Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

MỘNG BÁ QUYỀN CỦA T.Q. 50 NĂM TỚI



          Sáu cuộc chiến tranh trong 50 năm tới của Trung Quốc?



Posted by ttxcc6 on 16/02/2013
Nghiên cứu Biển Đông
Thứ ba, 02 Tháng 8 2011 10:26
Bài trên trang China News về 6 cuộc chiến tranh mà Trung Quốc sẽ phát động trong 50 năm tới. Sau khi dùng vũ lực thống nhất với Đài Loan thì mục tiêu tiếp theo là phát động chiến tranh để thu hồi các đảo ở Biển Đông.



Trung Quốc là một nước lớn chưa thống nhất, đây là nỗi nhục của dân tộc Hoa Hạ, là nỗi hổ thẹn của con cháu Viêm Hoàng để thống nhất đất nước và sự tôn nghiêm của dân tộc, trong vòng 50 năm tới, Trung Quốc cần phải tiến hành 6 cuộc chiến tranh.



Cuộc chiến tranh thứ nhất : Thống nhất Đài Loan (giai đoạn 2020 – 2025)
Mặc dù, quan hệ hai bờ hiện nay đang có xu hướng đi vào hòa hoãn, nhưng đừng hy vọng nhà đương cục Đài Loan (cho dù là Quốc dân đảng hay Dân tiến đảng) muốn thống nhất hòa bình với Trung Quốc đại lục, vì điều này không phù hợp với lợi ích tranh cử của đảng cầm quyền tại Đài Loan, cho nên trong thời gian dài sẽ tiếp tục nêu chủ trương giữ nguyên hiện trạng với Trung Quốc đại lục (như vậy đều có lợi cho hai đảng, Dân tiến đảng hung hăng một chút, Quốc dân đảng hòa hoãn một chút, cả hai đều giành được lợi ích chính trị trên chính trường Đài Loan), “độc lập” nhưng không dám “độc lập” thật sự, chỉ có thể kích động dư luận để kiếm lợi, trong khi đó “thống nhất” cũng sẽ là không “thống nhất” thật sự, chỉ có thể là đề cập chung chung. Đài Loan không thống nhất, đây là một tổn thương lớn nhất của Trung Quốc.
Cho nên trong 10 năm tới, tức trước năm 2020, Trung Quốc cần phải nắm cho được phương châm chiến lược thống nhất, tuyên bố trước Đài Loan về thời hạn cuối cùng để thống nhất đất nước là năm 2025, hoặc là Đài Loan chấp nhận thống nhất hòa bình (đây là kết quả mà toàn thể người Hoa trên khắp thế giới mong đợi), hoặc là phải sử dụng vũ lực để thống nhất (đây là sự lựa chọn duy nhất mà Trung Quốc đại lục buộc phải làm). Để thống nhất, Trung Quốc phải làm tốt công tác chuẩn bị từ 3 đến 5 năm (thời điểm này, Trung Quốc hoàn toàn có đủ thực lực quân sự để thống nhất Đài Loan, như hàng không mẫu hạm của Trung Quốc chính thức được đưa vào biên chế, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 4 được hoàn thiện…), khi thời điểm đến, cho dù là sử dụng phương thức thống nhất như thế nào, Trung Quốc vẫn nhất định phải thống nhất, đây là một sứ mệnh lịch sử của dân tộc Hoa Hạ.
Theo phân tích tình hình hiện nay, Đài Loan tất sẽ cự tuyệt thống nhất, Trung Quốc đại lục duy nhất chỉ có con đường sử dụng vũ lực để thống nhất. Cuộc chiến tranh thống nhất này là một cuộc chiến tranh đích thực mang ý nghĩa hiện đại hoá kể từ sau khi nước CHND Trung Hoa được thành lập, là một cuộc chiến tranh kiểm nghiệm toàn diện sức chiến đấu hiện đại hoá của quân đội Trung Quốc. Trong cuộc chiến này, Trung Quốc có thể dễ dàng giành chiến thắng, nhưng cũng có thể sẽ gian nan giành chiến thắng. Tình hình này phụ thuộc vào quyết định tham chiến của Mỹ, Nhật Bản đối với Đài Loan. Mỹ, Nhật Bản viện trợ cho Đài Loan, thậm chí xuất quân phản công Đại lục, Trung Quốc buộc phải sử dụng tổng lực để đối kháng Mỹ, Nhật Bản, như vậy sẽ trở thành cuộc đại chiến gian khổ và kéo dài. Nếu Mỹ, Nhật Bản không dám đối kháng với Trung Quốc, để Trung Quốc đại lục thu hồi Đài Loan, quân đội Đài Loan đương nhiên không thể chống đỡ, nhiều nhất là 3 tháng là có thể kiểm soát hoàn toàn Đài Loan.
Mặc dù hiện nay ai cũng cho là Trung Quốc có đủ khả năng chống lại các thế lực can thiệp, nhưng trước khi thu hồi Đài Loan, tốt nhất là tiến hành bố trí thế cục, để Mỹ, Nhật Bản không kịp hoặc không dám tham chiến, như vậy Trung Quốc mới có thể thần tốc đánh chiếm Đài Loan. Vậy phải bố trí thế cục như thế nào để Mỹ, Nhật Bản không kịp hoặc không dám tham chiến? Tốt nhất là gây ra một, hoặc hai cuộc chiến tranh trước đó, ví dụ như chiến tranh Ixraen-Iran, chiến tranh Nga-Nhật, chiến tranh Ấn Độ-Pakixtan, hay đối đầu giữa hai miền Triều Tiên, như vậy Mỹ, Nhật Bản khó có thể kịp thời hoặc không dám tham chiến.
Đương nhiên, cho dù Mỹ, Nhật Bản có tham chiến hay không, cuối cùng Trung Quốc đều giành chiến thắng, đây là điều không phải nghi ngờ. Nhưng khác biệt ở chỗ, nếu Mỹ, Nhật Bản tham chiến, nguyên khí kinh tế của Trung Quốc sẽ bị tổn thương nặng nề; nếu Mỹ, Nhật Bản không kịp hoặc không tham chiến, kinh tế của Trung Quốc sẽ không bị tổn thất. Tuy nhiên, cho dù Mỹ, Nhật Bản có tham chiến hay không, về mặt quân sự, Trung Quốc sẽ có bước phát triển mang tính nhảy vọt. Vì sau khi thống nhất Đài Loan, hợp nhất kỹ thuật quân sự của Đài Loan, trong vòng từ 5 đến 10 năm, kỹ thuật quân sự của Trung Quốc sẽ có bước phát triển vượt bậc.
Trong cuộc chiến này, Mỹ không tham chiến còn có thể giữ được địa vị độc bá của mình, một khi tham chiến, địa vị độc bá tất bị lung lay. Sau khi bị tổn thất nặng nề trong cuộc chiến này, địa vị bá chủ thế giới của Mỹ sẽ bị các nước nghi ngờ, đặc biệt là các nước nhỏ Đông Nam Á, đối diện với một Trung Quốc láng giềng hùng mạnh, buộc các nước này không thể không tính toán lại xem đi theo hướng nào, đi theo ai. Mỹ không tham chiến còn có thể duy trì địa vị bá chủ thế giới khoảng 40 năm nữa, trong 40 năm này, Trung Quốc sẽ không có cớ thách thức bá quyền của Mỹ, Trung Quốc chỉ có thể tiếp tục chuyên tâm vào sự nghiệp thống nhất đất nước.
Điểm có lợi nhất của cuộc chiến thống nhất Đài Loan là Trung Quốc đã phá vỡ chuỗi đảo bao vây thứ nhất của Mỹ, để hướng ra Thái Bình Dương, như vậy Trung Quốc từ đó có thể tiến quân ra đại dương, mở rộng lợi ích thiết thân của Trung Quốc.
Cuộc chiến tranh thứ hai : Thu hồi các đảo tại Biển Đông (giai đoạn 2025-2030)
Sau khi Trung Quốc thống nhất Đài Loan, nghỉ ngơi chỉnh đốn nhiều nhất là 2 năm, trong khoảng thời gian này Trung Quốc tuyên bố với các nước có tranh chấp tại Biển Đông về thời hạn cuối cùng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để thu hồi các đảo là năm 2028, tất cả các nước có thể đàm phán với Trung Quốc trong khoảng thời gian này. Trung Quốc sẽ xuất phát từ quan điểm láng giềng hữu nghị và phong cách nước lớn, Trung Quốc còn có thể bảo đảm một phần lợi ích kinh tế của các nước xung quanh đã đầu tư vào các đảo ở Biển Đông, nếu không Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để thu hồi các đảo, đồng thời tịch thu toàn bộ lợi ích kinh tế, cũng như các khoản đầu tư trên các đảo này.
Cuộc chiến tranh thứ ba: Thu hồi Nam Tây Tạng (giai đoạn 2035-2040)
