chỉ có một điều lạ là Bình chưa có bạn trai.

Hồn nàng cứ lãng đãng trời mây, có lẽ nàng mơ ước một cuộc tình ở cõi trăng sao, mà người trong mộng là ai nàng chưa hề biết đến. Ở đây có hiếm chi người theo đuổi, sẵn sàng dang rộng vòng tay để chào đón tình yêu của Bình, mà nàng được quyền chọn lựa. Xứ núi rừng có một bóng hồng vừa có học, vừa có nghề, Bình đắt giá lắm kia mà. Vài anh chàng giáo làng dạy cùng trường, vài ông giáo trẻ trung học trong thị trấn, thêm vài anh chàng sĩ quan của trung đoàn V thường tới lui thăm viếng.

Mẹ khuyên Bình chọn một chàng nào đó cho có bạn trai với người ta, đã hai mươi rồi còn chờ gì nữa, nhưng Bình cứ ấm ứ hoài. Bình dạy lớp Ba rất dễ, nên nàng đề nghị ba mẹ mở thêm quán cà phê bán buổi sáng, và buổi chiều từ 6 giờ đến 9 giờ tối. Ba nàng phản đối, nhưng mẹ nàng khuyến khích, cuối cùng ông giáo Châu cũng đồng ý.

Không phải Bình không ưa giáo làng, nhưng có nhiều anh giáo làng cứ nói rằng, chiến tranh đã đến lúc kết thúc, và những anh chàng lính trận sẽ thất nghiệp dài dài thời hậu chiến, cùng lắm các anh sĩ quan thì chỉ xin vào ngạch giáo viên công nhật là cùng. Chỉ có giáo viên, công chức có ngạch trật đàng hoàng, sau này đủ điều kiện lo cho gia đình, vợ con? Ngay hồi còn sư phạm, một số các anh đã lộ vẽ tự mãn vì ngạch trật của mình thường hay nói muốn "cộng chỉ số," với phe con gái.

Từ đó, trong lòng Bình nảy sinh những ý tưởng không mấy đẹp với những anh chàng coi trọng nghề nghiệp mà không hề nghĩ đến quốc gia, dân tộc. Không có nước thì làm sao có nhà? Không làm nghề giáo thì làm nghề khác vậy, có gì phải lọ Bổn phận làm người, làm con dân một nước nhiễu nhương chinh chiến mà không ra sức giữ thì chỉ là loại người ăn hại, phường giá áo túi cơm mà thôi. Nàng đâm ra thích cái khí phách hiên ngang, kiêu hùng của những người lính trận. "Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm?" Nàng vẫn chưa tìm thấy được anh chàng lính trận trong mộng hiện rả Cô bé cứ ngông nghênh như đang chờ đợi một bóng hình?

*
Quán nước của cô giáo Bình rất đông khách, chỉ bán cà phê, nước ngọt, có khi buổi sáng được cả ngàn đồng. Buổi tối cũng vậy, những bản nhạc của Trần Thiện Thanh, Phạm Duy qua giọng ca Thanh Thúy thì trời ơi, làm đẹp đời đẹp người. Vào đây ngồi nghe nhạc, được cô giáo mời chào, thì ấm lòng người chiến sĩ xa nhà biết bao. Vả lại cô Bình bình thản quá làm bao chàng hy vọng ngẩn ngợ Biết bao chàng đã đặt tên cho quán nước là "Quán Chiêu Phu," hay quán Bình An, là tên hai chị em nàng. An cô bé mới 15, xinh và nhí nhảnh hơn chị. Ít ai để ý tới An vì còn bé, chỉ còn có Bình là tới tuổi đi tìm tình yêu. Bình với nụ cười rực rỡ thời con gái, rất nhiều anh chàng mong được lọt mắt xanh của nàng. Thời gian êm đềm trôi qua, gia đình làng xóm ở thị trấn An Lộc đang sống trong những ngày hạnh phúc an lành của vùng đất mới có những kế hoạch đang phát triển của tỉnh mới. Tháng 4 năm 1972, năm Mậu Thân, năm tai ương không những dẫy đầy trên vùng đất An Lộc, mà còn biết bao nơi chốn đau thương khác trên mảnh đất thân yêu, làm ai ở đây cũng lo sợ ưu phiền.

*
-Đại ca, anh kiếm gì vậy, chúng nó hở, bị thương hở?
-Anh nghe có tiếng người rên, tiếng đàn bà con gái, không phải Việt cộng? Giúp anh một tay đi ?
-Anh làm đi, em coi chừng, mới vừa xáp lá cà vô đây, lu bu lại bị đớp vô duyên, em canh, anh kiếm.
-Kiên, nè coi kìa, thấy chưa, "Cứu nhất nhân đắc vạn phúc," phụ với anh, ê Bản, Tâm tới giúp tay.

Tiếng nói yếu ớt đứt quãng của con gái từ trong đống gạch vọng ra, "l..à. m... phước...," làm các anh vui mừng hơn. Tiếng kêu cứu gần hơn, "..tôi.... đây.
-Nghe rồi, biết rồi, chờ một chút. Thế là cả ba nhào lại gở gỗ, vứt gạch và một lúc nhìn thấy cô gái với những vết maù bê bét khô, dính vùi vào những vết trầy đã lâu trên mặt, trên tay chân.
-Nhờ có bờ giếng, chứ nếu không, cô đã chết rồi.

Cả ba đã cùng nhau lôi cô ra, và trước hết Hiển hỏi:
-Cô kiểm soát thử chân tay có cử động được không, có chỗ nào đau không?" Xong rồi, dang ra nghe tụi bay, dồn đống bị một quả, là rồi đời. Nhớ kêu y tá vào đây cho anh.
-Cô rờ đầu, rờ chân thử chỗ nào đau, coi tay chân lại một lần nữa đi.

Các anh nắm tay dắt cô đi thử, vừa đói khát cả tháng nay, và vừa sợ. Không còn làm chủ được chân tay, Bình mệt lả, tai điếc, đầu ù, nên cô ngã quỵ không đi nổi, khi cả ba vừa thả tay. Hiển chúi tới nắm áo giữ cô lại.
-Thôi, ngồi xuống đây kiểm soát lại tay chân, có nước lạnh đây, cô hãy uống một chút cho khỏe.

Đã ốm yếu, đói khát cả tháng, nên thân hình Bình ốm teo như chú mèo mướp. Nước da xanh mướt, vì sợ vì đói.
-"Bình khát.. nước," nàng nói thật nhỏ.

Cô không còn đủ sức dơ đôi tay. Bình gật đầu, hoặc lắc đầu chứ không thể nói nhiều được. Đôi mắt thất thần nhìn Hiển như ngầm nói lời cảm ơn.
Một người lính bị thương cánh tay trái vì mãnh đạn được dẫn tới, và anh y tá lẽo đẽo theo sau, cùng vào chỗ của Bình. Một phần vách nhà còn lại, làm chỗ dựa lưng cho Bình và người thương binh được băng bó xong. Không thể ở lại đó nữa, vì các anh đang bận rộn tiến quân, phải đánh phá vào, để bắt tay với anh em của trung đoàn ở tiểu khu Bình Long. Các anh phải đi tiếp. Bỏ Bình ở lại là không đành lòng, nên Hiển đề nghị bồng Bình sang bệnh viện. Anh đi sau cùng với người thương binh, trong khi anh em trong trung đội mở đường. Anh thương binh vẫn lăm lăm cầm chặt tay súng, tỉnh queo đi bên cạnh.

Ngôi nhà thương đã tiêu điều, không biết bệnh nhân đi đâu mất hết, chỉ còn một số xác chết mà thôi, họ di tản đi đâu rồi. Hiển đưa Bình một bao gạo sấy và bảo:
-Giờ các anh không thể giúp em được nữa, các anh phải làm bổn phận của các anh. Hãy ngồi yên trong hầm bỏ trống này ở bệnh viện, an toàn hơn là ở nhà em. Phòng tuyến phía ngoài bệnh viện được thực hiện.

Thế rồi cả tuần, khi có thể được là Hiển trở lại thăm Bình, mang cơm sấy, nước lạnh cho Bình và một vài người bị thương nằm đó. Bệnh viện không còn ai cả, nghe nói họ di tản ra ngoài chùa để băng bó cho dân. Quân y của lính Dù băng bó xong, họ lại ra đi.

Từ khi được Hiển bồng nàng trên tay từ nhà đến bệnh viện, Bình đã cảm thấy một sức hút trầm ấm đầy tình người, đầy nghị lực trong Hiển. Lần đầu tiên tỉnh trí, nhìn sâu vào mắt Hiển, Bình ước ao, và thèm được vòng tay anh. Anh là định mệnh của đời nàng.

Anh đi rồi, Bình trằn trọc không yên, lắng nghe tiếng súng xa gần. Nàng rộn ràng lo lắng cho anh, và mộng mị vu vợ Bình chỉ mong đêm qua nhanh, sáng đến mau để biết chuyện gì đã xảy ra, và anh có còn trở lại thăm Bình? Bình hồi phục rất nhanh, nhờ sự săn sóc, hỏi han, và cơm nước của các anh em Dù. Nằm một mình trong hầm, Bình cầu Trời khẩn Phật cho nàng đừng gặp ma, và cầu xin cho Hiển bình an.
*

Ngày đó mãi mãi đi vào ký ức, với giọng nói vui vẻ, nhỏ nhẹ của anh. Bình ngồi nghe anh hỏi tên, nói chuyện đời lính, chuyện quê hương, và chuyện trời mây. Trong anh toát ra một sức sống mãnh liệt, một niềm tự tin và lòng thương người bao la. Bình không nhớ và hiểu anh nói gì, vì tim nàng đang bồng bềnh giữa khoảng trời mây, như cơn sóng nhấp nhô giữa biển khơi. Nhưng cần gì hiểu, nàng chỉ muốn nghe giọng nói của anh, nhìn anh thật gần mà thôi. Bình chỉ muốn được nói với anh rằng, Bình yêu anh, và anh cũng sẽ yêu Bình. Hiển, anh là tất cả, hào hùng, can đảm và đầy lòng nhân ái. Người lính Dù ấy có đủ các đức tính cao quý để Bình yêu.

Bên anh, Bình thấy mình nhỏ bé, được che chở, và an toàn. Bên anh là cả một trời bình yên! Cả hai tuần anh đóng quân giữ chốt này, cho đại đội tiến vào giải vây đồng đội, nên cả hai thường được chuyện trò. Chưa ai mở lời yêu ai, nhưng giữa Bình và anh, ai cũng hiểu rằng sự liên hệ của nhau đã ngày càng thắm thiết hơn. Cả hai không ai nói lời nào, vậy mà nó thiết tha làm sao! Vắng anh, Bình lo lắng khôn cùng. Một lần, anh cầm bàn tay đau của Bình để hỏi han, rồi anh quên không buông, và Bình cũng ... quên không giật về, tình cảm đã chuyền từ bàn tay sang bàn tay, ấm áp làm sao. Thì ra, cả hai đều hiểu rằng họ là một, và hai trái tim đang cùng nhịp đập. Trong tay anh, Bình nghe ấm lòng, và hạnh phúc biết bao! Sự im lặng bao trùm, Bình bị thu hút bởi những điều anh chưa nói.

Đợt hai hay đợt ba, Bình không biết, không nhớ, cộng quân tấn công tiếp, lực lượng Dù đang đụng độ mạnh với giặc. Đơn vị anh bây giờ đang đánh lớn, và lần cầm tay nhau, là lần cuối trong đời Bình có anh. Ước gì lúc đó Bình cả gan, ôm anh, hay hôn anh để nói lời cảm ơn, hay nói hết lòng mình yêu anh. Anh ra đi bên tuyến hào, trong đợt pháo và giao tranh quyết liệt như những lần trước. Tại sao? Bình ngẩn ngơ dại khờ khi nhìn thấy xác anh. Mất anh là mất tất cả bầu trời, thế gian còn lại với Bình bây giờ là vô nghĩa.

- Hiển ơi, em đi tìm anh trong mưa pháo, và tại sao em lại đi tìm anh lúc này, vì Bình sợ.

Linh tính báo cho nàng một chuyện không lành đã xảy ra. Một cuộc tình không hẹn, đã chia xa, vĩnh viễn không còn thấy lại nhau. Bạn anh, đồng đội anh chôn anh vội vàng trong sân trường tiểu học. Bình ngồi bên cạnh, nhìn nấm mồ, nàng đã xuất khẩu thành thơ. Nàng hẹn hò với chính mình rằng sau này, Bình sẽ gặp anh hàng ngày trong sân trường tiểu học, chúng ta sẽ có hàng ngàn lời để nói cho nhau. Trên nấm mộ anh, nàng viết hai câu thơ bằng tất cả sự biết ơn, kính phục và lòng thương cảm dạt dào.
An Lộc địa sử ghi chiến tích
Biệt Kích Dù vị quốc vong thân!

Quê hương VN của tôi hiếm có niềm vui, và tràn đầy nước mắt. Từng lớp người bỏ ra đi vĩnh viễn vào lòng đất quê hương. Bình đã khóc hết nước mắt, tiếc thương cho mối tình đầu thật đẹp, với đầy ắp mộng mơ.

Cuộc tình chợt đến chợt mất của Bình và Hiển đã đi vào thiên thu, như hai câu thơ đã đi vào dòng lịch sử. Còn ai biết tên anh, chỉ có nàng. Tên anh đã chìm vào quên... nhưng hai câu thơ bất hủ đã mãi mãi là một lời biết ơn với các chiến sĩ Dù. Họ đã vĩnh viễn là niềm yêu thương và kính phục vô bờ của bạn, của tôi, và nhất là của người dân An Lộc và của riêng Bình.

oOo

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Nữ giới phát triển có đe dọa đàn ông?

2012-09-28
Bình đẳng giới từ lâu nay là vấn đề được nhiều người quan tâm, bất kể đó là phái nam hay nữ.

AFP photo
Hoàng hậu Jordan Rania (T) nói chuyện với các nhà quản lý nữ trên sân thượng của Trung tâm Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tổ chức tại Amman hôm 23/10/2011

Liên Hiệp Quốc và lãnh đạo các quốc gia luôn kêu gọi trao cho phụ nữ nhiều cơ hội phát triển hơn, và trên thực tế tại nhiều nơi, người phụ nữ đã chứng minh được bản thân mình khi họ có được những cơ hội ngang bằng với nam giới. Tuy nhiên cũng đã xuất hiện các lo ngại rằng sự phát triển của nữ giới dường như đang đe dọa sự phát triển của người đàn ông, thậm chí còn có bài báo đặt tựa ‘sự kết thúc của đàn ông’ khi nói về vấn đề này. Vậy trên thực tế người phụ nữ có lấn át đàn ông hay không?

Xu hướng mới

Phụ nữ, gia đình, con cái là những từ thường được đi liền với nhau trong tiềm thức của nhiều người từ nhiều đời nay. Tuy nhiên, với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội trong nhiều thập kỷ qua, tiềm thức này ngày nay dường như đang được thay đổi.
Chị Phương, một phụ nữ 37 tuổi, độc thân, tại Sài gòn nhận xét về những thay đổi này của phụ nữ trong thời hiện đại như sau:
Ngày xưa phụ nữ lớn lên mặc định là phải lấy chồng và có con, còn hiện nay thì quan điểm đó cũng bớt nhiều. Ngày nay người ta còn nhìn thấy sự nghiệp, cuộc sống, còn thế hệ trẻ hơn mình còn tự do thải mái hơn, đi du lịch nhiều hơn.
Người phụ nữ ngày nay trong suy nghĩ của chị Phương hay nhiều phụ nữ hiện đại khác là những người độc lập và mạnh mẽ. Họ có cơ hội học tập, trưởng thành và có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.
Tại các xã hội phát triển như châu Âu và Mỹ, điều này càng thể hiện rõ rệt. Các thống kê ở Mỹ vào năm 2011 cho thấy có tới 57% sinh viên tốt nghiệp đại học là nữ giới. Phụ nữ cũng chiếm đa số trong nhiều ngành. Họ chiếm  1/3 số y bác sĩ, 54% đội ngũ kế toán, 45% trong ngành luật và khoảng 50% ngành ngân hàng và bảo hiểm.
Một nghiên cứu vào năm 2010 của Hội đồng cao học Mỹ cho thấy tỷ lệ nữ giới lấy bằng tiến sĩ tại Mỹ trong niên khóa 2008 đến 2009 cũng cao hơn nam giới. Theo nghiên cứu này thì số nữ nhận bằng tiến sĩ chiếm 50,4% trong tổng số người nhận bằng tiến sĩ, và xu hướng này theo dự đoán còn tiếp tục. Ông Nathan Bell, Giám đốc ban Nghiên cứu và Phân tích chính sách của Hội đồng Cao học Mỹ cho biết:
Chắc chắn đây là một xu hướng mà chúng tôi đã nhìn thấy từ trước. Trong một vài năm trước đã có nhiều phụ nữ có được các bằng tiến sĩ và đến năm 2009 lần đầu tiên chúng tôi thấy phần nhiều các bằng tiến sĩ tại các ngành là do phụ nữ nắm giữ. Cho nên có thể nói là dựa vào các số liệu của chúng tôi và ở các nguồn khác, chúng có thể thấy được xu hướng này và kết quả là như vậy vào năm 2009, và sẽ tiếp tục vào năm 2010.
Phụ nữ cũng tham gia nhiều hơn vào các ngành công nghệ cao mà vốn trước kia thường được nghĩ là chỉ dành cho nam giới. Số liệu thống kê của hội đồng Cao học Mỹ cho thấy trong năm 2009, số phụ nữ nhận bằng tiến sĩ trong lĩnh vực công nghệ chiếm 22%, tăng gấp đôi so với cách đây 20 năm.
Tại các nước khác, tỷ lệ nữ giới tốt nghiệp đại học cũng cao hơn so với nam giới hoặc xấp xỉ nam giới. Cô Jin Wang, tác giả của bản báo cáo về nữ giới xuất bản trong năm nay của công ty tư vấn McKenzy, Mỹ cho biết:
Chúng tôi nghiên cứu phân tích các dữ liệu về phần trăm phụ nữ tốt nghiệp đại học tại 10 nước và kết quả cho thấy là 60% sinh viên tốt nghiệp là nữ, ví dụ như Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Hàn, Indonesia cũng có hơn 50% sinh viên tốt nghiệp đại học là nữ.
Điều kiện học tập và cơ hội nghề nghiệp được cải thiện đã giúp phụ nữ thậm chí có thể kiếm được nhiều tiền hơn so với đàn ông. Điều này cũng thể hiện trong số liệu thống kê về thu nhập tại các gia đình Mỹ những năm trở lại đây. Cô Heather Boushey, chuyên gia kinh tế cao cấp thuộc trung tâm phát triển Mỹ cho biết:
Chúng tôi nghiên cứu phân tích các dữ liệu về phần trăm phụ nữ tốt nghiệp đại học tại 10 nước và kết quả cho thấy là 60% sinh viên tốt nghiệp là nữ.
Cô Jin Wang, cty tư vấn McKenzy
Thu nhập của phụ nữ Mỹ trong gia đình ngày nay đã trở nên hết sức quan trọng. Thực tế có đến 2/3 số bà mẹ là người kiếm tiền chính trong hai trường hợp là mẹ đơn thân hoặc kiếm nhiều tiền hơn chồng.
Thế giới từ lâu cũng không còn ngạc nhiên khi thấy phụ nữ làm lãnh đạo các quốc gia hay các tổ chức. Theo báo cáo của công ty McKenzy, tại các nước phát triển ở châu Âu và Mỹ, tỷ lệ nữ nắm giữ các vị trí lãnh đạo ở các công ty lớn chiếm khoảng từ 10 đến 20%. Mặc dù đây là con số được nhiều chuyên gia đánh giá là vẫn chưa phản ánh đúng thực lực của người phụ nữ nhưng nó cũng cho thấy sự tham gia tích cực của người phụ nữ vào các họat động kinh tế trên thế giới.

Sẵn sàng sống độc thân

044_B56645404-250.jpg
Ảnh minh họa một phụ nữ đang trình bày một dự án trong công ty. AFP photo
Sự phát triển của nữ giới cũng đã làm nảy sinh những lo ngại nhất định. Nhà xã hội học, tác giả Kay Hymowitz vào năm 2011 đã viết một cuốn sách có tựa ‘trưởng thành: sự phát triển của người phụ nữ ngày nay đã biến đàn ông trở thành những cậu bé như thế nào’. Theo tác giả thì sự phát triển của phụ nữ Mỹ ngày nay đang khiến cho những người đàn ông chậm trưởng thành hơn so với trước kia, và bà gọi họ là những người đàn ông không muốn lớn. Tác giả Hymowitz mô tả một thế hệ đàn ông trẻ con mới ở Mỹ là những người ở độ tuổi ngòai 30, mặc dù có thể có công ăn việc làm tử tế nhưng trong cách ứng xử hàng ngày vẫn trẻ con. Họ cũng không vội vã lấy vợ có con như các thế hệ trước kia để gánh vác thêm các trách nhiệm gia đình. Điều này khác hẳn với người phụ nữ.
Khi người phụ nữ bước vào độ tuổi 30, họ nhìn quanh và nhận ra rằng những người đàn ông có thể kết hôn lúc đó là những người nói rằng ‘tôi chưa sẵn sàng, tôi có thể đợi đến 35 hay 40 tuổi. Đây là sự chênh lệch giữa nam và nữ ở giai đoạn đầu 30.
Khi người phụ nữ thành công trong sự nghiệp, họ thường cũng muốn kết hôn với những người hoặc ngang, hoặc hơn mình, tất nhiên bao gồm cả yếu tố trưởng thành về tâm lý, nhưng chưa chắc họ đã tìm được những người đàn ông như vậy. Vì vậy, cuối cùng có những phụ nữ đành phải chọn con đường một mình. Bà Kay Hymowitz nói tiếp:
Nếu bạn nhìn vào nhiều nghiên cứu về những người phụ nữ trẻ độc thân, có học vấn, họ sẵn sàng có con một mình, dù đó là con nuôi hoặc nhờ y học. Phần đông trong số họ muốn kết hôn trước khi có con, nhưng họ không thể tìm thấy người đàn ông mà họ hài lòng. Và với hiện trạng số phụ nữ học đại học nhiều hơn nam giới, học hành thành đạt hơn nhiều, thậm chí ngay cả ở chỗ làm, thì có một số trong số họ sẽ không thể tìm được người đàn ông có cùng trình độ học vấn và tham vọng như mình.
Nhận xét này của tác giả Kay Hymowitz cũng là những chia sẻ của chị Phương.
Thực ra hạnh phúc là một thứ vô chừng, không ai xác định được. Nếu mình cảm thấy mình không tìm được người ưng ý thì mình sống độc lập cũng được, chả sao cả, bởi vì quan trọng nhất là kinh tế mình đã tự lo được rồi, mọi thứ sẽ tự theo đó, bạn bè thì vẫn vậy.
Theo tác giả Kay Hymowitz, những thay đổi này trong xã hội có thể khiến người đàn ông càng trở nên trẻ con tính vì họ không còn cảm thấy vai trò quan trọng của họ đối với gia đình:
Càng ngày càng có nhiều phụ nữ làm vậy thì càng củng cố suy nghĩ trong đầu đàn ông là họ không phải quan trọng đối với gia đình, và vì vậy họ chẳng cần phải trưởng thành, hoặc họ có thể tiếp tục tức giận nếu họ vẫn nhìn thấy những người phụ nữ tiếp tục làm như vậy.
Đã có những người đàn ông Mỹ thực sự cảm thấy tức giận vì họ thấy dường như phụ nữ ngày càng trở nên lấn át đàn ông. Bà Kay Hymowitz cho biết:
Khi người phụ nữ bước vào độ tuổi 30, họ nhìn quanh và nhận ra rằng những người đàn ông có thể kết hôn lúc đó là những người nói rằng ‘tôi chưa sẵn sàng, tôi có thể đợi đến 35 hay 40 tuổi.

Tác giả Hymowitz
Họ cảm thấy bực mình vì phụ nữ đang điều khiển mọi thứ. Họ cảm thấy như là phụ nữ quyết định mọi điều. Người phụ nữ có thể nói họ muốn cái này, họ muốn cái kia, tôi muốn có sự bình đẳng, và có rất nhiều điều mà phụ nữ muốn. Cho nên vì vậy có nhiều điều bực tức về phụ nữ. Họ cũng cảm thấy là văn hóa dường như đang chống lại đàn ông và họ có chứng minh cho điều này.
Nếu nhìn vào các chương trình hài kịch, giải trí, quảng cáo có thể thấy có nhiều hình ảnh người đàn ông bị chế nhạo và nó được chấp nhận rộng khắp mà không ai nhận ra. Ví dụ chúng ta thấy hình ảnh của người bố ngốc nghếch trong phim họat hình Simson nổi tiếng trên truyền hình. Có một phần đàn ông trong xã hội không hài lòng với hiện trạng này.
Tất nhiên cũng có những người đàn ông không đồng ý với ý kiến cho rằng sự phát triển của nữ giới đang đe dọa đàn ông. Anh Sơn, 37 tuổi, ở Hà Nội giải thích:
Quyền lực của người ta đang bị xói mòn. Khi người ta cảm thấy họ bị mất đi một cái gì đấy thì cảm nhận của người người mất bao giờ cũng lớn hơn nhiều so với người được, nên em không tin có sự bình đẳng hơn hay lấn áp hơn. Quy phạm xã  hội điều chỉnh hành vi của người đàn ông trong việc phản ứng lại của người phụ nữ, nếu nó làm giảm đi quyền ra quyết định phản đối đó thì đương nhiên người đàn ông cảm thấy họ bị mất mát và cảm thấy họ bị lấn lướt.
Đã hơn một thế kỷ đã trôi qua, kể từ khi phong trào đòi bình quyền cho phụ nữ nổ ra, con người đã đi được những bước khá dài trong việc khép lại những cách biệt về giới trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục. Tuy nhiên các báo cáo gần đây của Liên Hiệp Quốc và Diễn đàn kinh tế thế giới cho thấy vẫn còn tồn tại những bất bình đẳng giới nghiêm trọng trong kinh tế, và chính trị, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Vì vậy, với hơn 7 tỷ người trên thế giới, trong đó phụ nữ chiếm khoảng xấp xỉ 1 nửa, thật khó có thể nói phụ nữ đang lấn át đàn ông.

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

37 & 44 năm hội ngộ



Hội trùng dương
(Riêng tặng KKL)

Ba bảy năm mới gặp nhau
Con đường lưu lạc mái đầu điểm sương
Mây trời hội ngộ trùng dương
Nhìn nhau ôn lại nẻo đường xa xưa
Bay trong lửa đạn như mưa
Mình còn sống sót như vừa mộng du
Rượu ngon chén tạc chén thù
Bao nhiêu mới đủ cho vừa tình thân

Tiếc Thu - Hoàng Dương - Lê Thành

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Chiếc Lá Thu Phai-Trịnh Công Sơn- Lê Thành

Một thần tượng trong dấu hỏi

Một thần tượng trong dấu hỏi

Mặt trái của Apple
Đồng tiền nào cũng có hai mặt. Tôi vẫn cảm thấy không thoải mái khi hay tin Apple có những xưởng sàn xuất bên Hoa Lục và nhân công bị bóc lột rất tàn nhẫn cả về giờ làm việc lẫn lương bổng. Không benefits với đồng lương thấp và không có ngay cả ngày nghỉ cuối tuần. Đã có những công nhân tự vẫn. Apple có những sản phẩm tiên tiến lý tưởng nhưng không mang lại việc làm cho công nhân Hoa kỳ, chỉ mang lại lợi nhuận cho riêng Apple mà thôi. Bài viết cho thấy mặt trái của đồng tiền Apple. (Long B.)
Kỷ niệm với Steve Jobs của một kỹ sư Việt nam

Steve Job chết, ai ai cũng ra vẻ thương mến. Có kẻ trong CĐVN đã nâng ông ta lên tới bậc thiên tài dù rằng Steve Jobs chưa bao giờ có thể gọi là nhà sáng tạo. Ông ta chỉ có tài buôn bán, và biết cách bắt chẹt thị trường (như ông ta bắt chẹt các hãng sản xuất music, in sách), và lèo lái để làm sao Apple có được những món hàng độc đáo.

Thuở sinh tiền, ông ta nổi tiếng là hung dữ, abused nhân viên, chèn ép bạn bè và tàn nhẫn với ngay cả cô con gái đầu của ông. Ông từng bị nhân viên rượt đánh ngoài bãi đậu xe khi Apple chưa có tên tuổi gì cho lắm. Ông theo đủ thứ đạo, sau cùng thì theo đạo Phật, ăn chay trường cho tới ngày mất, thế nhưng, cuộc sống hàng ngày của ông là cuộc sống của một nhà hung thần, độc tài. Ngay thời Apple nổi tiếng, có lợi nhuận kỷ lục, nhân viên ông thường tránh né đi thang máy chung với ông.

Hãng ông lời to, nhưng hoàn toàn chỉ tạo job tại China - chệt chù, và ông từng phớt lờ tình trạng làm việc theo kiểu nô lệ tại China mà hãng Apple ký giao kèo với. Với ông, thành công và dominate thị trường là cứu cánh, rồi từ đó, cứu cánh biện minh cho mọi phương tiện.

Tới khi ông chết, sự liên hệ giữa ông và cô con gái Lisa lớn của ông vẫn còn ở thế hấp hối, sống được là nhờ 2 bên biết nhịn. Giữa ông cùng nhân viên thân tín của ông vẫn chỉ là chủ với tớ. Có kẻ tuyên bố, tôi không thể nói là tôi buồn khi tôi không còn bị đối đầu với một hung thần như vậy, nhưng chẳng lẽ ông ta chết mà tôi lại lên tiếng tôi vui thì cũng .. kỳ.

Thời tôi còn trẻ, còn ở Bắc Cali, đã làm cho ông khi hãng lúc ấy mới có 20 người, cho nên tôi có thể biết ông hơn là những người chỉ biết qua tin tức. Làm được chừng 1 năm tôi phải bỏ chạy vì ông bóc lột và abusing nhân viên quá độ. Hở chút là ông chửi, mà ông chửi rất nặng, cũng như chửi trước mặt mọi người. Tôi còn nhớ, có lần ông hỏi tôi :

"Sao ai cũng phiền hà còn mầy thì lại im lặng". Tôi bèn trả lời rằng:"Anh văn tôi còn dở, tôi có hiểu ông nói gì đâu mà phiền hà". Ông cắc cớ hỏi tiếp: "Như vậy sao mày lại hiểu câu tao hỏi và trả lời ngon ơ như vậy ?" thì tôi bốp lại: "Tôi dở chữ chửi thề chứ tôi không dở những từ khác."
Ông tím mặt bỏ đi!

Cuối năm ngoái Steve Jobs lăn ra chết, nhờ thế công chúng nhiều nước trên thế giới, nhứt là Việt Nam mới biết được ông ta là người sáng lập ra công ty Apple mà ngoài những chiếc máy vi tính tinh xảo và đẹp đẽ là những sản phẩm Iphone, Ipod, Ipad, rồi Itab với kỷ thuật siêu hạng đột phá tưởng như chỉ có trong chuyện khoa học giả tưởng. Ngành truyền thông nhiều nước đưa ông ta lên hạng siêu nhân, và chuyện nhiều người trong giới trẻ không những ở Mỹ mà còn ở VN cố nhớ những điều đọc được về ông ta để "khaó" vánh vách trở nên thời thượng.

Steve Jobs có thể là một thiên tài nhưng không thể là một siêu nhân, nói chi đến vĩ nhân. Ông ăn chay trường, hầu như chẳng tắm rưả gì cả vì cho rằng cách sống cuả ông ta không cho phép cơ thể ông ta tiết ra muì hôi; thường đi chân không kể cả khi vaò phòng họp. Cách không mặc áo sơ mi và đeo cà vạt bên trong áo vest, mà thay vào đó là chiếc áo pull đen cổ lọ trở thành mode thời trang mà vì ông ta không đòi bản quyền nên ngay cả những người bắt chước ông cũng không biết. Một thiên taì thưòng là một kẻ lập dị. Nhưng caí văn hoá ông ta áp đặt cho công ty Apple là một thứ văn hoá sắt máu cuả một "hội kín" mà giaó điều là "bí mật tuyệt đối" và sự "hoang tưởng". Nhân viên Apple từ cấp cao xuống thấp luôn luôn bị nhồi sọ về chuyện giử bí mật, bị đe doạ trừng phạt bằng các biện pháp pháp lý.

Nếu Apple không chỉ là một công ty sản xuất mà là một quốc gia, thì Steve hẳn đã là một nhà độc taì nếu không như một Hitler hay một Stalin thì cũng là một Pinochet cuả Chile.

Trong khuôn khổ quan niệm đạo đức cuả Tây Phương, Steve Jobs còn có thể bị liệt vào tội sát nhân hay đồng loã sát nhân.

Chọn lựa giữa lợi nhuận và công nhân

Maclean là một tạp chí nổi tiếng của Canada vưà rồi đã có bài viết hé mở một chút sự thật về cái "hôi kín" Apple. Những nhà theo dõi hoạt động các doanh nghiệp thường tìm hiểu về đối tác sản xuất, làm ăn, cuả các công ty là ai, thường là họ thất bại khi đụng đến Apple vì caí văn hoá "bí mật tuyệt đối" cuả nó. Nhưng hôm 13 tháng 1 năm 2012 vưà qua Apple đã công bố danh sách các công ty cung cấp (có thể hiểu là các nhà thầu) cuả Apple. Sự kiện này được ví như chuyện bức tường Bá Linh bị triệt hạ.

Trong caí danh sách được sắp theo thứ tự từ A đến Z những nhà cung cấp chi tiết diện tử hay lắp ráp sản phẩm cho Apple nổi cộm lên tên Foxconn, một công ty cuả Đài Loan có trị giá trên 119 tỉ USD nổi tiếng là mạnh nhất thế giới trong lãnh vực lắp ráp thiết bị điện tử. Cơ xưởng sản xuất cuả Foxconn ở "đặc khu kinh tế" ShenZhen trên lãnh điạ nước Trung Hoa cộng sản, nơi luật lệ sản xuất kinh doanh được "thoáng" đến mức tối đa đã tập trung trên nưã triệu lao động rẻ từ nông thôn về đó, nơi mà hầu hết Ipods, Ipads (cuả Steve Jobs) được lắp ráp.

Từ năm 2006, sau những đợt công nhân Foxconn nhảy lầu tự tử người ta đã có những báo cáo về tình trạng tồi tệ trong môi trường sản suất cuả Fexconn. Công nhân được tập trung ăn ở tai xưởng, sống trong nhửng gian phòng chật chội, làm việc suốt 8 giờ đồng hồ, không có chuyện nghỉ giải lao, thâm chí không được đi đái. Nhiều phần việc phaỉ đứng không được ngồi. Họ bị giám sát chặt chẻ bởi ngũ nhân viên an ninh tàn bạo. Những kẻ ta thán, hay xầm xì về chế độ làm việc và ăn ở sẽ bị gán tội "quấy rối" và bị vào sổ đen (để đe dọa, đánh đập). Những hạn chế pháp lý về tuổi tác lao động, giờ giấc lao động, điều kiện lao đông được chính quyền làm ngơ. Kết quả là đã có nhiều công nhân ngã xuống chết ngay chổ. Chất Hexan dùng trong việc lau chùi các màn hình trước khi đóng gói sản phẩm được công nhận là chất độc tác hai lên hệ thống thần kinh nếu tiếp xúc thường xuyên. Trong dây chuyền sản xuất cho Apple, 137 công nhân đã bị nhiễm độc năm 2006. Những vụ nổ do buị nhôm năm ngoái đã làm 4 người chết và 77 người bị thương.

Nhưng điều khốn nạn cho Foxconn nhất là làn sóng công nhân tự tử. Trong năm 2010 có 18 vụ trong đó 14 người tìm được cái chết. Điều đáng nói là 17 người đã nhảy từ trên những nóc xưởng Foxconn xuống đất như thể họ muốn báo động cho thế giới biết đến sự tuyệt vọng của họ. Foxconn đã phải dựng chung quanh nóc nhà cuả các xưởng máy một hàng rào lưới chống tự tử.

Ngày 6 tháng 1, 2012 vưà qua Mike Daisey, một nghệ sĩ sân khấu Mỹ trong chương trình "This American Life" một phóng sự cuả đài NPR, người từng tuyên bố mình "siêu hâm mộ" Apple, đã tường thuật chuyến đi "tham quan" Foxconn nơi mà hầu hết các sản phẩm Apple được lắp ráp như sau: "Trong hai giờ đồng hồ đầu tiên của ngày đầu tiên đứng trước cổng của Foxconn tôi gặp 12 công nhân tuổi chỉ 13, 14. Bạn có nghĩ là Apple không biết chuyện này không? Cái công ty bị ám ảnh đến từng chi tiết cực kỳ nhỏ nhặt như bụi nhôm phải được xay cho nhuyễn đến cự ly nào, cái màn thủa tinh phải gắn sát vào khung như thế nào mà bạn có thể tin là họ không biết (có đám công nhân 13-14 tuổi đang làm việc trong xưởng cuả họ) hay sao? Cả công ty Apple và Foxconn sau đó không đưa ra bình luận gì về chuyện này.

Ngaỳ 16 thang 1, John Stewart trong chương trình Daily Show có đoạn mệnh danh là "Xưỏng Máy Kinh Hoàng" đã chiếu những đoạn phim về khu ăn ở cuả công nhân và những vụ tự tử, ông ta lưu ý khán giả rằng nếu công nhân thành lập công đoàn sẽ là cách họ tự dẫn mình đi thẳng vaò tù cuả chính phủ Trung Quốc. Nhưng rồi ông mỉa mai thêm rằng: "Nhưng tôi tự hỏi hai nơi đó có gì khác nhau đâu?" Rồi ông rống lên: "Đây là chuyện kinh tởm mà tôi là kẻ đồng lõa vì tôi có một Xbos, một Iphone...tôi phaỉ quăng chúng đi"

Tuy nhiên, Steve Jobs đã chọn thái độ không tìm hiểu, không phản ứng laị với những dư luận, tai tiếng về những nhà thầu cho mình. Chiến lược đó đã rất hiệu quả, sau khi ông ta chết, năm 2011 tổng giá trị cuả công ty lên đến 400tỉ USD và lợi nhuận quí 4 năm 2011 đạt đến 13 tỉ USD.

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

MasterChef US Season 3 Episode 20 finale

MasterChef US Season 3 Episode 20 finale

http://www.youtube.com/watch?v=ostX6NsP8jk


GIỚI THIỆU

MasterChef Us là series chương trình về cuộc thi nấu ăn tổ chức bởi Gordon Ramsay cho mọi người từ tất cả các tầng lớp xã hội muốn theo đuổi giấc mơ được làm việc như một đầu bếp chuyên nghiệp.
Các thí sinh sẽ phải vượt qua rất nhiều thử thách khi họ cạnh tranh lẫn nhau để sáng tạo ra những món ăn. Họ sẽ chỉ có duy nhất một lần cơ hội trong đời để thể hiện niềm đam mê và hứng thú cho việc nấu ăn khi kỹ năng và khẩu vị của họ được thử nghiệm với hy vọng trở thành người chiến thắng.



Ep 1 - 1st Audition#

Xem trực tuyến và tải về tại: http://huuminh.info/-Vietsub-MasterChef-US-Vua-dau-bep-Mi-Season-3-EP1_3833/
Ep 2 - 2nd Audition#

Xem trực tuyến và tải về tại: http://huuminh.info/-Vietsub-MasterChef-US-Vua-dau-bep-Mi-Season-3-EP2_4074/
Ep 3 - 3rd Audition#

Xem trực tuyến và tải về tại:  http://huuminh.info/-Vietsub-MasterChef-US-Vua-dau-bep-Mi-Season-3-EP3_8080/
Ep 4 - Top 18 Compete

Xem trực tuyến và tải về tại:  http://huuminh.info/-Vietsub-MasterChef-US-Vua-dau-bep-Mi-Season-3-EP4_1031/
Ep 5 - Top 16 Compete

Xem trực tuyến và tải về tại:  http://huuminh.info/-Vietsub-MasterChef-US-Vua-dau-bep-Mi-Season-3-EP5_1688/
Ep 6 - Top 15 Compete

Xem trực tuyến và tải về tại:  http://huuminh.info/-Vietsub-MasterChef-US-Vua-dau-bep-Mi-Season-3-EP6/
Ep 7 - Top 14 Compete

Xem trực tuyến và tải về tại:  http://huuminh.info/-Vietsub-MasterChef-US-Vua-dau-bep-Mi-Season-3-EP7_6645/
Ep 8 - Top 13 Compete

Xem trực tuyến và tải về tại:  http://huuminh.info/-Vietsub-MasterChef-US-Vua-dau-bep-Mi-Season-3-EP8/
Ep 9 - Top 12 Compete

Xem trực tuyến và tải về tại:  http://huuminh.info/-Vietsub-MasterChef-US-Vua-dau-bep-Mi-Season-3-EP9/
Ep 10 - Top 11 Compete

Xem trực tuyến và tải về tại:  http://huuminh.info/-Vietsub-MasterChef-US-Vua-dau-bep-Mi-Season-3-EP10_9669/
Ep 11 - Top 9 Compete

Xem trực tuyến và tải về tại:  http://huuminh.info/-Vietsub-MasterChef-US-Vua-dau-bep-Mi-Season-3-EP11-_2614/
Ep 12

Xem trực tuyến và tải về tại: http://huuminh.info/-Vietsub-MasterChef-US-Vua-dau-bep-Mi-Season-3-EP12_5639/
Ep 13

Xem trực tuyến và tải về tại: http://huuminh.info/-Vietsub-MasterChef-US-Vua-dau-bep-Mi-Season-3-EP13_4764/
Ep 14

Xem trực tuyến và tải về tại: http://huuminh.info/-Vietsub-MasterChef-US-Vua-dau-bep-Mi-Season-3-EP14_8073/
Ep 15

Xem trực tuyến và tải về tại: http://huuminh.info/-Vietsub-MasterChef-US-Vua-dau-bep-Mi-Season-3-EP15-_5583/
Ep 16

Xem trực tuyến và tải về tại: http://huuminh.info/-Vietsub-MasterChef-US-Vua-dau-bep-Mi-Season-3-EP16_8225/
Ep 17

Xem và tải về tại: http://huuminh.info/-Vietsub-MasterChef-US-Vua-dau-bep-Mi-Season-3-EP17_3341/
Ep 18

Xem và tải về tại: http://huuminh.info/-Vietsub-MasterChef-US-Vua-dau-bep-Mi-Season-3-EP18_9903/
Ep 19

Xem và tải về tại: http://huuminh.info/Vietsub-MasterChef-US-Vua-dau-bep-Mi-Season-3-EP19/






Christine Hà đoạt giải Vua đầu bếp Mỹ

11/09/2012 12:24

Thí sinh gốc Việt Christine Hà (TP.Houston, bang Texas) đã vượt qua đối thủ Josh Marks để giành giải nhất cuộc thi đầu bếp MasterChef tại Mỹ.

Giải thưởng này trị giá 250.000 USD và một hợp đồng viết sách dạy nấu bếp.
Thực đơn thắng giải của Christine Hà gồm: khai vị salad thịt cua kiểu Thái; thịt thăn heo cùng cải xoăn giòn và nấm maitake, và tráng miệng là kem dừa với gừng.

'MasterChef' Season 3 Winner Crowned




Written By Robert Seidman
September 10th, 2012
via press release:
CHRISTINE HA CROWNED “MASTERCHEF” WINNER
Season Four Open Casting Calls Begin in San Diego on October 6
Tonight, Season Three of MASTERCHEF came to an Unforgettable conclusion as judges Gordon Ramsay, Joe Bastianich and Graham Elliot named Christine Ha the winner of FOX’s hit home cooking competition series. Ha, 32, is a graduate student from Houston, TX, and the series’ first-ever blind contestant. In addition to earning the MASTERCHEF title, Ha walked away with a cookbook deal and the $250,000 grand prize.
“Winning MASTERCHEF is the biggest accomplishment of my life,” said Christine Ha.  “It has taught me to believe in myself and trust my intuition.  I am incredibly humbled to have shared this experience with all the other talented home cooks who tried out, especially those in the Top 18 who cooked alongside me for so many challenges.”
“Christine has the most extraordinary palate, and she really elevated the competition by conceptualizing and executing the most stunning dishes,” said judge and executive producer Gordon Ramsay.  “Next season's competition has quite an act to follow!"
Ha became an instant fan favorite after her first audition, when she wowed the judges with her signature dish – catfish braised in a clay pot – and touched viewers both with her inspirational story and immense passion for cooking. Ha began to lose her vision in 1999 as a result of neuromyelitis optica (NMO), a rare autoimmune disorder. But she cooked her way through the auditions round and earned a coveted spot in the Top 18. Each week, she competed in a series of grueling challenges and intense elimination rounds, winning four Team Challenges and one Mystery Box Challenge, and ultimately advancing to the Final Two last week.
In tonight’s sensational season finale episode, Ha competed head-to-head against Josh Marks, a U.S. Army Contract Specialist from Jackson, MS, who was eliminated earlier in the season and made a striking comeback. For the final challenge, Ha created a cohesive, Asian-Influenced three-course meal: an appetizer of Thai Papaya Salad with Crab and Mixed Vegetables; a main course of Braised Pork Belly with Rice, Crispy Kale and Maitake Mushrooms; and a refreshing Coconut Lime Sorbet Ginger Tuile for dessert. In the end, it was Ha’s refreshing flavors and elevated comfort food that won over the judges and earned her the MASTERCHEF title.
“Entering the competition as a talented, yet somewhat uncertain home cook, it was Christine’s fierce determination, exceptional palate and passion for food that led her to inspire the fans across the country and become America’s next MASTERCHEF,” noted judge Joe Bastianich.
“From her very first audition, Christine moved us with her ability to tell a story and connect with her roots through her distinct flavors,” added judge Graham Elliot. “Christine grew leaps and bounds this season, and I couldn’t be more proud that she is America’s MASTERCHEF.”
Nearly 30,000 hopefuls auditioned for Season Three, and MASTERCHEF will once again travel across the country and give talented home cooks the chance to prove they have what it takes to make their mark on the culinary world. Open casting calls for Season Four of MASTERCHEF will be held on The Following dates:
Cities Dates
San Diego, CA Saturday, Oct. 6
Minneapolis, MN Saturday, Oct. 13
Nashville, TN Saturday, Oct. 13
Chicago, IL Saturday, Oct. 20
Miami, FL Saturday, Oct. 20
Dallas, TX Saturday, Oct. 27
Cleveland, OH Saturday, Oct. 27
Los Angeles, CA Saturday, Nov. 3
Boston, MA Saturday, Nov. 3
New York, NY Saturday, Nov. 10
Portland, OR Saturday, Nov. 10
Additional details, including venues and times, will be announced soon. Visit www.masterchefcasting.com for the most up-to-date audition information.
MASTERCHEF is produced by Shine America and One Potato Two Potato and is based on the format created by Franc Roddam and Shine. Shine International handles distribution for the MASTERCHEF format. Elisabeth Murdoch, Eden Gaha, Robin Ashbrook, Gordon Ramsay, Adeline Ramage Rooney, Patricia Llewellyn and Ben Adler serve as executive producers.
“Like” MASTERCHEF on Facebook at www.facebook.com/MasterChef. Follow the series on Twitter @MASTERCHEFonFOX and join the discussion at #masterchef.


Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Lối xưa xe ngựa “Sài Gòn cũ”

2/9 - Lối xưa xe ngựa “Sài Gòn cũ”

Hoàng Thanh Trúc - “Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải...” - Dương Thu Hương.“Một câu hỏi da diết xuất hiện trong những khoảnh khắc ấy: những gương mặt mà ta đã gặp, những ngôi nhà, góc phố, hàng cây, mỗi ngôi làng hay thậm chí một tiếng chuông chùa trong đêm sẽ như thế nào, sẽ ra sao, nếu như không có Ngày Độc lập 2/9 ấy?...” - Trương Tấn Sang

*
“Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh ấy người đây luống đoạn trường” (Bà Huyện Thanh Quan)
Bài thơ tác giả “hoài cảm” sau năm 1802 khi Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn lên ngôi, niên hiệu Gia Long và định đô ở Huế. Từ đó, Thăng Long (Hà Nội) chỉ còn là “cố đô” - Lời thơ mang âm hưởng hoài niệm tiếc nuối một thời vàng son dĩ vãng.
Bối cảnh cũng gần giống như vậy – Sài Gòn xưa “hòn ngọc Viễn Đông” một hình ảnh thiêng liêng, thân thương không thể nào phai nhòa trong trái tim của gần ba mươi triệu người miền Nam, Việt Nam, có một thời, dù khói lửa chiến chinh từ phía Bắc, bên kia vĩ tuyến 17 tràn sang nhưng cũng cố gắng vươn lên trong những khoảnh khắc “tạm yên bình” ngắn ngủi giữa thập niên 60-70 – Ngắn ngủi thôi, nhưng những gì có được cũng đã làm cho những trái tim còn thuần khiết “tính người” như nhà văn nữ miền Bắc Dương Thu Hương phải mềm lòng thổn thức rơi lệ bởi cảm xúc trong ngậm ngùi, “tiếc nuối”, giữa lòng TP/phố Sài Gòn 30/4/1975. Nhà văn này tâm sự….
Dương Thu Hương: (thở dài) Điên rồ thì tôi có nhiều thứ điên rồ. Khóc thì tôi có hai lần khóc.

Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cả mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp lắm vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy dẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ. Ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải. (Nguồn: Nhật Báo Người Việt).
Và mới đây trong một bài viết nói về ngày 2/9 có cái tựa “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân” ông “Tổng thống” (CT nước) Trương tấn Sang như “tâm sự” rằng (nguyên văn): “Một câu hỏi da diết xuất hiện trong những khoảnh khắc ấy: những gương mặt mà ta đã gặp, những ngôi nhà, góc phố, hàng cây, mỗi ngôi làng hay thậm chí một tiếng chuông chùa trong đêm sẽ như thế nào, sẽ ra sao, nếu như không có Ngày Độc lập 2/9 ấy?...” thì những dòng của viết bài này ngoài mục đích hoài cảm “một thoáng hương xưa” với đồng bào, nhất là các bạn đọc trẻ trong và ngoài nước sinh sau 1975 thì cũng nhân tiện gửi đến ngài “Tổng thống nước” một số hình ảnh cũ của Sài Gòn ngày xưa, nơi mà chắc ngài không lạ (vì ngài từng là “chủ nhân ông”, hít thở không khí Sài Gòn một thuở) với cùng một câu hỏi: “… cảnh cũ này sẽ thay đổi ra sao, nếu như không có Ngày 2/9 định mệnh ấy?...” thưa ông!?...
Thập niên 1960-70 đường ray xe lửa vẫn còn trên đường Hàm Nghi - Sài Gòn
Nhưng vóc dáng một góc Sài Gòn, “thủ phủ Đông Dương” như thế này (1960-65) Bangkok, Singapore, Đài Loan và Seoul sau Đệ II thế chiến chưa thể có kịp, và những hình ảnh cũ dưới đây của Sài Gòn một thuở, người dân đang năng động hối hả xây dựng một cuộc sống phồn vinh cho đất nước, cùng nhịp điệu với các quốc gia tự do dân chủ vừa lấy lại độc lập trong khu vực Asean (Đông Nam Á) mà không tốn một giọt máu nào.



Sài Gòn những năm 1960-1970 (trên), cùng thời điểm (ảnh dưới) là Hà Nội. Không cốt ý bôi bác hay phê phán, bởi Nam Bắc cùng là dân Việt, nỗi buồn đâu của riêng ai! Mà đơn giản, so sánh để khẳng định cái từ ngữ chiêu bài mà những người CSVN đã “lừa bịp” đồng bào miền Bắc rằng: “Phải giải phóng đồng bào miền Nam đang bị kềm kẹp trong đói nghèo, đau thương” là không có thật... mà thời điểm ấy, quốc tế CS (Nga-Tàu) chi viện quân sự và chỉ thị cho CSVN phải tiến hành đánh chiếm “nhuộm đỏ” miền Nam VN trước khi “cộng sản hóa” Đông Dương (Việt-Miên-Lào”) và sau đó là Đông Nam Á, duy nhất trên thế giới tại thời điểm ấy chỉ có CSVN là lấy “máu xương, lương thực” của nhân dân miền Bắc làm “nhiên liệu” thử nghiệm cổ máy cộng sản làm bàn đạp để tiến xuống phía Nam Châu Á. Nhân dân miền Bắc không còn gì ngoài một đời sống “hắt hiu, u buồn” bên trong bức màn sắt CNXH. Lo toan hàng ngày của mọi người, duy nhất, là có một thứ gì đó cho vào bụng và mơ... một chiếc xe đạp! Tất cả họ, đều như là những con “ốc vít” trong một cổ máy chiến tranh, không có ngoại lệ, không ai được phép “sáng tạo” tư hữu cho bản thân và gia đình ngoài “Bác và đảng cộng sản”…
Hình ảnh Hà Nội thập niên 1960 – 1970:

Sài Gòn miền Nam - những năm 1960-1970 đang khởi đầu công nghiệp hóa nền kinh tế non trẻ bằng hệ thống Ngân Hàng quốc gia tài trợ cho các dịch vụ nhập khẩu máy móc trang thiết bị đầu tư kỹ thuật trong các dây chuyền sản xuất nâng cao giá trị và năng suất các sản phẩm hướng đến xuất khẩu, điển hình là băng rôn quảng bá cung ứng dịch vụ này treo ngang đường Tự Do (Đồng Khởi ngày nay) - một chính sách thức thời mà chế độ CS/XHCN miền Bắc còn rất xa lạ - không có trong kế hoạch, cũng như kinh phí ngoại tệ...
Sài Gòn -1966 - Băng rôn treo ngang đường Tự Do (Đồng Khởi)

Thập niên 1960-70 Hà Nội “kỹ thuật” chủ yếu dựa vào thủ công “sức người” bởi hàng “viện trợ” của Nga Tàu hầu hết chỉ là vũ khí súng đạn cung ứng cho cổ máy chiến tranh của CSVN rất ít hàng hoá dân dụng tiêu dùng.
24-10-1966 - Các Phu nhân Tổng Thống - bà Thiệu, bà Johnson, bà Kỳ, bà Marcos tháp tùng cùng Phu quân là các tổng thống, thủ tướng tại Philippines, trong phiên họp thượng đỉnh của các nguyên thủ quốc gia trong Hiệp Ước Liên Phòng Đông Nam Á.
19/5/2010 Bà Phó “PCT/Nước: Nguyễn thị Doan”(áo đen thứ ba bên phải qua) và các “VIP” phụ nữ của CHXHCN/Việt Nam tham dự hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu tại Bắc Kinh.
Cách nhau gần nửa thế kỷ - hai nhóm phụ nữa trên và dưới có quá nhiều khác biệt, không biết có phải là do “đặc trưng” của XHCN không? khiến chúng ta khi so sánh sẽ mỉm cười thú vị mà không cần phải bình luận! Cũng cần nhắc lại bà Nguyễn Thị Doan là tác giả câu nói bất hủ “Việt Nam dân chủ gấp vạn lần tư bản phương Tây...”
Nửa thế kỷ cách ngày hôm nay nhưng vóc dáng phong thái của “phái yếu” người Sài Gòn ngày xưa đó nét duyên dáng trí thức không lẫn vào đâu được, đa dạng mái tóc kiểu phương Tây, chiếc áo dài ngày ấy đã canh tân không còn “cổ cao”, tay áo cắt “raplan” và đặc biệt dễ nhận ra nhất của thập niên 60-70 là áo dài có “chít eo” ngang hông rất rõ, những chiếc “jup” tây phương sắc màu tươi trẻ nhưng không cao “quá gối” và nữ sinh, sinh viên tóc thề áo trắng nên thơ, nói chung, phụ nữ xã hội miền Nam Sài Gòn thuở ấy có đủ mọi thứ, để hoàn toàn tự do trang điểm làm đẹp cho chính mình mà không bị lệ thuộc bất cứ chủ nghĩa giáo điều khe khắt nào khác...



Phương tiện xe gắn máy cá nhân phổ biến thông dụng ở thủ đô Sài Gòn ngày đó ngoài các loại xe Vespa, Lamberetta Ý và Gobel, Mobilete, Velosolet của Pháp thì đa phần là hai loại xe Nhật, Honda 67 cho nam và Honda Dame cho nữ, nhìn hình ảnh các “bóng hồng” ngày ấy, đẹp và lịch sự trên đường phố Sài Gòn cách nay nữa thế kỷ mà cứ ngỡ như mới ngày hôm qua - (cô gái có cái bảng nhắc nhở mọi người lấy thẻ cử tri bầu cử Tổng Thổng 1967 – Và hai cô gái váy đen bên chiếc taxi hai màu xanh vàng mang số hiệu 7533 của Sài Gòn thập niên 1960). Hình ảnh đủ để chúng ta chiêm nghiệm cái lạc hậu độc tài bảo thủ cố chấp của CSVN đã kéo lùi thời gian gây nên sự trì trệ trong phát triển của dân tộc như thế nào so với những gì chỉ trong một thời gian ngắn Sài Gòn làm được trước kia và so với các nước láng giềng trong khu vực.


Tương phản khác biệt quá nhiều của khung cảnh, con người Sài Gòn và Hà Nội cùng thời điểm, rất khó khăn và buồn lòng để bình luận khi mà mơ ước lớn lao nhất của mọi người miền Bắc lúc bấy giờ chỉ là chiếc xe đạp tầm thường Phượng Hoàng Trung Quốc trong khi xe đạp cực tốt mang nhãn hiệu “bồrô” của Pháp là mặt hàng bình dân ở miền Nam buôn bán đầy đường ….
Hà Nội 1960-70:





Thập niên 1960-70 minh chứng cho sự năng động phát triển kinh tế của Sài Gòn miền Nam mang tầm khu vực Châu Á hướng ra thế giới là hãng Hàng Không AIR Việt Nam với đội ngũ phi cơ phản lực mới nhất và các phi công chuyên nghiệp đường bay quốc tế mà hãng hàng không cộng sản Trung Cộng lúc bấy giờ chưa sở hữu được. Còn chế độ CS miền Bắc, Hà Nội thì chẳng biết gì về hàng không dân dụng ở thời điểm ấy. Người dân và sinh viên Sài Gòn miền Nam hoàn toàn tự do đi du học và xuất cảnh ra nước ngoài mà không bị ràng buộc bất cứ lý do gì, đó là một điều không tưởng với nhân dân miền Bắc... bị cô lập trong bức màn sắt CSVN.


Nói đến hàng hóa tiêu dùng dân dụng thì tại thời điểm ấy thị trường Sài Gòn miền Nam hàng hóa trù phú chất lượng cao, còn nhiều hơn Trung Quốc, tấp nập bày bán tự do. Tại miền Bắc, Hà Nội chẳng có bất cứ một thứ gì để mà so sánh, bởi vì người dân bình thường Sài Gòn thời điểm ấy đang sử dụng quạt máy, tủ lạnh, máy may và TV đen trắng. Trong khi hai mặt hàng mà bất cứ người dân miền Bắc nào cũng mơ ước (như nhà văn Dương Thu Hương nói) là đồng hồ đeo tay và Radio thì thừa mứa ở các quầy hàng khắp miền Nam đến nỗi các hảng sản xuất phải treo bảng quảng cáo trên đường (trong ảnh). Nói cho vui, miền Bắc dưới sự lãnh đạo của đảng chỉ có hai thứ mà miền Nam không có là (tên lửa Sam 2 và phân người hoại mục).




So với miền Nam- Ngắm nhìn hình ảnh bà con nhân dân miền Bắc và Hà Nội - CS/XHCN với chế độ “tem phiếu” tranh nhau từng chiếc “lốp” xe đạp, mảnh thịt, lạng đường, hộp diêm ngày đó... mà buồn nản đến nao lòng.




Cụ thể hơn, Sài Gòn miền Nam không cần phải CNXH hay “đấu tranh giai cấp” nhưng nhìn hai hình ảnh dưới đây có cùng xấp xỉ thời gian thập niên 1960-70 để thấy, cùng một kiếp người “thì ai mới cần giải phóng cho ai”? (Sài Gòn phương tiện mưu sinh gắn máy giải phóng sức người lao động mang lại hiệu quả cao, Hà Nội công cụ mưu sinh còm cõi tiêu hao sinh lực không thấy tương lai).

Thượng tầng cấu trúc Quốc Gia – Việt Nam Cộng Hòa (Miền Nam, Sài Gòn)
Thời điểm ấy 1960-70 đầy đủ chuẩn mực, khuôn mẫu, của một đất nước văn minh ngày hôm nay. Tổng Thống và Lưỡng viện Quốc Hội (Thượng và Hạ Viện) – Điển hình là một cuộc họp tại thượng nghị viện Việt Nam Cộng Hòa (ảnh). Tự Do báo chí với hơn 50 tờ báo tư nhân các loại tại Sài Gòn so với không có tờ báo tư nhân nào dưới chế độ CSVN ngày nay, sau hơn 2/3 thế kỷ - CSVN gọi đó là thống nhất tự do dân chủ?


Sài Gòn miền Nam - người dân luôn được giáo dục nhắc nhở phải tôn trọng tri ân tưởng nhớ công lao các anh hùng tiền nhân của dân tộc, uống nước nhớ nguồn, tưởng niệm và tôn vinh, làm tấm gương soi rọi cho hậu thế noi theo (Kỷ niệm Lễ Hai Bà Trưng giữa lòng TP/Sài Gòn- và toàn dân tưởng nhớ đức Trần Hưng Đạo – Anh hùng Vua Lê Lợi).

Ngược lại dưới chế độ CSVN – Đục bia xóa bỏ chiến công Hoàng Đế Quang Trung (Đền Vua Quang Trung núi Dũng Quyết), gắn thêm ngôi sao VN lên cờ trung Quốc, tổ chức “Đại Hội Toàn Dân, Quân VN nhớ ơn trung Quốc” tại thủ đô Hà Nội!? cho vui lòng “đồng chí” 4 tốt 16 vàng...



Hai hình ảnh trên, dưới – cách nay nửa thế kỷ cho thấy 1967 nhân dân SG bất đồng chính kiến vẫn được chính quyền Sài Gòn tôn trọng chấp nhận cho biểu tình.
Hơn 40 năm sau, 2011, dưới chế độ CSVN tại Hà Nội - Sài Gòn, người dân biểu tình, dù là “yêu nước” chống TQ xâm lược lại bị đàn áp tàn bạo!

1958 – Quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa – Do QL/VNCH quản lý.
Ông Phạm Văn Đồng (CS Bắc Việt) dưới sự chỉ đạo của ông HCM, ký công hàm xác nhận Hoàng Sa nằm trong lãnh hải Trung Quốc.
1974 – Hải quân Trung Quốc xâm lược đánh chiếm Hoàng Sa trong tay QL/VNCH – CS Bắc Việt im lặng.
Trong khi nhân dân Sài Gòn miền Nam và kiều bào hải ngoại biểu tình lên án và phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc khắp nơi.
Những cuộc biểu tình của đồng bào miền Nam - Việt Nam Cộng Hòa toàn quốc và khắp nơi trên thế giới của Sinh viên và Việt kiều năm 1974 tố cáo và phản đối Cộng Sản Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.



Băng rôn sinh viên học sinh đồng bào SàiGòn biểu tình tố cáo, phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa năm 1974: “Cương quyết tận diệt Trung Cộng kẻ thù truyền kiếp của dân tộc”.

27-1-1973, CSVN ký hiệp định đình chiến chấm dứt chiến tranh tại Paris.
Trong đó Điều khoản 5 qui định: Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng các biện pháp hòa bình.
Bà Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (27/1/1973).
Tuy nhiên – Khi Mỹ rút hết quân – 1975 cộng sản Bắc Việt xua quân tràn vào đánh chiếm miền Nam Việt Nam, bất chấp chữ ký của họ trước đó trong Hiệp Định Paris.
1975 - Sinh viên VN tại Pháp “để tang” cho đất nước ngày 30/4.
Những bánh xích chiến xa của cộng sản miền Bắc VN đã nghiền nát giấc mơ của gần 30 triệu người miền Nam đang mang khát vọng đưa Sài Gòn và miền Nam VN cất cánh bay lên như Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc ngày nay.
Họ, CSVN lừa bịp dân tộc, lừa bịp quốc tế, trơ tráo xé nát Hiệp Định Paris - Phá bỏ điều khoản 5: (Thống nhất VN bằng những giải pháp hòa bình), họ dấu tiệt lá “cờ đỏ sao vàng” vượt vĩ tuyến 17 bằng súng đạn, xâm lược đánh chiếm miền Nam bằng lá cờ “nửa xanh, nửa đỏ” MTGPMN. Để khỏi vướng bận và “tranh công” vài tháng sau 30/4 họ tự động hạ cờ “xanh đỏ” giải tán “tấm bình phong bù nhìn” MTGP/MN này.
Chính họ - CSVN đã phạm một sai lầm “vĩ đại” bắt cả dân tộc phải huynh đệ tương tàn hy sinh gần 5 triệu người - một thế hệ thanh niên tinh hoa của quốc gia nằm xuống vô nghĩa, đổi lại lấy về một giang sơn của cha ông làm hao hụt đất đai biên giới biển trời hải đảo và còn hơn thế nữa họ đẩy người Mỹ đi để Biển Đông trống trải không ai canh giữ, cho bọn bành trướng Trung Quốc rảnh tay tự do thôn tính biển đảo quê nhà VN mà họ, CSVN, đang lực bất tòng tâm bắt cả nước phải “Đại Hội toàn Dân-Quân VN nhớ ơn Trung Quốc”!
“… Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải…” - Nhà văn nữ miền Bắc-Dương Thu Hương.
Hoàng Thanh Trúc