-
Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018
Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018
Trận An Lộc 1972
Trận An Lộc 1972
Written by an unknown author, provided by Kim Nguyen, this article is published in memory of general Le Van Hung and all South Vietnamese soldiers and civilian defenders of An Loc in 1972
Tài liệu:
http://www.vlink.com/nlvnch/jennifer/anloc1.html
(Đăng lại tài liệu vì link vừa bị phá)
1972 - An Lộc Anh Dũng
Trước khi để lịch sử về cuộc chiến đấu chống CS của quân dân miền Nam
có thể trôi vào quên lãng, chúng ta phải ghi lại đầy đủ tội ác của CS,
nhất là đối với miền Nam VN. Một trong những tội ác đó là CS Bắc Việt đã
dùng ít nhứt 4 sư đoàn (công trường) để cố tàn sát 1 tỉnh lỵ bé nhỏ ở
Bình Long miền Nam VN vào năm 1972, nhưng CSBV đã thất bại. Sự thất bại
này đã làm giảm uy tín của Võ Nguyên Giáp, "người anh hùng Điện Biên",
nổi tiếng trong giới quân sự Tây phương là có tài nướng quân.
Hậu quả của trận tấn công An Lộc là CSBV đã để lại cho vùng đất bé nhỏ này 1 cảnh điêu tàn, chết chóc thật là khủng khiếp, không thể nào mô tả nỗi.
Vào ngày 7/7/72, Tướng lê Văn Hưng, người hùng tử thủ An Lộc, đã viết: "An Lộc đã đứng vững suốt 3 tháng cam go nhờ vào tinh thần chiến đấu kiên cường của toàn thể quân dân anh hùng nơi thị xã nhỏ bé thân yêu của đất nước."
Vài nét về An Lộc
An Lộc, tỉnh lỵ của Bình Long, trước đây là 1 thị trấn nhỏ gọi là Hớn Quản thuộc tỉnh Thủ Dầu Một. Từ thời cố TT Ngô Đình Diệm, vì nhu cầu hành chánh, tỉnh Bình Long được thành lập gồm 3 quận Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh. Từ ngày đó, quận Hớn Quản đổi thành quận An Lộc và tỉnh lỵ An Lộc nằm trong quận cùng tên này, trong phạm vi xã Tân Lập Phú.
Hậu quả của trận tấn công An Lộc là CSBV đã để lại cho vùng đất bé nhỏ này 1 cảnh điêu tàn, chết chóc thật là khủng khiếp, không thể nào mô tả nỗi.
Vào ngày 7/7/72, Tướng lê Văn Hưng, người hùng tử thủ An Lộc, đã viết: "An Lộc đã đứng vững suốt 3 tháng cam go nhờ vào tinh thần chiến đấu kiên cường của toàn thể quân dân anh hùng nơi thị xã nhỏ bé thân yêu của đất nước."
Vài nét về An Lộc
An Lộc, tỉnh lỵ của Bình Long, trước đây là 1 thị trấn nhỏ gọi là Hớn Quản thuộc tỉnh Thủ Dầu Một. Từ thời cố TT Ngô Đình Diệm, vì nhu cầu hành chánh, tỉnh Bình Long được thành lập gồm 3 quận Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh. Từ ngày đó, quận Hớn Quản đổi thành quận An Lộc và tỉnh lỵ An Lộc nằm trong quận cùng tên này, trong phạm vi xã Tân Lập Phú.
Bản đồ An Lộc với các mủi tiến quân của Cộng quân
Quốc lộ 13 từ Saigon đi ngược lên cắt đôi tỉnh Bình Long và xuyên ngang tỉnh lỵ An Lộc dẫn dài tới biên giới Kampuchea, tới Snoul. Quốc lộ 13 phải vượt qua Lai Khê, Chơn Thành, Tàu Ô, Tân Khai, Xa Cát, Xa Trạch, Xa Cam rồi mới tới thành phố An Lộc. Quảng đường này đã trở thành chông gai trắc rở trong thời gian diễn tiến cuộc chiến An Lộc. Các chiến sĩ VNCH phải khắc phục con đường này từ Nam lên Bắc và những người dân chạy loạn từ Bắc xuống Nam đã mệnh danh hơn 20 km quốc lộ này là "con đường máu".
Điểm thứ nhứt khiến CS Bắc Việt nhắm vào An Lộc là vì tỉnh Bình Long nằm sát biên giới Kampuchea nơi che dấu những căn cứ địa của CS Bắc Việt trên xứ Kampucheạ Thị trấn này về mặt chiến lược còn nắm vai trò chủ yếu phòng thủ cho Bình Dương và sau đó là thủ đô Saigon. Thế nhưng An Lộc chỉ là 1 thành phố nhỏ bé, nơi đặt cơ sở hành chánh điều hành tỉnh Bình Long. Điều quan trọng mà CS Bắc Việt đã gán cho An Lộc là yếu tố tinh thần.
Khi chọn làm mục tiêu tấn công CS Bắc Việt hy vọng đạt 1 chiến thắng đồng thời tạo 1 kinh hoàng, đe dọa thủ đô Saigon. Khi họ quyết tâm tấn công An Lộc, CS Bắc Việt cũng không ngờ đến rằng sẽ gặp phải 1 sức chiến đấu kiên trì anh dũng của quân dân tại đây. Sức chiến đấu này không phải chỉ 1 người ca tụng, 1 dân tộc ca tụng mà cả thế giới ngưỡng mộ và cảm phục.
Từ Lộc Ninh đến An Lộc.
Giữa lúc dân chúng trên khắp lãnh thổ miền Nam tự do chưa hết bàng hoàng bởi cuộn sóng đỏ xâm lăng công khai vượt lằn ranh vĩ tuyến 17 tràn vào vùng cực Bắc của VNCH, trong những ngày đầu thì 1 mũi dùi khác của CSBV bắt đầu thọc mạnh vào tỉnh Bình Long, với quân số 4 sư đoàn, mưu toan "dứt điểm" Bình Long, làm bàn đạp tiến về phía Nam, uy hiếp thủ đô Saigon, chỉ cách nơi đây có hơn 100 km.
Rạng sáng ngày 5/4/1972, vào lúc bình minh, Bộ chỉ huy hành quân của CSBV ban ra 1 mệnh lệnh khô khan :"Phải chiếm An Lộc trước ngày 20/4/72, nghĩa là phải đè nặng áp lực tối đa lên vùng hơn 100 km Bắc Saigon, để cầm chân 1 số lớn lực lượng nòng cốt của địch tại đây".
Chiến sĩ VNCH ở đồi gió
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)