Hai mươi năm sau, mặc dù thực lực quân sự của Ấn Độ không bằng Trung Quốc, nhưng khi đó cũng sẽ là một trong số không nhiều nước lớn trên thế giới, vì vậy “đá chọi với đá” chắc chắn sẽ chịu nhiều tổn thất, cho nên tác giả cho rằng tốt nhất là ngay từ bây giờ Trung Quốc phải tìm mọi cách khiến Ấn Độ bị chia cắt thành mấy nước nhỏ, để Ấn Độ không còn sức đối kháng với Trung Quốc, tuy nhiên sách lược chia cắt Ấn Độ không chắc chắn thực hiện được, nhưng ở mức độ thấp nhất cũng phải làm cho bang Assam tiếp giáp với Nam Tây Tạng (Ấn Độ gọi là bang Arunachal Pradesh) và Sikkim bị Ấn Độ xâm chiếm được độc lập, làm suy yếu thực lực của Ấn Độ trong đối kháng với Trung Quốc, như vậy mới là thượng sách.
Trung sách là chuyển một lượng lớn vũ khí quân sự tiên tiến sang Pakixtan, trong khoảng thời gian năm 2035, ngầm giúp Pakixtan tấn công khu vực phía Nam Casơmia của Ấn Độ, giúp đỡ Pakixtan hoàn thành đại nghiệp thống nhất lãnh thổ. Tất nhiên, trong khi Ấn Độ và Pakixtan chưa thể kết thúc chiến tranh, Trung Quốc thần tốc tấn công Ấn Độ thu hồi khu vực Nam Tây Tạng bị chiếm đóng. Ấn Độ sẽ không thể cùng lúc tác chiến với hai cuộc chiến tranh, kết cục đều gặp thất bại, như vậy Trung Quốc có thể dễ dàng lấy lại khu vực Nam Tây Tạng, Pakixtan cũng có thể hoàn thành việc kiểm soát hoàn toàn Casơmia. Đây là trung sách, là một biện pháp hay có thể thực hiện. Nếu tất cả các sách lược trên đều không thể thực hiện, Trung Quốc có thể tấn công trực diện Ấn Độ để thu hồi Nam Tây Tạng.
Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh thứ nhất và thứ hai, Trung Quốc đã có thời gian khôi phục và tiếp tục phát triển trong vòng 10 năm, khi đó Trung Quốc đã là cường quốc mang tầm thế giới cả về kinh tế lẫn quân sự, duy chỉ có Mỹ và châu Âu là có thể xếp trên Trung Quốc (thời điểm đó nhiều khả năng châu Âu sẽ hoàn thành nhất thể hoá). Vì vậy, sau khi thống nhất Đài Loan và thu hồi các đảo tại Biển Đông, kỹ thuật quân sự của Trung Quốc đã có bước phát triển nhạy vọt, các trang thiết bị vũ khí hải, lục, không quân và vũ trụ đều có bước tiến dài, nhiều kỹ thuật quân sự ở vào trình độ dẫn đầu thế giới, khi đó sức mạnh quân sự của Trung Quốc chỉ có thể xếp sau Mỹ. Với thực lực như vậy, trong cuộc chiến thu hồi Nam Tây Tạng, Ấn Độ chắc chắn chịu một cuộc đại bại. Thứ nhất, sức mạnh tổng hợp của Ấn Độ yếu hơn nhiều so với Trung Quốc. Ấn Độ không có khả năng nghiên cứu, phát triển cũng như độc lập sản xuất các loại vũ khí mũi nhọn kỹ thuật cao. Năng lực động viên kinh tế cho thời chiến của Ấn Độ không bằng 1/10 của Trung Quốc, cho nên trong cuộc chiến với Trung Quốc, Ấn Độ không thể duy trì chiến tranh lâu dài, trong khi đó khả năng chiến tranh thần tốc của Ấn Độ lại kém xa so với Trung Quốc, vì vậy trong cuộc chiến này, Ấn Độ thất bại là điều không phải nghi ngờ. Thứ hai, trong cuộc chiến này, tuyệt đối không có quốc gia nào dám công khai giúp đỡ Ấn Độ. Khi đó, Trung Quốc đã là cường quốc thế giới, không có nước nào (kể cả Mỹ) dám công khai coi Trung Quốc là kẻ thù, nhiều khả năng nhất chỉ có 3 nước là Mỹ, Nga, Nhật Bản sẽ ngấm ngầm cung cấp vũ khí cho Ấn Độ, nhưng động thái này sẽ không gây ra những vấn đề lớn; ngược lại Pakixtan có thể nhân cơ hội này tấn công Ấn Độ. Thứ ba, Ấn Độ không dám và không thể sử dụng vũ khí hạt nhân. Mặc dù nói Ấn Độ đã có vũ khí hạt nhân, nhưng trong cuộc chiến này, Ấn Độ không dám sử dụng vũ khí hạt nhân, vì vũ khí hạt nhân của Ấn Độ không đủ để huỷ diệt Trung Quốc; đã không thể huỷ diệt, một khi sử dụng, khả năng phản kích của Trung Quốc có thể huỷ diệt vĩnh viễn Ấn Độ. Sau khi thu hồi Nam Tây Tạng, Trung Quốc sẽ đóng trọng binh tại đây, Ấn Độ sẽ không dám phản công, cuối cùng phải thừa nhận là lãnh thổ của Trung Quốc, đồng thời tích cực triển khai hợp tác với Trung Quốc, như vậy vẫn có thể bảo toàn thực lực nước lớn tại khu vực.
Cuộc chiến tranh thứ tư : Thu hồi đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu (giai đoạn 2040 – 2045)
Thời điểm đến giữa thế kỷ 21, Trung Quốc đã là cường quốc thế giới thật sự, khi đó Nhật Bản, Nga suy yếu; Mỹ, Ấn Độ không phát triển, Trung Quốc và châu Âu đồng thời nổi lên, là thời cơ tốt nhất để Trung Quốc thu hồi đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu (Nhật Bản gọi là Okinawa) bị Nhật Bản chiếm đóng.
Nói tới đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu, có lẽ nhiều người chỉ biết rằng đảo Điếu Ngư là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc, nhưng lại không biết Nhật Bản đã xâm chiếm Lưu Cầu. Hiện nay, bất luận là trong diễn đàn nhân dân hay cấp trung ương, khi đề cập đến vấn đề Đông Hải giữa Trung Quốc và Nhật Bản, đề cập đến cái gọi là “đường trung tuyến” do Nhật Bản hoạch định, hay vấn đề Lưu Cầu, đều bị Nhật Bản dẫn giải sai lầm về lịch sử và chính trị – tức cho rằng Lưu Cầu là lãnh thổ của Nhật Bản.
Nhật Bản đã xâm chiếm đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu của Trung Quốc nhiều năm qua, đánh cắp phi pháp nhiều tài nguyên tại Đông Hải của Trung Quốc, vì vậy đây sẽ là thời điểm thích hợp để lấy lại từ tay Nhật Bản. Vì thời điểm đó Mỹ muốn can dự cũng khó, châu Âu càng không quan tâm đến vấn đề này, trong khi đó Nga cũng chỉ có thể ngồi nhìn. Nhiều nhất là trong vòng nửa năm, cuộc chiến có thể kết thúc, Trung Quốc đại thắng, Nhật Bản đành phải thừa nhận kết cục thất bại – đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu trở về vô điều kiện với Trung Quốc. Đông Hải trở thành nội hải của Trung Quốc.
Cuộc chiến tranh thứ năm : Thống nhất Ngoại Mông (giai đoạn 2045 – 2050)
Mặc dù, hiện nay có người cổ vũ Ngoại Mông (Mông Cổ) trở về Trung Quốc, nhưng điều này có hiện thực không?
Trung Quốc chỉ có thể sau khi thống nhất Đài Loan, lấy hiến pháp và bản đồ Trung Hoa Dân Quốc làm căn cứ. Như vậy sẽ có người hỏi, vì sao phải lấy hiến pháp và bản đồ Trung Hoa Dân Quốc làm căn cứ? Làm như vậy khác nào nói Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bị Trung Hoa Dân Quốc thống nhất? Nói như vậy không có gì vô nghĩa cả, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Trung Quốc, Trung Hoa Dân Quốc cũng là Trung Quốc, không cần quan tâm ai thống nhất ai, làm người Trung Quốc, chỉ cần tổ quốc thống nhất, không bị làm nhục là tốt nhất. Cũng phải biết rằng hiện nay Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thừa nhận nền độc lập của Ngoại Mông, nếu lấy hiến pháp và bản đồ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa làm căn cứ để thống nhất Ngoại Mông, thì rõ ràng đây là hành động đi xâm lược, cho nên chỉ có thể lấy hiến pháp và bản đồ của Trung Hoa Dân Quốc làm căn cứ để tiến hành thống nhất Ngoại Mông, như vậy xuất quân mới danh chính ngôn thuận. Trung Quốc cần đề xuất đại cương thống nhất với Ngoại Mông, tạo dựng bầu không khí dư luận xã hội Ngoại Mông trở về Trung Quốc, đồng thời tìm kiếm những tộc người tại Ngoại Mông có mong muốn sáp nhập vào Trung Quốc để ra sức giúp đỡ, cố gắng để họ có thể tiếp cận tới tầng lớp có quyền quyết sách, nhằm chuẩn bị tốt cho sự nghiệp thống nhất Ngoại Mông. Bên cạnh đó, sau khi thu hồi Nam Tây Tạng (dự kiến vào năm 2040) Trung Quốc cũng phải tuyên bố với các nước trên thế giới rằng Ngoại Mông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.
Đương nhiên, Ngoại Mông có thể ra điều kiện để trở về, như vậy là điều tốt nhất so với việc phải sử dụng vũ lực để thống nhất. Nếu thế lực bên ngoài can dự hoặc Ngoại Mông cự tuyệt thống nhất, Trung Quốc cần phải làm tốt mọi sự chuẩn bị về trang bị vũ khí nhằm thống nhất Ngoại Mông. Tài liệu cho rằng Trung Quốc vẫn có thể áp dụng mô hình như đã thống nhất Đài Loan, đưa ra thời hạn cuối cùng để thống nhất là vào năm 2045, để Ngoại Mông có thời gian mấy năm suy nghĩ, khi đến thời điểm nếu không chủ động chấp nhận trở về, cuối cùng mới sử dụng vũ lực thống nhất.
Tới thời điểm đó, 4 cuộc chiến tranh đã kết thúc, Trung Quốc đã có đầy đủ thực lực về chính trị, quân sự và ngoại giao để thống nhất Ngoại Mông. Mỹ, Nga suy yếu sẽ không dám tham chiến, chỉ có thể tiến hành phản đối bằng ngoại giao, trong khi đó châu Âu sẽ giữ thái độ nước đôi, Ấn Độ không lên tiếng. Không đến 3 năm, Trung Quốc có thể hoàn thành thống nhất mang tính tuyệt đối đối với Ngoại Mông. Sau khi thống nhất Ngoại Mông, tuyến đầu sẽ bố trí trọng binh nhằm ngăn chặn Nga, đồng thời trong vòng 10 năm, ra sức tiến hành xây dựng mang tính nền tảng và thiết bị quân sự, để chuẩn bị cho sau này tiến hành thu hồi lãnh thổ do Nga xâm chiếm.
Cuộc chiến tranh thứ sáu : Thu hồi lãnh thổ bị Nga xâm chiếm (giai đoạn 2055 – 2060)
Hiện nay, Trung-Nga được coi là láng giềng hữu nghị, song chẳng qua là vì có cùng mục tiêu chống Mỹ, thực chất vẫn tồn tại sóng ngầm và cảnh giác lẫn nhau.
Sau khi giành thắng lợi trong 5 cuộc chiến tranh trước đó (khoảng năm 2050), Trung Quốc phải lên tiếng đòi Nga phải trả lại lãnh thổ đã xâm chiếm của Trung Quốc từ đời nhà Thanh, tạo dư luận trên toàn thế giới có lợi cho Trung Quốc, nhưng tốt nhất là khiến Nga một lần nữa bị giải thể, tách thành nhiều nước nhỏ.
Trước đây, Nga đã xâm chiếm tổng cộng khoảng 1,6 triệu km2 lãnh thổ của Trung Quốc, tương đương 1/6 tổng diện tích lãnh thổ lục địa của Trung Quốc hiện nay, Nga vẫn là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Trung Hoa, cho nên sau khi kết thúc 5 cuộc chiến tranh trước, sẽ là thời điểm thích hợp để lấy lại lãnh thổ bị Nga xâm chiếm từ đời Thanh.
Mặc dù thời điểm này các phương diện về hải, lục, không quân và vũ trụ của Trung Quốc đã vượt Nga, nhưng rõ ràng đây là một cuộc chiến tranh nhằm vào một cường quốc hạt nhân, cho nên lúc đó Trung Quốc phải huy động mọi khả năng hạt nhân, như các loại vũ khí có khả năng đánh chặn hạt nhân tầm xa, tầm trung và tầm ngắn. Khả năng Nga đánh trả khi tiếp cận Trung Quốc là không thể, vì vào thời điểm này Nga đã không còn là đối thủ của Trung Quốc, chỉ có thể chấp nhận trả lại phần lãnh thổ đã xâm chiếm của Trung Quốc, nếu không cái giá phải trả là quá đắt.
Sau khi kết thúc 6 cuộc chiến tranh, Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế và quân sự duy nhất trên thế giới, Trung Quốc cùng với châu Âu, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, châu Phi và Braxin thiết lập trật tự thế giới mới do Trung Quốc chủ đạo./.
 Nguồn: 未来50年中国的六场战争:彻底打破世界格局
Trần Quang (gt)

Nguyên văn:

同主题阅读:[ZGPT]未来50年中国的六场战争:将彻底打破世界格局
[版面:时政新闻][首篇作者:Cnews] , 2011年05月05日20:51:01


[回复] [回信给作者] [本篇全文] [本讨论区] [修改] [删除] [转寄] [转贴] [收藏] [举报]
0
0

发信人: Cnews (chinanews), 信区: MiscNews
标  题: [ZGPT]未来50年中国的六场战争:将彻底打破世界格局
发信站: BBS 未名空间站 (Thu May  5 20:52:45 2011, 美东)

编者按:中国是一个没有统一的大国,这是华夏民族的耻辱,是炎黄子孙的羞愧。为了国家的统一、民族的尊严,未来五十年内,中国必须进行六场战争,也许是举国大战,也许是局部战争,但无论哪一场战争,都是中国必须进行的统一战争。

中国是一个没有统一的大国,这是华夏民族的耻辱,是炎黄子孙的羞愧。为了国家的统一、民族的尊严,未来五十年内,中国必须进行六场战争,也许是举国大战,也许是局部战争,但无论哪一场战争,都是中国必须进行的统一战争。

第一场战争:统一台湾(2020——2025年)

虽然如今两岸趋于和平,但不要妄想台湾执政当局(无论是国民党还是民进党)会与大陆进行和平统一,因为这不符合执政当局的竞选需要,所以长期都会与大陆保 持现状(这样对两党都有利,民进党闹一闹,国民党和一和,各自从中获取更多政治筹码),“独”不敢真“独”,闹闹可以,“统”不会真“统”,谈谈可以。台 湾不统一,这是中国的一大硬伤,谁都可以从中渗和一下,增加与中国在所有问题谈判中的筹码。

所以在未来10年内,即2020年前,中国必需拿出统一的战略方针,对台宣布国家统一最迟期限是2025年,要么台湾接受和平统一(这是全球华人最想看到 的结果),要么进行武力统一(这是中国大陆被逼的唯一选择),为了统一,中国在三至五年内做足准备(其时中国的航母已下水服役,歼18<中国的四代隐形战 机>战机已装备军队,中国具备了武力统一台湾的实力),时间一到,无论是哪种统一方式,但必需统一,这是对华夏民族的一个交待。

按照现在的情况分析,台湾必然拒统,中国大陆唯有武力统一。而这场中国的统一战争,是新中国成立后第一场现代化意义下的真正战争,是一场全面检验中国军队 现代化战力的战争。在这场中,中国可能会轻易获胜,也有可能艰难获胜。为什么会这么说呢?大家也许都知道是关于美日对台参战情况而言。美日对台施援,甚至 是出兵反攻大陆,中国必定是举全国之力以抗美日而进行艰难而又慢长的大战,这样,这场战争当然艰难;如果美日不敢与中国作对,任由中国大陆收复台湾,台湾 的军队当然不堪一击,最多三个月可以全面控制台湾。哪怕美日参战,最多半年就会拿下台湾。下图是假想对台进攻。

虽然现在都在说中国具备了反介入能力,但我个人认为,中国在收复台湾之前,最好进行布局,让美日不及或不敢参战,中国就可快速攻下台湾。那要怎样布局,让 美日不及或不敢参战呢?最好是诱发一、两场战前战争,比如以伊战争、日俄战争、印巴战争、朝韩对峙,这样美日自顾无暇,难以及时或不敢参战,中国就可以快 速拿下台湾。

当然,无论是美日参战与否,最终都是中国获胜(攻下并控制台湾),这是不容置疑的。区别在于,如果美日参战,中国会在经济上元气必然大伤(美日的经济更不 会比中国好,因为在中国大陆拿下台湾后,美日参战的军费损失找不到人来还债);如果美日不及或不敢参战,中国的经济毫无损失。不过不管美日是否参战,中国 在军事上,必有飞跃性的发展。因为在统一台湾后,整合台湾军事技术,五到十年内,中国军事技术必有突飞猛进的发展。

在这场战争中,美国不参战,还能保住其独霸地位,一旦参战,其独霸地柆必然动摇。这场战争,美日就是参战,最后都无法不让大陆统一台湾,并且美日军队在这 场战争中必然受创,这让美国的独霸地位受到世界各国的怀疑;特别是东南亚的小国们,面对强大的近邻中国,他们这时何去何从,到底要跟谁,不得不从新考虑 了。所以我个人认为,这场战争,美国不参战还好,还能保持他美国虚大的世界霸主地位40年,在这40年中,中国不会无事去挑战美国的霸权,中国只会继续专 注于国家的统一大业。

统一台湾这场战争的最大好处是中国冲出第一岛链(我这里说的不是今天所说的一、两舰艇偶尔冲出第一岛链,而是随时随地、随心所欲地出没第一岛链才为真正的冲出),面向太平洋,中国从此可以进军大洋,拓宽中国的关切和利益。

第二场战争:收复南海诸岛(2025——2030年)

在中国统一台湾后,休整最多两年,并在休整期间向南海周边国家宣布中国武装收复南海诸岛的最后期限是在2028年,所有侵占南海岛屿的周边诸国在此期间可 以和中国谈判,还侵占岛屿于中国,中国本着睦邻友好及其大国风范为出发点,还能保证南海周边各国已投资于南海诸岛的总部分经济利益,否则中国一旦以武力收 复南海诸岛,则各国投资于所侵占岛屿的经济必被中国没收。

此之时也,南海周边各国在中国武力统一台湾后虽已胆寒,但各国一方面与中国坐在一起谈判,一方面却不会拱手相让已到手的利益,所以都在观望,都在拖延,看看中国到底会采取什么行动,之后才会作出是战是还的选择。下图是中国南海诸岛被周边国家侵占岛屿的现状。

并且,此时美国绝不会甘心中国就此收复南海诸岛,因为第一场战争中,美国或是不及参战,或是参战却又无法阻挡中国统一台湾,已知中国的实力所在,所以不会 也不敢明目张胆地与中国正面为敌,却一定会暗地里支助南海周边某些国家,比如越南和菲律宾;也只有越南和菲律宾敢于挑战中国,但也会权衡再三,不敢轻易与 中国动武,会在与中国谈判中无法获取最大利益时、并有美国军事相助时才敢与中国一战。

中国此时最好选择攻打越南,因为越南是南海周边最大最有实力的国家,攻打越南,就是“杀猴儆鸡”。在攻打越南时,南海周边各国是不会帮助越南的,只会观战。越南败,则把所侵占岛礁归还给中国,中国败,则学越南,不惜与中国一战。

当然,中国一定会打败越南并收复被侵占岛屿。此时,越南一败,所占岛屿尽被收复,并且经济损失严重,则南海周边国家一方面慑于中国余威,另一方面又想保住部分利益,只好三思而后谈判,归还侵占中国的岛礁,臣服于中国。中国于是修港驻军,踞守太平洋。

其时,中国彻底突破第一岛链,进军和突破第二岛链,中国的航空母舰真正可以随意进军大洋了,中国更加拓展自己的利益与关切了。


第三场战争:收复藏南(2035——2040年)

中国和印度有漫长的边界线,但真正引起两国矛盾和对立的只有藏南这一块地方。印度一直以来,视中国为假想敌,超过中国为印度发展的战略目标。印度一方面自我发展,一方面从美、俄、欧等国大力引进高尖端军事武器及技术,其军事、经济发展紧跟中国而起。 www.chnqiang.com 最好军事战略资讯站

在印度,其官方中、高层和媒体比较亲美、俄、欧,对中国相反比较排斥,甚至怀有敌意,这是中印两国的领土问题难以解决的根源之一;另一方面,印度官方中、 高层认为其军事在有美、俄相助的情况下,自视甚高,认为在与中国的战争中能用过中国,这也是中印领土问题久拖不决的另一根源。

20年后,印度的军事实力虽更不如中国,但也会是那时世界上为数不多的大国之一,中国与其硬碰硬收复藏南,对自身多少都有些损失,所以我个人认为最好是中国从现在开始,想方设法诱使印度分裂,分裂成几个小国,让印度无力与中国抗衡;

当然,分裂印度的图谋不一定就得逞,但最低限度也要使与我国藏南接壤的阿萨姆帮和被印度侵吞的锡金独立,弱化印度抗衡中国的实力,这才是上策。

而中策是向巴基斯坦输入先进的军事武器,在2035年左右,暗助巴基斯坦进攻印控的克什米尔南部地区,帮助巴基斯坦完成统一大业。当然,在印巴两国打得不可开交的时进,中国以迅雷不及掩耳之势快速进攻印度侵占的藏南地区。

印度无法承受同时两边作战,必然两战都败,这样,中国可以轻易收复藏南,巴基斯坦也可以完成完全控制克什米尔。这是中策,是完全可以实施的一着高招。如此都不能实现,唯有进行下策,就是正面进攻印度,收复藏南。

当第一、二战争结束后,中国已休养十年,这时中国无论是军事还是经济都是那时的世界性强国,唯有美欧(如果欧洲那时正真实现一体化,形同一国的话,否则还不金够格,应该是俄罗斯了,但我观察分析,欧洲那时一体化是完全可能的)可以与中国名列前三甲,分庭抗礼,平分秋色了。

因为中国在收复台湾和南海诸岛后,军事技术有了长足发展,海、陆、空、天武器都有了质的飞跃,许多军事技术都处于国际领先水平,其时中国的军事力量可能仅次于美国,居于世界上第二,印度在这场战争中是注定大败的。

首先,印度国力相差中国太大。一方面,印度没有独立研发和生产高尖端武器的能力,另一方面,印度的战时经济动员能力不到中国的十分之一,所以在与中国的战争中无法做到持久战,而印度快速战争的能力比中国差得更远,因此这场战争,注定印度必败无疑。

其次,在这场地战争中绝对没有他国敢明里帮助印度。是时中国已是世界性强国,没有哪个国家(包括美国在内)敢明里与中国为敌,而在暗里,最多美、俄、日三国提供些武器而已,但这不会造成大问题;反而巴基斯坦可能会趁火打劫,攻击印度。

其三,印度不敢也不能动用核武。虽说印度已拥有核武,但在这场战争中,印度不敢使用,因为印度的核武不足毁灭中国;既然不能毁灭,一旦使用,中国的还击可 能是从地球上让印度永远消失。而以常规武器进行的战争,最多两年内,战争结束,以中国大胜告终。中国收复藏南后,重兵驻守,眈视印度,印度永不敢动,最终 唯有承认,并积极展开与中国合作,使其保全地区大国的实力。

第四场战争:收复钓鱼岛和流球(2040——2045年)

时间到了二十一世纪中叶,中国已是真正的世界强国,当是时,日俄衰落,美印不前,中欧雄起,正是中国收复被日侵占的钓鱼岛和流球的最好时机。下图是钓鱼岛和流球的今昔对比。

在这里谈到钓鱼岛和流球,可能许多人都只知道钓鱼岛是中国的固有国土,却不知日本侵占了流球(即如今的“冲绳”,有美国的军事基地)。现在无论是民间,还 是中央高层,在谈到中日的东海问题,谈到日本划定的所谓“中间线”,谈到“冲绳”(即我国说的流球)问题,都被日本引进历史及政治的误区——即认为流球是 日本的领土。

这是多么无知的耻辱啊!翻阅中国、流球和世界其他各国(包括日本)历史,流球群岛自古就是中国的番属国,亦即是中国的领土。请问,那日本划定的所谓 “中间线”还成立吗?东海还关日本什么事?(对这事不甚明了的人可以去看看我写的《流球——中国领土自古不可分割的一部分》)

既然日本侵占我国钓鱼岛和流球多年,非法窃取我国的东海财富,是时候向日本要回来了。因为此时美国想管而无力管,欧洲则不关己事,漠不过问,俄国坐看好 戏。最多半年,就可结束战争,中国大胜,日本只好承认战败的后果——无条件归还钓鱼岛和流球。东海,成为中国的内海,谁敢碰触?

第五场战争:统一外蒙古(2045——2050年)

虽然现在有人鼓吹外蒙想回归中国,但这现实吗?中国那些不切实际的家伙在自欺欺人,在误导中国的战略思考,这对收复外蒙无一好处。

我们只有在统一台湾后,以中华民国的宪章及版图为依据(这里也许有人会问,为什么要以中华民国的宪章及版图为依据呢?这样做不是说中华人民共和国被中华民 国统一了吗?什么屁话,中华人民共和国是中国,中华民国也是中国,休管他谁统一谁,做为中国人,只要是祖国统一强大,不受欺凌最好。

并且要知道,现在的中华人民共和国是承认外蒙独立的,如以中华人民共和国的宪章及版图为依据去统一外蒙,这是侵略,所以只能以中华民国的宪章及版图为依据 对外蒙进行统一,这才出师有名;在这里还要注意,我说的是中华人民共和国统一台湾后的事情,那时说谁统一谁还有意义吗?),向外蒙提出统一大纲,同时制造 外蒙回归的社会舆论氛围;还有要在外蒙寻找愿意回归的族群,大力扶持,尽量使其接近权力高层,为统一外蒙作好准备;并在收复藏南(估计是2040 年)后向世界各国宣布外蒙为中国的核心利益,谁也碰不得。

当然,外蒙能够有条件回归,自然最好不过了,这比武力统一不知好多少倍;若有外力干涉或拒统,中国则做好一切武装准备,统一外蒙。我认为中国仍可以套用统一台湾模式,限定回归最后期限为2045年,给外蒙的几年思考时间,时间到后若不主动回归,最后才以武力统一。

到这时,前四场战争已结束,中国具备了武力统一外蒙的政治、军事和外交的实力。弱去的美俄,绝不敢参战,唯有在外交上进行抗议,但欧盟却模棱两可,不置可 否,印非无语,中亚沉默。不到三年,中国可以完成全部统一外蒙的绝对性。统一外蒙后,前沿陈重兵,监控俄国,并在十年内,大力进行基础性、军事性设施建 设,为后来收复我国被俄国侵占的领土作准备。

第六场战争:收复被俄国侵占的领土(2055——2060年)

现在中俄看似睦邻友好,不过是为了共同对抗美国而不得不走在一起,其实暗潮涌动,相互戒备,俄罗斯在提防中国的强大崛起对其不利,中国一直不忘俄罗斯侵占中国的国土,一有能力,中国必然要收复。

前五场战争胜利(2050年左右)后,以清朝疆域威逼俄国还我之前所侵占的国土(道理同以中华民国疆域来统一外蒙一样,这里不多说了),在世界上制造有利于我国的舆论,并最好诱使俄罗斯再次解体,成为许多小国。

旧中国,俄国前后侵占我国领土共计约一百六十万平方公里的国土,被侵占去的国土相当于我国现有陆地面积六分之一,俄国实乃我中华民族世仇大敌,所以前五场战争结束后,是该以清朝疆域跟俄罗斯算算帐的时候了。

俄罗斯岂会乖乖归还,到时唯有一战。虽然此时中国在海、陆、空和天军方面已远超俄国,但这毕竟是针对核大国的第一场战争,所以中国此时必须有防其动核的一 切能力,比如有摧毁其核武于前端、中端和末端的能力。俄国当我军压境无力还击时会明白,俄国已远不是中国对手,只好沮丧地献出所侵占的国土,为其强盛时的 侵略行经付出沉重的代价。

六场战争结束后,中国成为世界上唯一的经济及军事强国,放眼天下,无敢争锋,中国伙同欧盟、美、俄、印、日、非洲及巴西建立属于中国天下的世界新秩序。

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét