Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

Ngọn Bát Phong và Đường Trần Mưa Bay Gió Cuốn

Mỗi lần nghe tin một người bạn ra đi chợt nghĩ đến kiếp người.
Xin mượn bài của Đặng công Hanh để phân ưu và diễn đạt tư tưởng.

Ngọn Bát Phong và Đường Trần Mưa Bay Gió Cuốn

Đặng Công Hanh

"Cửa địa ngục hai bên lồng ngực

Phải vác theo trăm tuổi đường dài"

(Thơ: Nguyên Sa)

Bát phong là một thuật ngữ Phật học, nói theo ngôn ngữ thông tục là tám ngọn gió tượng trưng cho tám dao động trong lòng người hay tám trở lực đối với người tu chính, rèn luyện tu dưỡng nhân cách đạo đức và nói cách rộng hơn là các chướng ngại trên con đường giác ngộ giải thoát.

Tám ngọn gió đó là:

- Lợi: Khuynh hướng chuộng danh lợi, thu vén, vun đắp lợi ích cho cá nhân mình, hay tham lam, thích chiếm hữu.

- Xưng: Tâm lý ưa thích tâng bốc, khen ngợi, muốn ta là người hoàn hảo, nổi tiếng đình đám.

- Dự: Ưa chuộng địa vị, tôn vinh quyền thế.

- Lạc: Trạng thái hưng phấn, hoan hỉ khi gặp thuận duyên và trở nên kiêu căng, tự mãn.

- Cơ: Ưa thích dèm pha, cạnh khóe đối với người khác.

- Hủy: Là sự hủy nhục, khinh rẻ, sự chê bai

- Suy: Sự tổn hại, thiếu may mắn, suy sụp.

- Khổ: Gặp những ngang trái, bất hạnh, đau khổ, gặp cảnh nghịch duyên.

Đâu là cội nguồn?

Ngọn bát phong, xét cho cùng là sản phẩm của nhận thức con người về vạn hữu, về vũ trụ. Thế nhưng con người? Khái niệm về con người bao hàm cả hình ảnh của chính mình, cái bóng dáng mờ ảo, khi ẩn, khi hiện của chính mình trên dòng chảy tâm thức từ một quá khứ xa xăm cho đến hiện tại và nhất là trong hiện tại, nổi lên cái ý niệm về bản sắc, về vai trò, địa vị của chính mình tác động liên tục đến mối quan hệ với tha nhân.

Nuôi dưỡng sự bám chấp vào bản ngã là đi liền với việc tạo dựng một không gian chật hẹp giam hãm chính mình và làm cho con người chỉ lo bảo vệ cho cá nhân mình. Một động thái trái với mình có thể làm cho mình buồn rầu, lo âu hay tỏ ra sân hận và bị ám ảnh bức bách đến thân tâm.

Trong nhà Thiền có lưu truyền câu chuyện về thi hào Tô Đông Pha lúc làm quan ở Hoàng Châu. Chuyện kể rằng: Thiền sư Phật Ấn nổi tiếng về danh đức ở chùa Quy Đông, lúc đó Tô Đông Pha ở Hoàng Châu, hai người thường giao du, đi ngoạn cảnh và trao đổi thi tứ. Tô Đông Pha hay nói Thiền với nhà sư và thường tỏ ra tâm đắc tự mãn mình có kiến giải Phật pháp sâu rộng. Một hôm, nhà thơ làm một bài kệ xưng tụng Đức Phật và ông tỏ ra thích thú

"Cúi lạy Thiên Trung Thiên

Hào quang chiếu đại Thiên

Tám gió không lay động

Ngồi vững đài Kim Liên"

Ông cho người nhà đem bài kệ trình cho nhà sư Phật Ấn xem, ngài xem xong yên lặng vò nát vứt đi. Người nhà của Tô Đông Pha về thuật lại sự thể như vậy, nhà thơ đùng đùng nổi giận, lật đật cùng người nhà sang gặp sư Phật Ấn để cật vấn. Nhà sư đã thấy rõ sóng vỗ động loạn trong tâm của Tô Đông Pha. Với thái độ thong dong chậm rải, nhà sư đọc tặng cho Tô Đông Pha hai câu thơ

"Hữu Phong bất động, vô phong động

Bất động vô phong, động hữu phong"

Tô Đông Pha vội biết mình sai, lầm lũi ra về, lòng đầy thán phục và nhận ra rằng vọng động từ tâm nên cảnh vật từ đó sinh khởi. Sự việc chợt đến với ta là lúc ta biết gió nghiệp của mình có từ bên trong đang lay động.

Cũng với người xưa, cũng với cảnh cũ. Con đường làng rợp bóng tre xanh, những chiều tà, nắng nhạt, nhưng người đi xa trở về trong phong vận ba đào, công không thành, danh không toại, tâm động dâng trào nỗi buồn vào cõi không gian vô tận.

"Về đây, buồn trong cánh chim bay

Về đây, buồn nghe gió heo may"

(Nhạc: Châu Kỳ)

- Người danh sĩ, một thời ngang dọc, nuôi chí lớn trong giấc mộng bình sinh, thoáng một chốc thấy mình tay trắng mà tóc đã ngã màu sương gió, chạnh lòng man mác một nỗi sầu cô quạnh, đơn độc giữa trời đất bao la và thời gian vô tận.

"Học chẳng thành

Mà danh chẳng lập

Trai trẻ chẳng bao lâu mà đầu bạc

Trăm năm thân thế bóng tà dương"

(Nguyễn Bá Trác)

Khi nhìn về phía ngoài quan sát thế giới, con người thường có khuynh hướng củng cố khái niệm về một thế giới bằng cách quy kết cho nó những thuộc tính xem ra chẳng liên quan gì đến nó.

Khi nhìn vào bên trong, con người lầm tưởng có bóng dáng "cái tôi" ngự trị trên dòng chảy tâm thức từ quá khứ xa xăm đổ về hiện tại. Mỗi giây phút trong hiện hữu, từ lúc có tiếng khóc chào đời đến lúc vĩnh biệt, thân thể này phải chịu đựng những thay đổi liên tục và tâm thức trở thành một sân khấu của những trải nghiệm về tình cảm và về nhận thức, kết tinh thành những pháo đài của kinh nghiệm. Thế nhưng, kinh nghiệm của con người về thế giới này chẳng qua chỉ là một nội dung của dòng tâm thức, của ý thức liên tục. Vì vậy con người đã quen gắn "cái tôi" vào đó và đồng hóa luôn mình vào cái tôi, thân thế này của tôi, tư tưởng, tài sản này của toy v.v... lôi kéo lòng ham muốn chiếm hữu. Dục vọng hay tham vọng là những vòng xoáy cuồng loạn trên dòng chảy tâm thức được thể hiện qua những quyết định nhiều trạng thái đau khổ hay hạnh phúc, bằng những khát khao sở hữu, lòng tham ái bám víu vào những thứ ưa thích cũng như sân hận. Mọi hoạt động của tâm thức, luôn luôn kết hợp với một trạng thái nào đó của cảm giác vui, buồn, thích thú, hạnh phúc hay đau khổ. Nói khái quát hơn theo ngôn từ Phật học đó là các độc tố cơ bản của tâm: dục vọng thể hiện sự dày vò của thèm khác, sân hận với ý muốn làm hại, ngu si làm méo mó cái nhìn về thực tại.

Thế còn tư duy? Tư duy của con người là tác nhân của hành động, vì vậy tư duy mê lầm sẽ gây ra các nhiểu loạn trong tâm thức. Tư duy hoạt động được cơ bản dựa vào các thông tin cung cấp từ sáu giác quan tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý, đồng thời dựa vào kinh nghiệm của giác quan và dựa vào kinh nghiệm tư duy gán cho sự vật.

Lịch sử nhân loại chỉ ra rằng cái khủng hoảng cơ bản mọi thời đại chính là sự khủng hoảng của tư duy cá nhân. Ngã tính ấy là hệ quả của ba nguyên lý cơ bản để tư duy hoạt động được.

- Nguyên lý đồng nhất: một vật là A luôn luôn là A.

- Nguyên lý phi mâu thuẩn: một vật A hay (khác A) nhưng không thể khi thì A, khi thì (khác A).

- Nguyên lý triệt tam: một vật là A nhưng không thể là nửa A, nửa (khác A).

Ba nguyên lý vận hành trên cơ sở giả định rằng mọi hiện hữu đều có ngã tính cố định. Đây là cách tư duy hữu ngã (hay tư duy nhị nguyên) có chủ thể quan sát và khách thể được quan sát có ngã tính độc lập. Trong khi thực tại thì biến dịch liên tục, không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông. Vì vậy, hoạt động của tư duy khác hẳn với thực tại.

Khuôn mẫu tư duy này đã đào sâu hố thẳm ngăn cách giữa nhận thức con người về cuộc đời, về vũ trụ như tự nó là. Cũng vì thế cái giá trị riêng mà nó quy kết cho mỗi hiện hữu không có chỗ tựa trong thực tại và bị nhát kiếm vô thường cắt đứt khiến cho con người bị chao đảo trong sự chọn lựa giữa cái giá trị ước lệ và giá trị thực của nó.

Đây là một điều cố hữu có tính quyết định thân phận con người, đưa đẩy con người chơi vơi và dấy lên những vô số niềm đau, đồng thời làm sinh khởi những độc tố tham, sân, si, ái dục, kiêu mạn v.v... cũng lưu xuất từ cội nguồn tư duy hữu ngã đó.

Toàn bộ hoạt động tâm lý con người trong thường nhật gần như xoay quanh trục "chấp thủ bản ngã và tham đắm dục vọng" thể hiện qua những ước muốn, những thương yêu, hy vọng, thất vọng, ganh đua, kiêu mạn v.v... và lầm tưởng nếu không có những trạng thái đó thì đời sống vô nghĩa, trống rỗng, nhàm chán, đồng thời xã hội không có động lực phát triển. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu sẽ thấy rằng sự vận hành của chúng chỉ là ảo giác về tự ngã, tạo nên một thế giới tưởng tượng để sống mà không phải thực tại chính nó.

Chúng ta chia xẻ tâm sự của một nhà thơ, một người nghiên cứu và giảng dạy triết học cũng đã có giây phút bất chợt lưu đày tâm hồn mình đến vùng đất lạ hư hư, thực thực

"Thế kỷ chúng tôi trót buồn trong mắt

Dăm bảy nụ cười không đủ xóa ưu tư"

Trong nhiều lần khác, ông tuyệt vọng cùng cực đến nỗi lúc hai tay buông xuôi còn phảng phất u buồn trên mi mắt.

"Cuộc đời đã dạy anh ảo vọng có kích thước của Hỏa Diệm Sơn, thân thể đợi chờ chỉ là những thân cây mà chất lục diệp tố chẳng bao giờ còn trong sức lửa".

"Và tuổi ba mươi với bấy nhiêu lần lũy thừa đau khổ".

(Thơ Nguyên Sa)

Không như Nguyên Sa, Bùi Giáng nổi tiếng là một thi sĩ dung dị tài ba, thơ của ông mang nhiều triết lý nhân sinh, vang vọng một nỗi buồn man mác nhưng đượm nồng chất bao dung, chất mộng mị về nét đẹp của nhân thế

"Một buổi trưa nắng vàng in trên tóc

Lùa chân mây về ở dưới chân trời

Bước vội vã một lần nghe gót ngọc

Giẩm trang đời lá rụng úa thu phai"

hay:

"Tôi đã nguyện yêu trần gian nguyên vẹn

Hết tâm hồn và hết cả da xương"

Con đường tránh

Con người sinh ra từ lúc bắt đầu nhận thức được thế giới quanh mình cũng là lúc có nhu cầu về hạnh phúc và nguồn hạnh phúc cũng thay đổi dần theo tuổi đời và theo môi trường sống chung quanh.

Thế nhưng, hạnh phúc là gì? Từ ngữ này một đôi khi rất gần nhưng đôi khi xa vời vợi. Nhà hiền triết lổi lạc người Hy Lạp Aristotle đã mạnh mẽ khẳng định mục đích của con người không phải là cái hay, cái đẹp mà chính là hạnh phúc và con người đã lầm tưởng tìm kiếm tiền tài, danh vọng và khoái lạc sẽ đưa đến bờ hạnh phúc. Với một trí tuệ thông thái, một phẩm chất đạo hạnh cao đẹp ông đã trả lời rằng điều kiện của hạnh phúc là phát triển khả năng suy luận chính xác về đạo đức, về sự kiểm soát tinh thần và kiềm chế lòng ham muốn vô hạn. Vì thế hạnh phúc thực sự chỉ đến với những ai có tâm hồn đạo đức, có tâm hồn thánh thiện và cao hơn là có một đời sống minh triết. Hạnh phúc chỉ là một cảm nhận của tâm thức về nội tâm và ngoại cảnh, một cảm nhận không điều kiện, an lạc, hân hoan, nhẹ nhàng, bay bổng.

Mỗi hiện hữu của con người đều mang nặng trên vai túi "càn khôn" chứa đầy những đam mê dục lạc, danh vọng, tiền tài, lợi lộc, đố kỵ, ganh ghét, sân hận, hơn thua, được mất - gọi chung là "bát phong" và hạnh phúc chỉ đến với con người khi ta làm vơi dần những gì ta đang có trong túi "càn khôn".

- Nó rất thật giản dị và gần gũi bên người khi dòng chảy của tâm thức bắt nhịp được và hòa nhập được cùng thiên nhiên vũ trụ, đó là lúc ta cảm nhận được hạnh phúc.

"Người ngồi đây ngó mây trời biền biệt

Lơ thơ bay loáng thoáng cánh chuồn chuồn"

(Bùi Giáng)

- Đến những công việc rất tầm thường, dẫn bò đi ăn trên đồi hoang, trong cảnh đất trời mênh mông cô tịch, dù không mời gọi, hạnh phúc vẫn đến khi trong lòng không chút gợn.

"Anh nằm xuống để nhìn lên cho thỏa

Anh thấy lòng mở rộng đến trời xanh

Chìm ngây ngất vào trong đôi mắt lả

Anh lim dim cho chết lịm hồn mình"

(Bùi Giáng)

Trước đây hơn 2.500 năm, Đức Phật Thích Ca đã tuyên bố: "Ta chỉ nói khổ và con đường diệt khổ". Với lời dạy của Đức Phật ta hiểu ngầm rằng: "Diệt được khổ là đạt đến hạnh phúc". Lại nữa "Chúng ta phải là sự thay đổi mà chúng ta muốn thấy trong thế gian này, Thánh Gandhi đã nói như thế.

`

Tài liệu tham khảo:

1. Tô Đông Pha: Tuệ sỹ, NXB Văn hóa Sài Gòn 2008

2. Lý thuyết nhân tính: Thích Chơn Thiện, NXB Phương Đông 2009

3. Tâm lý học Phật Giáo: Thích Tâm Thiện, NXB Thành phố 2000

Nói Láo Hay Nói Thật



Nói Láo Hay Nói Thật
Hậu quả của nói láo...

Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan

Tiếng Việt mình rất phong phú. Tùy theo từng địa phương mà nói láo còn được gọi bằng những từ hoặc những cụm từ khác nhau, chẳng hạn như: nói dối, nói phét, cương ẩu, lựu đạn nổ, nói dóc, nói khoác lác, nói gạt, dỏm, phịa, ba xạo, xạo ke, đẩy cây tha mỡ bò, v.v.
Còn nói thật thì có thể hiểu là: nói thiệt, nói thực, nói đúng sự thật, nghĩ sao nói vậy, nói thẳng như ruột ngựa, v.v.
Nên nhớ rằng phân nửa của sự thật không phải là sự thật!
Chắc có nhiều bạn thắc mắc, hổng biết tác giả có nói láo hay không?
Dạ, xin thẳng thắng trả lời rằng mình cũng...thường hay nói láo lắm... Nói láo vì xã giao, vì để cho người khác vừa lòng, vì để cho mình được yên thân, cũng như để cho mọi người vui vẻ cả làng...
Nói láo là một nghệ thuật trong cuộc sống
Nói láo là chuyện rất cần thiết trong mối giao tiếp xã hội ngày nay. Già trẻ gì cũng nói láo hết.
Nếu mọi người đều nói thật như ý mình nghĩ hết thì trật tự xã hội sẽ bị đảo lộn, chiến tranh sẽ bùng nổ khắp nơi.
Tây gọi kiểu nói láo không có mục đích làm tổn thương đến người khác là nói láo vì xã giao, vì thân thiện hay mensonge convivial, pieux mensonges...
Nói láo là việc cần thiết trong xã hội để con người có thể sống chung với nhau một cách hài hòa.
Theo nhà tâm lý học J.D Nasio, trong Un psy sur le divan (Payot 2002), người nói láo cố tưởng tượng ra một mô hình của sự thật có thể che lấp bớt phần nào giá trị mà họ không có được.
Họ nghĩ rằng nếu nói sự thật thì họ sẽ mất đi sự ngưỡng mộ cũng như sự quan tâm của người khác. Vậy họ cố tạo ra một cái “vỏ” doublure để hy vọng đạt được những gì họ mong đợi.
Tảng sáng mới vô bu rô, xếp hỏi bạn mạnh giỏi “how are you”, thì bạn phải trả lời là “good” là “fine” cho xong chuyện, mặc dù bạn và bà xã vừa mới...xực nhau dữ dội ở nhà. Còn nếu lỡ trả lời khác đi thì sẽ bị họ vặn hỏi lung tung, tại sao vậy “why?”, lại phải mất công trình bày, cắt nghĩa, phân trần là “tại bị bởi vì thì là” mệt mỏi phiền phức lắm.
Chị bạn đồng nghiệp vừa mới đi làm tóc thấy không giống ai hết nhưng bạn cũng phải cố tình tạo nét ngạc nhiên trầm trồ thán phục, wow, quá đẹp, chớ hổng lẽ bạn nói thật ra ý nghĩ của mình: sao đầu chị giống cái nồi hay giống chó xù quá vậy?
Vợ chồng bạn được mời đi dự tiệc cưới. Nếu không thích đi thì cứ đóng kịch, làm bộ xít xoa tiếc rẻ và trả lời người ta: uổng quá mình bị kẹt chuyện gia đình, kẹt đám giỗ bà già, kẹt phải đi Mỹ, đi du lịch, có bà con ở Mỹ hay xa qua chơi, bị bệnh mắc đi nhà thương, v.v... Rồi thì sorry, không thể tham dự được, để dịp khác nhé. Thế là khỏi mích lòng ai hết!
Trường hợp khác, thí dụ khi một người đẹp hỏi ý kiến về chiếc áo chị ta đang mặc, thì bạn cứ khen tưới hột sen đi. Vậy là nhứt rồi và vui vẻ cả hai đàng!
Nói những gì người ta đang mong đợi, và đang muốn nghe mà thôi. Nói thật điều mình đang nghĩ đôi khi cũng không nên.
Nói láo cũng là một cách mình tự đề phòng đối với sự tò mò, xoi mói, ganh tị của người khác. Giàu có hay sung sướng hơn người về mặt nầy mặt nọ có thể khiến cho người ganh ghét, và tìm cách nói xiêng nói xỏ, bực mình lắm.
Vậy, tốt hơn là không nên khoe khoan gì cả. Mua một món hàng khá đắt giá thì có ai hỏi nên nói bớt giá lại hay nói là của con cái mua cho chớ làm sao tui có tiền mà mua.
Nhưng ngược lại, cũng có người hay nổ như lựu đạn, đi du lịch ăn toàn mì gói, cơm tay cầm, ngủ nhờ ở phòng khách nhà bạn mà khoe mình ở hotel 5 sao, và mỗi ngày ăn toàn tôm hùm đồ biển đến phát ngán luôn...
Nói láo cũng là cách để bảo vệ mạng sống cũng như bảo vệ hạnh phúc của mình. Khai thiệt hết, đi cải tạo mút chỉ cà tha là chuyện đương nhiên thôi.
Nói láo trở thành xấu xa đê tiện khi mình nói láo để gạt gẩm thiên hạ hầu trục lợi hay để ám hại, để gây chia rẽ người khác...Đây là lý do luân lý.
Các tôn giáo lớn thường khuyên chúng ta không được nói dối. Thiên chúa giáo có 10 điều răn trong Kinh Thánh (You shall not lie) cũng như Phật giáo có Bát chánh đạo (Chánh ngữ).
Chúng ta thường hay dạy con cái lúc tụi nó còn nhỏ là phải luôn luôn nói thật, nói láo không tốt, là có tội, v.v... hổng bao giờ được dối cha dối mẹ.
Nhưng bạn phải cẩn thận. Vừa mới dạy con như thế, nhưng lập tức bạn cầm phone báo xếp là hôm nay bạn bị bệnh xin nghỉ một ngày trong khi thật sự bạn đang mạnh cuồi cuội trước mặt con, là coi hổng được đâu đấy nhé!
Nghệ thuật buôn bán, chào hàng, marketing là một khoa học đánh vào tâm lý người tiêu thụ trong đó nói dối, nói dóc, thổi phồng phẩm chất của sản phẩm bán ra là một cách moi tiền người mua rất hữu hiệu.
Một số nghề thường dính liền với việc nói phét. Nghề làm chính trị là một, nghề lang băm là hai, kế đến là thầy bói dỏm là ba, và còn nhiều nghề khác lắm nhưng người viết hổng dám kể hết ra đây vì sợ hổng đủ chỗ cũng như sợ bị người ta chửi tắt bếp.
Có người còn nói nhà báo nói láo ăn tiền chắc đôi khi cũng không oan lắm (xin lỗi các ông chủ nhiệm nhé).
Ngoài ra còn có những nhà đạo đức giả, những người khẩu Phật tâm xà, những kẻ nịnh bợ, bưng bô, xu thời, đón gió, trở cờ, bợ đít, nâng bi, sở khanh cũng đều nằm chung trong giới chuyên môn nói láo.
Tại sao phải bố láo?
Khả năng nói dóc là một vấn đề thuộc về nhận thức réalisation cognitive.
Nói láo, nói xạo bị xem là hổng tốt vì nó được đánh giá qua các giá trị luân lý và đạo đức. Nhưng chúng ta đều biết là cái gì cũng có thể thay đổi được theo thời gian và không gian.
**Sau đây là một số lý do tại sao người ta phải nói láo:
-/ để che đậy lỗi lầm, để tránh rắc rối phiền toái, tránh trách nhiệm;
-/ để cho mình có vẻ quan trọng, để bắt le, để được người khác quan tâm đến mình (thùng rỗng kêu to là vậy đó);
-/ để bảo vệ tiếng tâm, danh giá của mình;
-/ để tránh làm tổn thương tinh thần của người khác. Ví dụ mình vẫn phải nói cám ơn vì lịch sự khi nhận một món quà mặc dù trong thâm tâm mình không thích;
-/ để cũng cố vị trị và địa vị xã hội của mình, để được hưởng một quyền lợi hay một đặc ân nào đó (thí dụ xin tiền trợ cấp...);
-/ để điều khiển, sai khiến manipuler một người nào đó. Đây là loại nói láo ác độc để chiếm đoạt tài sản, tình yêu, hoặc một ân huệ nào đó. Nó làm tổn hại thanh danh người khác;
-/ để kiểm soát thông tin. Người nói láo thường cố tình bỏ bớt một vài điểm của một vấn đề nào đó khiến nó trở nên sai lạc khó hiểu. Bởi lý do nầy mà tòa án Mỹ luôn luôn đòi hỏi tất cả sự thật;
-/ Nói láo bệnh hoạn thường thấy ở những người ghét xã hội antisociale, thiếu cái nhìn sáng suốt về việc tốt xấu, và cho thấy họ cũng không biết ăn năn hối cải khi làm hại người khác;
-/ Nói láo tự phát (compulsives menteurs). Nói láo là giải pháp thứ nhất khi không thể làm gì khác hơn được nữa. Đây là trường hợp của các trẻ em sống trong một môi trường ác nghiệt, nói láo là việc các em phải làm để có thể tồn tại.
-/ Xáo trộn nhân cách ái kỷ (narcissitic personality disorder). Tự đánh giá mình quá quan trọng, mong đạt được vinh quang và sự ngưỡng mộ từ người khác.
Nguyễn Thượng Chánh.Hãy tự nhìn mình trong gương. Vietbao.online
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=115&nid=158363
-/ Xáo trộn nhân cách giáp ranh (borderline personality disorder). Những người nầy lên cơn bất tử nên hay cương ẩu;
-/ Xáo trộn nhân cách sân khấu (histrionic personality disorder)
Theo Bs Nguyễn văn Thịnh. Xáo trộn nhân cách. YDuocNgàyNay. com
http://www.yduocngaynay.com/3-3NgVThinh_CCTT5_RoiLoanNhanCach.htm
«CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHÍNH CỦA NHÂN CÁCH GIÁP RANH ?
- cố gắng hết mức để tránh bị ruồng bỏ. “ Nếu tôi không làm những điều mà những kẻ khác muốn, họ sẽ bỏ rơi tôi hay tấn công tôi ”.
- những cách quan hệ giữa người với người không ổn định: lý tưởng hóa (idéalisation)/ sự giảm giá (dévalorisation). “Chẳng ai có thể thương tôi và muốn gần tôi nếu họ thật sự biết tôi”. “Tôi là một gánh nặng cho những kẻ khác”.
- bất ổn định về tình cảm (instabilité affective). “ Tôi phải kềm chế các cảm xúc, nếu không cái gì đó khủng khiếp sẽ xảy ra ”. “ Nỗi đau đớn mà tôi cảm thấy là không chịu đựng nỗi. ”
- rối loạn bản sắc (perturbation de l’identité). “ Chẳng ai hiểu tôi ”
- tính xung động (nghiện ma túy, chứng ăn vô độ, tiêu xài, dục tính). “Tôi không thể tự kiềm chế cũng chẳng có thể tạo cho mình một kỹ luật”.
- rối loạn hành vi : tự cắt xẻo (automutilations), toan tính tự tử.
- cảm giác trống rỗng mãn tính (sentiment chronique de vide)/cảm giác đã trải qua (sentiment de vécu). “ Chẳng bao giờ có ai để lấp đầy các nhu cầu của tôi, để chăm sóc tôi.” “ Tôi sẽ luôn luôn cô độc ”. »
CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHÍNH CỦA NHÂN CÁCH SÂN KHẤU ?
- tính sân khấu (histrionisme = théatralisme): hành vi nhằm làm vui lòng, nhằm quyến rũ (sédutrice); dạng vẻ sân khấu (présentation théatrâle).“ Tôi phải tạo ấn tượng tốt“. “Chừng nào tôi không chơi đùa hay chừng nào tôi không gây ấn tượng lên những kẻ khác, tôi không là cái gì cả. ” “Nhìn thấy tôi, họ không cưỡng nỗi ”.
- cảm thấy khó chịu khi ở trong những tình huống không phải là trung tâm của sự chú ý của những kẻ khác.“Để được sung sướng, tôi cần những người khác chú ý đến tôi”. “Tôi phải là trung tâm của sự chú ý của họ”.
- tính dễ ám thị (suggestibilité) và sự kiện dễ bị ảnh hưởng bởi những kẻ khác hay bởi những tình huống. “Nếu tôi làm vui những kẻ khác, họ sẽ không nhận xét những nhược điểm của tôi”.
- tăng mức độ biểu hiện tình cảm (hyperexpressibilité affective) (quyến luyến hay dửng dưng với các đối tượng, với sự thiếu chừng mực, không có tính liên tục), các rối loạn tính nết (troubles caractériels) (bực tức, đồng bóng), tính khí bấp bênh và thay đổi (thường có những cơn khóc lóc và giận dữ).
- thường xuyên phụ thuộc tình cảm (dépendance affective) ; thường là thụ động, không thành thục (immature), trẻ con (infantile). “ Một mình, tôi không đủ khả năng tổ chức đời sống của tôi ”. “ Tôi phải quyến rũ để người ta giúp tôi và thương tôi ”.
- rối loạn tình dục (hoặc sợ hoặc tăng quá mức dục tính) : tránh các giao hợp.
(Bs Nguyễn Văn Thịnh)
Nói láo bệnh hoạn
Nếu việc nói láo trong sinh hoạt hằng ngày đôi khi là một chuyện chẳng đặng đừng, thì ngược lại nói láo cũng có khi là một tình trạng nhân cách bị xáo trộn. Người nói láo cố tình bóp méo sự thật và lạm dụng lòng tin của người khác.
Chúng ta không nên lầm lẫn giữa những người nói láo bình thường với những người nói láo một cách vô thức mà cứ tưởng rằng họ đang nói thật. Khoa tâm lý học gọi đây là chứng điêu ngoa khoác lác (?) mythomanie, mythomania. Những người nầy không thể phân biệt được giữa sự thật bên ngoài và hình ảnh trong trí tưởng tượng của họ.
Trường hợp nói láo mà cứ tưởng nói thật rất phổ biến vào một lứa tuổi nào đó ở trẻ em.
Nếu tình trạng nầy vẫn kéo dài mãi mãi thì nó sẽ trở thành một chứng bệnh về xáo trộn nhân cách.
Trẻ em nói láo
Trẻ em nhỏ tuổi hay có thói quen nói láo. Các em tưởng tượng ra những mẩu chuyện nho nhỏ để tô điểm vào sự thật nhằm mục đích tạo cho mình một sự quan trọng nào đó. Đừng quên rằng, đối với các em, ít nhất tới 5 tuổi, đó là chuyện có thật. Ở vào lứa tuổi trên các em chưa có đủ trí khôn để phân biệt giữa sự thật và sự tưởng tượng.
Nếu từ 6 tuổi trở lên mà các cháu vẫn còn nói láo thì đáng ngại. Sự kiện nầy cho biết có một sự bất ổn, khó khăn nội tại nào đó trong con người của các em cho nên các em cần sự hỗ trợ của những điều láo khoét. Thí dụ, có cháu nói nó có rất nhiều bạn bè ở trường, nhưng đó là chuyện không có thật. Sự nói láo trên biểu lộ một tâm trạng cô đơn mà các em cố tránh bẳng cách tưởng tượng ra một thế giới riêng biệt.
Trong thực tế, ở trẻ con, loại chuyện láo được các em kể ra không quan trọng bằng số lần và nhịp độ fréquence kể ra.
Việc các em nói láo quá thường xuyên khiến các bậc cha mẹ cần phải suy nghĩ tại sao các em phải phiạ ra những câu chuyện không thật như thế.
Ngược lại, một đứa bé không bao giờ biết nói láo mới thật là một điều đáng ngại trong việc phát triển nhân cách riêng cho nó.
Cha mẹ cũng không nên lo sợ thái quá hay nghĩ rằng mình bị các con phụ bạc.
Qua việc tưởng tượng, các em tự tạo cho mình một khung cảnh sống, một thế giới bí mật nằm giữa mộng và thật. Qua thế giới tưởng tượng, các em chuyển hết vào đó những cảm xúc và những tình cảm của mình mà các em cố dấu cha mẹ vì sợ nhục hay sợ bị ganh tị.
Theo các nhà tâm lý học Tây phương, cha mẹ nên nhắc nhở con cái nên nói sự thật. Cố tạo cho chúng một niềm tin, và tránh không nên trừng phạt theo kiểu “tau đánh chết cha, chết mẹ mầy”.
Nói láo trong đời sống vợ chồng
Trong cuộc sống vợ chồng, nói láo cũng rất thường hay xảy ra hằng ngày, nhưng không nhất thiết là sự không còn chung thủy mí nhau.
Nói láo với người hôn phối để bảo vệ hình ảnh của chính mình, là một nhu cầu ích kỷ để tồn tại.
Có những sự thật rất riêng tư khó thú nhận được. Tất cả những điều suy nghĩ của chúng ta cũng không nhất thiết phải đem chia sẻ với người phối ngẫu. Cũng chưa chắc là sự thật như ta hình dung trong trí não của mình cũng là sự thật trong trí não của người khác.
Mình không thể nói ra ý mình nghĩ vì sợ phản ứng của người kia.
Nói láo có thể làm tổn hại tới mối tương quan thân mật trong đời sống vợ chồng.
Sự thành thật của mình giúp khai mở cảm thông với người bạn đời, nhưng trong thực tế chúng ta cũng cần phải giữ cho mình một góc cạnh riêng tư nào đó.
Nên nhớ là mình có trách nhiệm về những điều mình nói ra cũng như cách mình đã nói chớ không phải cách mà người kia nghe biết.
Tạp chí Selection Riader’s Digest, năm 2009 có đưa ra kết quả thăm dò quốc tế về “Các sự nói láo giữa vợ chồng với nhau” (Quels mensonges entre conjoints).
**Các lý do của sự nói láo nầy như sau:
Vie de couple et petits mensonges
http://news.doctissimo.fr/vie-de-couple-et-petits-mensonges-_article5924.html
-/ lý do thứ nhất: giờ giấc không phân minh, thí dụ như trốn đi chơi về trễ;
-/ lý do thứ hai: tiền bạc (đứng đầu là Malaysia, vợ chồng nói láo lẫn nhau vì tiền bạc tới 51%);
-/ lý do thứ ba: múa lân (sex).
Tại nhiều xứ câu hỏi “Ông hay Bà đã đi đâu?” dẫn đầu các lý do nói láo trong các cặp vợ chồng. Nga là quốc gia dẫn đầu về lý do nói láo liên quan đến câu hỏi trên.
Tại Pháp, nình bà (45%) nói láo nhiều hơn nình ông về nơi chốn. Các ông Tây (20%) bóp méo sự thật về những gì liên hệ đến sex.
Đàn ông và đàn bà ai nói láo hơn ai?
Les hommes mentent plus que les femmes
http://www.melty.fr/les-hommes-mentent-plus-que-les-femmes-actu24396.html
Một nghiên cứu tại Anh quốc cho biết các ông nói láo, nói xạo hai lần nhiều hơn các bà.
Có ý kiến cho rằng tại bị các bà hạch hỏi quá thường xuyên, không ngơi nghỉ được nên các ông sợ quá, quýnh quá nên phải nói láo.
Cũng nên nhớ là đàn bà có giác quan thứ sáu rất nhạy bén, bạn có nói láo cách nào đi nữa thì cũng không qua mặt được các bà đâu. Lại nữa kỹ thuật hỏi chặn đầu chặn đuôi của mấy bà xã tỏ ra vô cùng lợi hại chẳng thua gì…FBI.
Những gì các ông thường hay phịa ra nhất
1-Tui đang bận làm việc, bận đi họp... Là lý do quý ông thưòng phịa ra nhiều nhất để được yên thân khi bị chất vấn bởi các bà vợ có tánh quản lý chặt chẽ thời dụng biểu của các ông chồng.
Đây là một loại nói láo hữu ích cho cả hai bên, giúp cho ông được yên thân đồng thời tránh cho quý bà nổi ghen bất tử có hại cho sức khỏe tâm thần.
2- Không, cưng là người hoàn hảo, đâu có mập, em là người đẹp nhất mà.Thằng nào nói láo cho máy bay đụng chết đi... Đây cũng là một loại nói láo có lợi. Các ông thừa biết những gì các bà thích được nghe nhất. Khi hỏi ông xã nghĩ gì về nhan sắc của mình, các bà không có chủ đích muốn biết sự thật 100% mà chỉ muốn nghe lời nói láo, nói dối để mình được trấn an và an ủi thân phận một chút. Biết ông xã mình nói xạo nhưng các bà vẫn muốn nghe.
3- Tui đâu có uống rượu hoặc đó là chai bia cuối cùng mà… Đây là câu nói láo chạy làng của khá nhiều người đàn ông khi bị ngưởi khác hay cảnh sát hạch hỏi chất vấn.
Các bà thường hay nói láo về vấn đề gì?
1-Có gì đâu, mọi việc đều tốt đẹp mà... Lời nói láo nầy biểu lộ một dấu hiệu giả tạo của sóng yên biển lặng trước cơn bão tố sắp đến trong đời sống vợ chồng.
2-Anh muốn làm gì thì làm, chẳng can hệ gì đến tui hết... Câu nầy có vẻ cho phép ông chồng làm gì thì làm, nhưng thật ra đây là câu thách thức. Làm khác ý tui muốn thì chết đó đa!. Anh muốn đi chơi thì cứ đi, nhưng thật ra hàm ý của lời cho phép là một lời cảnh cáo, vậy tốt hơn hết là bạn nên ở nhà với bà xã chờ khi sóng yên gió lặng thì tính lại sau.
3- Rẻ mà, đâu có mắc... Chi tiêu mua sắm là đầu mối của sự nói láo. Bà ta phải nói láo để tránh sự xoi mói và chỉ trích của bà con hoặc của bạn bè đồng sở nữa. Các bà thường hay nói láo về sự mua sắm của mình.
Mình tự dối mình được không?
Hình như là hơi vô lý và mâu thuẩn. Thông lệ người nói dối phải nắm rõ sự thật hay nghĩ rằng họ biết sự thật, còn người bị dối gạt thì không biết gì hết. Trên nguyên tắc thì hai người phải hoàn toàn là hai cá thể khác biệt nhau. Nhưng trong trường hợp mình dối mình thì cả hai người vẫn là một.
Theo các nhà tâm lý học thì mình có thể dối mình trong trường hợp si tình một người nào đó một cách mù quáng mà không cần biết người kia có đoái hoài, có yêu thương mình không? Đây là tự mình lừa dối mình.
Cũng theo chiều hướng trên, kẻ sát nhân vẫn có thể tự tạo một ảo tưởng sự thật vô tội vì không muốn nhìn nhận hành vi giết người do chính họ gây ra.
Nhà triết học nổi tiếng Đức quốc Nietzsche (1844-1900) cho rằng mình tự dối mình là cái dối đầu tiên. Bởi vậy con người đã tạo ra ảo tưởng về sự thật (vérité) để che lấp nỗi lo âu cơ bản trong cuộc sống (angoisse existentielle) bằng cách tưởng tượng ra một thế giới ổn định, có thật, hầu có thể hàn gắn lại sự vỡ mộng (désenchantement) của mốt thế giới không ngừng biến đổi.
Theo Vico, Freud và Nietzsche, thần thánh là sự sáng tạo, là ảo tưởng của con người để giúp họ đối đầu với thiên tai hầu có được một cuộc sống yên lành. Ảo tưởng lâu ngày trở thành là một sự thật đối với họ.
Peut-on se mentir à soi même?
http://www.aide-en-philo.com/dissertations/peut-mentir-soi-meme-2385.html
Pour Nietzsche, le mensonge de l'homme à soi-même serait premier. L'homme a inventé la notion de vérité pour remédier à l'angoisse existentielle de l'homme, en forgeant un monde stable supposé vrai pour échapper au désenchantement d'un monde sensible et changeant.
- Ainsi, pour Nietzsche, la vérité est un choix mais un individu peut choisir autre chose parce que le mensonge et l'illusion peuvent être plus bénéfiques à l'homme.
Các dấu hiệu cho biết người ta đang nói láo?
How to detect lies
http://www.blifaloo.com/info/lies.php
-/ Khi nói, lấy tay che miệng, rờ mặt, rờ mũi, gãi đầu, gãi tai, sờ cằm;
-/ Chớp mắt, liếm môi khi nói;
-/ Cười gượng gạo;
-/ Tằng hắng khi nói, có thể là họ muốn dấu diếm điều gì đó, nhưng cũng có thể là ý tốt;
-/ Lời nói bất nhất không mạch lạc;
-/ Ánh mắt xa vời không cố định. Không dám nhìn thẳng mặt người đối thoại;
-/ Chớp mắt nhiều hơn bình thường;
-/ Co rút tay chân vào thân hơn bình thường, tréo ngón trỏ và ngón giữa lại với nhau, hoặc dấu tay vào túi vì tinh thần căng thẳng.
Nói dối có thể bị phát hiện bằng máy dò nói dối polygraph (lie detector): biểu đồ ghi nhận biến đổi nhịp tim, thở, mạch máu, v.v…khi phải trả lời những câu hỏi quan trọng nào đó.
Kết luận
Sống trong một xã hội ta bà ngày nay, nói thật quá cũng không có lợi lộc gì cả. Móc ruột để ngoài da có khi lại chuốc lấy hoạ vào thân.
Vậy phải nói dóc, nói láo sao?
Phải biết tùy người, tùy lúc và cũng tùy theo hoàn cảnh mà hành sử và ứng biến.
Văn hào Pháp Pierre de Ronsard (1524-1585) đã từng nói: Tất cả sự thành thật nào tồn tại lâu dài đều trở thành dối trá (Toute sincérité qui dure est mensonge), tất cả sự dối trá lập đi lập lại liên tục cũng đều trở thành sự thật cả (Tout mensonge répété devient une vérité). Nghệ thuật là giả dối…Đức hạnh là giả dối…Sự thật là giả dối.
(L'art est mensonge... la vertu est mensonge... la vérité est mensonge" ( La Pléiade .)
«…Nói láo và nói láo hoài chồng chất; nói láo và nói láo hoài với chính mình; nói láo và nói láo hoài với nhau... rồi bỗng một sáng đẹp trời nào đó họ tin điều nói láo là có thật. Sự dối trá tu luyện lâu ngày thành yêu tinh…Yêu tinh trở thành một ảo tưởng của chân lý. Họ trở lại tin ảo tưởng là sự thật. Một sự thật xây dựng bằng dối trá xuất hiện như một chân lý mới mẻ còn đáng tin cẩn hơn là sự thật của chính nó…»
(Trần Kiêm Đoàn, Tu Bụi, Titan Corporation, 2006, trang 124).
Nghiêm Xuân Cường, Mộng và Thực, Thư Viện Hoa Sen
http://www.thuvienhoasen.org/mongvathuc.htm
Montreal, July 01, 2010
NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH & NGUYỄN NGỌC LAN
Trích : vietbao.com

'No man is an island'

- 'No man is an island'

Kính ông Phạm Văn: Có người viết lại câu thơ của John Donne như sau: “If a clod be washed away by the sea, Europe is the less.” Xin vui lòng cho biết “be washed” hay “is washed”? Cám ơn ông. My Tu (USA) (8 tháng 9, 2010)

Phạm Văn Thứ Hai, 27 tháng 9 2010
Hình: photos.com
Chia sẻ



Kính gửi độc giả VOA My Tu:

1. Lẽ ra phải trả lời ngay câu bạn hỏi. Câu hỏi của bạn rất lý thú vì liên quan đến cả văn phạm lẫn văn chương. Câu nguyên văn của John Donne là “If a clod be washed away, Europe is the less.” [Nếu tảng đất bị nước biển cuốn đi thì lục địa Âu Châu cũng nhỏ đi một ít.]

“If a clod be washed away” là một hình thức của “present subjunctive” [bàng thái cách], diễn tả một tình trạng không thực, một điều mong ước, một mệnh lệnh hay một chuyện giả tưởng trong tương lai (unreal or desirable situations.) Present subjunctive chia như sau: If I be, if he be, if she be, if it be; if we be; if you be, if they be [dùng be như hình thức động từ chưa chia cho mọi ngôi.]

Thí dụ: Những câu bắt đầu bằng "it is important that, it is desirable that, I wish that…" thường theo sau bởi một subjunctive.

It is important that she be present when we sign the papers=Ðiều quan trọng là bà ta phải có mặt khi chúng ta ký giấy tờ. [Xem thêm phần Giải Ðáp Anh Ngữ mục Tìm hiểu thêm về Bàng Thái Cách]

-Ghi chú: Bạn vào youtube gõ vào bài hát If It Be Your Will (Nếu Ðó Là Ý Em Muốn) của nhà soạn nhạc người Canada Leonard Cohen, bạn có thể nghe ca sĩ người Anh Antony hát bài này.


"If It Be Your Will"

If it be your will
That I speak no more
And my voice be still
As it was before
I will speak no more
I shall abide until
I am spoken for
If it be your will
If it be your will
That a voice be true
From this broken hill
I will sing to you
From this broken hill
All your praises they shall ring
If it be your will
To let me sing
From this broken hill
All your praises they shall ring
If it be your will
To let me sing

If it be your will
If there is a choice
Let the rivers fill
Let the hills rejoice
Let your mercy spill
On all these burning hearts in hell
If it be your will
To make us well

And draw us near
And bind us tight
All your children here
In their rags of light
In our rags of light
All dressed to kill
And end this night
If it be your will

If it be your will.

2. John Doone: (1572-1631) Câu bạn trích trong một bài của John Doone bắt đầu bằng “No man is an island” không phải là một bài “thơ” (poem) mà là một bài văn xuôi (prose), tựa là Meditation 17 - Devotions upon Emergent Occasions (Bài thiền định số 17 - Lời cầu nguyện vào những dịp nổi bật), viết năm 1624. Tuy nhiên, Doone làm nhiều thơ, thuộc nhóm thi sĩ Anh gọi là Metaphysical Poets (thơ Siêu hình), thế kỷ 17. Nguyên văn bài giảng đạo (sermon) của ông như sau:


No man is an island,
Entirely of itself.
Each is a piece of the continent,
A part of the main.
If a clod be washed away by the sea,
Europe is the less.
As well as if a promontory were.
As well as if a manner of thine own
Or of thine friend’s were.
Each man’s death diminishes me,
For I am involved in mankind.
Therefore, send not to know
For whom the bells tolls,
It tolls for thee.

(Không ai sống đơn độc một mình như một hòn đảo trơ trọi
Mỗi người là một phần của đại lục chính.
Nếu một tảng đất bị nước biển cuốn đi
thì lục địa Âu châu cũng nhỏ bớt
Một mũi đất hay một người cũng thế (=là một phần của tập thể).
Mỗi cái chết của một người làm một phần tôi chết đi,
Vì tôi là một phần của toàn thể nhân loại.
Vì vậy, khi nghe tiếng chuông đổ chiêu hồn một người chết, đừng cho người đi hỏi ai chết. Chuông chiêu hồn ngươi đó.)

-Ghi chú: Xem thêm nhiều cố gắng dịch đoạn này của độc giả ở Blog Trịnh Hội, mục Sống Chết ngày 13 tháng 7, 2010.

Sau này, nhà văn Mỹ Ernest Hemingway viết cuốn tiểu thuyết mang tựa là “For Whom the Bell Tolls” - Chuông Chiêu Hồn Ai - đã mượn câu áp chót trong bài thuyết giảng của John Donne. Truyện kể một giáo sư Anh văn người Mỹ Robert Jordan (do Gary Cooper đóng) tình nguyện tham gia trận nội chiến Tây Ban Nha vào cuối thập niên 1930, mà nhiệm vụ là giật nổ một cây cầu. Trong phim chàng yêu một cô gái bản xứ tên Maria (do Ingrid Berman đóng).

Make his fight on the hill in the early day
Constant chill deep inside
Shouting gun, on they run through the endless gray
On they fight, for they are right, yes, but who's to say?
For a hill, men would kill. Why? They do not know
Stiffend wounds test their pride
Men of five, still alive through the raging glow
Gone insane from the pain that they surely know

For whom the bell tolls
Time marches on
For whom the bell tolls

Take a look to the sky just before you die
It's the last time you will
Blackened roar, massive roar, fills the crumbling sky
Shattered goal fills his soul with a ruthless cry
Stranger now are his eyes to this mystery
He hears the silence so loud
Crack of dawn, all is gone except the will to be
Now they see what will be, blinded eyes to see

For whom the bell tolls
Time marches on
For whom the bell tolls

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

Buchart Gardens - Vancouver Island BC, Canada

The 5 Seasons

Công dụng của điện thoại di động

Ngoài việc tiện lợi trong việc liên lạc hàng ngày, điện thoại di đông (cầm tay) còn có thể hữu ích trong một vài trường hợp khẩn thiết. Thật vậy điện thoại di động có thể cứu mạng sống của chúng ta hoặc giúp chúng ta cẩu cứu khi gặp nạn

Cấp cứu

Số gọi cấp cứu toàn cầu của điện thoại di đông là 112(tùy từng quốc gia thí dụ Mỹ là 911). Nếu bạn đang ở ngoài vùng hoạt đông của điện thoại di đông của bạn thì khi bạn bấm số 112 điện thoại của bạn sẽ tự động dò tìm bất cứ mạng lưới nào đang hoạt động trong vùng và chuyển số cấp cứu dùm cho bạn. Điểu đáng chú ý là dù bảng nút bấm của máy có bị khoá, bạn vẫn bấm được số 112…không tin bạn hãy cứ thử xem!

Khi quên chìa khoá trong xe

Xe bạn có hệ thống mở khóa từ xa không cẩn chìa khoá (remote keyless) phải không? Nếu có thì tiện lắm. Khi bạn quên chìa khoá trong xe và nếu bạn để chìa khóa dự phòng ở nhà thì bạn hãy dùng điện thoại di động gọi vể nhà. Sau đó bạn hãy cầm điện thoại của bạn cách xa cửa xe của bạn 1 bộ (chừng 30 cm) rồi yêu cầu người nhà của bạn lấy chiếc chìa khoá dự phòng để gần điện thoại của họ và bấm vào nút “unlock”. Như vậy cửa xe sẽ mở m à bạn khỏi cẩn phải nhờ ai chạy xe đem chìa khoá tới cho bạn. Khoảng cách không thành vấn để dù là bạn đang ở cách nhà cả trăm dặm miễn sao ở nhà bạn có người nhận điện thoại và bạn có để chìa khóa “remote” của xe ở nhà.

Pin điện thoại di động bị yếu

Giả sử pin điện thoại di động của bạn quá yếu. Muốn kích hoạt lại pin bạn hãy bấm nút *3370#. Điện thoại di động sẽ sử dụng điện năng dự trữ và pin sẽ có 50% gia tăng vể điện năng. Tới khi bạn “xạc ”lại máy thì kho dự trữ điện năng cũng sẽ xạc lại luôn.

Điện thoại di động bị lấy căp
Muốn kiễm tra số sản xuất (serial number) điện thoại di động của bạn thì bạn hãy bấm *#06#. Mã số gồm 15 con số sẽ xuất hiện , bạn hãy ghi lại và cất giữ cẫn thận.
Nếu điện thoại bị đánh cắp, bạn có thể gọi công ty điện thoại và cho họ biết mã số nói trên. Họ sẽ “khóa” (block) máy cũa bạn lại nên dù kẻ đánh cắp có đổi SIM card thì máy cũa ban vẫn hoàn toàn vô dụng. Tuy bạn không lấy lại được máy, nhưng ít ra bạn cũng biết không ai có thể sử dụng/bán chiếc máy của bạn

Tránh đừng ghi mối liên hệ với những người có tên trong điện thoại di động
Một bà bị giật mất bóp trong có điện thoại di động, thẻ tín dụng, ví tiển…Và câu chuyện đáng tiếc sau đây đã xẩy ra cho bà
Khoảng 20 phút sau khi bị giật bóp bà đã dùng điện thoại công cộng gọi cho “đức lang quân” để báo tin. Nhưng chổng bà bảo là “ Anh đã nhận được thông điêp (message) của em hỏi mã số ngân hàng của chúng ta (PIN number) và anh vừa mới gởi cho em”. Nghe thấy vậy, bà ta đã vội vã cùng chổng chạy tới ngân hàng thì hỡi ôi…bọn cắp đã rút hết tiển.
Thì ra bọn cắp đã sử dụng điện thoại di động của bà để gởi thông điệp tới chổng bà ta để lấy mã số trượng mục ngân hàng. Tại sao vậy? Vì bên cạnh các số điện thoại liên lạc, bà ta có ghi mối liên hệ với người được gọi nên bọn cắp tìm ra chổng bà ta
Vậy thì bạn nên tránh đừng tiêt lộ mối liên hệ của bạn với những người có tên lưu trữ trong điện thoại di động. Bạn hãy tránh dùng những từ như Home, Honey, Hubby, Sweetheart ,Dad, Mom…
Nên hủy “thẻ băng từ” khi trả phòng khách sạn
Trên băng từ của thẻ này có ghi: tên của khách hàng, một phẩn địa chĩ của khách hàng, số phòng, ngày nhận phòng và ngày trả phòng, số thẻ tín dụng và ngày hết hạn
Khi bạn hoàn trả thẻ cho khách sạn thì các dự liệu cá nhân của bạn vẫn còn trên thẻ và bất cứ nhân viên nào cũng có thể truy cập đươc khi rà trên máy. Vì vậy môt nhân viên nào đó có thể mang một số thẻ vể nhà và dùng thiết bị rà để lấy thông tin vể khách hàng trên máy laptop rổi sử dụng để mua hàng. Nói vắn tắt có nghĩa là khách sạn không xoá ngay các dữ liệu trên thẻ mà các dữ liệu này chỉ mất đi khi các thông tin của khách hàng mới đươc đánh đè lên.
Vì vậy khi trả phòng bạn nên giữ thẻ phòng lại, mang về nhà rồi hủy đi. Đừng bao giờ để thẻ lại trong phòng, vứt vào thùng giấy vụn và KHÔNG BAO GIỜ hoàn lại thẻ cho nhân viên quầy tiếp tân (nên nhớ là khách sạn không có quyển tính tiển thẻ này).
Cũng vì lý do trên ,nếu ra tới phi trường bạn mới phát hiện là trong túi vẫn cỏn thẻ phòng khách sạn, thì bạn đừng có vứt vào thùng rác ở phi trường mà nên chờ tới khi về nhà hãy hủy đi.
Nếu bạn có một nam châm nhỏ thì bạn có thể chà lên băng điện từ của thẻ nhiều lần , các thông tin ghi trên thẻ cũng sẽ mất

Coi chừng khi dùng điện thoại di động

1. Hãy giới hạn thời gian dùng đi
n thoại di động
phóng lớn

Các bạn hãy thử làm một thí nghiệm với 1 quả trứng sống và 2 điện thoại di động trong 65 phút, với 2 máy nối kết với nhau như hình kế bên:

• Các bạn sẽ thấy, trong 15 phút đầu mà 2 điện thoại liên lạc với nhau, không có gì xảy ra.

• Sau 25 phút, quả trứng sống sẽ bắt đầu nóng lên.

• 45 phút sau nưã, quả trứng sẽ thật nóng.

• Đến 65 phút thì quả trứng bị chín hẳn.

phóng lớn

Kết luận: Sự phát sóng qua lại giữa hai máy điện thoại di động có tiềm năng biến đổi các protein cuả quả trứng. Hãy tưởng tượng, chìếc điện thoại này tác động như thế nào đến các protein trong não bộ cuả bạn, khi bạn nói chuyện thật lâu trên điện thoại

2- Chớ dùng điện thoại di động đang cắm ổ điện
Cách đây vài ngày, một người đang xạc điện máy điện thoại di đông. Vừa lúc đó điện thoai reo ,anh nhấc điện thoại lên nghe mà không rút dây xạc điện.
Sau vài giây điện truyền không ngừng qua điện thoại và anh ta bị hất mạnh ngã xuống đất. Bố mẹ anh chạy vào thấy anh ta nẳm bất tỉnh, mạch tim yếu, các ngón tay bị cháy đen. Khi chở vào nhà thương thì anh tắt thở.
Bạn nên nhớ điện thoại di động rất tiện lợi nhưng cũng có thể là dụng cụ giết người. Bạn chớ bao giờ dùng điện thoại di đông khi máy đang cắm vào ổ điện

Cẩn thận: tĩnh điện (static electricity) có thể gây cháy tại cây xăng
Viện Petroleum Equipment Institute đã điểu tra 150 vụ cháy tại cây xăng và kết quả thật bất ngờ

1) Phẩn lớn các vụ hoả hoạn đểu liên quan tới phụ nữ

2) Hẩu hết các vụ cháy đểu do người lái xe vào trong xe khi xăng đang được bơm. Khi máy bơm xong, người lái xuống xe, rút vòi bơm ra thì lúc đó lửa bùng cháy

3) Hẩu hết các người liên quan đến vụ cháy đểu đi giầy đế cao-su

4) Phẩn lớn đàn ông không bao giờ vào xe ngồi trong khi xăng đang bơm, vì vậy đàn ông ít có liên quan tới các vụ cháy

5) Đừng bao giờ dùng điện thoại di đông khi đang đổ xăng

6) Chính hơi xăng bốc ra gây ra hoả hoạn khi tiếp cận với tĩnh điện

7) Có 29 vụ cháy xẩy ra khi xe được đánh vào lại và tay đụng vào vòi bơm đang bơm xăng lm lửa bùng cháy

8) Có 17 vụ cháy xẩy ra trước , đang hoặc sau khi nắp bình xăng được m nhưng trước khi bắt đẩu bơm xăng


Lời khuyên Nếu bạn bắt buộc phải vào lại trong xe trong khi đang bơm xăng thì bạn hãy ra khỏi xe, đóng cửa xe ,tay sờ vào thành kim loai của xe, rồi sau đó mới rút vòi bơm xăng ra.. Như thế tĩnh điên trong người bạn sẽ thoát ra hết hơn trước khi bạn rút vòi bơm xăng .

Không nói điện thoại di động khi đang xạc diện

Một ngưởi đang xạc điện vào điện thoại di đông thì chuông reo. Anh ta cầm điện thoãi lên nói chuyện nhưng quên không rút máy xạc điện. Trong vòng vài giây luồng điện đổ vào máy , điện thoại nóng quá phát nổ. Ngưỡi sữ dụng bị bật văng xuống đất , tim đập yếu ớt và tay bị cháy xém. Chở vào tới nhà thương thí ngưởi này tắt thở...

Bãn nen nhớ là khi đang xạc điện vào điện thoai di động mà có người gọi vào thì bạn phải tháo máy xạc điện ra khỏi ổ điện trước khi nghe

Khi bình điện máy điện thoại hết điện tới vạch CHÓT, đừng nên trà lời điện thoại vì bức xạ lúc này cao gấp 1000 lần


Khuyến cáo quan trong của hãng xăng Shell khi đổ xăng và dùng Cell phone
Tác Giả : Shell Oil Co.
Những điều quan trọng cần biết khi đổ xăng :
Đây là vài lý do giải thích tại sao ta không được xử dụng cell phone tại những nơi có chứa xăng dầu, khí đốt , chất dể bốc cháy ...
Công ty Xăng Shell cảnh báo vừa mới xảy ra 3 tại nạn do cell phone gây hỏa hoạn trong lúc đổ xăng :
1- Trường hợp thứ nhất là cái cell phone được để trên thùng xe trong khi tài xế châm xăng ; cell phone reo lên và phát hỏa làm cháy rụi chiếc xe lẩn trạm xăng.
2- Trường hợp 2, tài xế bị phỏng cả mặt khi nghe điện thoại trong lúc đang đổ xăng.
3- Trượng hợp 3, một người đang đổ xăng thì chiếc cell phone để trong túi reo lên & phát hỏa khiến đùi và bụng dưới của anh ta bị phỏng.

Bạn nên biết là cái cell phone của bạn có thể tóe lửa làm bốc cháy xăng dầu hay khí đốt.
Khi bật mở, hay khởi động, cellphone phát ra 1 số năng lượng đủ tóe ra tia lửa để đốt cháy...hơi xăng hay khí đốt.
Không nên xử dụng cell phone khi đang đổ xăng xe, châm dầu máy cắt cỏ, máy tàu, v...v...
Không nên xử dụng hay tắt cell phone gần những máy móc đang phát ra chất khí dễ cháy hay dễ nổ hay bụi bặm (như xăng, dầu, khí đốt, v...v...)

Bốn điều cần để ý khi đổ xăng dầu:
- Tắt máy
- Không hút thuốc
- Không xử dụng cell phone
- Không trở vào trong xe khi đang đổ xăng (vì lý do "static electricity" (tỉnh điện)
Hơi bốc từ dầu xăng sẽ bốc cháy khi chạm phải tỉnh điện (static electricity)

Ô.Renkes nhấn mạnh là: không bao giờ trở vào xe trong khi đang đổ xăng.

Sưu tam:
LanPhuong
(NAD forward)

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010

“1 Trung Quốc, 2 chế độ” trên biển Đông

TT - Việc nhà cầm quyền Trung Quốc nay tiến đến xây dựng một hòn đảo nhân tạo bên cạnh đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cho thấy một sự liên kết giữa Trung Hoa đại lục và Đài Loan, và đây chính là sự thể hiện của khẩu hiệu “một Trung Quốc, hai chế độ”!

Đảo Ba Bình nằm ở 10°23’ bắc, 114°22’ đông, là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa. Tháng 11-1956, chính quyền Trung Hoa dân quốc (Đài Loan) đã phái bốn chiến hạm xuất phát từ cảng Ngô Tùng và cho quân đổ bộ lên chiếm hòn đảo chiến lược có chu vi 2,8km, diện tích 43,2ha được bao quanh bởi một vòng đá san hô này vào ngày 29-11.

Chính do chiều dài đảo này là 1.470m, chiều rộng 500m, nên 50 năm sau chính quyền Đài Loan đã cho công binh xây một đường băng cho máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules hạ và cất cánh, tức thiết lập xong cầu không vận.

Ngày 21-1-2008, lần đầu tiên một máy bay vận tải C-130 của không quân Đài Loan đã “khai trương” đường bay này.

“1 Trung Quốc, 2 chế độ”

Tất nhiên, việc Đài Loan chiếm đóng đảo Ba Bình, ngay cả khi xây cất sân bay - cầu hàng không này, cho đến nay không hề “được” Trung Hoa đại lục phản kháng. Do lẽ, Bắc Kinh xác tín rằng đối với vấn đề Đài Loan, phương châm cơ bản của Chính phủ Trung Quốc là: “Thống nhất hòa bình, một quốc gia, hai chế độ”, tức Trung Quốc sẽ không bao giờ dùng vũ lực đối với Đài Loan để thống nhất đất nước.

Đây là một xác quyết đã có từ mấy trào lãnh đạo Bắc Kinh. Ngày 30-9-1981, chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc Diệp Kiếm Anh tuyên bố: “Sau khi thực hiện thống nhất đất nước, Đài Loan có thể trở thành đặc khu hành chính, được hưởng quyền tự trị cao độ”.

Năm 1982, nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình lại nêu rõ: đấy thật ra là “một quốc gia, hai chế độ”, dưới tiền đề đất nước thực hiện thống nhất, chủ thể nhà nước thực thi chế độ xã hội chủ nghĩa, còn Đài Loan thì thực thi chế độ tư bản chủ nghĩa.

10 năm sau, ngày 12-10-1992, chủ tịch Giang Trạch Dân cũng cam đoan: “Chúng tôi bất di bất dịch thể theo phương châm “thống nhất hòa bình, một quốc gia, hai chế độ”, tích cực thúc đẩy thực hiện thống nhất tổ quốc”.

Đến ngày 30-1-1995, ông Giang Trạch Dân đưa ra “Tám nhận xét và chủ trương thống nhất tổ quốc”, trong đó điều 4 khẳng định: “Cố gắng thực hiện thống nhất hòa bình, người Trung Quốc không đánh người Trung Quốc” (nguồn: Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc CRI).

Người Trung Quốc không đánh người Trung Quốc!

Đó là lý do vì sao hải quân Trung Quốc tập trung phân nửa số tàu đổ bộ cho nhiệm vụ đổ bộ đường biển lấn chiếm Trường Sa hơn là cho nhiệm vụ “giải phóng Đài Loan”.

Trong ba hạm đội của hải quân Trung Quốc, hạm đội Đông Hải đặc trách “giải phóng Đài Loan” chỉ gồm 24 tàu đổ bộ, trong khi hạm đội Nam Hải, tức hạm đội đặc trách khu vực các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thì tập trung đến hơn 38 tàu đổ bộ, còn hạm đội Bắc Hải có nhiệm vụ “tranh chấp Điếu Ngư Đài” với Nhật Bản chỉ gồm sáu tàu đổ bộ (nguồn: www.sinodefence.com/navy/amphibious/default.asp).

Việc phân bố tàu đổ bộ như trên tương ứng với việc phân bố lực lượng lính thủy đánh bộ. Toàn bộ lực lượng lính thủy đánh bộ Trung Quốc gồm hai lữ đoàn được ưu tiên phân bổ cho hạm đội Nam Hải: 12.000 quân (6.000 người mỗi lữ đoàn). Các lữ đoàn này vừa trực thuộc hạm đội Nam Hải vừa trực tiếp báo cáo với Bộ tổng tham mưu.

Lính thủy đánh bộ Trung Quốc là một lực lượng cũng có lịch sử truyền thống. Trong chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc có đến tám sư đoàn lính thủy đánh bộ với 110.000 quân đã quần thảo với thủy quân lục chiến Mỹ. Chiến tranh chấm dứt, lực lượng này được giải tán vào năm 1957 sau khi các nhà lãnh đạo CHND Trung Hoa bỏ kế hoạch chiếm Đài Loan trong giai đoạn “nghỉ ngơi sau chiến tranh”.

Lính thủy đánh bộ được tái thành lập năm 1963 trong cao trào cuộc xung đột Kim Môn, Mã Tổ (hai hòn đảo nhỏ của Đài Loan sát bờ biển Trung Quốc đại lục) nhằm mục đích chiếm lại các hòn đảo nhỏ này ngoài khơi còn do Quốc dân đảng giữ.

Năm 1979, lực lượng lính thủy đánh bộ được tái thành lập và trực chỉ khu vực Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 5-5-1980, lữ đoàn lính thủy đánh bộ số 1 được đưa ra đồn trú trên đảo Hải Nam. Tháng 7-1998, sư đoàn bộ binh cơ giới 164 được tái cơ cấu để biến thành lữ đoàn 164 lính thủy đánh bộ số 2, được phân bổ cho hạm đội Nam Hải.

Vào thời điểm này năm ngoái, ngày 16-8-2009, hạm đội Nam Hải đã diễn tập khoa mục tiếp tế theo đội hình hàng ngang (tức đội hình đổ bộ) trong khu vực biển Đông.

Ngày 18-8-2009, một biệt đội gồm 100 sĩ quan và binh lính đã cập bến bãi đá Vĩnh Thử (đảo Chữ Thập) thuộc quần đảo Trường Sa để tiếp tế hậu cần và đưa hai tàu chở trực thăng “Thâm Quyến” và “Hoàng Sơn” cập đảo, tiến hành diễn tập: cho trực thăng lên xuống và lực lượng đặc nhiệm đổ bộ đường không.

Phát biểu với binh lính trên đảo, chỉ huy đội tàu hộ tống phó tư lệnh hạm đội Nam Hải nhấn mạnh: “Bất kể là binh sĩ hộ tống hàng hay binh sĩ bảo vệ đảo đều có chung một sứ mệnh đó là bảo vệ lợi ích quốc gia, hi vọng các binh sĩ tập luyện để bảo vệ tốt biên cương trên biển phía nam tổ quốc”.

Ngày 24-8-2009, hải quân Trung Quốc bắt đầu giai đoạn huấn luyện nhảy dù kéo dài hai tháng.

Nay, với kế hoạch xây dựng một hòn đảo nhân tạo bên cạnh đảo Ba Bình, rõ ràng không phải để đánh những người Trung Quốc đang giương cờ Trung Hoa dân quốc hiện đồn trú ở đảo Ba Bình. Đây chính là động thái hiện thực hóa của chính sách “một quốc gia, hai chế độ”.

DANH ĐỨC

Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa

Sơ đồ đảo Ba Bình (Thái Bình) ở quần đảo Trường Sa - Nguồn: Cri.cn - Đồ họa: N.K.

Ngày 12-9, báo Tin Tức Trung Quốc cho biết nước này đang thúc đẩy dự án nghiên cứu xây dựng một hòn đảo nhân tạo bên cạnh đảo Ba Bình (đảo Thái Bình theo cách gọi của Trung Quốc và đang do Đài Loan chiếm giữ) nhằm thiết lập căn cứ khai thác tài nguyên và bảo vệ chủ quyền tại biển Đông (theo cách gọi của Trung Quốc là biển Nam Trung Hoa).

Các nhà chiến lược và chuyên gia quân đội Trung Quốc cho rằng vị trí chiến lược và điều kiện địa chất của đảo Ba Bình thuộc hàng tốt nhất trong số các đảo, bãi đá ở quần đảo Trường Sa. Trung Quốc nên mượn đảo Ba Bình, lấp biển và xây dựng ở bên cạnh nó một hòn đảo mới, sau đó xây dựng một sân bay để sử dụng cho cả mục đích quân sự lẫn dân sự. Sân bay này, như họ nhấn mạnh, có thể sử dụng ngay trong quá trình xây dựng.

Trước đó, ngày 8-9, Tân Hoa xã đưa tin một số học giả Đài Loan đã kiến nghị Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để cùng bảo vệ chủ quyền ở đảo Ba Bình (tức Thái Bình).

MỸ LOAN

(Trích từ tuoitre.vn)