Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

37 năm nhìn lại - phần 1

2012-04-30
Mặc dù đã 37 năm trôi qua, nhưng mỗi khi Tháng Tư về, người Việt hải ngoại vẫn không làm sao quên được những tai ương đã đến với họ sau cái ngày mà họ gọi là "Ngày Quốc Hận".

AFP photo
Bộ đội cộng sản Việt Nam dẫn giải lính VNCH trên đường phố Saigon sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975. 

Tại Houston, cũng như mọi năm, năm nay ngoài những buổi lễ ghi dấu "Ngày Quốc Hận" - mà trong nước gọi là "Ngày Giải Phóng", hay "Ngày Chiến Thắng" - các buổi lễ tưởng niệm những người con dân Việt đã bỏ mình vì hai chữ Tự Do, và biểu tình phản đối Hà Nội trước tòa tổng Lãnh sự Việt Nam, còn có nhiều buổi văn nghệ để nhớ về "Biến cố 30/4".

Cải tạo không biết ngày về

Trong chương trình Thơ Nhạc "30 Tháng Tư, Một Ngày Nhìn Lại" do hội Văn Bút Nam Hoa Kỳ tổ chức vào ngày 15 tháng Tư, diễn giả Nguyễn Mạnh An Dân đã đọc lên những câu thơ viết về phụ nữ Việt Nam, đã phải một mình lo nuôi con thơ dại và nuôi chồng đang bị tù đày trong các trại tập trung, do các nhà thơ tù sáng tác.  
Đường xa nón lá bung vành
Thương em lả ngọn rau xanh bờ rào
Em về  bước thấp bước cao
Nước mưa nước mắt lẫn vào nước non
Hay những vần thơ nói lên những phút giây ngắn ngủi được thăm viếng chồng
Nhìn trời sống mũi cay cay
Mấy năm mới được có ngày gặp nhau
Một giờ gặp mặt qua mau
Năm ba câu chuyện đau đâu đã tàn
Và vài câu thơ viết về tâm trạng của người yêu mòn mỏi đợi chờ vị hôn phu đang ở trong tù:
Ổng nói ổng đi 10 ngày ổng về mà ổng đi mất tiêu. Họ kêu đi học tập mà họ nhốt 7 năm mới cho về. Ba năm họ mới cho tin tức là đang cải tạo ở trại Cà Tum.
Chị Ngọc Diệp
Cô giáo vào dạy học trò
Nhìn đâu cũng thấy buồn xo mắt người
Bài học xã hội tốt tươi
Đến giờ phải giảng ngậm ngùi lại thôi
Chị Trịnh Kim Duyên cho biết khi miền Nam thất thủ chị mới 26 tuổi, đang làm việc tại bệnh viện Sài gòn, lúc đó chị có 2 con nhỏ, cháu lớn 5 tuổi, cháu bé 17 tháng, chồng chị bị đi "cải tạo" tại Rừng Lá:
"Họ nói tập trung để đi cải tạo nhưng thật ra là đi tù, chứ cải tạo cái gì! Đầu tiên thì trình diện ở trường học đường Nguyễn chí Thanh, xong họ chở đi Hóc Môn ở một thời gian, rồi chở đi Z-30D Hàm Tân, ở Phan Thiết. Mãi sau này mới có lệnh được đi thăm."  
Còn chị Ngọc Diệp lúc đó 28 tuổi, có con một tuổi và đang mang thai 2 tháng. Chị cho biết vợ chồng chị từ Ban Mê Thuộc chạy về Sài gòn:
"Đánh Ban Mê Thuộc thì chồng tôi trở về Sàigòn. Rồi họ ra lệnh phải ra trình diện. Ổng đưa mẹ con tôi về gửi nhà bà ngoại ở Cần Thơ. Ổng nói ổng đi 10 ngày ổng về mà ổng đi mất tiêu. Họ kêu đi học tập mà họ nhốt 7 năm mới cho về. Ba năm họ mới cho tin tức là đang cải tạo ở trại Cà Tum."
Và chị Kim Kiều thì chỉ mới 24 tuổi, đang là sinh viên trường Luật tại Sàigòn, khi Hà Nội cưỡng chiếm miền Nam, chị cho biết là sau ngày 30 tháng 4 năm 75, trường Văn khoa và Luật khoa bị đóng cửa và chị được đi dạy học môn Văn tại một trường xa thành phố :
"Tụi tui quen cũng lâu rồi nhưng khi VC vô thì mới đám hỏi. Tại vì anh ấy đi lính mà tôi thì con út, trong nhà các anh cũng là quân nhân nhưng ba má tôi nói là làm cao rồi nên không sợ chết. Còn anh Dân thì đi bộ binh nên ba má tôi sợ chết, ba má tôi phản đối, không cho đám cưới. Việt cộng vô thì coi như bình yên rồi, không còn đánh nhau nữa nên cho làm đám hỏi. Đám hỏi xong thì tưởng là đi 10 ngày rồi về. Họ nói đi một tháng hay 10 ngày gì đó. Nhưng mà ổng đi mút chỉ, một năm sau mới có thư về cho đi thăm nuôi. Lúc đó anh ấy ở Suối Máu, anh ấy ở đó một thời gian lâu lắm. Sau đó thì lên Tống Lê Chân làm nhà, làm vườn cho họ. Anh ấy đi là tháng 6 năm 75 đến tháng 3 năm 81 thì về"

Đoạn trường thăm nuôi 

Trong khi chị Kim Duyên kể lại đoạn đường gian khổ đi thăm chồng tại trại Hàm Tân:

RFA-NgocDiep-hv1-250.jpg
Chị Ngọc Diệp (trái) trò chuyện cùng thông tín viên Hiền Vy của RFA. RFA photo
"Đi thăm ở Hóc Môn thì dễ mà đi thăm ở Rừng Lá thì Trời ơi là nó khổ. Đi qua rừng, mấy cái rạch nước mà cuốn chiếu nó to bằng ngón tay út. Trời ơi, không dám bước, sợ lắm! Nhờ người ta thồi đồ vô chứ mình đâu có vác được. Đường rừng dài lắm."
Thì chị Ngọc Diệp cho biết, vì con còn nhỏ nên ba hay bốn tháng chị mới đi thăm chồng được một lần. Nhưng có bà mẹ chồng thì đi thăm thường hơn vì bà ở gần hơn:
"Hồi đó con tôi còn nhỏ, nên bà nội mấy cháu đi thăm thường hơn. Từ Cần Thơ đi Tây Ninh xa lắm nhưng thăm được thì mừng lắm. Có lần đi tới bị trễ họ không cho thăm, họ biểu ra nhà dân mà ở rồi hôm sau mới được vào thăm sớm. Sáng mai thì tôi dắt con và bà nội vào thăm thì họ chỉ cho thăm 15 phút thôi. Họ đứng họ canh.
Trước khi đi thăm thì họ nói là chính phủ khoan hồng cho mấy chị thăm chồng thăm con mà cấm không được hôn hít. Nhưng mà mấy ổng cũng hôn hà. Thăm xong ra về ông nào cũng ôm vợ hôn."
Còn chị Kim Kiều thì nói, sau cả năm trời không có tin tức, nên khi có giấy báo cho đi thăm thì chị em trong nhà củng nhau đi thăm vị hôn phu của chị. Những người chị của chị đều có chồng đi tù cải tạo nhưng chưa ai nhận được giấy báo tin:

Có lần đi tới bị trễ họ không cho thăm, họ biểu ra nhà dân mà ở rồi hôm sau mới được vào thăm sớm. Sáng mai thì tôi dắt con và bà nội vào thăm thì họ chỉ cho thăm 15 phút thôi.
Chị Ngọc Diệp
"Cả một năm mà không ai biết tin tức gì hết. Nhà tôi toàn là bị đi cải tạo. Tôi là út mà chồng chưa cưới cũng bị đi, mà anh ấy chỉ là trung úy thôi, còn bị đi như vậy thì mấy anh kia bị đi mút chỉ luôn. Trong nhà buồn lắm lận. Tới khi được tin đi thăm nuôi thì mừng muốn khóc luôn. Mấy bà chị cũng đi theo luôn chứ mấy chị chưa có được giấy, thành ra mấy chị đi theo tôi lên thăm ảnh luôn. Lúc lên thăm ảnh thì thăm em trai ảnh là Luyện nữa, cũng ở cùng chỗ với ảnh. Lên thăm thì có gì đem hết đi. Ảnh thì mạnh nhưng Luyện thì không ra được vì người đầy ghẻ lở. Đến cái độ là không làm gì được cả, ảnh phải đút cơm cho Luyện ăn..."
Mời quí thính giả đón nghe phần 2 của câu chuyện về những người thiếu phụ này trong chương trình kỳ tới.

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Yves Rossy: Fly with the Jetman

Nhìn Lại Ngày 30 Tháng 4 Năm 1975


Mỗi năm cầm bút viết về 30 tháng 4, vết thương như còn mới và lòng vẫn thấy đau. Như những tiền lệ lịch sử khi chiến tranh kết thúc, kẻ thắng huênh hoang đúng là: “Lịch sử là hồ sơ ghi nhận những sự nói láo của kẻ thắng” còn người thua thì chỉ tay đổ lỗi.

Ba mươi bảy năm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiến thắng của chủ nghĩa tất thắng Marx Lenin chỉ là chiến thắng của Ðảng Cộng Sản Việt Nam trên dân tộc Việt. Về phía kẻ thất trận, lý do không giản dị như Tổng Thống Richard Nixon viết trong hồi ký: “Việt Nam Cộng Hòa thua vì Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và các tướng lãnh còn quân lực VNCH đã chiến đấu anh dũng.”

Những cuốn sách và tài liệu lịch sử như “Không hòa bình chẳng danh dự” của Larry Berman, “Nixon và Mao” của bà Margaret McMillan cùng những tài liệu về hiệp định Ba Lê và những bài viết về phía VNCH của các ông Bùi Diễm, Hoàng Ðức Nhã, Nguyễn Xuân Phong và Nguyễn Phú Ðức và gần đây “Về Trung Hoa” (On China) của Tiến Sĩ Henry Kissinger đã cho thấy ông Kissinger là một trong những nguyên nhân chính gây ra cái chết của VNCH trong bàn cờ thế giới vì những tư lợi, khác với những dư luận và quan điểm những năm trước như Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và Linh Mục Cao Văn Luận cho rằng Henry Kissinger đã đánh đổi VNCH để giữ Trung Ðông vì ông là người gốc Do Thái. Bà McMillan đã cho thấy ông Kissinger đã đạt được hai điều căn bản khi Nixon và Mao gặp nhau năm 1972: Hoa Kỳ không loại bỏ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và Bắc Việt được giữ quân ở lại miền Nam. Hoa Kỳ đã lầm lẫn đánh giá cao tiềm năng quân sự của Xô Viết và không biết quân Trung Hoa nằm lẫn trong quân Bắc Việt kể cả pháo thủ phòng không.

Tiến Sĩ Henry Kissinger đã bi quan về Việt Nam ngay ngày đầu tiên thăm viếng miền Nam giữa thập niên 1960. Trong khi đa số tướng lĩnh Hoa Kỳ tin trận chiến vì lý tưởng tự do như Tổng Thống John F. Kennedy tuyên bố khi gửi cố vấn quân sự qua giúp VNCH và trận chiến chống cộng sản có thể thắng thì Kissinger chỉ muốn rút quân. Kissinger là người phản bội chỉ biết lợi ích cá nhân, trước theo Tổng Thống Johnson sau chạy theo Tổng Thống Richard Nixon, ông phá hiệp định Paris của TT Johnson qua trung gian “Con Rồng Cái” bà Ann Chennault, để TT Nixon gặp Ðại Sứ Bùi Diễm vào tháng 7, 1968, sau đó đặt máy theo dõi tòa Ðại Sứ VNCH ở Hoa Thịnh Ðốn để biết chắc kế hoạch thành công khi bắt được điện tin ngày 23 tháng 10, 1968 của Ðại Sứ Bùi Diễm gởi TT Nguyễn Văn Thiệu: “Các bạn đảng Cộng Hòa đã tiếp xúc với tôi khuyến khích VNCH giữ vững quan điểm không ký hiệp định Paris.” Các cuộc dò xét điện tin đi thẳng về Cartha De Coach (Deke) làm việc cho giám đốc FBI Edgar Hoover.

Năm năm sau, TT Nguyễn Văn Thiệu ký hiệp định Paris, điều khoản vẫn thất lợi cho VNCH, Hoa Kỳ không giữ lời hứa ném bom khi Việt Cộng và Bắc Việt vi phạm Hiệp Ðịnh Paris.

TS Kissinger bán VNCH và giúp Trung Cộng giàu mạnh để chống lại Nga với giá cao cho cá nhân ông. Sáu năm sau khi ông Kissinger không còn giữ chức cố vấn tổng thống, Kissinger Associates ra đời, công ty tham vấn tư được nhiều khế ước với nhiều quốc gia, nhiều đại công ty và các chính quyền. Mỗi lần gặp Henry Kissinger, các công ty phải trả ít nhất 25,000 Mỹ kim, ông còn nắm ảnh hưởng cơ quan truyền thông, tham vấn cho đài truyền hình CBS và ABC.

Quyền lợi lớn nhất của Kissinger đến từ Trung Cộng qua các đại công ty American Express, Lehman, Daewoo, Heinz, Lockheed, Anheuser Busch, Coca Cola, v.v... Vì lợi ích cá nhân, TS Henry Kissinger đã làm hại đại cuộc, Hoa Kỳ bây giờ phải đối phó với con cọp Trung Cộng. Sáu tháng trước biến cố Thiên An Môn năm 1989, ông thành lập China Adventure, công ty trách nhiệm hữu hạn với các công ty đầu tư ở Trung Cộng, cho nên khi biến cố Thiên An Môn xảy ra, Henry Kissinger dửng dưng, theo Ðặng Tiểu Bình, chống chủ trương cấm vận của chính phủ George H. Bush vì “Trung Hoa giữ một vài trò quá quan trọng cho nền an ninh Hoa Kỳ.”

TS Henry Kissinger là kẻ thù của những người yêu chuộng tự do và dân chủ, ông ủng hộ Trung Cộng, tuyên bố, “Không một chính quyền nào trên thế giới có thể đứng yên nhìn hàng chục nghìn người chiếm quảng trường chính ở thủ đô trong hơn 8 tuần lễ.”

Tiền của Kissinger có máu của những nạn nhân Thiên An Môn và người Việt Nam vì vậy 30 tháng 4 năm 2011 ông đã từ chối dự hội thảo về Việt Nam ở Hoa Thịnh Ðốn và đã nói đùa “Nếu thấy tôi đến chắc người Việt Nam sẽ giết tôi!”

Ðại Tướng William Westmoreland
Hồi tháng 10 năm ngoái, cựu Ðại Sứ Bùi Diễm gửi cho tôi cuốn sách của Lewis Sorley “để tặng người bạn trẻ cất trong tủ sách.” Nhờ Giáo Sư Sorley, giảng dạy quân sử trường võ bị West Point, tôi lại tìm thấy một nguyên nhân chính khác gây ra thất trận ngày 30 tháng 4, 1975: Ðại Tướng William C. Westmoreland.

Giống như TT Richard Nixon, Giáo Sư Sorley đã ca tụng quân đội VNCH chiến đấu anh dũng nhưng vì những lỗi lầm của Tướng Westmoreland mà “thảm cảnh đã xảy ra cho quân đội Hoa Kỳ và nhất là cho cả miền Nam Việt Nam, những người đã hy sinh trong chiến tranh và mất tất cả.”

Tướng William Childs Westmoreland, dòng dõi nhà binh, sinh ngày 26 tháng 3 năm 1914 tại Saxon, South Carolina, thời chiến tranh Nam Bắc với Tướng Robert Lee, ông là con cưng trong gia đình, người con gương mẫu. Ở trường, ông là học sinh xuất sắc, năng động, nhiều tham vọng, có óc khôi hài, 15 tuổi hoạt động Hướng Ðạo được bằng Hướng Ðạo Ðại Bàng (Eagle Scout), chủ tịch học sinh trong trường trung học, thích đấu quyền Anh (sau dùng chiến thuật đánh võ này áp dụng vào chiến tranh Việt Nam và quân đội VNCH được khuyến khích học quyền Anh). Cuộc đời binh nghiệp của ông thăng tiến rất nhanh từ trường Cao Ðẳng Quân Sự ở South Carolina đi lên West Point, tốt nghiệp năm 1936 đã được bạn bè đặt biệt danh là “Sếp” (Chief) như đoán được tương lai ông sẽ là tham mưu trưởng quân đội. Người cao một thước tám, mũi lớn, lông mày rậm như sâu róm, ông được đồng đội và cấp chỉ huy kính nể. 28 tuổi ông chỉ huy tiểu đoàn pháo binh rồi tham dự chiến tranh thế giới thứ hai ở Casablanca, chịu ảnh hưởng của Tướng Maxwell Taylor, được ông tướng này đỡ đầu, sau đó qua Anh, đến Normandy 4 ngày sau ngày đổ bộ, thành công ở Ðức chỉ huy Sư Ðoàn Bộ Binh 71, về nhà chỉ huy Sư Ðoàn Dù 82. Năm 1950 ông tham dự chiến tranh Ðại Hàn, 13 lần nhảy dù gần sông Hàn, xâm nhập qua lằn ranh Bắc Hàn, qua Nhật sau về lại Ngũ Giác Ðài làm tổng thư ký cho Tướng Maxell Taylor tham mưu trưởng (tháng 7 năm 1955). Ông làm việc rất chăm chỉ, thất bại trong kế hoạch chia sư đoàn làm 5 nhóm mỗi nhóm được chỉ huy bởi đại tá, nhưng một năm rưỡi sau, 42 tuổi ông là thiếu tướng trẻ nhất trong quân đội. Tháng 4 năm 1958, sau bốn năm rưỡi ở Ngũ Giác Ðài ông chỉ huy Sư Ðoàn Dù khét tiếng 101.

Năm 1960, ông chỉ huy trưởng trường võ bị West Point, cải tổ trường, tăng con số sinh viên sĩ quan gấp đôi lên đến 4140. Thiếu trình độ đại học, ông chỉ huy trưởng chịu khó ngồi học lại các môn khoa học căn bản nhưng ông hoàn toàn thiếu sót không học một môn quan trọng trong chiến tranh: khí tượng học. Khuyết điểm này đã có hại về sau, qua những cuộc đụng độ với quân Việt Cộng ở các chiến trường Việt Nam.

Vào thời điểm này, TT John F. Kennedy đến West Point đọc diễn văn năm 1962, đã tiên liệu chiến tranh Việt Nam “chiến tranh du kích, chiến tranh phục kích, xâm nhập làm kẻ thù suy yếu hao mòn để chiến thắng thay vì chiến đấu mặt đối mặt.”

Ngày 3 tháng 12 năm 1963, vị trung tướng trẻ tuổi nhất trong quân đội Hoa Kỳ được Tham Mưu Trưởng Earle Wheeler gởi qua Việt Nam phục vụ dưới quyền Tướng Harkins chỉ huy trưởng quân đội Hoa Kỳ ở VN (COMVS MACV). Sau đó ông thay Tướng Harkins khi ông Cyrus Vance làm bộ trưởng Bộ Binh.

Thành công nhanh, con đường binh nghiệp thăng tiến không trở ngại đã biến Tướng Westmoreland thành một con người kiêu ngạo. Ngày qua Việt Nam, Thiếu Tướng William Yarborough chỉ huy trưởng trung tâm chiến tranh đặc nhiệm ở Fort Bragg đã dặn ông trung tướng, “Chỉ có hai chục phần trăm đụng độ trên chiến trường, tám chục phần trăm còn lại là chiến tranh ý thức hệ, không có gì vô ích hơn là đại hành quân qua vùng Việt Cộng.”

Lời khuyên ấy bị Tướng Westmoreland bỏ ngoài tai, ông đã có chủ đích khi phục vụ cho Tướng Maxwell Taylor. Khác với quan điểm của TT Kennedy, Tướng Taylor chủ trương đánh thẳng đối mặt với chiến tranh du kích bằng những cuộc chiến nhỏ. Gặp Tướng McArthur ở Nữu Ước, Tướng Westmoreland đã chủ trương đối xử với sĩ quan và tướng VNCH như là “sinh viên sĩ quan trường võ bị West Point”! Ông đến Saigon, không gặp Tổng Thống Lyndon Johnson ở Hoa Thịnh Ðốn, đặt tổng hành dinh trên lầu cao nhất của rạp Rex (vào ngày Tướng Nguyễn Khánh đảo chánh Tướng Dương Văn Minh) nhìn xuống Saigon “dùng miền Nam VN như phòng thí nghiệm không phải chỉ cho chiến tranh VN mà còn cho các trận chiến du kích khác” (ghi nhận của Trung Tướng Harrold Johnson).

Ngày 20 tháng 6, 1964, Tướng Harkins về Mỹ, Hoa Kỳ bỏ bom Hà Nội, Hoa Thịnh Ðốn không có chiến thuật cụ thể ở Việt Nam, để hoàn toàn cho Tướng Westmoreland quyết định. Ngày 1 tháng 8 năm 1964, Ðại Sứ Maxell Taylor gắn lon bốn sao cho Tướng Westmoreland. Kể từ ngày này, Tướng Westmoreland hoàn toàn không hỏi ý kiến VNCH, chủ trương tăng quân, làm xong nhiệm vụ, giao lại VNCH rồi rút quân về và tuyên bố chiến thắng. Tướng Westmoreland điều khiển chiến tranh Việt Nam theo kiểu Hoa Kỳ không cần biết chiến thuật chiến lược có phù hợp với điều kiện phức tạp ở Việt Nam hay không. Ðại sứ VNCH tại Hoa Kỳ, ông Bùi Diễm đã nhận định: “Hoa Kỳ chủ trương Việt Nam hóa chiến tranh Việt Nam tức là trước đó chấp nhận Hoa Kỳ hóa chiến tranh Việt Nam.” Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ellsworth Bunker đã đồng ý hoàn toàn với câu chơi chữ của ông Bùi Diễm nhưng Tướng Westmoreland xem thường quân đội VNCH “các anh không thể chiến đấu, chúng tôi không muốn các anh cản đường!”

Tướng Richard Stitwell phê bình, “Tướng Westmoreland đã quên phải đánh Việt Cộng ở bất cứ nơi nào chứ không phải nơi trận địa chiến.” Lỗi lầm này của Tướng Westmoreland đưa đến kết quả là từ 1966, quân đội Hoa Kỳ chủ động, quân VNCH giữ vai trò phụ thuộc và bình định hóa nông thôn nhưng Hoa Kỳ không cung cấp vũ khí và tân trang cho quân đội VNCH.

Chiến dịch “lùng địch diệt địch” của Tướng Westmoreland chủ trương: “Không đánh bại quân Bắc Việt, chỉ áp lực kẻ thù để giới lãnh đạo Bắc Việt biết họ không thể thắng. Họ phải chấp nhận hai nước Việt Nam hoặc phải thương thuyết.”

Trận đánh đầu tiên mà Tướng Westmoreland muốn, đối đầu với quân Bắc Việt tháng 10 năm 1965 ở thung lũng Ia Drang mô tả trong sách nổi tiếng của Trung Tướng Hal Moore và Joe Gallaway “We were soldiers once... and young” sau thành phim với tài tử Mel Gibson và Ðơn Dương. Trung Tá Moore lúc ấy chỉ huy tiểu đoàn đã phàn nàn, “Westmoreland ra lệnh rút lui trước khi trận chiến kết thúc.” Tỷ lệ tử thương trong trận này là mười quân Bắc Việt trên một quân Mỹ (3,561/305 ). Chiến tranh VN thay đổi bộ mặt từ trận này với tinh thần của dân Mỹ đại diện qua Thượng Nghị Sĩ Fritz Hollings, South Carolina, cảnh cáo Tướng Westmoreland “người Mỹ không cần biết con số mười, họ chỉ quan tâm đến con số một.”

Ủng hộ và đứng về phe quân đội VNCH chỉ có thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Tướng Victor H. Krulak làm việc chặt chẽ với quân dân chính VNCH đã gây nhức đầu cho Tướng Westmoreland. Ðiển hình về việc xao lãng tân trang cho VNCH của Tướng Westmoreland là câu chuyện khẩu súng tiểu liên M16. Trong khi quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam được ưu tiên trang bị tiểu liên M16, đại liên M60, súng phóng lựu M79 và máy truyền tin tối tân thì quân đội VNCH vẫn còn trang bị với súng Carbine và khẩu súng cá nhân Garant M1 nặng chình chịch từ Thế Chiến Thứ II. Ưu tiên tân trang của quân đội Hoa Kỳ ở VN là ưu tiên một còn quân lực VNCH nằm trong ưu tiên sáu, trong khi đó quân Bắc Việt đã được trang bị vũ khí hiện đại với AK47. Sau trận Mậu Thân, Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ và Trung Tướng Ðồng Văn Khuyên đã phàn nàn thẳng với Tướng Westmoreland. Chính giám đốc CIA, William Colby cũng phải nói “quân VNCH thiếu trang bị và tối tân hóa để tự vệ trong bốn năm Westmoreland ở VN.”

Chính sự ngạo mạn của Tướng Westmoreland đã làm mọi người chung quanh ông thất vọng. Một câu chuyện nhỏ cho thấy khuyết điểm lớn này của ông. Trong buổi lễ gắn huy chương cao quý Silver star cho Ðại Tá Nguyễn Văn Toàn (sau là trung tướng) có sự hiện diện của Ðại Tướng Cao Văn Viên và nhiều sĩ quan Việt Mỹ. Tướng Westmoreland sau khi mở rượu champagne đã vui miệng “nhiều người quá, chúng ta nên tổ chức thành một buổi họp” bỏ quên cả việc chia vui với Ðại Tá Toàn cho đến khi Champagne nóng không còn lạnh!

Tướng Westmoreland đã góp phần vào chiến thắng Mậu Thân 1968 của Cộng Sản. Trận chiến do Tổng Bí Thư Lê Duẩn chủ trương không được Tướng Võ Nguyên Giáp đồng ý, đã hoàn toàn bị đánh bại nhưng vì ký giả Walter Conkrite đài CBS tường trình sai và sự tiếp xúc phách lối với báo chí của Tướng Westmoreland mà chiến thắng của VNCH và Hoa Kỳ trong trận Mậu thân trở thành chiến bại dưới cặp mắt của dân Mỹ. Báo chí thiên tả The New York Times ngày ấy hoàn toàn ủng hộ chiến tranh VN đã thất vọng. Tuần báo Time năm 1966 bầu Tướng Westmoreland là “Người trong năm” cũng đổi thái độ.

Sau bốn năm phục vụ tại VN, Tướng Westmoreland về Mỹ, lên làm tham mưu trưởng quân đội. Cuối tháng 4 năm 1968, có 543,400 quân Mỹ ở Việt Nam. Sau thời kỳ Westmoreland, Hoa Kỳ không tăng quân. Trong bốn năm Tướng Westmoreland làm tham mưu trưởng quân đội, tòa Bạch ốc không hề hỏi ý kiến ông về chiến tranh VN trong khi chiến tranh vẫn tiếp diễn! Các Tổng Thống Hoa Kỳ xem Tướng Westmoreland là một lỗi lầm chính trị.

Về hưu, Tướng Westmoreland bị các tướng lĩnh chê bai về thành tích của ông ở VN, từ Tướng Fred Weyland đến Tướng Norman Shwarzkoft (chỉ huy trận bão sa mạc) “VNCH đã thua vì thiếu tiếp viện và súng đạn” cho đến Ðại Sứ Maxwell Taylor “Hoa Kỳ hoàn toàn bỏ quên quân đội VNCH.” Sir Robert Thompson chuyên viên du kích người Anh nói “không phải Tướng Võ Nguyên Giáp đánh bại Tổng Thống Johnson mà chính Tướng Westmoreland!” Các sĩ quan cấp tá ở trường cao đẳng quốc phòng đứng lên đả đảo khi ông Westmoreland đến thăm, chưa có ông tướng tham mưu trưởng nào bị mất uy tín và bi thảm vào cuối đời như ông. Ông mất năm 2005, cuộc đời ông không may mắn như Henry Kissinger dù hai người cùng có lỗi nặng ở Việt Nam.

Ba mươi bảy năm qua, người Việt tị nạn hải ngoại mỗi năm vẫn tưởng nhớ ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ở Việt Nam chính quyền Cộng sản không còn tổ chức kỷ niệm chiến thắng của chủ nghĩa Cộng sản, có lẽ vì Hoa Kỳ trở lại vùng Thái Bình Dương hoặc vì năm 2005 ông cựu Bộ Trưởng Hải Quân Jim Webb tuyên bố thẳng: “Nếu quý vị còn huênh hoang, chúng ta hãy dàn quân đánh một trận quyết định xem ai thắng ai thua?”

Việt Nguyên 4 tháng 4, 2012

The Westmoreland family (left to right, Rip, Stevie, Gen. and Mrs. Westmoreland, and Margaret) at the United States Military Academy, West Point, New York, circa 1960.
Click to expand image to full size (143.95 Kb)

(canhthep.com)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


 Trần Duy Huỳnh

37 năm thống nhất!
37 năm miền Nam có đảng!

“Đêm chong đèn, ngồi nhớ lại,
từng câu chuyện ngày xưa...” (*)
Trẻ em mồ côi ở miền Nam được
phi công Mỹ giúp di tản khỏi
Sàigòn trước ngày 30 tháng 4/75
Có cuộc chiến nào mà hai bên không bắn giết nhau, không thù hận nhau? Tại sao chiến tranh chấm dứt lâu rồi mà lòng thù hận vẫn chưa nguôi?
37 năm đã qua. Ngày ấy, người dân hai miền, người lính hai bên nghĩ rằng từ đây anh em thôi chém giết nhau, giả từ vũ khí, tiếng súng đã ngưng và thời chết chóc đã qua.

Ai không mơ ước thanh bình khi cuộc chiến dữ dội, đẫm máu đã chấm dứt? Người lính, dù đứng bất cứ bên nào thì cũng là người Việt Nam, họ chính là những người mơ ước cuộc sống thanh bình mãnh liệt nhất.
Phải chi ngày ấy, đảng làm đúng lời đảng nói “giữa chúng ta không có kẻ thắng người thua, chỉ có nhân dân là người chiến thắng” (**).

Phải chi ngày ấy, đảng hàn gắn vết thương trong lòng từng người, từng gia đình, cùng nhau xây dựng lại những tan vỡ trên hai miền đất nước.

Nhưng không, đảng đã say men “chiến thắng miền Nam” như thú say máu con mồi, đảng xây thêm nhà tù, dựng trại cải tạo và nhân danh kẻ chiến thắng, đập hết, phá hết, bất chấp đúng sai, hay dở.

Phải chi ngày ấy, đảng đừng lấy hận thù đối xử với nhau, đừng đẩy người thua cuộc đi cải tạo không biết ngày về, đừng buộc gia đình họ đi kinh tế mới để mặc sống chết; Đừng lấy cớ cải tạo xã hội, cải tạo tư tưởng, phân chia nhân dân ra thành phần này thành phần nọ để rồi dựng lên một xã hội, mà chung quy, trong đó chỉ có hai thành phần chính là “có công” và “có tội” với cách mạng - cuộc “cách mạng vô sản” do đảng CS tiến hành từ năm 1954.

37 năm đã trôi qua, quê hương Việt Nam, dân tộc Việt Nam vẫn phải bị ngụp lặn trong vũng lầy ý thức hệ XHCN. Cùng bằng thời gian này, nước Nhật, một đất nước tan hoang sau đệ nhị thế chiến đã trở thành cường quốc thế giới. Cũng bằng thời gian này, nhiều nước ở Châu Á, nghèo hơn miền Nam Việt Nam năm 1975, đã vươn lên thành rồng.

Nếu dân tộc chúng ta đừng bị áp đặt phải theo lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, cái chủ nghĩa mà ngày xưa, chính cha đẽ nó khi đến cuối đời đã muốn tìm cách chối bỏ vì tính mâu thuẫn của nó và ngày nay, bị loài người lên án là chủ nghĩa diệt chủng.

Nếu đất nước chúng ta không bị ép buộc phải xây dựng XHCN, cái xã hội mà ngày nay chỉ còn rất ít người theo mà ngay chính đảng CS cũng mơ hồ không biết nó như thế nào?

Nếu lời xin lỗi nhân dân của lãnh đạo đảng CS và những giọt nước mắt muộn màng của Hồ Chí Minh sau cuộc cải cách ruộng đất làm chết oan hàng trăm ngàn người miền Bắc năm 1954, đảng CS hiểu ra rằng xây dựng XH theo lối đấu tranh giai cấp và chuyên chính bạo lực của chủ nghĩa cộng sản chỉ đem đến đau thương, tan vỡ cho dân tộc thì ngày nay hiện tình đất nước có lẽ khác hơn chăng?

Đảng CS không phải là những con thú hoang man rợ mà tại sao lại đối xử bất nhân với người bại trận và với chính đồng bào mình? Chỉ vì đảng CS là những con người bệnh hoạn, bệnh hoạn đến mất nhân tính do tôn thờ lý tưởng cộng sản.

Lý tưởng CS đã làm cho lãnh đạo đảng CS có những suy nghĩ mê muội lệch lạc khác với suy nghĩ bình thường của con người, của dân tộc.

Chính vì cùng lý tưởng CS mà đảng thờ ơ khi Trung quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Sự bệnh hoạn đó càng tăng khi đảng ra tay đàn áp những người phản đối Trung Quốc ức hiếp ngư dân.

Hành động đàn áp những người yêu nước phản đối sự xâm lược của Trung quốc là hành động đàn áp truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc. Mà

ÔI NẤM MỒ
“Nhìn lại, cố quên để đi tới, nhưng vẫn còn những tồn đọng giữa người lính hai miền Nam-Bắc và ngay cả ở địa hạt văn chương.” Nhà văn Bảo Ninh.

góc rừng năm bảy ba (1973)
một tiểu đội quân giải phóng
một tiểu đội lính Việt Nam cộng hòa
trận đánh giáp lá cà
họ xiết cổ nhau cùng chết

hai bên quên lấy xác

hòa bình rồi
người gác rừng chôn cất
lẫn lộn xương cốt địch ta
vô danh bốn nấm đất

tôi đến thắp nhang
thương bốn nấm mồ hoang
của hai mươi ba người lính hai bên chiến tuyến
không được đưa vào nghĩa trang

những kẻ thù xưa
giờ ôm nhau ngủ
thân xác xưa sao Việt cộng, Cộng hòa 
để xương lính trộn vào cốt lính

không nén nhang nào chính
chẳng khói hương nào tà
ôi nấm mồ Việt Nam ta

Lộc Ninh 1975-Sài Gòn 2012
TRẦN MẠNH HẢO
Hai hình ảnh trên Đại Lộ Kinh Hoàng năm 1972: nhân dân chạy tránh cuộc tấn công vào Quảng trị của quân đội cộng sản

từ trước đến nay, thành tích của đảng không phải là phá vỡ truyền thống dân tộc hay sao?

Ngày 30/4/1975, đảng CS mới là kẻ chiến thắng chứ không phải nhân dân hay những người đã hy sinh xương máu cho sự chiến thắng đó.

Từ ngày ấy, đảng đã độc quyền thâu tóm mọi thứ vào tay đảng, từ tư tưởng, quyền lực chính trị đến quyền lợi kinh tế. Đảng tha hồ áp đặt, chia chác và ban bố cho những kẽ, kể cả tôn giáo mà đảng xem là thuốc phiện, nếu phục tùng đảng. Đảng có phục vụ nhân dân không? câu trả lời là KHÔNG.

Hãy nhìn hiện tình đất nước hiện nay thì rõ. Nền kinh tế lạc hậu chỉ có bề nỗi và gần như hoàn toàn lệ thuộc nước ngoài. Sau 37 năm, các mặt hàng sản xuất trong nước vẫn phải lệ thuộc 80% nguyên liệu nhập khẩu. Các tập đoàn kinh tế Nhà nước sử dụng tới 45% vốn toàn xã hội nhưng chỉ để chia chác với nhau quyền lợi và quyền lực, đóng góp rất ít cho xã hội.

Các tập đoàn kinh tế đó, con đẻ của đảng và nhà nước, đã thao túng nền kinh tế với sự giúp sức của cơ chế định hướng XHCN và sự che chở của lãnh đạo đảng CS, nó là nguồn tiền của lãnh đạo. Nhưng nó cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát làm cho đời sống nhân dân khốn đốn hiện nay mà chưa có cách nào khắc phục nỗi.

Ngân hàng được mở ra chủ yếu là để góp vốn phục vụ các tập đoàn này, là nguyên nhân gây thiếu thanh khoản, giết chết các doanh nghiệp tư nhân, gây ra nạn thất nghiệp trầm trọng trong xã hội và làm cho nông dân thấp cổ bé miệng chịu thiệt thòi, suốt đời thiếu nợ, không thoát ra khỏi cảnh nghèo đói.

Tham nhũng, nói láo và phong bì lót tay đã trở thành văn hóa giao lưu trong cuộc sống hàng ngày.

Nạn cướp đất của dân tràn lan từ Nam ra Bắc không có gì kiểm soát hay kiềm chế được vì nạn phe nhóm và tham nhũng.

Từ 30/4/1975, 37 năm đã trôi qua, người dân chuyển từ sống trong sợ hãi sang sống trong vừa bất an vừa sợ hãi. Bất an trong mọi lãnh vực, từ thời tiết, môi trường, văn hóa, đạo đức xã hội, chính trị, kinh tế, giáo dục, giao thông cho đến y tế. Người sống đã thế, người chết cũng không thoát ra được, những vụ cưỡng chiếm, san bằng đất nghĩa trang là một thí dụ.

Ngày nay đảng CS không còn có thể đỗ thừa cho “tàn dư Mỹ Ngụy”, cho “thực dân, đế quốc” cho “cấm vận kinh tế” được nữa vì đảng biết chính đảng là “nguyên nhân của mọi nguyên nhân”, nghị quyết 4 về “chỉnh đốn đảng” vừa rồi là một minh chứng cụ thể nhất.

Ngày nay “cách mạng vô sản” không còn hiệu nghiệm vì đảng đã quá giàu rồi. Cái nghèo, cái khốn khổ của dân thì ai cũng biết, nhưng cái giàu của lãnh đạo đảng đang nằm ở đâu đó thì khó ai mà biết được.

Lá bùa đạo đức Hồ Chí Minh thì lại bị chính lãnh đạo và đảng viên cao cấp của đảng làm phá sản. Đảng bây giờ nhìn đâu cũng thấy “phản động”, cũng thấy “nguy cơ diễn biến hòa bình”, đảng chỉ còn biết dựa vào sự gian xảo, lưu manh của bọn Mafia xã hội đen và bạo lực của công an “nhân dân” để bảo vệ mình.

37 năm thống nhất cả nước dưới sự lãnh đạo của đảng CS, đất nước Việt Nam chỉ còn là những khẩu hiệu. Một trong những khẩu hiệu thể hiện rõ nét nhất bản chất của đảng CS là khẩu hiệu“Công An Nhân Dân Còn Đảng Còn Mình”.
21/04/2012
ÿ Trần Duy Huỳnh
(*) Trịnh Công Sơn - Huyền Thoại Mẹ
(**) Ngày 1.5.1975, khi gặp Đại tướng Dương Văn Minh, vị Tổng thống Việt Nam Cộng hoà cuối cùng, tại dinh Độc Lập, Thượng tướng Trần Văn Trà tuyên bố: “Giữa chúng ta không có kẻ thắng người thua, chỉ có nhân dân là người chiến thắng”.


to-quoc.blogspot.com
Chương trình THVN HTĐ CT1015 ngoài phần Tin tức Phóng Sự là cuộc phóng vấn Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến Elizabeth Phạm..

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Việt Nam Qua Nét Vẽ Của Direk Kingnok

Trên 50 bức tranh về Việt Nam do họa sĩ Direk Kingnok người Thái Lan đăng tải trên tài khoản Facebook của mình đang được nhiều bạn trẻ Việt Nam chia sẻ cho nhau trên mạng xã hội này.

Dưới nét bút của Direk Kingnok, khung cảnh 3 miền của Việt Nam được khắc họa rất sống động và chân thực. Được vẽ bằng màu nước, những bức tranh đã tái hiện lại các phong cảnh đẹp và cảnh sinh hoạt mang tính văn hóa cộng đồng tại nhiều địa điểm khác nhau như Hạ Long, Hà Nội, Huế, TP HCM… Những tác phẩm này đem lại cho người xem cái nhìn vừa thân quen, vừa mới mẻ về Việt Nam. Bởi vậy, tranh của Direk Kingnok đã nhận được tán thưởng nồng nhiệt.

Một thành viên quản trị của Hội Những người thích vẽ trên Facebook nhận xét: “Việt Nam thực sự đẹp hơn qua những bức tranh tinh tế của một người Thái Lan”. Được biết, vào tháng 5 vừa qua họa sĩ Direk Kingnok cùng hai họa sĩ người Thái khác tổ chức triển lãm tranh mang tên “Hà Nội mùa xuân” tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Thái Lan.


 Họa sĩ Direk Kingnok và tình yêu Việt Nam
Direk Kingnok bên tranh cô gái VN trong triển lãm ở Bangkok

Dưới đây là một số bức tranh họa sĩ Direk Kingnok đăng tải trên tài khoản Facebook của mình:


Một góc phố rực rỡ sắc màu của Hà Nội trước thềm Tết Nguyên đán.


Những người đánh cá bương chải ở vịnh Hạ Long, kỳ quan thiên nhiên của thế giới.


Hà Nội với những tia nắng hiếm hoi trong mùa đông.


Khuê Văn Các, biểu tượng của Hà Nội.


Một buổi trưa ở Huế.


Di tích Ngọ Môn, Huế.


Khu vực chợ Bến Thành


Hoàng hôn trên TP. HCM.


Những chiếc xe máy cũ kĩ bên bức tường chi chít "Khoan cắt bê tông" quen thuộc ở các đô thị Việt Nam.


Một góc phố thâm trầm đầy hoài niệm.


Một buổi tối ấm áp ở Hà Nội.


Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu.


Đường phố Sài Gòn nhộn nhịp, xô bồ.


Hà Nội sau cơn mưa.


Đêm Hà Nội.

(Theo trang fanpage "Direk Kingnok Watercolor artist")

mag.ashui.com/index.php/congdong/45-art-designs/5619-viet-nam-qua-nhung-buc-tranh-mau-nuoc-cua-direk-kingnok.html

Các tác phẩm của Nguyễn Đức Quang


Tổng số có 24 tác phẩm.
Anh Em TôiBài này có nhạc nghe
Tác giả: Nguyễn Đức Quang
Ca sĩ thể hiện: Nguyễn Đức Quang
Anh em tôi, hơn trăm năm, nằm nếm gai uống chai mật đắng. Chê bước anh, nhưng trông đến em lòng đầy lo lắng. Anh em tôi, hơn trăm năm, mang chiếc gông đi trong lao tù. Cho đến nay, cờ tự do cắm trên nấm mồ. Anh...
Bầu Trời Quê Hương TaBài này có nhạc nghe
Tác giả: Nguyễn Đức Quang
Ca sĩ thể hiện: Nguyễn Đức Quang
Ta đi lang lang thang trên bờ ruộng nghèo. Lời nguyền trong tim vẫn như khắc sâu. Lời nguyền đưa nhau tới bờ tươi sáng. Những bước đầu chưa hề nhạt màu. Một ngày nào ta sẽ quay về. Đem vinh quang bốn bề. Ta mang...
Bên Kia SôngBài này có nhạc nghe
Tác giả: Nguyễn Đức Quang
Ca sĩ thể hiện: Thái Hiền
Này người yêu, người yêu anh ơi! Bên kia sông là ánh mặt trời. Này người yêu, người yêu anh hỡi! Bên kia đồi, cỏ hoa đan lối. Bên kia núi, núi cao chập chùng. Bên kia suối, suối reo lạnh lùng. Là bài thơ, toàn chữ...
Chỉ Tại AnhBài này có nhạc nghe
Tác giả: Nhạc Nguyễn Đức Quang, thơ Nhất Tuấn
Ca sĩ thể hiện: Nguyễn Đức Quang
Chỉ tại anh nên hôm qua về trễ. Cứ phim hay, tài tử trứ danh hoài. Anh quảng cáo và tô màu giỏi thế !!! Hỏi ai còn nỡ khất hẹn ngày mai. Chỉ tại anh nên trời thu đổi gió. Mimosa phủ kín mặt đường khuya. Vương...
Chiều Qua Tuy HòaBài này có nhạc nghe
Tác giả: Nguyễn Đức Quang
Ca sĩ thể hiện: Elvis Phương & Khánh Ly
Ngày xưa tôi đã đi qua Tuy Hòa. Trời xanh le lói bao mộng mơ. Đàn chim tung cánh bay bay đầu gió. Và đâu đây tiếng sông bồi phù sa. Ôi, những chiều mây vắt ngang lưng đèo. Vọng Phu đưa mắt cũng buồn theo. Chiều...
Cho Đồng Bào TôiBài này có nhạc nghe
Tác giả: Nguyễn Đức Quang
Ca sĩ thể hiện: Chưa Biết
Cho đồng bào tôi ở khắp bốn phương trời. Hát những bài ca tôi đòi đã mòn hơi. Nghe nhau khóc thầm suốt đêm qua. Nghe bao nhiêu bạn khóc bên kia. Hoang mang cúi đầu chờ mong thượng đế. Cho đồng bào tôi thở nốt...
Chuyện Con Gái
Tác giả: Nguyễn Đức Quang
Là con gái tuổi mười lăm, mười bảy. Thì ai mà không ước mộng yêu đương. Thì ai mà không thầm lén soi gương. Ðem nhung nhớ hong dài trên mắt biếc. Khi đã yêu thì trời ơi tha thiết !!! Giấc ngủ đêm nào cũng mộng...
Dưới Ánh Mặt TrờiBài này có nhạc nghe
Tác giả: Nguyễn Đức Quang
Ca sĩ thể hiện: Hợp Ca
Trời sáng tươi đã lên rồi. Trời sáng luôn trong lòng tôi. Cặp mắt khô trong đêm dài. Tìm quanh đây một ngày vui. Bà lão vun đất bên hè. Từng nhát gieo sao nhọc ghê. Trời nắng run như cây già. Thảnh thơi ôi chuyện...
Đường Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đức Quang
Đường Việt Nam ôi vô cùng, vô tận, đường ngang tàng ngoài biển Nam giữa Trường Sơn. Đường ngày qua đầy vết kinh hoàng, mỗi xóm làng một dở dang. Đường ruộng ngô đến xóm dừa chưa cùng, đường ngông cuồng,...
Hy Vọng Đã Vươn LênBài này có nhạc nghe
Tác giả: Nguyễn Đức Quang
Ca sĩ thể hiện: Chưa Biết
Hy vọng đã vươn lên trong màn đêm bao ưu phiền. Hy vọng đã vươn lên trong lo sợ mùa chinh chiến. Hy vọng đã vươn lên trong nhục nhằn tràn nước mắt. Hy vọng đã vươn dậy như làn tên. Đang rực lên. Trong màn đêm....

Im Lặng Là Đồng Lõa
Tác giả: Nguyễn Đức Quang
Khi Chúa cho con hoang trở về. Nhìn thấy quê hương vui tràn trề. Là Việt Nam chịu ân oán cho cuộc tranh đua. Bao nước vây chung quanh đòi nợ. Bị đóng đinh trên cây thập tự. Một dân tộc trả bằng máu hai chục năm...
Không Phải Là LúcBài này có nhạc nghe
Tác giả: Nguyễn Đức Quang
Ca sĩ thể hiện: Chưa Biết
Không phải là lúc ta ngồi mà đặt vấn đề nữa rồi. Mà phải cùng nhau ta làm cho tươi mới. Hàng chục năm qua ta ngồi ngó nhau. Nghi ngờ nhau , khích bác nhau. Cho cay cho sâu , cho thật đau. Không phải là lúc ta ngồi...
Lìa Nhau
Tác giả: Nguyễn Đức Quang
Lìa nhau cho tim bốc cháy, thù sâu lan khắp ư lan khắp địa cầu. Lìa nhau cho nhau giá buốt, tình thương chôn dưới chôn dưới hận sầu. Lìa nhau đem theo đói khát nhục nhằn, lìa nhau cho giấc dài trở trăn. Lìa nhau...
Lời Nguyện Cầu Hạnh Phúc
Tác giả: Nguyễn Đức Quang
Là phút vui đôi bạn hiền. Chúng tôi xin góp ít lời vui duyên. Cầu chúc cho đôi bạn hiền. Mai đầy vui sướng suốt đời vui thêm. 1. Nguyện ơn trên sáng soi về minh chứng. Cho đôi lòng vừa trao nhau ước thề, ngày...
Mãi Mãi Bên NhauBài này có nhạc nghe
Tác giả: Nguyễn Đức Quang
Ca sĩ thể hiện: Hợp Ca Lửa Việt
Mãi mãi bên nhau. Nối chặt vòng tay. Ta vui xum vầy. Mãi mãi bên nhau. Khắc nguyện từ đây. Ta luôn có nhau. Ta mong cho quê hương sáng ngời. Trong tình yêu mến tràn lan khắp nơi. Ta yêu cho quê hương ngát...
Người Yêu Tôi BệnhBài này có nhạc nghe
Tác giả: Nguyễn Đức Quang
Ca sĩ thể hiện: Nguyễn Đức Quang
Nắng nóng cháy da đã về rồi. Trên thân người đẹp tôi. Bão tố buốt xương cũng về tôi. Cho thêm tàn phai. Nàng nằm đớn đau, tháng năm dài buồn thiu. Nàng cầu-cứu tôi giữa cơn bệnh đầy vơi. Ðã lắm lúc thao-thức...
Như Mây Trên CaoBài này có nhạc nghe
Tác giả: Nguyễn Đức Quang
Ca sĩ thể hiện: Elvis Phương
Anh sẽ lên trên ngọn Hồng Lĩnh. Hái cho Em một cánh hoa rừng. Thầm khắc tên Em vào phiến đá rêu xanh. Rồi vây quanh bằng trái tim anh. Anh sẽ lên trên ngọn Hồng Lĩnh. Giắt trong tay dáng Em mà thôi. Da trời xanh...
Thiên Thu
Tác giả: Nguyễn Đức Quang
Sao thiên thu không là xa nhau. Khi trời mưa vẫn gây nên sầu. Tôi đứng đây như cây cột đèn. Đã đút giây đã gãy ngang mình. Để lại con đường. Để lại chung quanh triền miên bóng tối. Em ơi chung quanh bóng tối....
Về Với Mẹ ChaBài này có nhạc nghe
Tác giả: Nguyễn Đức Quang
Ca sĩ thể hiện: Hợp Ca
Từ Nam Quan, Cà Mau. Từ non cao rừng sâu. Gặp nhau do non nước xây cầu. Người thanh niên Việt Nam. Quay về với xóm làng. Tiếng reo vui rộn trong lòng. ÐK:. Cùng đi lay Trường Sơn. Cùng đi xoay Hoành Sơn. Cùng...
Vì Tôi Là Linh MụcBài này có nhạc nghe
Tác giả: Nhạc Nguyễn Đức Quang, thơ Nguyễn Tất Nhiên
Ca sĩ thể hiện: Don Hồ
Vì tôi là linh mục. Không mặc chiếc áo dòng. Nên suốt đời hiu quạnh. Nên suốt đời lang thang. Vì tôi là linh mục. Có được một tín đồ. Nhưng không là thánh thần. Nên tín đồ đi hoang. Vì tôi là linh mục. Giảng...

Việt Nam Quê Hương Ngạo NghễBài này có nhạc nghe
Tác giả: Nguyễn Đức Quang
Ca sĩ thể hiện: Tốp Ca; Ngàn Khơi
Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn. Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang. Lê sau bàn chân gông xiềng một thời xa xăm. Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loàng xoàng. Ta khua xích kêu vang...
Vỗ Cánh Chim Bay
Tác giả: Nguyễn Đức Quang
Vỗ cánh chim bay trên cao. Trời mây về giăng khắp lối. Thoáng bóng em phương trời nào. Buổi chiều lấm tấm mưa Thu. Chỉ là phút chốc bơ vơ. Chỉ là cơn gío vụt qua. Vỗ cánh chim bay lao xao. Nửa đèo ngổn ngang lá...
Xin Chọn Nơi Này Làm Quê Hương
Tác giả: Nguyễn Đức Quang
Ta còn những người ngồi quanh đây, trán in vết nhăn. Ðêm nằm nghe lòng quặn sôi lên giữa cơn mộng lành. Ôi vì thâm tình cùng con dân sống trong chiến tranh. Ôi cùng đau lòng cùng hoang mang giữa khi khó khăn. Xin...
Xương Sống Ta Đã Oằn XuốngBài này có nhạc nghe
Tác giả: Nguyễn Đức Quang
Ca sĩ thể hiện: Nguyễn Đức Quang
Xương sống ta đã oằn xuống, cuộc bon chen cứ đè lên. Người vay nợ áo cơm nào, thành nợ trăm năm còn thiếu. Một ngày một kiếp là bao. Một trăm măm mấy lúc ngọt ngào. Ôi biết đến bao giờ được nói tieng an vui thật...