Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

CHIẾN LƯỢC XÓA TIẾNG VIỆT TRƯỚC KHI SÁT NHẬP LÃNH THỔ VIỆT NAM VÀO NƯỚC TÀU





NGUYỄN HOÀNG HÂN
(Viện Nghiên Cứu Tài Nguyên Biển Đông)
Ngày 20-11-2017, giáo sư tiến sĩ Bùi Hiền, 83 tuổi, tung ra một cuốn sách “Cải Tiến Tiếng Việt” sử dụng tiếng Việt Mới. Một loại tiếng Việt Hán hoá, phiên âm theo tiếng Tàu Bắc Kinh ( tổng hợp gồm đơn âm Quan Thoại và Bạch Thoại ). Nói cho dễ hiểu hơn, đây là một kiểu chữ Tàu áp dụng riêng cho người Việt Nam vào những thập niên sắp tới, phiên âm từ tiếng Tàu, nhằm địa phương hoá ngôn ngữ , tương tự như tiếng Tàu Quảng Đông, Hồ Nam, Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông ….trong thời gian Tự Trị trước khi sát nhập.
Quyển sách dầy 2000 trang, ông nói là do ông mất đúng 20 năm để biên soạn được Bộ Giáo Dục Việt Nam cho xuất bản. Tại Việt Nam, rải một tờ bươm bướm A4, quảng cáo dầu cù là hay thuốc xổ cao đơn hoàn tán cũng phải xin phép công an. Huống gì một công trình cải đổi từ tiếng Việt chuyển sang tiếng Tàu. Nếu không được sự uỷ nhiệm của Đảng, bà cố nội của ông Bùi Hiền cũng không dám làm điều nầy. Đây là một chiến dịch quy mô được phát động có kế hoạch, có âm mưu, có chiến lược, phổ biến rộng rãi để chuẩn bị tư tưởng người Việt nhằm tránh sự ngỡ ngàng một ngày kia không xa lắm, tiếng Việt sẽ bị xoá bỏ hẳn hòi.

Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017

Người Trí Thức Cuối Cùng

Người Trí Thức Cuối Cùng
 Hoàng Ngọc Giao viết theo lời kể của Joseph Cao ở Paris 


Bài đọc suy gẫm: Người Trí Thức Cuối Cùng hay “Những ngày tù chung với ông Đạo Dừa” được tác giả Hoàng Ngọc Giao viết theo lời kể của Joseph Cao ở Paris để tặng những chiến sĩ can trường của đất nước. Hình ảnh chỉ là minh họa.




Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

Cho một người bạn-Mai



Cho một người Bạn.
M.
Tặng Nhân ,Quyên,Hạ…Và những người Bạn cũa Tôi.
Khi mà cuộc sống đang đi vào đoạn đường cuối,là lúc con người có nhiều thời gian cho sự suy ngẫm ,,hoài niệm về một thời đã qua như cố tìm khung trời đã cho mình những cảm xúc trong sáng,bình dị,đáng yêu của tuổi thơ,của thời đi học…đẹp quá! !...Cũng có khi là những bâng khuâng,nuối tiếc…Tôi đang nhớ về một người bạn.
một đứa trẻ,sanh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh riêng biệt,được nuội dạy và ăn học là quá đủ,cứ như thế cuộc đời của tôi trôi nổi như đám lục bình,học hành bình thường,được cái trong lớp cứ như là một cô học trò ngoan .

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

TRUNG QUỐC TRONG “VIETNAM WAR




TRUNG QUỐC TRONG “VIETNAM WAR”(TQ và CSVN tuy hai là một)
Cuộc chiến Việt Nam không chỉ là cuộc chiến “ủy nhiệm” của Mỹ. Những lập luận và cách giải thích quen thuộc cùn mòn về cái gọi là “lý thuyết domino” là không đầy đủ khi nói đến bản chất cuộc chiến. Tìm hiểu quá trình can dự Trung Quốc, với sự cầu cạnh chủ động của Bắc Việt, mới có thể có thêm cái nhìn rõ hơn về cuộc xung đột này.
Một bài báo Washington Post, đề ngày 17-5-1989, viết: “Hôm nay, Trung Quốc đã thừa nhận họ đưa 320.000 quân vào (Bắc) Việt Nam”, và “viện trợ hơn 20 tỷ USD để ủng hộ quân đội chính quy Bắc Việt và du kích Việt Cộng”. Bài báo cho biết thêm, trong thời gian chiến tranh, có những báo cáo tình báo Mỹ cho biết nhiều đơn vị tác chiến Mỹ đã phát hiện lính vận quân phục Trung Quốc và mang phù hiệu quân đội Trung Quốc nhưng Bắc Kinh lúc đó luôn phủ nhận.
Sự có mặt quân đội Trung Quốc tại Bắc Việt bắt đầu từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Tháng 4-1950, ba tháng sau khi Trung Quốc công nhận chính quyền VNDCCH, Việt Minh chính thức xin Trung Quốc viện trợ trang thiết bị quân sự, gửi cố vấn và giúp đào tạo binh lính. Bắc Kinh thành lập Nhóm cố vấn quân sự Trung Quốc với chỉ huy của Vi Quốc Thanh cùng Trần Canh và 281 sĩ quan. Hỗ trợ quân sự Trung Quốc cho Việt Minh tăng từ 3 sư đoàn năm 1950 lên 7 sư đoàn năm 1952. Số người Trung Quốc tại Bắc Việt trong cùng thời gian lên đến 15.000 người... Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, Hà Nội tiếp tục cầu viện Trung Quốc. Trong chuyến đi Bắc Kinh từ 25-6 đến 8-7-1955 của Hồ Chí Minh, Bắc Kinh đồng ý viện trợ 800 triệu tệ (200 triệu USD) để xây 18 dự án, trong đó có nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy điện Hà Nội, nhà máy dệt Nam Định – theo sử gia Qiang Zhai thuộc Đại học Auburn-Mỹ trong “China and the Vietnam Wars, 1950-1975” (trang 71).