Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Campuchia có Sirik Matak , VNCH có Trần Văn Hương đã sống chết với quê hương.




Tưởng niệm Cụ Trần Văn Hương
nhân sĩ suốt đời giữ tiết tháo


Hứa Hoành






"Tôi xin phép từ chối. Tôi không nhận cái quyền công dân nầy. Dầu gì tôi cũng đã là người lãnh đạo miền Nam, trong khi binh sĩ, nhân viên các cấp, chỉ vì thừa lịnh của chúng tôi, mà giờ đây vẫn còn bị giam cầm trong các trại cải tạo, chưa được trả quyền công dân. Chẳng lý gì, tôi là người trách nhiệm, lại được trả quyền công dân trước..." (Lời cựu Tổng Thống Trần Văn Hương trả lời một cán bộ CS, khi họ đến nhà định làm lễ, quay phim "trả quyền công dân cho ông").

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Bảo Tàng Viện Chiến Tranh Việt Nam ( Museum of the Forgotten Warriors )

Chuyện cảm động về một người Mỹ thầm lặng xây cất
bảo tàng viện Chiến Tranh Việt Nam
Tác giả: Phương Hoa

      
Lời giới thiệu: Năm 1965, cậu bé Dann 10 tuổi của thành phố cổ Marysville có người bạn lớn đi lính sang Việt Nam chiến đấu. Nhận thư bạn lớn từ chiến trường Dĩ An, cậu bé 10 tuổi xúc động, bắt đầu sưu tập kỷ vật về Việt Nam để làm... bảo tàng. 50 năm sau, Bảo Tàng từ nhà để xe của Dann, nay đã thành một công viên bảo tàng, quốc kỳ người lính Việt Nam Cộng Hòa được trân trọng. Tác giả bài viết là nhà giáo Phương Hoa của thành phố cổ Marysville, California. --Khuyết danh.

 

Hồi thời chiến tranh Việt Nam, tôi thật ghét cái bọn “ngồi mát ăn bát vàng” và bọn nhà báo tung tin “không đầu không đuôi” trong khi con tôi đang dấn thân vào súng đạn. Thằng Allan nói bọn chúng chỉ giỏi khua môi múa mỏ ở bên này chứ thật ra chúng chả biết cái đếch gì. Ai có đến Việt Nam, sống cùng người dân, và chiến đấu cùng những người lính Việt Nam Cộng Hòa thì mới biết rõ sự tình, mới biết cuộc chiến này có ý nghĩa ra sao. “Cuộc chiến mà chúng con không được quyền chiến đấu cho tới cùng để thắng mẹ ạ,” Alan nó nói vậy đấy!

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

THÁNG TƯ ÔN CHUYỆN CŨ

 Phạm Tín An Ninh

Thời gian gần đây, một số báo chí trong nước đã đồng loạt phổ biến và đề cao giá trị “hòa hợp hòa giải” của tấm ảnh “hai người lính”, mặc dù nó đã xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2007, trong một cuộc triển lãm tại Hà Nội, với một cái tên khá hấp dẫn “Ước Vọng Hòa Bình”.


Tấm ảnh chụp hai người lính, một người lính TQLC của miền Nam (VNCH) và một anh bộ đội của miền Bắc (Cộng Sản), được tác giả là Ông Chu Chí Thành, nguyên Trưởng Ban Biên Tập, Sản Xuất Ảnh Báo Chí của Thông Tấn Xã (Bắc Việt), và cũng là nguyên Chủ Tịch Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh VN, cho biết là chính ông đã chụp tại lằn ranh chiến tuyến Triệu Phong, Quảng Trị vào tháng 4/1973 sau Hiệp Định Paris (có hiệu lực từ ngày 27.1.1973). Tác giả bức ảnh cũng như một số báo chí tại Việt Nam đã (và đang) đi tìm hai nhân vật trong tấm ảnh đặc biệt này, mà họ cho là biểu tượng của “Ước Vọng Hòa Bình” và “Tinh Thần Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc” (!).