Kim Định | |||
nguồn gốc và quốc hiệu nước việt nam |
Nhà Hán dứt họ Triệu đặt đô hộ trên Nam Việt lấy tên là Giao Chỉ 111-618,
Nhà Đường 618-907 gọi là An Nam đô hộ phủ
Nhà Đinh 968-980 gọi nước là Đại Cồ Việt
Nhà Lý đổi ra Đại Việt
Nhà Tống công nhận là An Nam quốc,
Đời Gia Long đặt là Việt Nam
Vua Minh Mạng đổi là Đại Nam
Đến thời độc lập gọi là Việt Nam.
Như
thế từ ngày lập quốc tới nay nước ta có tất cả 11 danh hiệu, trong số
đó có 5 danh hiệu ban đầu quan trọng hơn cả, bởi vì nó thuộc thời huyền
sử nên biểu lộ sử mệnh của nước cũng như quyết định về hồn nước nhiều
nhất, vì thế chúng ta chỉ cần tìm hiểu năm danh hiệu đó là:
Xích Quỷ đời Kinh Dương Vương
Văn Lang đời Hùng Vương, cả hai thuộc họ Hồng Bàng
Âu Lạc đời Thục An Dương Vương
Nam Việt đời Triệu Đà
Giao Chỉ Bắc thuộc lần thứ nhất.
Bây giờ chúng ta đi vào từng danh hiệu và trước hết hãy xét tới danh hiệu thời Hồng Bàng (chữ hán). Hồng
là con chim lớn, còn Bàng là nhà lớn. Hai chữ này gợi lại cho ta nguồn
gốc Viêm tộc ban đầu thờ vật tộ Tiên mà biểu hiệu là chim (1), là trời,
với lịch, liên hệ đến thời gian. Hồng được ngờ là một giống hạc rất lớn
trong miền sông Dương Tử. Chim được sách Sơn Hải Kinh kêu là “Đế Giang”
(chữ hán) hầu chắc là chim Hồng, vì Hồng kép bởi hai chữ Giang và Điểu
nên là Đế Giang, Đế Hồng (Danses 543, 544, 515). Các bà lớn Viêm Việt
thuộc huyền sử được gọi là tiên nữ vì tiên biết bay cũng như nói người
phương Nam được gọi là có cánh (Danses 339). Thí dụ:
“Ngã thị Lỗ gia nhi
Bất giải hán nhi ca”
Chữ hán
“Ta người trai đất Bắc
Sao hiểu được Hán ca.”
Ta
nhận thấy chữ gia chì người trai phương Băc không hiểu được Hán ca. Vì
sông Hán thuộc phương Nam. Lâu ngày thì chữ Gia bớt dần hơi heo để đi
lên bậc khá tôn quý, đến nỗi đi kèm những chức bậc cào như thương gia,
chính trị gia. Tất nhiên không thể lên cao bằng chữ thất, vì thất lên
tới Thái thất, mà Thái thất là then chốt văn hóa vẫn nằm trong quyền chi
phối của Viêm tộc coi trọng nhà như nước, nên đã gắn nhà vào nước để ra
“nhà nước”, hoặc sau biểu tượng nước là Đế điểu kêu là Hồng, thì đến
biểu tượng nhà là Bàng. Ngày nay ta nói nhà nước là nói lên ý tưởng của
tiền nhân lúc ấy là Hồng Bàng thị vậy. Kêu là Hồng Bàng hay Thái thất
cũng là một: cả hai danh từ đều chỉ nền văn hóa nối Nhà với Nước.
Trên
đây là những suy luận tuy có căn cứ trên một số dữ kiện nhưng không nên
hiểu cách cố định mà cần uyển chuyển rất nhiều, thí dụ tuy điểu đi với
Viêm tộc, còn thú đi với Hoa tộc là câu nói không nên đặt biên giới kín
mít vì có thể vật tổ thú đi với giai đoạn săn hái, còn điểu với giai
đoạn nông nghiệp. Thí dụ Thần Nông có đầu bò thì đầu bò có thể là ý
nghĩa nông nghiệp. Nên nhờ Thần Nông cũng có họ Khương có lẽ vì bộ dương
nên nói ThầnNông có đầu bò, mà cũng có thể là dấu vế thời còn săn hái?
Rồi sau đến con cháu thì mới đi hẳn sang nông nghiệp với vật tổ là Tiên
(Danses 259). Đó là vấn đề phiền toái, chỉ cần nhắc đến để có một ý niệm
về hai loại điểu và thú, nhưng vì tính chất biến dịch tự thú sang điểu
rất thường. Ông Cổn bị đày lên núi và hóa ra vũ tức loài có cánh chim
nghĩa là đồng hóa theo Tam Miêu. Tam Miêu là loài có cánh nhưng không
bay được (Danses 258). Rõ ràng vật tổ Tiên hay điểu.
Ngoài
biến dịch còn có phép giao thoa giữa thú và điểu tức giữa hai nền văn
hóa kiểu “âm trung hữu dương căn” nên trở thành tế nhị. Thí dụ lẽ ra
Phục Hy phải cầm quy để củ cho Nữ Oa vì quy là tròn đi với trời, với
đực, đàn ông, còn củ là vuông đi với đất, cái, đàn bà. Thế mà đây Nữ Oa
lại bồng quy mới chết người ta. Vô số học giả lầm vì thế. Vậy cần nhớ
luôn là chúng ta đang ở trong bầu khí kinh Dịch có tính cách giao thoa
thẩm thấu với các bờ cõi nhập nhằng trồi sụt liên miên.
XÍCH QUỶ
Tên
nước đầu tiên của ta là Xích Quỷ, hai chữ này gợi ngay ra một tên quỷ
đỏ, ít ra đỏ ở cái đít, nên hầu hết sách vở không dám bàn đến. Có người
cho rằng đấy cũng là một vụ chài kiểu Si Vưu, và như vậy thì Xích trước
kia là chữ Tử, còn Quỷ là chữ gì đó. Nhưng ta có thể giữ y nguyên danh
hiệu miễn phải đặt vào đồng văn lúc đó.
Theo
quyển Văn Hiến thông khảo của Mã Đoan Lâm thì chữ quỷ có nghĩa là lớn
lao và hay đi với chủ (quỷ chủ, chữhán) để chỉ người có quyền thế lớn ở
vùng Nam (Văn hiến 214). Miền Tứ Xuyên hay nói “đô quỷ chủ, chữ hán” để
chỉ vị nguyên soái, cũng có khi nói “thiên quỷ chủ, chữ hán” có lẽ để
chí ngườic ầm đầu một ngàn nhà (Văn hiến 278). Theo Kinh Dịch thì Bắc
chỉ nước Nam chỉ lửa (quẻ li) hai hành này phải giao nhau mới làm nên
“linh phối”. Theo ý đó Tư Mã Thiên (III.369) dùng câu ngạn ngữ “thuỷ dữ
hỏa hợp vi tuý” nhân khi nói tới hai ngôi sao thuỷ tinh và hỏa tinh. Nơi
khác (368) ông có nhắc đến một bức chạm Nữ Oa và Phục Hy trong đó bên
cạnh Phục Hy có con chim đỏ (Chu tước?) còn bên cạnh Nữ Oa thì có huyền
vũ (guerrier sombre xem thêm Danses 489) vì thế trong nền văn hóa cổ đại
Việt Hoa thì Huyền là màu chỉ sự sống đi với nước, còn xích chỉ lửa
(đỏ) hay quẻ li chỉ văn minh tinh thần. Khi nói đến phần linh thiêng con
người thì dùng hai chữ nhơn quỷ (chữ hán) đối với thiên thần và địa chi
(chữ hán) vì thế vua quay về hướng Nam. Cũng như trong mỗi nhà thì gia
trưởng quay về hướng Nam (P.C 3697). Tất cả đều nói lên sự hướng vọng về
văn minh. Khi gọi các nước văn minh là “chư hạ” thì cũng là ý đó, vì Hạ
là mùa Hạ đi với phương Nam. Ý tưởng này phát xuất từ ngũ hành, Hà Đồ
và Lạc Thư nên chắc phải có đã lâu đời lắm. Người ta còn tìm được dấu
tích ở hai đời Aân và Chu có ba nước ở phương Bắc được xem là có văn
hiến thì nước “Quỷ Phương” là một, hai nước kia là Côn Di và Huân Dục
(Văn học sử Trung Quốc của Dịch Quận Tả 42).
Như
vậy khi đặt tên cho nước là Xích Quỷ thì tiên tổ ta có thể nhằm một
trong ba hay tất cả ba ý tưởng sau đây. Một là nói lên ý tưởng về văn
minh, trong đó chữ quỷ có nghĩa là quy hướng = “quỷ quy dã”. Liệt Tử đã
dùng chữ này trong khi nói về lúc sau chết, thì thần và hình đều trở về
chỗ chân thực sơ nguyên của mình. “Tinh thần li hình, các quy kỳ chân”,
nên Xích Quỷ có nghĩa là đi về phía văn minh chỉ thị bằng mặt trời
phương Nam (Nhật Nam). Ý thứ hai có thể xưng mình là chủ lớn ở phương
Nam. Điều này thì có thệt khi nói về Viêm Việt, vẫn từ đầu đã làm chủ cả
phương Nam lẫn phương Bắc. Rất có thể lúc ấy Hoa tộc đã tràn vào làm
ung thối 6 tỉnh Hoàng Hà, nên Viêm Việt dùng danh hiệu Xích Quỷ để nói
lên ý chí quyết giữ chủ quyền phương Nam. Ý thứ ba có thể là tiền nhân
nói lên ý chí duy trì di sản thiêng liêng của Viêm tộc được ghi trong
chữ Xích. Theo một truyền thuyết xa xưa còn ghi lại do Châu Diễn thì
nước Tàu xưa kêu là “Xích Huyện Thần Châu, chữ hán” mà ông Needham dịch
là “The Spiritual Continent of the Red Region” (Need II.233). Có lẽ đây
là tên đặt cho Trung Hoa cổ đại đời Tam Hoàng để ghi nhớ việc khai sáng
ra nền văn minh (lửa). Đến sau Hoa tộc tràn vào đổi tên mới, thì Viêm
Việt cố duy trì lại bằng danh hiệu Xích Quỷ. Theo Trịnh Khang Thành thì
Xích Đế có nghĩa ngang với văn tổ là trời, tức là lấy một phương Nam
sáng láng nhất (Xích) để chỉ cái toàn thể là văn tổ. Đó là ba lý do
phỏng định có lẽ không đúng về chi tiết nhưng nói lên được ý chí người
xưa muốn làm chủ phương Nam cũng như duy trì di sản tinh thần của tiên
tổ là hướng tới ánh sáng văn minh, tuy danh từ nghe lạ cho người nay
nhưng cùng một ý như hai chữ Nam Việt sẽ nói tới. Trong đó Việt là siêu
Việt là vươn tới, tương đương với quỷ. Còn Nam là phương của quẻ li, của
lửa đỏ (Xích).
(1) Một số người cho là danh hiệu
này do Tàu gán cho ta để tỏ ý khinh bỉ. Nhưng thiết tưởng chữ quỷ có ý
là chủ, và lúc đó chưa có nước Tàu, nên ta có thể giữ nguyên. Tuy nhiên
đây cũng chỉ là tiểu tiết. Nếu tìm ra tài liệu đích đáng là do Tàu thì
ta bỏ chẳng có sao. Vì chỉ là chuyện lịch sử.
(2) Hình như ban đầu có một
giai đoạn Viêm tộc nhờ vật tổ chim rồi tự đó tiến lên vật tổ Tiên và
Rồng. Điều chắc là về sau chim cũng như núi, và đàn bà vẫn đi đôi với
tiên. Vì thế mà chim chiếm một vai trò quan trọg trong văn hóa Viêm
Việt.
(3) Múa Văn thì cầm lông chim
trĩ và ống sáo. Múa Vũ thì cầm cái thuẫn và cây búa. Kinh Thi bài giản
hề 380 Bản dịch Tạ Quang Phát tr.189.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét