Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

Trứng Tàu lại nở ra Tàu

(VienDongDaily.Com - 31/08/2016)
Nguyễn đạt Thịnh

Xin nói ngay 'trứng Tầu' không phải là hột vịt bát thảo hay hột vịt muối mà là trứng của người đàn bà Tầu, được cẩn thận cất giữ trong những viện tàng trữ trứng người tại Hoa Kỳ, để bất cứ lúc nào người gửi trứng cũng có thể đem ra ủ với tinh trùng của đàn ông, nở thành một chú tửng con, hay một cô múi nhỏ, chú tửng cũng mang đặc tính gian thương, năm ngón tay thoăn thoắt múa trên bàn tính Tầu để cộng 5+5 = 9, và cô múi có nụ cười Tây Thi, nghiêng nước đổ thùng. Trứng Tầu được thu nhận để giữ giống Tầu, sau khi được ấp ủ đúng độ nóng sẽ nở thànhnhững chú Tửng lọt lòng mẹ là đã biết bỏ bàn toán, mưu tính thiệt hơn, hoặc những ả Múi có nụ cười nghiêng nước đổ thùng





Trứng Tầu được thu nhận để giữ giống Tầu, sau khi được ấp ủ đúng độ nóng sẽ nở thànhnhững chú Tửng lọt lòng mẹ là đã biết bỏ bàn toán, mưu tính thiệt hơn, hoặc những ả Múi có nụ cười nghiêng nước đổ thùng
Câu chuyện cất trứng đem kể hôm nay là chuyện của cô xẩm Lu Yi, một phụ nữ Trung Hoa 35 tuổi có học thức và khá đẹp; cô đậu thạc sĩ doanh thương tại Stanford University; trở về Trung Quốc vĩ đại cô mở một thương vụ nhỏ xíu, nhưng rất đắt khách tại Thượng Hải: thương vụ lo thủ tục giúp những người Hoa mắc bệnh ung thư được chữa trị tại những viện ung thư nổi tiếng của Hoa Kỳ.

Năm ngoái, cô trở qua Mỹ gửi trứng; cô không muốn có con sớm, vì nuôi con là một bận rộn chiếm rất nhiều thời giờ và tâm trí của người mẹ. Bận rộn công việc, cô chưa muốn có con, nhưng lại ý thức được là 5, 10 năm nữa, cô sẽ thèm có một, hai đứa bé bên cạnh để hủ hỉ yêu thương.

Cô phải gửi trứng tại Hoa Kỳ vì luật Trung Hoa không cho phụ nữ độc thân cất giữ trứng; từ vài năm nay, con số phụ nữ Trung Hoa sang Mỹ gửi trứng gia tăng khá nhiều, vì cô tài tử điện ảnh Xu Jinglei post trên mạng Weibo câu chuyện cô đi Mỹ gửi trứng.
Nằm trên bàn giải phẫu Lu Yi 'chat' với bác sĩ; ông này bảo cô "hít một chút dưỡng khí", thật ra 'dưỡng khí' là thuốc mê giúp cô nhẹ nhàng đi vào tình trạng bất tỉnh để không đau đớn khi lấy trứng.
Chỉ trong vòng nửa tiếng đồng hồ bác sĩ lấy được 8 cái trứng trong cơ thể cô Lu Yi; trứng được cất giữ trong ống nitrogen lỏng, và cô Lu Yi yên lòng với cái tương lai lúc nào muốn có con cũng có được, ấy là chưa nói đến cái tiện nghi của cô lựa chọn quốc tịch cho đứa bé con cô. Cô có thể chọn một người đàn ông Mỹ làm bố đứa bé còn trong trứng, để 9 tháng 10 ngày sau, cô trở thành mẹ Mỹ.

Lu Yi tâm sự, "Xu Jinglei giúp tôi ý thức được nhu cầu cất giữ tương lai, việc mà tôi cần làm ngay trong lúc còn trẻ; tôi biết nhiều phụ nữ Trung Hoa khác cũng đang bận tâm như tôi." Trung Quốc cũng có những phòng lạnh, có bác sĩ sản khoa chuyên làm việc lấy trứng, giữ trứng; nhưng muốn cất giữ trứng tại Trung Quốc, phụ nữ Trung Hoa cần trình giấy hôn thú, giấy cho phép sinh đẻ, và giấy chứng nhận của bác sĩ về tình trạng hiếm con.

      Trứng Tầu lại nở ra Tầu là khẩu hiệu của doanh vụ lấy trứng, gửi trứng đang  trị giá bạc tỉ

Việc giới hạn sinh đẻ áp dụng tại Trung Quốc từ năm 1979, chỉ cho phép mỗi gia đình có 1 đứa con, mới đây giới hạn được nới rộng từ 1 thành 2; tuy nhiên đàn bà không chồng vẫn không được quyền sinh nở.
Nữ giáo sư Wang Hongxia, phục vụ tại viện Xã Hội Học Thượng Hải (Shanghai Academy of Social Sciences) nhận định, "Chính phủ Trung Quốc không mặn mà gì với kỹ thuật giữ trứng, để sau này sinh nở, những kỹ thuật làm gia tăng dân số; do đó họ tìm cách giới hạn việc sinh sản, và cấm phụ nữ độc thân cất trứng để dành.

Ngoài việc đi ngược với nỗ lực giới hạn dân số, việc phụ nữ độc thân cất trứng còn vi phạm luân lý nữa, vì việc ghép trứng sau này với tinh trùng của một người đàn ông không phải là chồng mình, khiến đứa trẻ trở thành đứa con ngoại hôn."

Việc cô đào hát bóng Xu Jinglei phổ biến câu chuyện cô đi Mỹ để lấy trứng và cất trứng tạo ra nhiều cuộc tranh luận khá sôi nổi tại Trung Quốc; đài truyền hình CCTV của chính phủ dành ra 6 phút để trình bầy lập luận lên án việc cô làm. Sau nhiều cuộc tranh luận như vậy, mạng Weibo mở cuộc thăm dò ý kiến độc giả được trên 83,000 người tham dự; 80% những người này chống việc cấm đàn bà độc thân để dành trứng.

Cô Xu phát biểu, "tôi chỉ làm 2 việc hợp pháp: một là tôi xuất ngoại hợp pháp với đầy đủ giấy thông hành ra khỏi Trung Quốc, mộc chiếu khán chấp nhận cho tôi vào lãnh thổ Hoa Kỳ; hai là tôi nhờ những bác sĩ chuyên khoa lấy trứng, cất trứng và trả thù lao đầy đủ cho họ. Cộng 2 việc làm hợp pháp lại thì số thành của bài toán cũng chỉ có thể là hợp pháp."

Cô Ye Qinmin, 39 tuổi, một chuyên viên kiến trúc làm việc tại Thượng Hải, và có trứng cất tại một viện y tế Canada lên tiếng bênh vực quyền cất trứng của phụ nữ độc thân; cô Ye nói, "tôi độc thân hay có chồng thì cửa mình tôi vẫn là của riêng của tôi; tôi chưa sinh nở thì chính phủ không có quyền giới hạn gì cả."

Phụ nữ, nhất là phụ nữ Trung Hoa rất thích con cái; họ đua nhau xin đi ngoại quốc để lấy trứng, cất trứng, như cất giữ một viễn tượng con cái đầy đàn. Cô Yang Jie, giám đốc marketing của công ty Travel Healthcare tại Thượng Hải công tác với hãng Oregon Reproductive Medicine cho biết khách hàng của hãng đang gia tăng khoảng 15% so với năm ngoái.

Yang nói, "hãng chúng tôi giúp thân chủ xin giấy thông hành, xin chiếu khán cho phép họ vào lãnh thổ Mỹ, chúng tôi tổ chức đón khách tại phi trường, cung cấp nơi cư trú, thông dịch viên và tài xế nói tiếng Hoa, tóm lại chúng tôi làm mọi dịch vụ thân chủ cần chúng tôi làm."

Thật ra Travel Healthcare còn làm cả việc tạo ra khách hàng nữa; họ mở những lớp seminars phổ biến việc lấy trứng, cất trứng cho giới phụ nữ độc thân và trung lưu; giảng viên những lớp này vẽ ra viễn tượng họ sẽ là mẹ ruột của những đứa con Mỹ lai Hoa, và từ đó nuôi hy vọng được sống tại Hoa Kỳ vì lý do đoàn tụ gia đình.
Thương gia Hoa Kiều phát đạt trong thương vụ bán viễn ảnh "mẹ Mỹ" cho thiếu phụ Tầu, thì thương gia Huê Kỳ cũng nhanh nhẩu nhập cuộc, tham dự cuộc tranh thương đang vui nhộn; công ty HRC Fertility (Huntington Reproductive Centers) gửi 6 bác sĩ Mỹ sang Tầu để giúp phụ nữ Trung Hoa lấy trứng, cất trứng. Website của hãng quảng cáo, "chúng tôi giúp những người LGBT (lesbian, gay, bisexual, transgender) và những bệnh nhân HIV (human immunodeficiency virus), những phụ nữ độc thân thực hiện giấc mộng của họ.)
Chỉ riêng tại California công ty HRC Fertility đã có đến hàng chục bệnh viện phục vụ thai phụ; phí tổn lấy trứng, giữ trứng từ $11,000 đến $16,000, công giữ trứng từ $450 đến $600 mỗi năm. Các công ty Trung Hoa thường cộng tác với các bệnh viện bảo sanh Mỹ để tuyển mộ phụ nữ muốn lấy trứng và gửi trứng tại Hoa Kỳ. Theo thống kê của tổ chức Society for Assisted Reproductive Technology (Hội Công nghệ hỗ trợ sinh sản) thì trong số 51 viện bảo sanh tại tiểu bang California đã có đến 33 viện tổ chức theo nhu cầu của phụ nữ Trung Hoa -với nhân viên người Hoa, ấn phẩm in chữ Hoa, website viết bằng Hoa ngữ.
Phụ nữ Tầu lấy trứng, cất trứng tại Hoa Kỳ có thể là hình thức thay thế việc thai phụ Tầu sang Mỹ du lịch rồi đẻ ra con Mỹ trên đất Mỹ.
Trứng Tầu lại nở ra Tầu là khẩu hiệu của doanh vụ lấy trứng, gửi trứng đang trị giá bạc tỉ
Bác sĩ Kevin Doody, chủ tịch 'Hội Công Nghệ Hổ Trợ Sinh Sản' cho biết năm 2009 Hội giúp 568 phụ nữ Trung Hoa lấy trứng và gửi trứng tại Hoa Kỳ, năm 2014 con số này tăng lên thành 6,165 phụ nữ.
Cả việc thai phụ Tầu sang Mỹ đẻ lẫn việc phụ nữ Tầu sang Mỹ lấy trứng và gửi trứng cùng nhắm vào mục đích tạo ra cảnh phụ nữ Tầu có con Mỹ -một nguyên cớ giúp họ di dân. Thèm muốn đổi chỗ ở để đổi đời của người đàn bà Tầu cũng dễ hiểu, nhưng đầu óc kinh doanh của thương gia Tầu lại khó hiểu hơn, quanh co hơn.

Tài kinh doanh đó là yếu tố giúp người Tầu làm chủ thương trường Việt Nam trước 1975, và tiếp tục làm chủ thương trường Việt Nam hải ngoại hiện nay.

Nguyễn đạt Thịnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét