Rối
loạn tại Quân khu II: từ cái chết của tướng Lê Xuân Duy đến cuộc thanh toán máu
nhuộm Yên Bái
Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Phe phái Nguyễn Phú Trọng cần phải loại Phạm Duy Cường
ra khỏi vị trí bí thư tỉnh Yên Bái cho vấn đề tranh chấp chức tư lệnh tại QK II
"hạ nhiệt" bớt. Tuy nhiên, vì tình huống tranh chấp chức tư lệnh tại
QK II đang quá căng thẳng, TƯ không còn thời giờ để bơi móc điều tra sự hối lộ
của bí thư Cường để triệt hạ nên đành phải ra tay thanh toán bí thư Cường càng
sớm càng tốt - chỉ mười một ngày sau khi tướng Duy từ trần...
I.
Địa thế Quân khu II:
Quân-khu II (QK II) bao gồm một địa
hình rộng lớn từ huớng biên giới tây bắc Việt-Trung đến Hà Nội bao gồm các
tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, và
Vĩnh Phúc. QK II có quân số trên 35 ngàn người tập trung chủ yếu vào sư đoàn Bộ
binh 316 và 355, lữ đòan Thiết-giáp 406 và lực lượng phòng không thuộc lữ đoàn
Phòng-Không 297. Bộ chỉ huy QK II nằm tại Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ áng ngữ
che chắn phi trường quốc tế Nội Bài, bộ Tư Lệnh Thủ Đô và trấn giữ đầu nguồn
sông Hồng lẫn sông Đà. (Phú Thọ vốn là đất của các vua Hùng đời trước, có đền
thờ tại núi Nghĩa Linh hiểm trở.)
Chỉ ba tỉnh Sơn La, Vĩnh Phúc và Phú
Thọ không thôi, dân số mỗi tỉnh đã hơn một triệu người, các tỉnh còn lại dân số
ít nhất trên bảy trăm ngàn người nên tự bản thân QK II có một sức mạnh kinh tế
lẫn quốc phòng rất quan trọng cho Việt Nam ở huớng biên giới Việt -Trung. Quân
khu II cũng nhận trách nhiệm bảo vệ hai nhà máy thủy điện quan trọng cho Hà Nội
và các tỉnh phía Bắc, một ở tỉnh Sơn La với công suất là trên mười tỷ KW và một
ở Tuyên Quang với công suất khoảng trên 3 tỷ KW mỗi năm.
II.
Ảnh huởng của QK II đối với chiếc ghế tổng bí thư:
Do vị thế án ngữ che chắn cho Hà
Nội, QK II mà mất nếu có giao tranh Việt-Trung xảy ra thì Hà Nội khó lòng mà
đứng vững. Cũng vì vậy, tư lệnh QK II (TLQK II) có một ảnh huởng đặc biệt đến
vị trí Tổng Bí thư (TBT) của đảng cộng sản, vốn được coi là người đứng đầu quân
đội với chức danh Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Do đó, TLQK II mà làm loạn hay
không cùng bè phái thì cái ghế TBT sẽ bị lung lay ngay lập tức.
Cụ thể là TBT Lê Khả Phiêu đã phải
rớt đài nhường ghế cho anh trẻ nít Nông Đức Mạnh vô tài do Phiêu có nhiều bất
mãn với tướng Ma Thanh Toàn vốn là TLQK II từ năm 1998. Trong suốt thời gian
làm TBT từ năm 2001 cho đến hết 2011, Nông Đức Mạnh hết sức cưng chiều tướng Ma
Thanh Toàn cho đến khi Toàn nghĩ hưu vào năm 2007.
Sau năm 2007, quyền uy và thanh danh
của Nguyễn Tấn Dũng lên như cồn nên Dũng lập tức lấn quyền của TBT, bổ nhiệm
tướng Đỗ Bá Tỵ vào chức TLQK II thế tướng Toàn lúc bấy giờ cho yên dạ dù Tỵ lúc
bấy giờ chỉ mới có lon thiếu tướng mà thôi.
Cũng xin được nhắc lại là tướng Ma
Thanh Toàn lên làm TLQK II năm 1998 là do có sự ám toán dẫn đến tai nạn máy bay
tại Lào khiến nhiều tướng lãnh bị tử nạn vào năm trước đó - tức là năm 1997,
trong đó có trung tướng Trần Tất Thanh, vốn đang là TLQK II thay thế cho tướng
đàn anh là Đào Trọng Lịch. Tướng Lịch cũng bị chết trong cùng tai nạn với tướng
Thanh sau khi để lại chức TLQK II cho tướng Thanh để về trung ương đảm nhiệm
chức phó Chủ tịch Quân ủy Trung Ương khi Lê Khả Phiêu vừa lên đảm nhiệm chức
TBT cũng cùng vào năm 1997. Rõ ràng, Phiêu gạt bỏ từ Lịch đến Thanh và đưa Toàn
vào chức TLQK II cho yên dạ ở chức TBT nhưng do làm ăn quá bết bát, mích lòng
quá nhiều người trong giới chóp bu, dưới áp lực từ nhiều huớng trong đảng, Ma
Thanh Toàn đã phải phủi tay với Phiêu mà thờ Mạnh.
Khi tướng Tỵ về trung ương để làm
Tham Mưu Trưởng vào năm 2010 thì nhường ghế tư lệnh quân khu lại cho trung
tướng Dương Đức Hòa. Tướng Hòa được Tỵ lựa vì cũng là người cùng tỉnh Phú Thọ
với Tỵ. Cho nên có thể nói, vây cánh tướng lãnh gốc tỉnh Phú Thọ nắm chặt QK II
kể từ khi Tỵ về làm tư lệnh nơi này vào năm 2007. (Trước đây, tướng Đào Trọng
Lịch lại là dân gốc tỉnh Vĩnh Phúc.)
Tuy nhiên, Thủ tướng Dũng bắt đầu
thất thế từ năm 2014 trở đi và qua đến năm 2016 thì gần như không còn đủ sức
mạnh để thao túng nỗi bộ Quốc Phòng (QP) như trước nữa.
Phe đảng của TBT Nguyễn Phú Trọng
liên kết chặt chẽ với nội gián của Trung Cộng cùng với phe của Trương Tấn Sang
để nắm lại quyền chủ động của mình đối với Phùng Quang Thanh, vốn là bộ trưởng
QP từ năm 2006 - cũng là năm Dũng lên làm thủ tướng.
Phùng Quang Thanh cũng là người gốc
Vĩnh Phúc thuộc QK II. Thanh trước theo Dũng vì Dũng trọng đãi, cho ăn hối lộ
ngập mặt cũng như làm ngơ cho Thanh dành đất đai của quân đội để thuê mướn đầu
tư nhưng sau Thanh lại phản Dũng vì do bất đồng với Dũng trong cách thức chia
chác tiền tài từ các công ty do quân đội kiểm soát. Thanh cũng bất đồng với
Dũng về việc thúc đấy mối quan hệ quân sự với Mỹ. Đó là chưa kể bất đồng giữa
Dũng và Thanh gia tăng khi Dũng độc quyền kiểm soát bổ nhiệm các tướng quân khu
ở miền Trung và miền Nam cũng như độc quyền thăng lon tướng vượt qua mặt của
Thanh. Những bất đồng này giúp TBT Trọng có đủ lý do để thuyết phục Thanh bỏ
Dũng, phản Dũng để giúp Trọng truất phế Dũng khiến Dũng hết cách buộc phải đi
đến quyết định giam cầm Thanh để rồi nội vụ đổ bể và Dũng bị đá văng khỏi TƯ
sau đó trước áp lực của Trung Cộng (sẽ trình bày chi tiết hơn ở phần VI.)
Sau khi thủ tướng Dũng rớt đài thì
vây cánh của Trọng lật đật hất tướng Tỵ ra khỏi bộ Quốc Phòng cho về Quốc Hội
ngồi chơi xơi nước; đồng thời vây cánh của Trọng cũng muốn cố nắm lại QK II từ
trong tay của vây cánh tướng lãnh gốc Phú Thọ đàn em của Dũng cho thiệt lẹ để
an tâm! Do đó, tướng Lê Xuân Duy, vốn gốc Vĩnh Phúc cùng tỉnh với tướng Phùng
Quang Thanh, được thăng chức từ tư lệnh bộ chỉ huy quân sự Yên Bái lên TLQK II
vào tháng Năm năm 2016, tức là chỉ bốn tháng sau khi Trọng thành công loại được
thủ tướng Dũng ra khỏi trung ương vào tháng Giêng năm nay.
III.
Máu nhuộm Yên Bái:
Đúng ba tháng sau khi đảm nhiệm chức
vụ TLQK II, tức vào tháng Tám năm nay, tướng Duy từ trần! Đảng cộng sản chỉ loan báo chung chung là mắc bệnh hiểm
nghèo mà thôi!
Đúng mười một ngày sau khi tướng Duy
chết, bí thư lẫn Chủ-tịch Hội đồng Nhân dân của tỉnh Yên Bái, nơi tướng Duy làm
việc bao năm cũng bị thanh toán bắn chết tại chỗ!
Tướng Duy chết đi, bất luận là do
bệnh hay bị ám toán thì cũng đều làm cho phe đảng các tướng lãnh gốc tỉnh Phú
Thọ của tướng Tỵ có cơ hội quay trở lại nắm QK II trừ phi TƯ đủ mạnh để ngăn
cản việc này. Tướng Tỵ khuất thân ngồi chơi xơi nước ở Quốc Hội không có nghĩa
là đàn em của ông ta chịu lép vế. Muốn nắm trong tay chức Tham Mưu Trưởng thì
nhóm tướng lãnh phe của Tỵ phải nắm lại QK II vừa mới bị để mất vào tay của TƯ
hơn ba tháng qua.
Trong lúc TBT Trọng ở TƯ còn đang
phải dẹp bớt ảnh huởng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong quân đội thông qua
các tướng tư lệnh các quân khu ở các tỉnh phía Trung & Nam thì tranh dành
nắm quyền tư lệnh ở QK II rõ ràng khiến TƯĐ ở Hà Nội không ít thì nhiều cũng bị
đuối tay.
Tướng Duy xuất phát từ vị thế tư
lệnh đóng ở Yên Bái, được hậu thuẫn và có qua lại thân thiết trong suốt bao năm
qua với bí thư Yên Bái là ông Phạm Duy Cường cũng như cánh tay phải của Cường
là ông Ngô Ngọc Tuấn, chủ tịch HĐND, nên việc đặc trách tướng Duy về làm TLQK
II gần như là do ông Cường thúc đẩy. Lúc bấy giờ là vào tháng Năm khi TƯ còn
đang lo cố đè các tướng tư lệnh các quân khu phía Nam thân Nguyễn Tấn Dũng nên không
thể rãnh tay chủ động, đành đồng ý với đề nghị của ông Cường.
Khi tướng Duy mất đi, Hà Nội buộc
phải có chọn lựa vì không thể để QK II làm loạn và tuột khỏi sự kiểm soát của
TƯ được nữa. Và sự lựa chọn của Hà Nội dẫn đến cuộc thanh toán hai cán đầu tỉnh
Yên Bái như tin tức đã đưa.
IV.
Nội vụ của cuộc thanh toán tại tỉnh Yên Bái:
Vào sáng sớm ngày 18 tháng Tám, cả
ba cán đảng đầu tỉnh Yên Bái là ông Đỗ Cường Minh, chi cục trưởng kiểm lâm tỉnh
Yên Bái, ông Phạm Duy Cường, bí thư tỉnh và ông Ngô Ngọc Tuấn, trưởng ban tổ
chức nhân sự tỉnh kiêm chủ tịch HĐND đều bị bắn chết tại trụ sở tỉnh. Hai nạn
nhân là ông Minh và ông Tuấn chết cùng phòng và ông Cường chết tại phòng làm
việc của mình nhưng cùng lúc.
Trừ ông Minh cục kiểm lâm ra, cả hai
nạn nhân kia đều bị bắn ba viên đạn trong tư thế ngồi và chết tại chỗ. Ông Minh
thì chỉ bị một phát ngay sau gáy và chết tại bệnh viên khi thủ tướng
"Mát-de" Phúc đến thăm. Ông bí thư Cường bị một phát đạn vào đầu và
hai phát còn lại vào ngực và bụng.
Căn cứ trên cách suy luận của ngành
tội phạm học, hai nạn nhân ông Minh và ông Tuấn đang tại phòng làm việc của ông
Tuấn, ông Tuấn ngồi tại bàn và ông Minh đang đứng để bàn bạc công việc thì ít
nhất hai sát thủ bước vào phòng - một bắn ông Minh từ đàng sau và sát thủ còn lại
bắn vào ngực và bụng ông Tuấn đang gồi tại bàn; cùng lúc đó, bí thư Cường cũng
bị sát thủ xông vào bắn tại phòng làm việc ở ngực và bụng.
V.
Thật giả của bản tin do đảng CSVN loan báo:
Văn phòng làm việc của bí thư Cường
và chủ tịch HĐND Tuấn cách nhau khoảng gần 200 thước buộc các sát thủ phải ra
tay đồng loạt để hai nạn nhân ở hai nơi không kịp phản ứng cho nên không có
việc sát thủ đi từng phòng một giết từng nạn nhân như loan tin do tiếng súng nổ
phòng này sẽ làm náo động nhiều phòng khác khiến mức thành công của sự ám sát
bị giảm hẳn.
Ông Minh được chở vào bệnh viện có
khả năng cứu sống dù rất nhỏ nhoi, thậm chí có thể bị liệt ốc nhưng trước sự
hiện diện của thủ tướng "mát de" Phúc một cách kỳ lạ tại phòng cấp
cứu, nhân viên làm việc tại nhà thương đã dặn dò thân nhân ông Minh về nhà lo
bề hậu sự.
Điều này cho thấy sự hồi tỉnh của
ông Minh rất nguy hiểm cho phe phái ra lệnh thanh toán. Bọn chóp bu của đảng
tại Hà Nội lo lắng thấy rõ và cần biết chắc ông Minh đã chết chưa thông qua sự
bộp chọp của thủ tướng "mát-de" Phúc đến tận phòng cấp cứu mà không
bận áo khử trùng như đúng thủ tục y khoa.
Dựa vào số viên đạn trên mình nạn
nhân, ông Minh rõ ràng không nằm trong danh sách cần bị giết mà chỉ là vô tình
hiện diện tình cờ tại nơi thanh toán nên vạ lây.
Hành lang văn phòng nơi hai ông bí
thư và chủ tịch tỉnh làm việc có ít nhất gần 50 người văn thư nhân viên thuờng
xuyên có mặt đi qua đi lại nhưng vào thời điểm xảy ra vụ thanh toán- hành lang
này lại vắng vẽ dù sẽ có cuộc họp tỉnh tại hội trường trụ sở sẽ xảy ra chừng
nửa tiếng đến một tiếng đồng hồ sau đó.
Không có một nhân chứng nào có mặt
để khẳng định tận mắt nhìn thấy ông Minh bắn bí thư Cường rồi đi sang phòng làm
việc của chủ tịch Tuấn thanh toán tiếp như đã đưa tin trên báo chí của Cộng
đảng. Đây chỉ là tin Vịt của Vẹm như người dân chúng ta thuờng nghe thường thấy
qua suốt mấy chục năm nay.
Bên Công an tỉnh Yên Bái cũng lúng
túng khi ra thông cáo làm hở đầu lòi đuôi, nhất là lòi ra vụ ông Minh kiểm lâm
bị bắn từ sau bắn tới mà tử thuơng sau đó trong bệnh viện cũng như việc văn
phòng hai ông chủ tịch Tuấn và bí thư Minh chỉ cách có 200 thuớc, không thề nào
sát thủ bắn bốn viên đạn từ phòng này rồi bình tĩnh đi qua phòng khác mà không
có náo động nhốn nháo cả hành lang.
Đây là một vụ thanh toán nội bộ cấp
tốc do TƯ tiến hành giấu kín công an địa phương - và công an địa phương tỉnh
Yên Bái có trách nhiệm giấu kín bịt miệng các nhân chứng sau đó khi hay biết
nội vụ.
VI.
Tại sao giới chóp bu đảng ở Hà Nội cần phải thanh toán - giết Bí thư tỉnh Yên
Bái?
Con đường quan lộc của Phạm Duy
Cường, nguyên là một kỹ sư XHCN về ngành xây dựng, bùng phát mạnh dưới thời thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Cường sanh tại Hà Nội nhưng làm tại nhà máy cement
(xi-măng) Hoàng Liên Sơn gần 23 năm từ năm 1982 đến năm 2005. Ông cán này có
thể bay nhảy vào TƯ sau khi Nguyễn Tấn Dũng lên làm thủ tướng năm 2006. Vào năm
2008, ông Cường được ông Dũng cất nhắc lên thành phó chủ tịch tỉnh và rồi chính
thức trở thành Bí Thư tỉnh Yên Bái hai năm sau đó, tức là năm 2010, năm mà quyền
uy của Dũng át trùm ở TƯ.
Trong nội bộ đảng ở TƯ, cán Cường
thật sự vượt trội hơn hẳn thành phần xuất thân từ đảng ủy như Tô Huy Rứa, Đinh
Thế Huynh, Hoàng Trung Hải, hay Đinh La Thăng và nhiều người khác vì cán Cường
có học thức và làm được việc nhưng lại không có vây cánh mạnh ở TƯ do xuất thân
từ dân kỹ thuật đi lên, rất cô thế. Cường chỉ có mỗi thủ tướng Dũng chống lưng
mà thôi.
Cường không được Trọng Lú nâng đở
như Đinh La Thăng hay Nguyễn Bá Thanh cho về ngồi ở TƯ vì Cường có vẻ chống lại
ý đồ trất phế Dũng của TBT Trọng trong các kỳ bỏ phiếu vào những năm trước -
mãi cho đến năm 2016, Cường mới chịu ngã ngũ và được Đinh Thế Huynh vận động bỏ
hàng ngũ của Dũng qua đầu TBT Trọng.
Lý do bí thư Cường ngã ngũ theo phe
Trọng hất thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi vào năm 2016 vì Cường cho rằng Dũng đã
hết cách thắng nổi Trọng sau khi quyết định giam lỏng Phùng Quanh Thanh của
Dũng bị thất bại vào giờ chót do Trung Cộng cử đặc phái viên ra tay can thiệp
cứu tướng Thanh. Hơn thế nữa, phe TBT Trọng tung một khoản tiền dồi dào lên đến
200 triệu đô để mua chuộc hầu hết các bí thư tỉnh tại đại hội đảng nhằm lấy đủ
phiếu truất phế Dũng. Số tiền này được cho là khoản tiền vay mượn khẩn cấp bởi
TBT Trọng trong chuyến viếng thăm Việt Nam của chủ tịch Tập Cận Bình thông qua
ngân hàng Phát Triển Trung Quốc CDB dùng để củng cố và ổn định niềm tin chính
trị giữa đảng cộng sản hai nước. Khoản tiền mượn nợ này được thông báo vào ngày
6 tháng 11 năm 2015.
Hơn thế nữa, ông Tống Đào, đặc phái
viên của họ Tập còn sang Việt Nam vào ngày 26 đến 30 tháng Giêng năm 2016 - tức
là ngay kỳ đại hội đảng, trong hồi bỏ phiếu truất phế Dũng, để khẳng định hậu
thuẫn về mọi mặt của họ Tập đối với phe TBT Nguyễn Phú Trọng. Điều này khiến
những người ủng hộ Dũng không thể nào cưỡng lại được nữa trước tài lực quá mạnh
của TBT Trọng có được nhờ từ sự hỗ trợ của Trung Cộng.
Nguyễn Tấn Dũng rớt đài khỏi TƯ kéo
theo tướng Tỵ rớt đài khỏi bộ Quốc Phòng, cho nên TƯ cần phải loại bớt vây cánh
của tướng Tỵ trong bộ Quốc Phòng càng sớm càng tốt - dẫn đến tình trạng bí thư
Cường lợi dụng tình huống nâng đỡ đẩy nhanh tướng Lê Xuân Duy đóng ở Yên Bái về
làm TLQK II đè đầu cởi cổ vây cánh của tướng Tỵ tại nơi này, nơi mà tướng Tỵ
từng làm tư lệnh trước khi trở thành Tham Mưu Trưởng.
Điều này bất thành vì hàng ngũ tướng
tá theo phe tướng Tỵ tại QK II có lẽ là đông như kiến, tướng Duy thiệt mạng một
cách bí ẩn sau ba tháng đảm chức và chức TLQK II tới nay vẫn còn lấp lững chưa
chính thức do tranh dành dằn co ngày thêm gay gắt.
Trước tình huống đó, TBT Trọng cần
phải có chọn lựa và bí thư Cường tỉnh Yên Bái trở thành một trở lực làm vấn đề
tranh chấp chức TLQK II đã căng thẳng lại còn căng thẳng thêm nữa. Hơn thế nữa,
Cường quá sáng giá so với đàn em của Trọng tại TW; cũng như bí thư Cường dù gì
cũng là người của Nguyễn Tấn Dũng khi trước nên sự tin cậy hợp tác đối với TBT
Trọng lại càng rất là miễn cưỡng.
TƯ cần phải loại Cường ra khỏi vị
trí bí thư tỉnh Yên Bái cho vấn đề tranh chấp chức tư lệnh tại QK II "hạ
nhiệt" bớt. Tuy nhiên, vì tình huống tranh chấp chức tư lệnh tại QK II
đang quá căng thẳng, TƯ không còn thời giờ để bơi móc điều tra sự hối lộ của bí
thư Cường để triệt hạ nên đành phải ra tay thanh toán bí thư Cường càng sớm
càng tốt - chỉ mười một ngày sau khi tướng Duy từ trần.
Cũng có nhiều nguồn tin cho rằng bí
thư Cường bị giết là do phe Nguyễn Tấn Dũng trả thù vì cái tội phản chủ nhưng
trên thực tế, Dũng để Cường ở Yên Bái làm rối loạn QK II thông qua tranh chấp
chức tư lệnh quân khu này khiến TBT Trọng ăn không yên, ngũ không yên để rãnh tay
Dũng lo cũng cố lại quyền uy của gia đình mình ở phương Nam thì có lợi hơn
nhiều. Cho nên, việc Dũng ám toán bí thư Cường để trừng phạt là điều rất khó
xảy ra.
Hơn nữa, nội vụ có sự hiện diện của
thủ tướng "Mát-de" Phúc cho thấy TƯ thật sự muốn ra mặt dàn xếp nội
tình bất ổn ở QK II cũng như ở Yên Bái.
Bí thư Yên Bái bị bắn chết thì đây
là thuộc vệ nội vụ của đảng nhưng Phúc vốn lo bên chính phủ lại đứng ra thăm
viếng dàn xếp thay vì là TBT Trọng cho thấy TBT Trọng không có chút tình cảm gì
đối với bí thư Cường và Trọng mặc nhiên để Phúc dẫn lực lượng công an hùng hậu
hộ tống theo sau kéo lên Yên Bái dàn xếp.
Đương nhiên, phe công an Trần Đại
Quang sẽ nhân cơ hội này tóm thâu tỉnh Yên Bái vào trong tay mình, thêm vây
thêm cánh cho chắc ăn sau khi đã có em trai của mình làm bí thư tỉnh Thái
Nguyên. Hơn nữa, muốn nội vụ dàn xếp theo cách mà TƯ muốn là có thể kiểm soát
được Yên Bái cũng như QK II thì việc công an nắm thêm tỉnh Yên Bái là điều có
lợi cho TBT Trọng trong lúc này.
Tuy nhiên, vụ việc ở Yên Bái càng
khiến thanh thế của phe công an Trần Đại Quang càng thêm lớn mạnh ở TƯ và liệu
Đinh Thế Huynh, người đứng thứ hai sau TBT Trọng ở trong đảng có thể có đủ bản
lãnh để buộc Quang phục tùng mình như đã từng phục tùng TBT Trọng hay không,
vẫn còn là dấu hỏi chưa có câu trả lời.
VII.
Kết
Nội tình tranh chấp tại QK II chắc
chắn sẽ là vết lở loét chỉ ngày một thêm lớn ra, sâu thêm trong nội bộ sĩ quan
tướng lãnh quốc phòng cũng như trong nội bộ chóp bu của Cộng Sản Hà Nội - một
sự lỡ loét ghẻ lở nhầy nhụa thuờng thấy ở trong nội bộ của mọi chế độ độc tài
tham nhũng.
Hôm nay máu nhuộm trụ sở tỉnh Yên
Bái thì ngày mai, tại sao máu lại không thê nhuộm ở trụ sở TƯ đảng tại Hà Nội
nếu Trần Đại Quang muốn gồm thâu cả chức TBT và chức chủ tịch nước vào trong tay
mình?
26.08.2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét