Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2016

CHẾT VINH hay SỐNG NHỤC?!


       
Phản tặc Nguyễn thành Trung (Sau khi bỏ bom dinh Độc Lập)

Di ảnh Thiếu Tá Trương Phùng, (Sau khi “vị quốc vong thân”)

Cả 2 – Thiếu Tá Trương Phùng và Trung úy Nguyễn thành Trung ở cùng một đơn vị có cùng một hộp thư KBC (khu bưu chính) 3004 – Sư Đoàn 3 Không Quân QLVNCH, Không Đoàn 23 chiến thuật, Liên Đoàn 23 tác chiến, có khác chăng là Thiếu Tá Trương Phùng thuộc Phi Đoàn 518 oanh tạc cơ khu trục Skyraider A1, còn Trung úy Nguyễn thành Trung ở Phi Đoàn 522 phản lực cơ F5 nghênh cản. Cả 2 có cùng một chỉ huy trưởng trực tiếp Không Đoàn là đại tá Hoàng Thanh Nhã. Tất cả như dưới một mái nhà, 2 loại phi cơ cùng đậu trên một parking – Cùng xử dụng chung một phòng họp quân báo hành quân chiến cuộc.


 
Thiếu tá Trương Phùng sanh năm 1943 tại Thừa Thiên-Huế, gia nhập Không Quân vào đầu năm 1964, khóa 64B SVSQ/TTHLKQ Nha-Trang, tốt nghiệp khóa L-5 Quan Sát, sau đó được tuyển chọn qua học lái T28 và oanh tạc cơ Skyraider A1 tại Hoa Kỳ. Trở về nước, anh phục vụ tại Phi Đoàn 110 Quan Sát-Đà Nẵng, sau cùng là Phi Đoàn 518 Phi Long – Khu Trục A-1, KĐ23CT, SĐ3KQ Biên Hòa. Trong những ngày sau cùng, PĐ 518 chuyển về phòng thủ Saì Gòn và Tân Sơn Nhứt.
 
Không Quân QLVNCH
 
Phi Đoàn 518 Phi Long
 
 
Trung úy Nguyễn thành Trung tên thật là Đinh Khắc Chung, sinh ngày 9/10/1947, tại xã An Khánh, huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre, gia đình có người theo CSVN, ông được Ban Binh vận Trung ương cục CS Miền Nam móc nối “bí mật” chỉ đạo thi tuyển vào Không lực VNCH, Nguyễn Thành Trung được bí mật kết nạp vào Đảng CSVN ngày 31 tháng 5 năm 1969 – Sau hơn một năm huấn luyện ở Nha Trang, năm 1969 Nguyễn Thành Trung được đưa đi Hoa Kỳ đào tạo phi công F5 ở Texas, năm 1972 thì về nước, phụ vụ tại căn cứ không quân Biên Hòa, biên chế trực thuộc sư đoàn 3 không quân, phi đoàn 522 – F5.
 
Trong những ngày cuối cùng trong âm mưu của CS Bắc Việt xé bỏ HĐ Paris tổng tấn công đánh chiếm miền Nam, cả 2 phi công chiến đấu này theo đuổi lý tưởng cá nhân “ngược chiều nhau” ít nhiều có liên quan đến định mệnh đất nước và sinh mạng đồng bào mình –
 
Một chút hoài niệm,riêng tư trong từng chúng ta – Những đồng bào với họ - thử nghiệm  suy xem: Chân lý, nhân cách và phẩm giá của từng người ấy ra sao!? để “ngàn năm còn bia miệng” và trong trái tim chúng ta lưu lại hình ảnh ấy mà rung động chân thành tri ân, như đạo lý của nhân bản Việt.
 
Sáng ngày 8.4.1975 trong một phi tuần hành quân thường lệ từ sân bay Biên Hòa Nguyễn thành Trung bất ngờ tách đoàn, Lái chiếc máy bay F-5E về không phận SàiGòn ném hai trái bom xuống dinh Độc Lập, rồi quay lại dùng súng phóng lựu bắn vào kho xăng Nhà Bè, sau đó đáp xuống sân bay dã chiến Phước Long do CS Bắc Việt vừa chiếm đóng.
 
Chiều ngày 28.4.1975 lúc 16h30  Nguyễn Thành Trung dẫn đầu một phi đội 5 chiếc A 37 (CS Bắc Việt cướp được từ sân bay Đà Nẵng) đáp xuống sân bay Phan Rang lấy thêm nhiên liệu rồi bay về tấn công sân bay Tân Sơn Nhất phá hủy số phi cơ chờ bảo trì trong ụ đậu và bỏ bom nhằm hủy hoại phi đạo (đường băng) cất cánh.
 
Bốn giờ sáng ngày 29/4/75 Cộng quân áp sát SàiGòn. Khai hỏa trận địa pháo lớn nhất cuộc chiến nhắm uy hiếp Saigon. Hàng chục dàn đại pháo, mỗi dàn 4 khẩu, từ Phú Lâm liên tục nhả đạn. Đích nhắm đầu tiên: phi trường Tân Sơn Nhứt, và vùng phụ cận nơi cả ngàn người đang chờ di tản.
 
Nhận lệnh xuất kích khẩn cấp. (Lời tường thuật của phi tuần viên bay cùng Th/tá Phùng) Trên đường ra bãi đậu với tiếng rít, tiếng pháo nổ liên tục nghe rợn người của cộng quân nhưng không làm sờn lòng Th/tá Phùng mà ngược lại anh đã nung đúc tinh thần tôi qua câu nói: “Phải cứu bao nhiêu đồng đội và dân chúng Sài Gòn vào những giờ phút chót, phải làm câm họng những khẩu pháo tàn sát của Cộng Quân”.
 
 
Phù hiệu “ca rô đen vàng” khu trục Skyraider Không Đoàn 23/SĐ3KQ
 
“Bằng mọi giá, tụi mình phải lên (cất cánh) cho bằng được, dù phải hy sinh! Hy vọng mình có thể bảo vệ được nhiêu người”.
 
Đến bãi đậu phi cơ, dù trong mưa pháo, các anh em phi đạo đã trang bị đầy đủ vũ khí đạn bom cho phi cơ đã chờ sẵn từ lúc nào.. Nhìn phi cơ như trĩu nặng đôi cánh Th/tá Phùng dõng dạc ra lịnh: – Quay máy xong các bạn “choke out” ngay, chạy tìm chỗ núp an toàn, mặc kệ chúng tôi ra taxi way,đừng để chết chùm cả đám với máy bay nghe chưa!
 
Tiếng rít, đạn pháo nổ gần đó liên tục, sau khi nổ máy tôi ra khỏi ụ, Th/tá Phùng còn đứng dưới đất và ra dấu cho tôi biết bình điện bị hư không quay động cơ được, buộc lòng tôi phải cất cánh một mình. Đến Phú Lâm, tôi phóng 2 trái bom 250 pao xuống chỗ có 2 làn khói trắng của khẩu đội đại bác cộng quân đang bốc lên.
 
Sau đó tôi ngưng lại và tiếp tục quan sát bao vùng, quá nhiều dàn pháo! Bấy giờ tôi mới nhìn rõ và đây là lần đầu tiên trên chiến trường tôi gặp phải, mỗi dàn 4 khẩu, đạn pháo không ngớt bay lên. Nhìn về hướng Sàigòn, những cột lửa bốc cao, lòng đau như cắt, thương thay cho dân lành vô tội! Không do dự, tôi nhào xuống thả bom nhắm vào một trong những làn khói đang bay lên. Hơn bao giờ hết, tôi thấy cần sự trợ giúp, tôi thầm gọi:
- Anh Phùng ơi, anh ở đâu, sao không lên đây giúp tôi một tay, tôi đang cần anh, anh có biết không?
 
Chừng 5 phút sau, khi tôi sắp sửa nhào xuống để thả bom, tôi thấy những đám nổ ở dưới đất, tôi nghĩ lầm là do một chiếc trực thăng võ trang nào đó vừa bắn rocket – Nhưng khi xác định nhận diện lại thì đó Th/Tá Phùng cất cánh sau tôi – có thể ổng hư vô tuyến nên “monkey see monkey...”.
 
Chúng tôi thay nhau quần thảo và cày nát khu vườn xoài đó và cũng nhờ hàng chục hỏa châu soi sáng nên rất dễ dàng “lượm” những dàn pháo ẩn nấu ngụy trang trong đó..
 
Hết 10 trái bom, tôi bay thêm năm vòng bắn hết 20 ly hai bên cánh trước khi trở về Tân Sơn Nhứt lúc 05 giờ sáng, không quên xin Paris (đài Kiểm Báo TSN) điều động thêm 1 phi tuần lên thay.
 
Đến 6 giờ, trời mờ mờ sáng 30-4 tôi thấy anh Phùng cất cánh bay bên phải với 2 trái bom, đồng thời nghe trên tần số, một phi tuần 2 chiếc A-1 của PĐ 514 cất cánh từ Cần Thơ do Th/tá Hồ Ngọc Ấn và Đ/U Nguyễn Tiến Thụy đang trên đường tăng cường tiến về Thủ Đô.
 
Lúc 6 giờ 25 phút, Tr/U Thành tình nghi một đám đặ công CSBV định cắt hàng rào phòng thủ ở hướng Bắc của phi trường TSN, nên hướng dẫn Th/tá Phùng thả 2 trái bom còn lại.
 
Hôm đó không thể đáp ở TSN tôi bay về Cần Thơ, tôi cũng không nhận được thông tin Th/tá Phùng! Coi như anh đã mất tích kể từ đó, không ai biết gì ngoài những tin đồn mù mờ. (theo phi tuần viênTrần Văn Phúc)
 
 
Saigon có thể đã tan nát hơn, chết chóc bi thảm hơn, và sẽ không có những chuyến bay di tản ngày cuối cùng từ TSN, nếu như không có người anh hùng thầm lặng Trương Phùng, quên gia đình và chính bản thân mình đã anh dũng ngăn cản tiêu diệt trận địa pháo cộng quân. Nhưng đi hai, về một. Chiếc A1 do Đại Uý Trần Văn Phúc đáp xuống phi trường Cần Thơ. Chiếc thứ hai, loại AD-5 Skyraider của phi tuần trưởng Thiếu Tá Trương Phùng thì biến mất, hơn 33 năm không tìm thấy dấu tích.
 
Sau cùng, nhờ sự hiển linh của một vị sư già và chính Thiếu tá Phùng, nhờ ngoại cảm, và nhờ tình đồng đội, di cốt người anh hùng bị VC xử bắn sau khi phi cơ lâm nạn trong một vườn xoài đã được trở về với gia đình “Người Phi Công Đền Nợ Nước Sau cùng” Của Cuộc Chiến: Thiếu Tá Trương Phùng thuộc phi đoàn khu trục 518 KQ/VNCH.
 
Đến đây thì chắc nhiều người tự hỏi với một chiếc AD-5 Skyraider có thể chở được từ 4 đến 6 người trong thời điểm ấy thiếu tá Phùng có thể chở vợ con mình bay một lèo qua đáp ở Utapao (ThaiLan) mà không ai trách cứ gì, nhưng sao anh không thể? Duy nhất điều không thể nơi anh là Danh Dự của một quân nhân, sĩ quan, có Trách Nhiệm với Tổ Quốc đồng bào mình. Lời thề “Tổ Quốc – Danh Dự và Trách Nhiệm trước cờ tổ quốc sau tốt nghiệp đã đi theo anh đến cuối cuộc đời và đến tận ngày cuối cùng của định mệnh đất nước.
 
Một ngày, sau khi trung úy Nguyễn Thành Trung dẫn đầu 5 chiếc A 37 tấn công toan phá hoại đường băng TSN không cho phi cơ cất cánh di tản người dân SaìGòn thì Thiếu Tá Trương Phùng đơn thân độc mã cùng đồng đội mình trong sinh tử phá tan trận điạ pháo địch, để giữ lấy đường băng TSN cho đến giờ phút sau cùng.
 
Giống như vậy – Đơn giản, lý tưởng trách nhiệm của mọi phi công KQ/QLVNCH là chiến đấu bảo vệ không phận cương thổ biển đảo quê nhà khi nào còn có thể, để miền Nam VNCH trong tự do dân chủ phát triển, cất cánh như các nước làng giềng Asean, Đông Nam Á.
 
Ngược lại, mới đây, cựu Trung úy Nguyễn Thành Trung  trong cuộc phỏng vấn của báo SaìGòn Tiếp Thị VN ông nói rằng:
Đối với tôi, chấm dứt chiến tranh để người Việt Nam không còn đổ máu là một việc lớn phải làm”.
 
Nhiều người Việt Nam, đồng  bào của ông Nguyễn Thành Trung , không nghĩ là kiến thức một phi công như ông lại không biết đồng bào miền Nam VN khao khát hoà bình như thế nào qua 2 Hiệp Định  Geneve và Paris và chính bước chân của 1 triệu đồng bào miền Bắc 1954 bỏ quê hương chạy trốn vào Nam là họ muốn không còn đổ máu như gần 200.000. thân nhân của họ trong CCRĐ mà ông Hồ và CS Bắc Việt gây ra. Và ông Trung có thể nào trả lời cho đồng bào ông biết theo kiến thức của ông là CSVN và “MTGP/MN” đã thực thi được điều gì trong những điều khoản của HĐ Paris mà họ đã ký năm 1973?
 
Và hơn ai hết cũng chính ông phi công Nguyễn Thành Trung  dẫn đầu trong 2 lần tấn công bằng máy bay trên lãnh thổ VNCH là thô bạo vi phạm trực tiếp Hiệp Định Paris:
Điều khoản 5. Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng các biện pháp hòa bình. 
 
Và khi hành động đó của Nguyễn Thành Trung  như tiếp tay cho một chế độ CSVN độc tài toàn trị bóp nát khát vọng và “nhuộm đỏ” một VNCH miền Nam đang muốn vươn lên như  Singapore, ThaiLan, Đài Loan hay Hàn Quốc? Mà ngày nay nữa triệu (500.000) thanh niên nam nữ VN đang ở đợ làm vợ hờ, bán rẻ sức lao động tại các quốc gia này vậy mà ông cho rằng sự phản bội đồng  bào miền Nam của ông:
Có thể gọi đó là sự chính xác của lý trí và khoa học. Bước ngoặt 180 độ đó cho tôi được chính danh là tôi – Nguyễn Thành Trung như ngày hôm nay. Thật là “khôi hài” vô cùng vinh hạnh cho một nhân cách “trượng phu” tuổi 60 người Việt Nam.
Và Khi Liên Xô, (Cha nuôi của CSVN) đế chế hùng mạnh hàng đầu của CS quốc tế và toàn khối CS Đông Âu cũng như các quốc gia XHCN “vệ tinh”, 90% những chế độ một thời theo CS ấy, đã từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, phá bỏ tư tưởng Mac, đạp đổ tượng đài Lê Nin của một thời nhầm lẩn ấy để hội nhập với “trào lưu văn minh tiến hóa của nhân loại cụ thể như thế giới hiện nay, mà đảng CSVN và cựu Trung úy Nguyễn thành Trung đang chứng kiến, nhưng CSVN thì. “CNXH là khát vọng của nhân dân ta”  Có thể gọi đó là sự chính xác của lý trí và khoa học như lời phi công “boeing” Nguyễn thành Trung khẳng định với báo chí?
 
Và đây là phút giây mà phi công Nguyễn thành Trung không thể nói khác đi với nhịp đập trái tim mình trong nhân cách được giáo dục dưới mái trường  và xã hội miền Nam VNCH.
 
PV SaìGòn Tiếp Thị:
 
Thời khắc đó ông có nghĩ đến sự an toàn của vợ và hai con còn quá nhỏ đang sống ở thành phố Biên Hoà? Có khi nào ông cảm thấy khổ tâm hay hối hận về hành động của mình mang lại nỗi vất vả cho vợ con?
 
Nguyễn thành Trung: Thời gian sống trong đội ngũ không lực Sài Gòn cho tôi một niềm tin rằng vợ tôi, một người phụ nữ không liên quan gì đến công việc của tôi, con tôi còn quá nhỏ (đứa lớn mới 5 tuổi, đứa nhỏ chưa tròn năm) sẽ không bị đối xử một cách tàn nhẫn.
 
Thực tế diễn ra đúng như tôi dự đoán. Cánh an ninh không quân đưa xe đến nhà bắt vợ con tôi. Vợ tôi phản đối vì mình không biết gì về công việc của chồng. Họ từ tốn: “Thưa bà, chúng tôi không bắt bà (nếu bắt chúng tôi đã dùng còng số 8, trói bà chẳng hạn), chúng tôi tới đây mời bà vào phòng an ninh sư đoàn, với trách nhiệm bảo vệ sự an toàn tính mạng của bà và các con bà. Nếu bà có tài sản quý giá nào thì bà cứ mang theo”. Một tuần sau vợ và con tôi bị đưa từ Biên Hoà về số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm – Sài Gòn cho đến ngày 30.4.1975. Đương nhiên, họ vẫn điều tra vợ tôi về những gì liên quan đến tôi, nhưng không bị đối xử vô nhân đạo. Có thể đó là những người có học và biết cách ứng xử một cách văn hoá với người thân của kẻ thù. Trong thời gian vợ tôi bị giam ở số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm, trung tướng Trần Văn Minh tư lệnh không quân VNCH đến thăm với tư cách người chỉ huy có một người lính phản bội. Ông ấy hỏi vợ tôi có cần bạn bè, người thân đến chuyện trò gì không hay cần mua sắm gì thì ông sẽ giúp đỡ.
 
Không biết khi tâm sự với PV báo chí điều này thì phi công Nguyễn thành Trung có nghĩ đến thân phận hơn 400.000 sĩ quan công chức nhân sĩ của quốc gia VNCH dù giã từ vũ khí về với gia đình sau cuộc nội chiến vì muốn  chấm dứt chiến tranh để người Việt Nam không còn đổ máunhư lời ông nói, nhưng vẫn bị CSVN lùa vào các trại tù cải tạo rừng sâu nước độc đày đọa từ 10 năm trở lên hy sinh hơn 1/3 và càng “vô đạo” hơn nữa bằng một trung đội giám sát “giam cầm” toàn bộ mộ phần tử sĩ nghiã trang QL/VNCH suốt 20 năm (1995 cựu TT Nguyễn Minh Triết công du Mỹ mới công bố cho bà con Việt kiều về tu bổ săn sóc mộ phần này). Không biết ông phi công Nguyễn thành Trung có thấy tự hào lắm không khi đứng trong hàng ngũ những kẻ không phải: là những người có học và biết cách ứng xử một cách văn hoá với người thân của kẻ thù. như CP văn minh và Quân đội miền Nam VNCH.
 
Và có một ông Tướng quân đội CS Bắc Việt nào dám có một hành vi nhân cách cao thượng như thế này: “Trong thời gian vợ tôi bị giam ở số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm, trung tướng Trần Văn Minh tư lệnh không quân VNCH đến thăm với tư cách người chỉ huy có một người lính phản bội. Ông ấy hỏi vợ tôi có cần bạn bè, người thân đến chuyện trò gì không hay cần mua sắm gì thì ông sẽ giúp đỡ.!”( lời Nguyễn thành Trung với PV/SGTT)
 
Ông Nguyễn thành Trung còn nói: “Giã từ cuộc chiến, tôi thấy mình làm khá nhiều việc mà những việc đó chắc không phải ai cũng làm được”
 
Nhiều người sẽ đồng ý với ông Trung lời này. Chính cái tên ông đang có nó nói lên ít nhiều ẩn dụ, chỉ có loài “cẩu khuyển” mới trung thành vô điều kiện, bởi nó không có tư duy phân biệt phải trái đúng sai tốt xấu như con người. Trung thành một cách ngu ngốc như bề tôi luôn theo vua bất kể ông vua đó là hôn quân hay bạo chúa người ta hay gọi đó là “ngu trung” mà điều này thì đúng như ông Trung nghĩ. “chắc không phải ai cũng làm được”. Tương tự như vậy cho dễ thấy: Lý thuyết Mác phần đông nhân loại văn minh cho vào sọt rác, tư tưởng và tượng đài Lênin bị giật đổ mang ra bãi phế thải nhưng CH/XHCN/VN vẫn có người kính cẩn tôn thờ – không biết có ông Nguyễn thành Trung trong đó không? nhưng 90 triệu toàn dân Việt Nam thì chắc chắn không nhiều vì đó cũng một dạng “Ngu Trung”.
 
Ông còn thố lộ với PV báo SGTT rằng: Vốn là người nhạy cảm trong cuộc sống, con ruồi bay qua tôi phân biệt ruồi đực hay ruồi cái, hy vọng ông phi công từng ngồi trong phòng lái chiếc “Boeing” sẽ nhạy cảm nhận thức được chút gì đó qua bài viết này cho riêng mình – Phần còn lại – Lịch sử không có trái tim, nhưng rất công bằng dù có lạnh lùng – và lòng người thì “trăm năm bia đá thì mòn, nhưng ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”.
 

Hoàng Thanh Trúc (HNSG2015)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét