Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

An Lộc Quản Lợi trước năm 1972


Trước năm 1972.Tỉnh lỵ Bình long có ba quân Chân Thành, An lộc  và Lộc Ninh.
Quản Lợi  là một Xã thuộc Quân An Lộc NếuThị Xã An Lộc là trung tâm hành chánh ,Thương mại .Thì xã Quãn Lợi  là trung tâm  kỹ nghệ Cao su của  Quận An Lộc. . Năm 1931 đã có nhà máy chế biến mủ nước thành mủ bành  để dễ chuyên chở.Đời cha ông   đã bỏ bao công sức ,mồ hôi nước mắt có một Quãn lợi  đủ ăn đủ mặc ,đẹp đẽ, hiền hòa , chan chứa  tình lối xóm.
Cãnh cũ người xưa nay đã không còn.Người  Quản Lợi   năm xưa còn  sống sót sau cuộc chiến , Nay tóc đã bạc , mắt đã mờ,lưu lạc  khắp nơi. Nhìn hình  cũ mà biết bao kỹ niệm hiện về .
Ngôi trường bà Phước, gồm có hai dảy :Dảy trên và  dảy dưới .Những bậc thang lên dảy trên nay  vẫn  còn; cũng  già nua theo với  đám học trò  .Còn vang đâu đây tiếng đọc kinh trước giờ học, tiếng ê a..., Sự  ồn ào bổng im phăng phắc  sau tiếng thước  kẻ đập lên bàn....
Sân đá banh còn đây, mà các  cầu thủ nổi tiếng đi đâu  mất rồi  ! còn đâu những trận banh giao hữu  của  các  đội  Từ Xa Cam, Xa Cát, Xa Trạch  ,Xa cô đơ ,Phú Lố.....Cùng những trân bóng của bọn nhóc tì ,  cũng không kém phần gay cấn , hồi hộp.
Vài cây dương  bên đường ,nhè nhẹ vươn theo gió , in bóng lên tường  .   Tiếng chuông  giáo đường, ngân nga ngày chủ nhật ,dục bước chân ai, theo con đường làng, lối cỏ xanh ,hàng phượng vĩ tới nhà thờ...
Dốc nhà thờ Quãn Lợi. Ai một lần đi qua là nhớ, vì  cao, dài, đẹp,uốn  khúc , hai bên hàng phượng ,  có tiếng ve kêu ,có bải cỏ xanh ,có tình đôi lứa sớm tối đi về...
  Bạn Nguyệt Tâm đã viết:
"...............
Ta thấy miếu Năm Ông vẫn vững như bàn thạch
Như chưa hề có cuộc chiến tranh
Sau ngôi nhà ấy là nhà của mình
Có một bụi chanh, một cây đu đủ
Một cây Lê ki ma,một cây Xoài mú
 vá chắc chắn có một vết dao ta chém vào đấy một lần
Rồi ,có cả nước mắt người thân....."
Mỗi lần tan sở, Tiếng cười nói  của công nhân nhà máy ,hòa lẫn tiếng đùa vui của  các cô cậu học trò  .Khói bếp nhà ai , lã lơi theo bóng  chiều,từng chiếc xe Quân đội Mỹ ,cuốn bụi đỏ  đầy trời ,  dính nhẹ lên tà áo trắng... Vì thế mới sinh tình:
" Ước gì anh là con đường Quãn Lợi
Đễ em đi cho bụi khỏi vương đầu "
Trên chiếc xe Lam ,Học sinh sớm tối đi về biết bao kỹ niệm : vui , buồn .GHÉT NHẤT VÀ CŨNG NHỚ NHẤT ANH CHÀNG  HAY CÔ NÀNG QUẬY PHÁ. .....
Bạn Phạm Viết Hưng  viết :
"......Ngày đó tôi cũng đi học bằng xe Lam ,nhưng ít lắm, vì  gia đình không đủ tiền cho tôi đi xe lam mỗi ngày!! Tôi thường phải đi xe tải thùng của đồn điền,Xe được các ông chủ Pháp ,cho chở con công nhân  miễn phí.Xe chạy từ Technique qua trạm Quản Lợi rồi đỗ tại cây điệp Bình Long,Từ cây điệp phải đi bộ đến trường Trung Học Bình Long  xa khoảng  1 Km rưỡi....."
Chùa Quản Lợi nằm cạnh chợ,Những học sinh trường Trung Học Bồ Đề Quốc Tuấn Bình Long, ngồi trước cổng chùa  năm 1970, trong chuyến đi sinh hoạt ở nhà tây Quản Lơi .
Đầu chợ lối đi Bình Long. Một bên nhà máy của đồn điền,một bên là nhà công nhân.Mổi một ngôi nhà là môt tổ ấm ,đầy ắp kỹ niệm,từ cái hàng rào tre ,Hàng rào dâm bụp ,cây mít, cây  ổi ,cây me ... là hạnh phúc của tôi của anh .Mà ai đã cướp đi rồi ...Hàng xóm  giúp nhau từ hạt gạo, San sẻ cho nhau những lo lắng buồn phiền  .Bạn Phạm viết Hưng  viết :
" Người ta thường kể tội ác của Pháp đô hộ.......Nhưng theo sự nhận biết thực tế ,Tôi sống ở đồn điền cao su .Mấy ngài chủ Pháp của những thập niên 50,60 họ lo cho đời sống công nhân cao Su thật chu đáo.Cho đến ngày nay,những năm 2000 các ông chủ VN ở các xí nghiệp lo cho đời sống công nhân có lẽ không bằng được so với các ông chủ Pháp ngày ấy  !!!   ???..."
Dù cuộc chiến đã qua  40 năm,Người  An Lộc Bình Long còn sống sót đã là may mắn huống hồ là cảnh vât  ngày xưa.Nhưng hỏi ai không khỏi xót xa, chạnh lòng khi dấu vết Quản Lợi xưa.Chứng tích của  ông cha mãi mãi không còn.
Dù có muốn quên đi  . Nhưng sao vẫn nhớ ... .
 Nguyệt Tâm viết :
".........
Quản Lợi giờ
đã không còn phương vĩ
Đễ người đi nhớ mãi cánh hoa xưa
........"

THBL6869






 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét