Sự Đáng Sợ Của Nước Mỹ ?
(Đây là phần lược dịch bài diễn văn của Đại tướng Lưu Á Châu, hiện đang là Chủ nhiệm chính trị lực lượng Không quân của Quân khu Bắc Kinh.)
Trong quá khứ, vì để
giúp Trung Hoa thoát khỏi ách thống trị thực dân mà Mỹ đánh bại Nhật, họ
có cống hiến lớn đối với tiến bộ văn minh của xã hội Trung Hoa. Hai
nước Trung Hoa - Mỹ không có xung đột lợi ích căn bản. Ngày nay, do lợi
ích của Mỹ rải khắp toàn cầu nên 2 nước có xung đột. Nhưng chúng ta vẫn
phải dùng tấm lòng đạo đức để bình xét sự vật chứ không thể kích động. Tôi
từng nói rằng đối với Nhật, một nước từng tàn sát mấy chục triệu đồng
bào ta, mà chúng ta thường xuyên nói 2 nước "phải đời đời kiếp kiếp hữu
hảo với nhau". Thế thì chúng ta có lý do nào để căm ghét nhân dân Mỹ
từng giúp ta đánh bại Nhật?
Đâu là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ?
Tuy rằng Mỹ có quân đội
mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhất thế giới, nhưng tôi
cho rằng những cái đó không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của Mỹ
thường xuyên ra vào bầu trời Trung Quốc rất thoải mái, nhưng điều ấy
chẳng có gì đáng sợ cả. Cái đáng sợ của họ không phải là những thứ ấy.
Năm 1972, tôi học ở Đại học Vũ Hán, lên lớp giờ chính trị. Một thầy giáo khoa chính trị nói: "Nước Mỹ là đại diện của các nước tư bản mục nát, suy tàn, đã sắp xuống mồ, hết hơi rồi." Tôi, một sinh viên công nông binh mặc bộ quân phục, đứng ngay lên phản bác: "Thưa
thầy, em cảm thấy thầy nói không đúng ạ. Tuy rằng nước Mỹ không giống
Trung Quốc là mặt trời nhô lên lúc 8- 9 giờ sáng, nhưng Mỹ cũng chẳng
phải là mặt trời đang lặn gì gì đó, mà là mặt trời lúc giữa trưa ạ."
Thầy giáo bực mình, tái mét mặt ấp úng nói: "Cái cậu học sinh này, sao dám nói thế hả!" Ông ấy không hỏi tôi tại sao lại nói thế, mà dùng một chữ "dám". Lúc đó tôi thấy hết tâm trạng của ông.
Chính là cái nước tư bản mục ruỗng suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới. Tôi tốt nghiệp đại học đúng vào lúc bắt đầu cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm: Nước Mỹ là quốc gia do hàng chục triệu con người không yêu tổ quốc mình hợp thành, nhưng họ đều rất yêu nước Mỹ. Hồi ấy rất nhiều người lãnh đạo vừa chửi Mỹ vừa gửi con cái mình sang Mỹ. Một sự tương phản lớn!
Chính là cái nước tư bản mục ruỗng suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới. Tôi tốt nghiệp đại học đúng vào lúc bắt đầu cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm: Nước Mỹ là quốc gia do hàng chục triệu con người không yêu tổ quốc mình hợp thành, nhưng họ đều rất yêu nước Mỹ. Hồi ấy rất nhiều người lãnh đạo vừa chửi Mỹ vừa gửi con cái mình sang Mỹ. Một sự tương phản lớn!
Vậy thì cái đáng sợ của Mỹ là ở đâu? Tôi cảm thấy có ba điểm.
Điểm thứ nhất, không thể
coi thường cơ chế tinh anh của Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của
Mỹ có thể bảo đảm những người quyết sách đều là tinh anh. Bi kịch của Trung Quốc chúng ta, lớn đến nhà nước, nhỏ tới từng đơn vị, phần lớn tình hình là người có tư tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì không có chức vụ, có chức vụ thì không có đầu óc.
Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế hình tháp của họ đưa được những người tinh anh lên.
Nhờ thế, 1 là họ không mắc sai lầm; 2 là họ ít mắc sai lầm; 3 là mắc
sai lầm thì có thể nhanh chóng sửa sai. Chúng ta thì mắc sai lầm, thường
xuyên mắc sai lầm, mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai.
Mỹ dùng một hòn đảo Đài Loan nhỏ xíu để kiềm chế Trung Quốc chẵn nửa thế kỷ. Nước cờ này họ đi thật linh hoạt, thật thần kỳ. Một Đài Loan làm thay đổi hẳn sinh thái chính trị quốc tế. Điều tôi lo ngại nhất là bộ khung chiến lược phát triển Trung Quốc trong thế kỷ mới sẽ vì vấn đề Đài Loan mà biến dạng. Ngày nay, đối với các dân tộc có thế mạnh thì tính quan trọng của lãnh thổ đã giảm nhiều, đã chuyển từ tìm kiếm lãnh thổ sang tìm kiếm thế mạnh của quốc gia.
Người Mỹ không có yêu cầu lãnh thổ đối với bất cứ quốc gia nào. Nước Mỹ không quan tâm lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế.
Tạo thế là gì? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân chứ còn gì
nữa! Có lòng dân thì quốc gia có lực ngưng tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có
thể lấy lại. Không có lòng dân thì khẳng định đất đai sở hữu sẽ bị mất.
Có nhà lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn một bước. Nước Mỹ hành sự thường nhìn
10 bước. Vì thế cho nên mỗi sự kiện lớn toàn cầu xảy ra sau ngày Thế
chiến II chấm dứt đều góp phần làm tăng cường địa vị nước Mỹ. Nếu chúng
ta bị họ dắt mũi thì có thể sẽ mất hết mọi con bài chiến lược.
Tôi nhiều lần nói là
trung tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển sang châu Á đâu, song điều
đó không có nghĩa là Mỹ không bao vây Trung Quốc. Rất nhiều bạn chỉ thấy
Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như rất nhiều người chỉ thấy
khoảng cách chênh lệch về KHKT và trang bị vũ khí giữa 2 nước mà chưa
nhìn thấy sự mất cân đối nghiêm trọng hơn sự lạc hậu về trang bị trên
mặt chiến lược lớn, nhất là trên tầng nấc ngoại giao.
Sau vụ 11/9, Mỹ nhanh
chóng chiếm Afghanistan trong vòng 2 tháng, từ phía Tây bao vây Trung
Quốc. Sức ép quân sự của Nhật, Đài Loan, Ấn Độ cũng chẳng bớt đi. Xem ra
chúng ta giành được từ vụ 11/9 một số lợi ích trước mắt, song các lợi
ích đó không quá 1- 2 năm có thể biến mất. Tôi cho rằng bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một kiểu khác, không phải là quân sự mà là siêu việt quân sự.
Bạn xem đấy, mấy năm gần
đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ xã hội, biến
thành cái gọi là quốc gia "dân chủ". Nga, Mông Cổ thay đổi rồi,
Kazakhstan thay đổi rồi. Cộng thêm các nước trước đây như Hàn Quốc,
Phillippines, Indonesia, lại cộng thêm vùng Đài Loan. Đối với Trung
Quốc, sự đe doạ này còn ghê gớm hơn đe doạ quân sự. Đe doạ quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, còn việc bị cái gọi là các quốc gia “dân chủ” bao vây là hiệu ứng dài hạn.
Điểm thứ hai, sự độ lượng và khoan dung của nước Mỹ. Bạn nên sang châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn: Sáng
sớm, các đường phố lớn ở châu Âu chẳng có người nào cả, còn tại Mỹ sáng
sớm các phố lớn ngõ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm
chí cả ngày như thế. Tôi có một câu nói: Tập thể dục là một phẩm chất,
tập thể dục đại diện cho một kiểu văn hoá khí thế hừng hực đi lên. Một
quốc gia có sức sống hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể
dục là biết.
Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần lót để mặc.
Hồi ở Mỹ tôi có mua một chiếc quần cộc cờ sao vạch. Tôi thường xuyên
mặc chiếc quần ấy. Tôi mặc nó là để khinh miệt nó, là để trút giận, là
một dạng trút sự bực bội và thoả mãn về tâm lý. Người Mỹ mặc nó là sự
trêu chọc bỡn cợt, bản chất khác. Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ nước mình
ngoài phố. Đới Húc [7] nói: Nếu một quốc gia có thể đốt cả quốc kỳ của mình thì anh còn có lý do nào đi đốt quốc gia ấy nữa?
Điểm thứ ba, sức mạnh vĩ đại về tinh thần và đạo đức.
Đây là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai hoạ ập đến,
thể xác ngã xuống trước tiên, nhưng linh hồn vẫn đứng. Có dân tộc khi
gặp tai nạn thể xác chưa ngã mà linh hồn đã đầu hàng. Trong vụ 11/9 có
xảy ra 3 sự việc đều có thể để chúng ta qua đó nhìn thấy sức mạnh của
người Mỹ. Việc thứ nhất, sau khi phần trên toà nhà Thương mại thế giới
bị máy bay đâm vào, lửa cháy đùng đùng, tình thế ngàn cân treo sợi tóc.
Khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, tình
hình không rối loạn lắm.
Người ta đi xuống, lính
cứu hoả xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau mà không đâm vào nhau.
Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường
lối đi để họ đi trước. Thậm chí còn nhường đường cho cả một chú chó
cảnh. Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định thì dứt
khoát không thể có hành vi như vậy. Đứng trước cái chết vẫn bình tĩnh
như không, e rằng không phải là thánh nhân thì cũng gần với thánh nhân.
Việc thứ hai, hôm sau
ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người A Rập gây ra.
Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị những người Mỹ tức giận
đập phá. Một số thương nhân người A Rập cũng bị tấn công. Vào lúc đó có
khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm
ăn của người A Rập hoặc đến các khu người A Rập ở để tuần tra nhằm ngăn
chặn xảy ra bi kịch tiếp theo.
Đó là một tinh thần thế
nào nhỉ. Chúng ta thì từ xưa đã có truyền thống trả thù. Thành Đô nơi
tôi ở, ngày xưa Đặng Ngải [8] sau khi chiếm được Thành Đô, con trai của
Bàng Đức [9] giết sạch giá trẻ gái trai gia đình Quan Vũ. Trả thù đẫm
máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết.
Việc thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania vốn dĩ bị không tặc dùng để đâm vào Nhà Trắng. Sau đấy hành khách trên máy bay vật lộn với bọn khủng bố nên mới làm máy bay rơi.
Vì lúc ấy họ đã biết tin toà nhà Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị
máy bay đâm vào nên họ quyết định không thể không hành động, phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố.Cho dù trong tình hình ấy họ còn làm một chuyện thế này: Quyết
định biểu quyết thông qua có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không.
Trong giờ phút quan hệ tới sự sống chết ấy, họ cũng không cưỡng chế ý
chí của mình lên người khác. Sau khi toàn thể mọi người đồng ý, họ mới
đánh bọn không tặc. Dân chủ là gì;
đây tức là dân chủ.
Ý tưởng dân chủ đã thấm
vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như
thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét