-
Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013
HỘI CHỨNG 30/4
Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy
trích từ báo Thông Luận (chủ trương hòa hợp hòa giải với VC của Nguyễn Gia Kiểng, Paris), số tháng 4, 2012
Ba mươi tháng Tư năm 2012 (30/4/2012). Đây là lần thứ 37 cộng đồng người Việt hải ngoại miền Nam tổ chức kỷ niệm ngày Việt Nam Cộng Hòa lọt vào tay cộng sản. Năm tới sẽ là lần thứ 38, năm sau đó sẽ là lần thứ 39... Tuổi đời của kỷ niệm đau buồn này sẽ còn chồng chất theo những tháng năm kế tiếp.
Kỷ niệm đến bao giờ ? Đó là một dấu hỏi lớn, một cấm kỵ không ai dám tiên đoán và cũng không ai dám đặt ra.
Hiện tượng này rất đáng chú ý vì không một dân tộc nào trên thế giới cố gắng kéo dài một kỷ niệm thất bại dai dẳng như cộng đồng người Việt miền Nam hải ngoại.
Hội chứng 30 tháng 4
Sau mỗi trận động đất, một cơn bão hay một tai nạn, những nạn nhân liền được các phái đoàn chuyên gia tâm lý đến ủy lạo, thăm hỏi và tìm cách giúp đỡ. Cộng đồng người Việt tị nạn không có may mắn đó. Ba mươi bảy (37) năm đã trôi qua, không một tổ chức hay cơ quan thiện nguyện quốc tế nào thực hiện một cuộc nghiên cứu qui mô về tâm lý cộng đồng người Việt tị nạn miền Nam sau ngày 30-4-1975 trên khắp thế giới.
Có một cái gì đó không bình thường. Người ta nói nhiều đến hội chứng Việt Nam của binh sĩ Mỹ sau chiến tranh, nhưng không ai nhắc tới hội chứng 30 tháng 4 của dân chúng miền Nam sau ngày mất nước.
Biến cố 30/4/1975 đã xảy ra quá nhanh và quá tàn nhẫn khiến nhiều người cho tới nay vẫn còn bàng hoàng. Trước đó một tháng, không ai tin rằng với một lực lượng quân sự hơn một triệu rưỡi người được trang bị đầy đủ lại có thể tan rã nhanh chóng đến thế. Những người không chấp nhận thất bại này hoặc đã tự sát ngay tại chỗ, hoặc tìm đường tháo chạy ra nước ngoài, một số ít rút vào rừng sâu tiếp tục kháng chiến và biến mất sau đó. Đa số còn lại chấp nhận sống dưới chế độ mới với tất cả những hệ lụy của phe bại trận. Thay vì xây dựng một đồng thuận chung để cùng nhau xây dựng lại đất nước, chính quyền cộng sản đã ứng xử như một lực lượng chiếm đóng: tịch biên tài sản, cầm tù và đày đọa những người thua cuộc. Chỉ sau khi không chịu đựng nổi chính sách phân biệt đối xử của chính quyền cộng sản, hàng triệu người đã bằng mọi giá tìm đường vượt biên.
Khi ra được nước ngoài, phản ứng đầu tiên của những người tị nạn này là làm sống lại chế độ mà họ đã mất. Phản ứng này là lẽ thường tình vì không gì sung sướng bằng được sống dưới chế độ mà mình ưa thích. Nhưng ước muốn này không dừng ở đó, cộng đồng người Việt tị nạn miền Nam thành thực muốn xây dựng lại chế độ miền Nam ngay tại nơi định cư, đặc biệt là tại Mỹ, nơi có đông người Việt tị nạn. Đầu tiên là tại Cali, sau đó là Texas, tại những nơi này khi vào khu phố Việt người ta có cảm tưởng như sống lại không khí Sài Gòn ngày trước với những tiệm ăn, cửa hàng, quán nước, âm nhạc và những con người của "một thời vàng son", với những vinh quang cùng thói hư tật xấu.
Cái không bình thường là nếp sống này đến nay không hề thay đổi, tất cả những gì đã có từ 37 năm về trước ngày nay vẫn y như thế, từ lối suy nghĩ đến phong cách sống. Ai cũng biết phong cách này không thích hợp với nếp sống của quốc gia tiếp cư nhưng không ai buồn thay đổi. Đúng hơn là không dám thay đổi, vì thay đổi là đánh mất chính mình. Nội dung những bài viết sau ngày 30/4/1975 và những bài viết chống cộng hiện nay không có nhiều khác biệt, từ cách hành văn đến cách lý luận. Cá nhân hay hội đoàn nào có tư tưởng hay suy nghĩ trái ngược với những gì đã có từ 37 năm về trước sẽ rất khó được sống trong yên ổn với những đồng hương hoài cổ.
Cái không bình thường thứ hai là không ai đặt lại vấn đề tại sao mất nước. Câu hỏi này đáng lẽ phải được nêu ra ngay sau khi chính quyền miền Nam đầu hàng không điều kiện, khiến hàng triệu người phải bỏ nước ra đi và hàng trăm ngàn người khác bị giam trong các trại tù cải tạo. Nhìn lại những gì đã và đang diễn ra, những cựu viên chức lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa, dân sự cũng như quân sự, vẫn ung dung sinh sống không những bình thường mà còn sung túc hơn những đồng hương khác, vì đã đem theo được tất cả những của cải quí. Những người này sống bên lề cộng đồng người Việt tị nạn, tương lai của Việt Nam không phải mối quan tâm hàng đầu của họ. Không những thế, tại nhiều nơi cộng đồng người Việt tị nạn còn hãnh diện hay nhiệt liệt hoan nghênh mỗi khi có một cựu viên chức lãnh đạo miền Nam cũ đến viếng thăm. Do đó có một cái gì giả dối khi nhắc tới ngày 30 tháng 4.
Cái không bình thường thứ ba là để duy trì chế độ Việt Nam Cộng Hòa này tại hải ngoại, một khế ước bất thành văn được mọi người chấp nhân là trước khi bắt đầu một sinh hoạt nào, dù là văn hóa, xã hội hay từ thiện, mọi người phải đứng dậy hát quốc ca và chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa. Ai không thi hành thì không được chấp nhận. Sự cưỡng chế này đã khiến nhiều cộng đồng không muốn gắn bó với danh xưng "người Việt", như người Việt gốc Hoa và gốc Khmer chẳng hạn. Nhiều người còn không muốn nhắc tới hai chữ Việt Nam, nhiều người khác còn tìm cách thay tên đổi họ để tan biến vào xã hội cưu mang. Sự thật này tuy có đau buồn nhưng đó là trường hợp của những thành phần ưu tú của xã hội miền Nam cũ, những người đã từng lãnh đạo đất nước.
Một cách không ngờ, hội chứng 30 tháng 4 trở thành hội chứng tị nạn cộng sản. Tại Hoa Kỳ, muốn được yên ổn làm ăn và được mọi người chấp nhận, khi ra đường phố phải biểu lộ tinh thần chống cộng thật cao, khi về nhà thì muốn làm gì thì làm, kể cả về Việt Nam khúm núm trước các viên chức hải quan và công an khu vực để khoe khoang sự sung túc với gia đình và được ăn chơi thỏa thích. Nói chung, phải sống giả dối để được yên thân. Càng hung hăng chống cộng thì càng dễ được chấp nhận.
Yếu tố chống cộng quá áp đảo trong các sinh hoạt khiến người ta quên đi những nạn nhân trực tiếp của cuộc vượt biển khổng lồ: những phụ nữ bị cướp biển Thái Lan trấn lột và hãm hiếp dã man. Những người may mắn đã chết ngay sau khi bị hãm hiếp, nhưng rất nhiều người khác đã sống sót và vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Trong suốt 37 năm qua, nỗi đau của những phụ nữ này vẫn còn nguyên vẹn. Họ chỉ biết cất giấu nỗi đau và sự nhục nhã trong lòng, không dám thổ lộ cùng ai vì sợ tai tiếng không thể lập gia đình nếu bị dư luận biết đến. Bao nhiêu người chống cộng hung hăng chia sẻ nỗi đau và sự tủi nhục của những phụ nữ này? Đã có ai chất vấn chính quyền Thái Lan về những tội ác này chưa?
Hội chứng 30 tháng 4 đã để lại nhiều di sản không bình thường trong sinh hoạt của cộng đồng người Việt hải ngoại. Nhiều người cố tình biểu lộ tinh thần chống cộng cực đoan để che giấu sự sợ hãi chế độ cộng sản trong lòng. Đó là trường hợp của những người vừa thoát khỏi những trại tù cộng sản theo chương trình HO và đang bắt cả một cộng đồng làm con tin chỉ nhằm chứng minh mình là nạn nhân của chế độ cộng sản.
Phân tâm một cuộc thất bại
Mỗi năm cứ đến dịp 30 tháng 4, cộng đồng người Việt hải ngoại đọc không biết bao nhiêu là bài viết kỷ niệm một thời vàng son và những bài học rút từ kinh nghiệm đau thương còn rỉ máu. Bài viết này... là một nhánh cây, tuy có khác lạ, nhưng cũng chỉ là một hành động góp củi về rừng trong khu rừng bài viết đó. Hội chứng 30 tháng 4 là chỗ đó. Có một cái gì không bình thường trong mỗi chúng ta. Tâm trạng của cộng đồng người Việt hải ngoại rất cần được phân tâm một cách đặc biệt, vì mỗi chúng ta đều có liên quan.
Một hiện tượng rất dễ nhận thấy là, mặc dù đều là nạn nhân cộng sản sau ngày 30 tháng 4, phản ứng của cộng đồng người Việt tị nạn tại Bắc Mỹ, tại châu Âu và tại Úc rất là khác nhau. Tại Bắc Mỹ và tại Úc, hai vùng đất chưa có người Việt nào tị nạn trước đó, cộng đồng người Việt tị nạn dễ bị ảnh hưởng bởi những hứa hẹn phục quốc hay phục hận. Chỉ riêng tại châu Âu, mặc dù vẫn tổ chức kỷ niệm ngày 30 tháng 4, nhưng cộng đồng người Việt tị nạn tại đây thể hiện ôn hòa hơn, vì ngoài những người tị nạn chống lại chế độ cộng sản tại Việt Nam còn có rất nhiều người khác vẫn tiếp tục ủng hộ hoặc chịu hệ lụy hộ chiếu nhập cảnh của chế độ cộng sản. Nhưng cho dù tị nạn bất cứ tại nơi đâu, tâm lý của mỗi người Việt tị nạn cần được phân tích sâu rộng để được hiểu và tìm phương thức chữa trị.
Trước khi làm cuộc phân tâm (psychanalyse), trước hết phải xác định những thành phần mẫu: những người tị nạn ngay sau ngày 30/4/1975, những người tị nạn từ 1976 đến 1982, những người tị nạn từ 1983 đến 1993 và những người tị nạn sau 1994.
Đợt tị nạn đầu tiên, khoảng 150.000 người, là trước và ngay sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tất cả đều được định cư tại Bắc Mỹ, đông nhất là tại Hoa Kỳ. Tuổi trung bình của lớp người này hiện nay khoảng từ 60 đến 80 tuổi, đó những công chức và sĩ quan cao cấp của chính quyền miền Nam cũ. Với số tài sản mang theo, đa số đã xây dựng cho gia đình và con cái một chỗ đứng xứng đáng trong xã hội tiếp cư. Từ sau ngày 30 tháng 4 oái oăm đó, phần lớn những công chức và sĩ quan cao cấp này sống trong im lặng và không tham gia vào bất cứ sinh hoạt nào của cộng đồng người Việt hải ngoại. Số người trong lứa tuổi này ngày nay thưa dần với thời gian. Thất bại 30 tháng 4 do chính họ tạo ra, do đó không ai muốn nhắc tới. Chỉ một số rất ít, vì tuổi già cô đơn, thỉnh thoảng xuất hiện vào những dịp hội hè để được mọi người gọi tên với những chức vụ cũ, một số cụ già còn tham gia vào "chính phủ Nguyễn Hữu Chánh" để giải trí vào lúc hoàng hôn. Phân tâm những cựu công chức và sĩ quan cao cấp này không vinh quang gì cho cộng đồng người Việt vì không ai còn quan tâm đến tương lai đất nước, một số còn muốn được về lại Việt Nam để được chôn cất sau khi chết già.
Đợt tị nạn thứ hai, qui mô và đông đảo nhất, là từ 1976 đến 1983. Phần lớn những người tị nạn trong đợt này là người Việt gốc Hoa, họ bị xua đuổi trước và sau cuộc xung đột Việt-Trung năm 1979. Con số được ước tính khoảng 800 000 người tại miền Nam và 200 000 tại miền Bắc mà phần lớn đi đường bộ vào các tỉnh Quảng Tây và Quảng Châu, chỉ một số ít dùng thuyền đi từ Hải Phòng đến Hồng Kông, khoảng 80 000 người. Theo những số liệu thống kê của các cơ quan nhân đạo quốc tế, khoảng 200.000 người đã chết trên biển cả, phần lớn là người gốc Hoa vì chìm tàu. Đợt di tản này chấm dứt vào mốc năm 1983 khi Hồng Kông đóng cửa tất cả các trại tị nạn, vì đã xảy ra những cuộc xung đột giữa những thuyền nhân miền Nam và miền Bắc trong các dịp kỷ niệm ngày quốc khánh. Người Hoa miền Bắc kỷ niệm ngày 2 tháng 9 trong khi người miền Nam làm lễ tuởng niệm ngày 30 tháng 4. Nếu cộng đồng người tị nạn gốc Hoa này được phân tâm một cách sâu sắc, người ta sẽ thấy một sự vô ơn đối với một đất nước đã từng cưu mang họ. Ngày nay không một người tị nạn gốc Hoa nào nhận họ là người Việt cả, tất cả đều là người Hoa và đất nước của họ là Trung Quốc hay Đài Loan. Ngược lại, họ sẵn sàng về lại quê quán cũ để làm ăn và trục lợi.
Trong khi đó tại miền Nam, một số gia đình khá giả cũng như gia đình những cựu viên chức và sĩ quan trung cấp còn lại đã dựa theo đợt di tản của người Hoa vượt biên đến các trại tị nạn tại Mã Lai và Indonesia, con số ước khoảng 100.000 người. Cũng trong đợt này, cuớp biển Thái Lan đã cướp bóc và hãm hiếp rất nhiều phụ nữ Việt Nam trên biển cả. Phân tâm những người tị nạn trong đợt này rất là cần thiết, vì chính họ mới là nạn nhân trực tiếp của chế độ cộng sản: những người tị nạn chính trị. Thái độ của những người này đối với ngày 30 tháng 4 rất khó xác định: đối với một số người, 30 tháng 4 là một kỷ niệm buồn cần phải quên đi ; một số khác nhắc lại ngày này để không quên một vết thương chưa lành trong ký ức.
Đợt tị nạn thứ ba, tuy lẻ tẻ nhưng kéo dài từ 1984 đến ngày Hoa Kỳ thiết lập bang giao với Việt Nam năm 1993. Con số được ước tính khoảng 50.000 người, phần lớn là những người có phương tiện để vượt biên: chủ tàu và những người mua bán bãi để vượt biên. Sự thật đáng buồn là đa số những người này vượt biên vì lý do kinh tế hơn là chính trị. Tin tức và hình ảnh thành công của những người tị nạn trước đó tại Bắc Mỹ và Úc đã là động cơ thúc đẩy họ tiếp tục vượt biên mặc dù các trại tị nạn đã đóng cửa, nhưng vì lý do nhân đạo một số quốc gia vẫn nhận họ vào định cư. Vấn đề là ở chỗ đó. Vì không được cộng đồng người Việt tị nạn trước đó nhìn nhận họ là những người vượt biên vì lý do chính trị, phản ứng của những người này trong các dịp kỷ niệm ngày 30 tháng 4 rất là hung hăng và cực đoan : trình độ lý luận rất là thấp kém và ngôn từ sử dụng rất là tục tằn khi muốn chụp mũ những người không cùng chính kiến. Một điểm cần ghi nhận, vì không phải là những người tị nạn chính trị chính thức, khi vừa được định cư là họ liền tìm cách về nước để khoe khoang tiền của. Vì không phải là nạn nhân của chế độ cộng sản, những người này trở thành miếng mồi ngon cho âm mưu lũng đoạn cộng đồng người Việt hải ngoại của chính quyền cộng sản. Phần lớn những người tị nạn trong đợt này đều có chân trong những tổ chức chống cộng cuội do tình báo cộng sản dựng lên. Phân tâm những người này khá giản dị: cho dù nhân phẩm của họ có được tôn trọng họ sẽ tiếp tục hợp tác với tình báo cộng sản để được về nước làm ăn hoặc ăn chơi.
Đợt tị nạn sau cùng là những người được Hoa Kỳ tiếp nhận trong chương trình tị nạn nhân đạo (humanity order). Đây là những nạn nhân thực thụ của chế độ cộng sản, ngày nay phần lớn đều đã đứng tuồi, họ chấp nhận ra nước ngoài để con cái và gia đình họ có cuộc sống xứng đáng hơn trong nước. Phân tâm những người này rất hữu ích, vì họ vừa là nạn nhân của chế độ cộng sản vừa là nạn nhân của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Tâm trạng của những người này rất khó, vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ là một cách gián tiếp lên án những cấp lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa trước đó đã làm mất nước. Đa số những người này không dám lên án những cấp chỉ huy đã từng bỏ rơi họ, ngược lại họ hướng sự chống đối vào bất cứ người nào từ trong nước ra nước ngoài, từ viên chức chính quyền đến thành phần nghệ sĩ. Sự chống đối của họ chỉ nhằm xác nhận họ là nạn nhận của chế độ cộng sản mặc dù thủ phạm đầu tiên chính là những cấp chỉ huy của họ.
Sau cuộc phân tâm vội vã này, cộng đồng người Việt tại Bắc Mỹ và Úc tuy bề ngoài chống cộng hung hăng nhưng trong chiều sâu lại hời hợt. Trong suốt 37 năm qua, với gần hai triệu rưỡi người, phần lớn là những thành phần ưu tú của chế độ miền Nam cũ, không một người nào nỗi bật để làm điểm hội tụ cho cộng đồng người Việt tị nạn, dù trong sinh hoạt văn hóa, xã hội hay chính trị. Cá nhân từng người có thể rất tài giỏi, nhưng chưa đủ chín muồi để hợp tác với người khác trong một mục tiêu chung: xây dựng lại đất nước Việt Nam. Khuyết điểm duy nhất và cũng là chính yếu nhất của cộng đồng người Việt tị nạn là không dám nhìn nhận chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã chết. Nhiều người còn ngây ngô kêu gọi các giới chức cao cấp trong các chính quyền dân chủ địa phương nhìn nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ của Việt Nam
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét