Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc?
HOÀNG HƯƠNG - VĨNH HÀ | 05/03/2013 07:49 (GMT + 7)
TT - Một hôm cháu thắc mắc với tôi: “Dì ơi, sao lá cờ trong sách này không giống cờ nước mình?”. Tôi mở ra xem và rất bất ngờ: đó là cờ Trung Quốc”.
.
Trang 16 cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho
các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 của Nhà xuất bản Dân Trí đăng cờ của Trung
Quốc - Ảnh: THUẬN THẮNG
“Trước đó, chị gái tôi mua cho cháu tôi bộ sách dành cho học sinh vào lớp 1 có nhan đề Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ của Nhà xuất bản Dân Trí.
Ðó là phản ảnh của một bạn đọc là học sinh lớp 10 Trường Trung học thực hành, ÐH Sư phạm TP.HCM với Tuổi Trẻ. "Thật không thể hiểu nổi một cuốn sách được quảng cáo ngay từ trang bìa là: "Giáo sư ở các trường danh tiếng giới thiệu bộ sách dành tặng các em nhỏ chuẩn bị bước vào lớp 1" mà lại có sự nhầm lẫn tệ hại như thế", bạn đọc viết.
Xem kỹ, chúng tôi thấy cuốn
sách được trình bày khá bắt mắt, trang 4 có ghi "Nhiều tác giả" chứ
không công bố cụ thể tác giả nào, và "Chịu trách nhiệm xuất bản: Bùi Thị
Hương. Liên kết xuất bản và phát hành tại: Công ty văn hóa Hương Thủy".
.
Ở trang 5 có phần "Lời giới thiệu": "Nối tiếp giai đoạn mầm non là vấn đề khó khăn đối với cả cha mẹ và con trẻ. Bộ sách Chuẩn bị toàn diện cho trẻ bước vào lớp 1 là bộ sách giới thiệu các kiến thức trên nhiều phương diện cần thiết cho trẻ bước vào giai đoạn tiểu học [...]. Cuốn sách được biên tập dựa trên chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD-ÐT cùng với những vấn đề trẻ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày [...]".
.
Ở trang 5 có phần "Lời giới thiệu": "Nối tiếp giai đoạn mầm non là vấn đề khó khăn đối với cả cha mẹ và con trẻ. Bộ sách Chuẩn bị toàn diện cho trẻ bước vào lớp 1 là bộ sách giới thiệu các kiến thức trên nhiều phương diện cần thiết cho trẻ bước vào giai đoạn tiểu học [...]. Cuốn sách được biên tập dựa trên chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD-ÐT cùng với những vấn đề trẻ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày [...]".
Cổng trường có cắm cờ đỏ nhưng không phải cờ Việt Nam trong trang 16 của
cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ - Ảnh: CHÂU ANH
Trang 16 của cuốn a là
trang dành cho bé tập kể chuyện với câu hỏi: "Trong tranh đã xảy ra
chuyện gì nhỉ? Bé quan sát kỹ tranh, sau đó căn cứ vào nội dung trong
tranh kể cho mọi người nghe một câu chuyện nhé". Phía dưới là bức tranh
vẽ một em bé và một người phụ nữ đang đứng trước ngôi trường học. Ðiều
đáng nói là trên cổng trường có cắm cờ đỏ nhưng không phải cờ Việt Nam
mà lại là cờ Trung Quốc (tranh vẽ rất rõ nét, có lẽ vì vậy nên em bé 5
tuổi cũng phát hiện "không phải cờ nước mình"). Khi chúng tôi đưa bức
tranh trong sách cho một em học sinh tiểu học xem, kèm câu hỏi "đã xảy
ra chuyện gì nhỉ", em cũng thốt lên: "Sao cổng trường cắm cờ Trung
Quốc?".
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Bùi Thị Hương - giám đốc NXB Dân Trí - khẳng định ngay: "Ðây là sách dịch, mua bản quyền của đối tác nước ngoài". Sau khi làm việc với Công ty văn hóa Hương Thủy chiều 4-3, bà Hương trao đổi lại: "Chúng tôi đã kiểm tra hợp đồng bản quyền thì thấy các điều khoản trong đó rất chặt chẽ, đơn vị phát hành sách phải giữ nguyên xi nội dung gồm phần chữ và hình ảnh như bản gốc, không được phép thay đổi".
Bà Hương cũng cho biết bộ sách trên được biên soạn theo chương trình giáo dục của Trung Quốc. "Hình ảnh trong sách là hình ảnh trường của Trung Quốc thì phải treo cờ Trung Quốc chứ không thể treo cờ Việt Nam được. Tôi thấy nội dung và hình ảnh rất bình thường, không có gì nặng nề" - bà Hương nói.
Về lời giới thiệu "Biên
soạn dựa trên chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD-ÐT", bà Hương phân
trần: "Khi đối tác gửi file mềm nội dung bộ sách cho chúng tôi thì
không có lời giới thiệu như thế. Có lẽ công ty phát hành đã đưa thêm lời
giới thiệu này để dễ bán sách". Bà Hương cũng thừa nhận cách giới thiệu
cùng với việc không chú giải rõ ràng việc mua bản quyền của Trung Quốc
trên bìa sách khiến người mua nhầm tưởng là sách Việt Nam.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Bùi Thị Hương - giám đốc NXB Dân Trí - khẳng định ngay: "Ðây là sách dịch, mua bản quyền của đối tác nước ngoài". Sau khi làm việc với Công ty văn hóa Hương Thủy chiều 4-3, bà Hương trao đổi lại: "Chúng tôi đã kiểm tra hợp đồng bản quyền thì thấy các điều khoản trong đó rất chặt chẽ, đơn vị phát hành sách phải giữ nguyên xi nội dung gồm phần chữ và hình ảnh như bản gốc, không được phép thay đổi".
Bà Hương cũng cho biết bộ sách trên được biên soạn theo chương trình giáo dục của Trung Quốc. "Hình ảnh trong sách là hình ảnh trường của Trung Quốc thì phải treo cờ Trung Quốc chứ không thể treo cờ Việt Nam được. Tôi thấy nội dung và hình ảnh rất bình thường, không có gì nặng nề" - bà Hương nói.
Bìa sách của Nxb Dân trí |
Nhưng khi trả lời về việc
phải giải quyết thế nào với sự lập lờ gây hiểu nhầm này, bà Hương vẫn
khẳng định "đó là bộ sách có nội dung tốt, nó chỉ "lằng nhằng" ở lời
giới thiệu. Nên nếu có ý kiến yêu cầu sửa thì chúng tôi sẽ đề nghị đối
tác sửa. Nhưng chắc sẽ không thể sửa nội dung sách, không thể thay cờ
Trung Quốc thành cờ Việt Nam bởi như thế là vi phạm hợp đồng".
Bày tỏ quan điểm về vấn đề
này, ông Phạm Tất Dong - phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cơ quan
chủ quản của NXB Dân Trí - cho biết: "Tuy tôi chưa xem cuốn sách đó,
nhưng tôi thấy một cuốn sách được ghi rõ là biên soạn cho trẻ em Việt
Nam, theo chương trình giáo dục Việt Nam thì nội dung, hình ảnh phải phù
hợp với trẻ em Việt Nam, và trong hình ảnh ngôi trường không thể vẽ cờ
Trung Quốc".
Sau khi nhận được thông tin
và tiếp cận với nội dung cuốn sách trên, bà Ngô Thị Hợp - phụ trách Vụ
GD mầm non Bộ GD-ÐT - nói: "Chúng tôi không biết về cuốn sách này vì NXB
Dân Trí không trao đổi hay hỏi ý kiến chúng tôi. Vì vậy, NXB Dân Trí
phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung, hình thức của cuốn sách".
* Ông Nguyễn Minh Khang (phó giám đốc NXB Giáo Dục):
Sách dịch phải chọn lựa rất kỹ
NXB Giáo dục hằng năm cũng có nhiều đầu sách dịch phải
mua bản quyền của nước ngoài. Nhưng chúng tôi phải chọn lựa rất kỹ, sách
dịch cung cấp cho bạn đọc Việt Nam nói chung và học sinh Việt Nam nói
riêng phải có nội dung, hình ảnh không trái với quy định pháp luật và
thuần phong mỹ tục Việt Nam, không nói sai về lịch sử, địa lý Việt
Nam...
Trong hợp đồng mua bản quyền với nước ngoài, nếu thấy
cần thiết chúng tôi cũng có thể trao đổi thỏa thuận với đối tác để điều
chỉnh nội dung, hình ảnh phù hợp với đối tượng bạn đọc Việt Nam. Cụ thể,
chúng tôi từng hợp tác với một số đối tác nước ngoài để phát hành sách
tiếng Anh cho trẻ em
Việt Nam, những hình ảnh phong cảnh, con người, trường học trong sách cũng được điều chỉnh phù hợp với học sinh Việt Nam.
Nếu chúng ta trao đổi kỹ thì đối tác cũng không cứng
nhắc trong việc bắt ta phải in nguyên xi như bản gốc. Hơn nữa, nếu là
sách dịch nguyên gốc thì bìa sách phải nói rõ nguồn gốc. Còn nếu là sách
biên soạn dựa theo chương trình giáo dục Việt Nam thì không thể vẽ
trường học treo cờ nước khác.
* ThS Nguyễn Thị Kim Thanh (nguyên trưởng phòng giáo dục mầm non Sở GD-ÐT TP.HCM): Không thể chấp nhận
Việc này xảy ra có lẽ do khâu kiểm duyệt chưa cẩn thận
và chặt chẽ. Nhưng dù vì lý do nào thì cũng không thể chấp nhận được.
Trong chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi, học sinh đã được học về đất
nước, về lá cờ Việt Nam, rằng ngôi trường của em thì cắm cờ Tổ quốc Việt
Nam. Lứa tuổi này rất nhạy cảm. Về mặt tâm lý, khi đứa trẻ được ăn một
món ngon nào đó hồi nhỏ thì bé sẽ nhớ mãi đến khi lớn. Tương tự, những
hình ảnh quen thuộc từ thời thơ ấu cũng sẽ in sâu trong trí nhớ.
Cuốn sách trên phải được chỉnh sửa cho đúng, cho trẻ em
Việt Nam hiểu rằng: cờ Tổ quốc chỉ có một mà thôi. Những nội dung gì
thuộc về đất nước, về Tổ quốc bắt buộc phải chính xác chứ không phải là
chuyện cổ tích mà tưởng tượng, hư cấu.
. |
Nguồn: Tuổi Trẻ.
Xây dựng nền kinh tế mở, giao thương với tất cả các nước trên
thế giới đã giúp cho vị thế của Việt Nam ngày được nâng lên. Thế nhưng
chúng ta luôn gặp những tình huống tréo ngoe khi giao thương với nước
bạn Trung Quốc “lắm mưu nhiều kế”.
Để thực hiện âm mưu của mình, Trung Quốc không từ bất cứ thủ đoạn nào
cho dù là nhỏ nhất. Câu chuyện sách in hình ảnh có lợi cho Trung Quốc
rúng động mấy ngày qua là bài học đắt giá và hồi chuông cảnh báo cho
những người đang làm công tác xuất bản. Thói quen thích “ngồi không ăn
xổi”, lại được chi “hoa hồng đậm” cho những phi vụ mua bản quyền sách
Trung Quốc… nhiều người đã bị đồng tiền làm cho mờ mắt, nên trở thành
công cụ truyền bá hình ảnh có lợi cho Trung Quốc vào Việt Nam, tiêm
nhiễm vào đầu trẻ thơ nước nhà những thứ văn hóa “ngoại đạo” làm ảnh
hưởng đến an ninh quốc gia.
Tương lai, Trung Quốc sẽ còn tung ra những trò mới, thâm độc hơn mà
chúng ta không thể ngờ hết. Có một điều bất di bất dịch là Trung Quốc sẽ
không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để gieo rắc vào người dân Việt Nam nói
riêng và thế giới nói chung ý nghĩ Trường Sa, Hoàng Sa Việt Nam là của
họ.
Dù chúng ta đang sống trong thời bình nhưng để chống lại âm mưu trên
mỗi người chúng ta cần phải luôn trong tư thế đề cao cảnh giác, thận
trọng khi giao thương với “kẻ gian xảo” Trung Quốc.
Bạn đọc Phú Vinh
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)
Trong khi hàng hóa kém chất lượng của Trung Quốc tràn ngập thị
trường Việt Nam, thì doanh nhân trẻ Hồ Lê Nhật Thành đã nảy ra ý tưởng,
mở của hàng “No China Shop – cửa hàng không bán hàng Trung Quốc”, một ý tưởng nhỏ nhưng có giá trị tư tưởng lớn, rất đáng được biểu dương và nhân rộng trên khắp cả nước.
Thế nhưng liệu rằng “một cánh én nhỏ có làm nên mùa xuân”, khi chúng ta đang phải đương đầu với “một đối thủ nặng ký”, không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để biến “Trường Sa – Hoàng Sa của Việt Nam” trở thành ao nhà của họ. Việc đối phó với Trung Quốc dường như càng khó khăn hơn khi ngay chính bản thân những người Việt Nam đang biến mình thành những “con ngựa thành Troy” cho Trung Quốc, khi tiếp tay để phát tán, quảng bá hình ảnh Trung Quốc trên đất nước mình.
Chỉ trong vòng một tuần ngắn ngủi cả nước đã phát hiện rất nhiều sai phạm trong lĩnh vực xuất bản sách. Những sai phạm này phát triển theo kiểu “muôn hình vạn trang” và rất khó lường. Đầu tiên là việc 3 cuốn sách cho trẻ mầm non (Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 -NXB Dân Trí; Tập 2 bộ sách 10 phút cho bé trước giờ đi ngủ- NXB Mỹ Thuật; Bé làm quen với chữ cái – NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội) có in cờ Trung Quốc. Trong đó, sai phạm trong cuốn “Bé làm quen với chữ cái” gây phẫn nộ hơn cả vì do chính tác giả người Việt biên soạn. Càng bức xúc hơn khi nghe những lời lý giải vô trách nhiệm từ phía tác giả cũng như nhà xuất bản cuốn sách này. Không hiểu trách nhiệm nhà giáo, người thầy cho thế hệ tương lai đất nước đến đâu mà lại in cờ Trung Quốc vào sách dạy trẻ Việt Nam, gieo vào đầu con trẻ cái nhìn sai lệch về hình ảnh cờ Tổ quốc.
Một sai phạm nghiêm trọng khác của NXB này khiến độc giả sửng sốt đó là thông tin “Nguyễn Dữ là cha đẻ của dòng thơ Sexy Việt Nam”, trong tập 2 cuốn “Văn học trung đại Việt Nam”. Rõ ràng ai cũng biết Nguyễn Dữ là nhà văn chứ không phải nhà thơ, ông được biết đến với tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục”, làm sao tác phẩm này của ông lại có thể đề cập đến vấn đề “sexy” được?
Sáng nay, độc giả lại phát hiện thêm hai sai phạm nghiêm trọng khác, đó là trường hợp sách mẫu giáo “cầu vồng – NXB Dân Trí” in hình 12 con giáp của Trung Quốc với sự xuất hiện của con thỏ chứ không phải con mèo của Việt Nam. Tiếp đến là cuốn vở “Luyện từ và câu lớp 3 – tập 2- NXB Hà Nội”, sai kiến thức lịch sử khi viết Lý Thường Kiệt đánh quân Nam Hán, trong khi Ngô Quyền mới chính là vị tướng đánh quân Nam Hán. Ngay cả những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc mà còn để vấp phải sai sót sơ đẳng như vậy thì trách sao được khi con trẻ hiểu sai về lịch sử.
Thực tế, những sai phạm trên đã rõ như ban ngày, nhưng điều đáng lên án là vẫn không thấy một cá nhân, tổ chức nào chịu đứng ra nhận trách nhiệm, có chăng cũng chỉ là những lời xin lỗi cho lấy lệ. Vẫn lối suy nghĩ “sai thì xin lỗi”, nhưng chịu sửa lỗi hay không lại là chuyện khác nữa. Nếu cứ kiểu làm ăn tắc trách như hiện nay thì “sai phạm vẫn cứ nối tiếp sai phạm” và bài toán về vấn đề xuất bản sách vẫn là một câu hỏi lớn không lời đáp?
Về kinh tế, hàng Trung Quốc đang bủa vây người tiêu dùng Việt, về giáo dục hình ảnh Trung Quốc lại đang xâm nhập trí tuệ thế hệ tương lai Việt Nam mỗi ngày. Thử hỏi những người làm công tác giáo dục có thấy những mối nguy cơ tiềm ẩn không? hay thấy mà làm ngơ trước sức mạnh của đồng tiền?
Bạch Dương
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)
http://nguyentandung.org/nguoi-viet-tro-thanh-con-ngua-thanh-troy-cho-trung-quoc.html
Thế nhưng liệu rằng “một cánh én nhỏ có làm nên mùa xuân”, khi chúng ta đang phải đương đầu với “một đối thủ nặng ký”, không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để biến “Trường Sa – Hoàng Sa của Việt Nam” trở thành ao nhà của họ. Việc đối phó với Trung Quốc dường như càng khó khăn hơn khi ngay chính bản thân những người Việt Nam đang biến mình thành những “con ngựa thành Troy” cho Trung Quốc, khi tiếp tay để phát tán, quảng bá hình ảnh Trung Quốc trên đất nước mình.
Chỉ trong vòng một tuần ngắn ngủi cả nước đã phát hiện rất nhiều sai phạm trong lĩnh vực xuất bản sách. Những sai phạm này phát triển theo kiểu “muôn hình vạn trang” và rất khó lường. Đầu tiên là việc 3 cuốn sách cho trẻ mầm non (Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 -NXB Dân Trí; Tập 2 bộ sách 10 phút cho bé trước giờ đi ngủ- NXB Mỹ Thuật; Bé làm quen với chữ cái – NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội) có in cờ Trung Quốc. Trong đó, sai phạm trong cuốn “Bé làm quen với chữ cái” gây phẫn nộ hơn cả vì do chính tác giả người Việt biên soạn. Càng bức xúc hơn khi nghe những lời lý giải vô trách nhiệm từ phía tác giả cũng như nhà xuất bản cuốn sách này. Không hiểu trách nhiệm nhà giáo, người thầy cho thế hệ tương lai đất nước đến đâu mà lại in cờ Trung Quốc vào sách dạy trẻ Việt Nam, gieo vào đầu con trẻ cái nhìn sai lệch về hình ảnh cờ Tổ quốc.
Một sai phạm nghiêm trọng khác của NXB này khiến độc giả sửng sốt đó là thông tin “Nguyễn Dữ là cha đẻ của dòng thơ Sexy Việt Nam”, trong tập 2 cuốn “Văn học trung đại Việt Nam”. Rõ ràng ai cũng biết Nguyễn Dữ là nhà văn chứ không phải nhà thơ, ông được biết đến với tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục”, làm sao tác phẩm này của ông lại có thể đề cập đến vấn đề “sexy” được?
Sáng nay, độc giả lại phát hiện thêm hai sai phạm nghiêm trọng khác, đó là trường hợp sách mẫu giáo “cầu vồng – NXB Dân Trí” in hình 12 con giáp của Trung Quốc với sự xuất hiện của con thỏ chứ không phải con mèo của Việt Nam. Tiếp đến là cuốn vở “Luyện từ và câu lớp 3 – tập 2- NXB Hà Nội”, sai kiến thức lịch sử khi viết Lý Thường Kiệt đánh quân Nam Hán, trong khi Ngô Quyền mới chính là vị tướng đánh quân Nam Hán. Ngay cả những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc mà còn để vấp phải sai sót sơ đẳng như vậy thì trách sao được khi con trẻ hiểu sai về lịch sử.
Thực tế, những sai phạm trên đã rõ như ban ngày, nhưng điều đáng lên án là vẫn không thấy một cá nhân, tổ chức nào chịu đứng ra nhận trách nhiệm, có chăng cũng chỉ là những lời xin lỗi cho lấy lệ. Vẫn lối suy nghĩ “sai thì xin lỗi”, nhưng chịu sửa lỗi hay không lại là chuyện khác nữa. Nếu cứ kiểu làm ăn tắc trách như hiện nay thì “sai phạm vẫn cứ nối tiếp sai phạm” và bài toán về vấn đề xuất bản sách vẫn là một câu hỏi lớn không lời đáp?
Về kinh tế, hàng Trung Quốc đang bủa vây người tiêu dùng Việt, về giáo dục hình ảnh Trung Quốc lại đang xâm nhập trí tuệ thế hệ tương lai Việt Nam mỗi ngày. Thử hỏi những người làm công tác giáo dục có thấy những mối nguy cơ tiềm ẩn không? hay thấy mà làm ngơ trước sức mạnh của đồng tiền?
Bạch Dương
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)
http://nguyentandung.org/nguoi-viet-tro-thanh-con-ngua-thanh-troy-cho-trung-quoc.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét