Xuất bản ở RFI (http://www.viet.rfi.fr)
Paris : Tuần lễ của 1.000 nhà sáng chế làm biến đổi thế giới
By Trọng Thành
Đăng ngày 2013-10-02 04:00
Wed, 2013-10-02 02:00
Sự kiện 1000 nhà tiên phong thay đổi thế giới
Ảnh : Shamengo
|
Trước các thách thức về môi trường và điều kiện sống căn
bản của hàng tỷ cư dân trên hành tinh chúng ta, từ nhiều năm nay, rất
nhiều người âm thầm tìm kiếm các giải pháp để giải quyết những vấn đề
sống còn đặt ra. Rất nhiều giải pháp trong số đó đã mang lại lợi ích
không chỉ mang tính địa phương, mà hướng đến một bộ phận dân cư lớn hơn
rất nhiều, bởi những thách thức về môi trường và cuộc sống hiện nay đang
đặt nhân loại trước rất nhiều lợi ích chung. Những tìm kiếm âm thầm đó
ngày càng được công chúng biết đến nhiều hơn qua các hoạt động quảng bá.
Để giới thiệu sự kiện đặc biệt này, chuyên mục « Autour de la question » của RFI thực hiện cuộc tọa đàm [1] với các nhà tổ chức và bốn nhà sáng chế tiêu biểu.
Catherine Berthillier : Đây là những người mang lại các giải pháp cách tân để trả lời cho các thách thức xã hội, cho sự thay đổi xã hội, cho môi trường, của hành tinh. Họ là những người tiên phong, người làm kinh doanh, nghệ sĩ, nhà khoa học-kinh doanh… Điều quan trọng ở đây là hành động một cách cụ thể. Chúng tôi muốn cho thấy một khuôn mặt kinh tế mới, chính vì vậy chúng tôi tổ chức sự kiện này, với giải thưởng « 1000 nhà tiên phong », để chứng tỏ rằng ở khắp nơi trên thế giới một nền kinh tế mới đang ra đời.
Tôi có may mắn được đi nhiều nơi trên thế giới từ bốn năm nay và có may mắn được gặp nhiều con người như vậy. Và tôi nhận ra là có rất nhiều sáng kiến được triển khai, và trở thành những cú đột phá cho một thay đổi. Đây là những con người mang lại những tấm gương cho thế hệ Y (thế hệ sinh những năm 1970-1980) - thế hệ của thiên niên kỷ mới. Tôi bảo đảm với các bạn đây chỉ là điểm khởi đầu.
Catherine Berthillier : Câu chuyện cá nhân của tôi là, tôi vốn là người làm phóng sự trong một thời gian dài, cho một chương trình gọi là « Envoyé spécial ». Tôi thực hiện nhiều cuộc điều tra. Một lần tự nhiên tôi bừng tỉnh với câu hỏi : Tôi đã dành rất nhiều thời gian cho những người phá hủy thế giới này, vậy tại sao tôi không mang tiếng nói cho những người xây dựng thế giới ngày mai ? Chính vì vậy, tôi muốn dùng những năng lực nghề nghiệp của tôi để cổ vũ cho công việc của họ.
Thế giới ngày mai là một thế giới được chung tay xây dựng. Càng nhiều người tham gia, chúng ta sẽ càng đi xa. Điều cơ bản là sự tham gia của tất cả những ai chia sẻ các giá trị này, ưu tư cho phong trào này, cho nền kinh tế mới này. Sự kiện 1.000 người tiên phong được tổ chức do các phối hợp giữa Newmanity (mạng lưới thay đổi thế giới), LH Forum (diễn đàn kinh tế tích cực) và Shamengo, mà tôi là người đại diện. Đồng thời cũng có cả sự tham gia của các doanh nghiệp lớn, bởi các doanh nghiệp lớn cũng cần đến « những con giun đất nhỏ » để có được đất đai màu mỡ. Trong sự kiện này những người làm giáo dục cũng rất quan trọng và cũng như tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này.
Tham gia vào ngày hội sáng tạo theo sáng kiến của Shamengo, có đủ loại sáng kiến trong mọi lĩnh vực, từ bảo vệ môi trường, cải thiện sức khỏe, điều kiện sống, đến đổi mới giáo dục, xây dựng một nền kinh tế mới, quan hệ xã hội mới, mốt, kiến trúc và nghệ thuật đô thị.
Các hoạt động sáng tạo đều bắt nguồn từ chính đời sống hàng ngày, nhiều khi từ những điều giản dị đến bất ngờ. Một khía cạnh nổi bật của sáng tạo là sự vui chơi. Một trong những sản phẩm được giới thiệu là Sàn nhảy tạo năng lượng/Dance Energy Floor, theo sáng kiến của Michael Smith.
Một sàn nhà, hay những nơi có nhiều người đi lại, như trên đường phố, sân bay… có thể tạo ra một công suất đáng kể. Công nghệ hấp thu loại năng lượng này đã hình thành, hiện các nhà sáng chế đang tìm kiếm nơi áp dụng.
Một sáng kiến cũng bắt đầu phổ biến khác là các câu lạc bộ cười, theo sáng kiến của bác sĩ Madan Kataria. Cười là hình thức trị liệu, cho phép con người đến được với nhau, góp phần cho hòa bình của thế giới.
Claire Martin : Từ 115 năm nay, Renault quan tâm đến các cách tân để cải thiện đời sống hàng ngày của khách hàng, những người lái xe, nhưng đồng thời tất cả những người sử dụng các phương tiện giao thông. Đấy là điểm đầu tiên. « Paris de l'Innovation » là một điểm gặp gỡ, gặp gỡ với ''nàng tiên'' Catherine Berthillier. Bởi vì chúng tôi đều tin tưởng rằng cách tân của thế giới hôm nay và ngày mai, được thực hiện qua các gặp gỡ kỳ lạ giữa các tập đoàn công nghiệp lớn với các nhà doanh nghiệp nhỏ, hoặc những doanh nhân xã hội, những nhà cách tân, với các nhà khoa học, những người làm việc trong lĩnh vực khoa học nhân văn và xã hội… giữa tất cả mọi người từ khắp mọi nơi trên thế giới.
Cách tân hiện nay được nuôi dưỡng từ tất cả các xu thế này, tất cả những tiềm năng này.
Cách đây 5 năm, Renault thành lập « một cộng đồng cách tân mở », mở ra tất cả các doanh nghiệp khác, thuộc các lĩnh vực, không chỉ trong lĩnh vực xe hơi, tất nhiên là như vậy. Cộng động này mở ra với các nhà nghiên cứu, các nhà triết học, các nghệ sĩ… Tóm lại, luôn luôn trong mục tiêu cọ sát tất cả mọi hình thức của trí khôn con người. Bởi vì, cách tân ra đời từ những ảnh hưởng này. Cộng đồng Innovation này cho phép những đối thoại, những cọ sát, nhưng đồng thời cho phép tạo ra một phần mềm tin học, hay một dự án cách tân xã hội, cách tân để thay đổi xã hội chẳng hạn, ví dụ như chương trình « social business ».
« Social business » là một dự án hướng đến các đối tượng thuộc bộ phận cư dân có thu nhập thấp nhất trong xã hội. Hình dung ra các dự án mang tính kinh tế doanh nghiệp rất nghiêm túc về mặt kinh doanh, nhưng mục tiêu của nó không phải là tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông, mà ngược lại để đưa lợi nhuận trở lại vào các hoạt động.
Đã có nhiều nghiên cứu thực hiện trong lĩnh vực này. Chúng tôi tham gia hợp tác với một bộ phận giảng dạy nghiên cứu của HEC, gắn liền với bộ môn « Doanh nghiệp và sự nghèo khó » (La Chaire Social Business/Entreprise et Pauvreté). Chương trình này tìm cách mang lại những cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp xã hội có cùng mục tiêu cung cấp sản phẩm-dịch vụ này.
Tham gia vào sự kiện 1000 nhà tiên phong lần này, cùng với Reunault có các tập đoàn lớn của Pháp, như GDF-Suez, Air Liquide, Valéo. CEA – Cơ quan năng lượng hạt nhân quốc gia và các năng lượng mới - cũng giới thiệu những cách tân của mình. Đại diện tập đoàn xe hơi Renault ghi nhận vai trò quan trọng của những giảng viên trong việc truyền thụ nghệ thuật cách tân. Bà Valérie Chanal, giám đốc Học viện cách tân Grenoble (l'Institut Promising), cho biết những gì mà cơ sở đào tạo mới này có thể mang đến cho thế hệ trẻ :
Valérie Chanal : Điều mà tôi tham gia trong sự kiện này là thử nghiệm việc đào tạo các thế hệ tương lai, nếu chúng ta có thể gọi họ là những nhà tiên phong Shamengo, đào tạo các sinh viên trong khoa học xã hội và con người về vấn đề cách tân. Bởi vì cách tân không phải là vấn đề (riêng) của giới kỹ sư và khoa học.
Chúng tôi tham gia vào một chương trình đổi mới giáo dục ở đại học, chương trình đầu tư cho tương lai. Chúng tôi đề nghị các phương pháp giảng dạy mới trong lĩnh vực cách tân tại đại học. Đề nghị của chúng tôi đã được chấp nhận và được tài trợ trong vòng 7 năm. Công việc này không chặt chẽ về cấu trúc, nhưng chúng tôi thực nghiệm các phương pháp mới giúp cho các sinh viên làm việc với nhau.
Chúng tôi hoàn toàn ở trong triết lý học thông qua hành động, điều này hoàn toàn khác với việc các sinh viên ngồi học trong giảng đường.
Chúng tôi cố gắng áp dụng nguyên tắc này cho chính chúng tôi, với cơ chế mà chúng tôi gọi là ‘‘sáng kiến mở’’. Chúng ta không sáng chế một mình trong góc riêng, mà với sự hợp tác. Chúng tôi có một consortium gồm chín cơ sở : Trường Quốc gia về sáng tạo Công nghiệp ENSCI (tức trường design), CNAM… và hai cơ sở nước ngoài là đại học Bangkok và HEC Montréal, hai cơ sở có nhiều điều dạy được chúng tôi trong lĩnh vực này.
Các sinh viên trẻ thường bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc học tập ở cấp phổ thông : Tại Pháp, ví dụ như để có quyền được phát biểu phải giơ tay. Khi các sinh viên đến gặp chúng tôi, họ vẫn còn yêu cầu chúng tôi đưa cho họ những quy tắc, những cách làm… Chúng tôi cố gắng làm thay đổi tập quán này. Các bạn hãy thử đi, hãy làm đi, hãy có các sáng kiến !
Catherine Berthillier : Tôi rất vui, vì tôi coi việc này là ý nghĩa cuộc sống của mình. Tôi thấy các doanh nghiệp khi gặp nhau cũng rất vui vì mang lại ý nghĩa cho công việc của mình. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể có một nền kinh tế tạo ra của cải vật chất, cùng với sự phát triển chính bản thân. Đây chính là triết lý của cả một cộng đồng mới đang liên hiệp lại với nhau trên quy mô toàn thế giới.
Chúng tôi yêu cầu rất cao trong việc tuyển lựa, vì mục tiêu là đưa ra với công chúng những cách tân kỳ diệu nhất trên thế giới. Để có mặt trong nhóm các nhà tiên phong của Shamengo, phải vượt qua được nhiều vòng tuyển lựa. Vì vậy tôi rất khó trả lời được câu hỏi này.
Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra hiệu ứng « Ouah/ồ ! » (hiệu ứng của sự ngạc nhiên). Khi chúng ta nhìn thấy chân dung của một người mà chúng ta không quen biết. Phần thưởng của tôi là cảm xúc ngạc nhiên : « Ồ ! ». Điều mà người này làm thật tuyệt vời, tôi muốn biết thêm, và còn tốt hơn nữa, khi người xem muốn theo dõi tiếp cuộc phiên lưu của nhân vật này. »
Benoît Paget : Đây là một công cụ tái chế tất cả các loại vỏ nước uống, các hộp, chai và cốc, bên ngoài gia đình. Phương tiện này có thể được đặt tại nhà ga, sân vận động hay trong các xí nghiệp. Mục đích của chúng tôi trong hoạt động tái chế, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững có hơi khác. Chúng tôi muốn mang lại cho hoạt động này một sắc thái của trò chơi, thoát ra khỏi tính chất bó buộc thông thường.
Phương tiện do chúng tôi chế tạo là duy nhất trên thế giới, bởi vì nó có thể cùng một lúc tái chế được ba loại bao bì đồ uống phế thải. Máy có thể nhận dạng được ba loại bao bì khác nhau, ép và phân loại phế thải.
Sản phẩm của chúng tôi đã được thương mại hóa. Hiện nay mới chỉ có khoảng 40 máy được đưa vào sử dụng. Từ đây đến cuối năm sẽ có 120 máy tại Pháp. Chúng tôi đã phải mất ba năm để hoàn thiện sản phẩm này, nhiều đối tác đã tham gia vào quá trình chế tạo. Sản xuất công nghiệp là một quá trình dài và tốn kém.
Để hiểu được ý nghĩa của sáng chế này, cần phải chú ý một điều là, theo nhận định của nhà sáng chế Benoit Paget, ở Pháp, có đến hàng tỷ vỏ đồ uống không được tái chế. Vấn đề nơi chứa nào cho khối lượng rác thải này ngày càng đặt ra cấp thiết.
Petra Wadström : Hơn một tỷ người trên thế giới hiện nay không có nước sạch để dùng. Cách dễ dàng nhất để diệt khuẩn là đun. Tôi muốn mang lại trước hết cho các phụ nữ sáng kiến dùng mặt trời để đun nước. Với các kiến thức mà chúng tôi thu được ở Châu Phi, ở Senegal, Mali, Ghana và Kenya, chúng tôi biết được người ta sử dụng kỹ thuật này trong gia đình như thế nào.
Chúng tôi đã ở Châu Phi và Haiti trong nhiều năm, chúng tôi hiểu rằng rằng tình trạng này có những hậu quả như thế nào, vì vậy, chúng tôi có sáng kiến như vậy để giải quyết mà mọi người gặp phải trong cuộc sống.
Nếu biết rằng, hàng năm trên thế giới 1,8 triệu người tử vong do mắc các bệnh nhiễm khuẩn, và rất nhiều trẻ em bị kiết lỵ và mắc các bệnh vi trùng đường ruột do không được dùng nước sạch để hiểu thêm giá trị của chiếc máy nhỏ này. Bên cạnh đó, sử dụng Solvatten cho phép tiết kiệm nhiều nhiên liệu, giảm lượng CO2.
Jan In't Veld : Chúng tôi chế ra những cặp kính cho đủ loại mắt. Chúng tôi chế ra hai mô hình, mắt cận thị và mắt viễn thị. Hai mô hình này phủ đến hơn 90% các bệnh về thị lực của mắt trên thế giới. Cấu tạo đặc biệt của cặp kính này là ở mỗi bên, có các lăng kính chuyển động, chiếc này đặt sau chiếc kia để người sử dụng có thể điều chỉnh tự do tùy theo thị lực của mình.
Chúng tôi đã bắt đầu sản xuất đại trà loại kính này từ năm 2009, từ đó, sản phẩm của chúng tôi đã đến được với 38 quốc gia trên thế giới. Giá bán của kính này rất thấp, chủ yếu kính được bán tại Châu Phi. Chúng tôi bán kính này với giá cao gấp từ 2,5 lần đến 3,5 lần thu nhập trung bình một ngày. Tại Tanzania, giá kính là 5 euro, trong khi đó, ở Burkina Faso, nơi thu nhập thấp hơn, chúng tôi bán giá 3 euro.
Gần một tỷ người có vấn đề về thị lực ở các mức độ khác nhau mà không có phương tiện để sắm cho mình đôi kính (Ở Châu Phi chỉ có 5% dân cư có kính dùng, trong khi đó, tỷ lệ này ở Châu Âu là 50-55%). Cho đến nay khoảng 250.000 đôi kính của nhà sáng chế Hà Lan Jan In’t Veld, với giá cả phù hợp với túi tiền những người nghèo nhất, đã đến tay người sử dụng.
Pierre Calleja : Ý tưởng làm chiếc đèn này đến từ chỗ chúng ta biết rằng lượng khí carbonnic do các hoạt động của con người tạo ra được hấp thụ một phần rất lớn trong cây tảo sống trong đại dương. Hiện tại, các đại dương hấp thụ được khoảng 30% khí CO2 trên hành tinh chúng ta là một phần lớn nhờ ở các vi tảo. Nếu vi tảo không đảm nhiệm được vai trò này thì « cỗ máy khí hậu » còn trục trặc hơn nhiều so với hiện nay.
Công việc của chúng tôi là đưa các vi tảo ra khỏi đại dương để đặt chúng vào khắp mọi nơi trong đời sống hàng ngày của chúng ta.
Để có thể phát triển được, các vi tảo cần chủ yếu là ánh sáng và khí carbonnic. Vi tảo hấp thu CO2 để tạo thành các khoáng chất, nói cách khác biến khí carbonnic thành sỏi đá. Đây là cách duy nhất để chuyển hóa hoàn toàn khí CO2, mà chúng ta biết. Rừng cũng là một phương thức để bẫy khí CO2, khí CO2 được hấp thu vào trong cây cối, nhưng khi cây cối chết, khí carbonnic lại được giải tỏa ra ngoài. Thực thể duy nhất trên Trái đất này có thể hút được CO2 và làm cho nó biến mất hoàn toàn là vi tảo.
Đối với chúng tôi, đây thực sự là một liên minh kỳ lạ. Vi tảo vừa mang lại cho chúng ta ánh sáng, vừa hút bớt khí CO2 và mang lại Oxy.
Ước mơ của tôi là vi tảo được sử dụng làm nguồn ánh sáng tại các bãi để xe, đồng thời hút khí thải ở đây. Tôi có ấn tượng rất khó chịu đối với không khí tại các bãi để xe ngầm dưới đất, là nơi vô cùng ô nhiễm. Ánh sáng mà vi tảo mang lại rất đặc biệt, nó tạo ra một cảm giác dễ chịu, vừa ấm áp, vừa thư giãn.
Khởi xướng diễn đàn này là kinh tế gia Jacques Attali, hiện là chủ tịch PlaNet Finance. Trong cuộc phỏng vấn với Le Monde, nhà kinh tế Jacques Attali nhận xét, hỗ trợ các doanh nghiệp « phát triển một nền kinh tế tích cực, cũng có nghĩa là hành động vì dân chủ ». « Kinh tế tích cực » có tham vọng vạch ra những đường hướng lớn cho phép các quốc gia, cụ thể là Pháp kháng cự lại cuộc khủng hoảng hiện nay, để « không bị chìm từ từ như con tàu Titanic » (chữ dùng của Jacques Attali). « Nền kinh tế tích cực » quy tụ nhiều gương mặt. Khi thì được gọi là « kinh tế xã hội và đoàn kết », khi thì « kinh tế hợp tác » hay « chủ nghĩa tư bản có trách nhiệm » …, nền kinh tế mới hiện đã có nhiều kinh nghiệm trong một loạt lĩnh vực : đạo lý-tinh thần, tin học-hợp tác qua mạng (crowdsourcing, peer-to-peer), tài chính-đầu tư, tái chế chất thải-năng lượng tái tạo-tiết kiệm năng lượng, sản phẩm chất lượng cao, Fab Labs… (theo phụ trương đặc biệt của Le Monde 24/09/2013).
Còn tại, Nantes, cũng trong ba ngày cuối tháng 9 (25-27/09/2013), đã diễn ra Thượng đỉnh toàn cầu về đô thị bền vững – Ecocity 2013. Nantes vừa được công nhận là thủ đô xanh của Châu Âu năm 2013 và là thành phố Châu Âu đầu tiên đón thượng đỉnh Ecocity. (Về Ecocity, Chương trình "C'est pas du vent" của RFI có Tạp chí "Ecocity : nos villes, des boîtes à outils au service de la planète" [2]).
Tại Ecocity 2013, đại diện của khoảng 20 mạng lưới quốc tế bao gồm « gần như toàn bộ » các đô thị và các đơn vị hành chính trên thế giới, đã ký vào bản Tuyên bố chung, bày tỏ « hết sức lo ngại » trước sự suy thoái của các điều kiện môi trường toàn cầu, đe dọa trước hết các nguồn nước và thực phẩm. Tuyên bố chung Ecocity 2013 cam kết huy động các nguồn lực tài chính cần thiết của ngân sách địa phương, vì một nền kinh tế ít thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Thượng đỉnh các đô thị bền vững toàn cầu diễn ra cùng lúc với việc tổ chức chuyên gia liên chính phủ GIEC công bố báo cáo, dự báo nhiệt độ Trái đất có thể tăng đến 4,8°C vào cuối thế kỷ. Phát biểu tại Ecocity 2013, Thủ tướng Pháp Jean Marc Ayrault hy vọng rằng trong Hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 21), dự kiến tổ chức tại Paris vào năm 2015, cộng đồng quốc tế sẽ phải đi đến được « một thỏa thuận mang tính cưỡng chế » trong lĩnh vực này.
Các tin bài liên quan
Biến đổi khí hậu : Nhóm GIEC báo động [3]
Biến đổi khí hậu : Kịch bản xấu nhất [4]
Biến đổi khí hậu: Các đảo quốc tí hon muốn lãnh đạo hành tinh [5]
Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu (COP 18) bế tắc [6]
Hơn 1 tỷ tấn lương thực phí phạm hàng năm trên thế giới [7]
"Con người" với "Tự nhiên" qua cái nhìn của nhà nhân chủng học [8]
Kinh tế Việt Nam có nguy cơ bị biến đổi khí hậu tác hại nặng [9]
Băng Nam Cực tan nhanh hơn dự kiến [10]
Vì sao nhiệt độ Trái đất tăng chậm lại trong thập niên qua ? [11]
Rio+20 : Điểm khởi đầu cho cuộc tìm kiếm một mô hình phát triển mới [12]
IPCC (GIEC) vị bác sĩ chẩn bệnh cho hành tinh [13]
Thiên tai mùa hè báo động về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu [14]
Khi phim Avatar trở thành một biểu tượng đấu tranh [15]
Ngày "Tận thế" của người Maya và thế giới chúng ta [16]
« Hãy phẫn nộ » : Lời kêu gọi của một cựu chiến binh đối với giới trẻ Pháp [17]
Hội nghị Copenhagen (COP 15) kết thúc với một thỏa thuận tối thiểu [18]
Để giới thiệu sự kiện đặc biệt này, chuyên mục « Autour de la question » của RFI thực hiện cuộc tọa đàm [1] với các nhà tổ chức và bốn nhà sáng chế tiêu biểu.
Catherine Berthillier : Đây là những người mang lại các giải pháp cách tân để trả lời cho các thách thức xã hội, cho sự thay đổi xã hội, cho môi trường, của hành tinh. Họ là những người tiên phong, người làm kinh doanh, nghệ sĩ, nhà khoa học-kinh doanh… Điều quan trọng ở đây là hành động một cách cụ thể. Chúng tôi muốn cho thấy một khuôn mặt kinh tế mới, chính vì vậy chúng tôi tổ chức sự kiện này, với giải thưởng « 1000 nhà tiên phong », để chứng tỏ rằng ở khắp nơi trên thế giới một nền kinh tế mới đang ra đời.
Tôi có may mắn được đi nhiều nơi trên thế giới từ bốn năm nay và có may mắn được gặp nhiều con người như vậy. Và tôi nhận ra là có rất nhiều sáng kiến được triển khai, và trở thành những cú đột phá cho một thay đổi. Đây là những con người mang lại những tấm gương cho thế hệ Y (thế hệ sinh những năm 1970-1980) - thế hệ của thiên niên kỷ mới. Tôi bảo đảm với các bạn đây chỉ là điểm khởi đầu.
Đi tìm những người làm nên thế giới mới
Trả lời cho câu hỏi của phóng viên về điều gì đã dẫn bà tới công
việc tổ chức tập hợp hàng nghìn gương mặt, từ khắp chân trời, gương mặt
của những người đang mang thay đổi âm thầm, nhưng có ý nghĩa đối với vận
mệnh chung của nhân loại, Catherine Berthillier cho biết :Catherine Berthillier : Câu chuyện cá nhân của tôi là, tôi vốn là người làm phóng sự trong một thời gian dài, cho một chương trình gọi là « Envoyé spécial ». Tôi thực hiện nhiều cuộc điều tra. Một lần tự nhiên tôi bừng tỉnh với câu hỏi : Tôi đã dành rất nhiều thời gian cho những người phá hủy thế giới này, vậy tại sao tôi không mang tiếng nói cho những người xây dựng thế giới ngày mai ? Chính vì vậy, tôi muốn dùng những năng lực nghề nghiệp của tôi để cổ vũ cho công việc của họ.
Thế giới ngày mai là một thế giới được chung tay xây dựng. Càng nhiều người tham gia, chúng ta sẽ càng đi xa. Điều cơ bản là sự tham gia của tất cả những ai chia sẻ các giá trị này, ưu tư cho phong trào này, cho nền kinh tế mới này. Sự kiện 1.000 người tiên phong được tổ chức do các phối hợp giữa Newmanity (mạng lưới thay đổi thế giới), LH Forum (diễn đàn kinh tế tích cực) và Shamengo, mà tôi là người đại diện. Đồng thời cũng có cả sự tham gia của các doanh nghiệp lớn, bởi các doanh nghiệp lớn cũng cần đến « những con giun đất nhỏ » để có được đất đai màu mỡ. Trong sự kiện này những người làm giáo dục cũng rất quan trọng và cũng như tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này.
Tham gia vào ngày hội sáng tạo theo sáng kiến của Shamengo, có đủ loại sáng kiến trong mọi lĩnh vực, từ bảo vệ môi trường, cải thiện sức khỏe, điều kiện sống, đến đổi mới giáo dục, xây dựng một nền kinh tế mới, quan hệ xã hội mới, mốt, kiến trúc và nghệ thuật đô thị.
Các hoạt động sáng tạo đều bắt nguồn từ chính đời sống hàng ngày, nhiều khi từ những điều giản dị đến bất ngờ. Một khía cạnh nổi bật của sáng tạo là sự vui chơi. Một trong những sản phẩm được giới thiệu là Sàn nhảy tạo năng lượng/Dance Energy Floor, theo sáng kiến của Michael Smith.
Một sàn nhà, hay những nơi có nhiều người đi lại, như trên đường phố, sân bay… có thể tạo ra một công suất đáng kể. Công nghệ hấp thu loại năng lượng này đã hình thành, hiện các nhà sáng chế đang tìm kiếm nơi áp dụng.
Một sáng kiến cũng bắt đầu phổ biến khác là các câu lạc bộ cười, theo sáng kiến của bác sĩ Madan Kataria. Cười là hình thức trị liệu, cho phép con người đến được với nhau, góp phần cho hòa bình của thế giới.
Sáng kiến ra đời trong tương tác
Tham gia vào ngày hội 1000 nhà tiên phong thay đổi thế giới, có
rất nhiều doanh nghiệp lớn. Bà Claire Martin, đại diện của tập đoàn xe
hơi Renault chia sẻ :Claire Martin : Từ 115 năm nay, Renault quan tâm đến các cách tân để cải thiện đời sống hàng ngày của khách hàng, những người lái xe, nhưng đồng thời tất cả những người sử dụng các phương tiện giao thông. Đấy là điểm đầu tiên. « Paris de l'Innovation » là một điểm gặp gỡ, gặp gỡ với ''nàng tiên'' Catherine Berthillier. Bởi vì chúng tôi đều tin tưởng rằng cách tân của thế giới hôm nay và ngày mai, được thực hiện qua các gặp gỡ kỳ lạ giữa các tập đoàn công nghiệp lớn với các nhà doanh nghiệp nhỏ, hoặc những doanh nhân xã hội, những nhà cách tân, với các nhà khoa học, những người làm việc trong lĩnh vực khoa học nhân văn và xã hội… giữa tất cả mọi người từ khắp mọi nơi trên thế giới.
Cách tân hiện nay được nuôi dưỡng từ tất cả các xu thế này, tất cả những tiềm năng này.
Cách đây 5 năm, Renault thành lập « một cộng đồng cách tân mở », mở ra tất cả các doanh nghiệp khác, thuộc các lĩnh vực, không chỉ trong lĩnh vực xe hơi, tất nhiên là như vậy. Cộng động này mở ra với các nhà nghiên cứu, các nhà triết học, các nghệ sĩ… Tóm lại, luôn luôn trong mục tiêu cọ sát tất cả mọi hình thức của trí khôn con người. Bởi vì, cách tân ra đời từ những ảnh hưởng này. Cộng đồng Innovation này cho phép những đối thoại, những cọ sát, nhưng đồng thời cho phép tạo ra một phần mềm tin học, hay một dự án cách tân xã hội, cách tân để thay đổi xã hội chẳng hạn, ví dụ như chương trình « social business ».
« Social business » là một dự án hướng đến các đối tượng thuộc bộ phận cư dân có thu nhập thấp nhất trong xã hội. Hình dung ra các dự án mang tính kinh tế doanh nghiệp rất nghiêm túc về mặt kinh doanh, nhưng mục tiêu của nó không phải là tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông, mà ngược lại để đưa lợi nhuận trở lại vào các hoạt động.
Đã có nhiều nghiên cứu thực hiện trong lĩnh vực này. Chúng tôi tham gia hợp tác với một bộ phận giảng dạy nghiên cứu của HEC, gắn liền với bộ môn « Doanh nghiệp và sự nghèo khó » (La Chaire Social Business/Entreprise et Pauvreté). Chương trình này tìm cách mang lại những cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp xã hội có cùng mục tiêu cung cấp sản phẩm-dịch vụ này.
Tham gia vào sự kiện 1000 nhà tiên phong lần này, cùng với Reunault có các tập đoàn lớn của Pháp, như GDF-Suez, Air Liquide, Valéo. CEA – Cơ quan năng lượng hạt nhân quốc gia và các năng lượng mới - cũng giới thiệu những cách tân của mình. Đại diện tập đoàn xe hơi Renault ghi nhận vai trò quan trọng của những giảng viên trong việc truyền thụ nghệ thuật cách tân. Bà Valérie Chanal, giám đốc Học viện cách tân Grenoble (l'Institut Promising), cho biết những gì mà cơ sở đào tạo mới này có thể mang đến cho thế hệ trẻ :
Valérie Chanal : Điều mà tôi tham gia trong sự kiện này là thử nghiệm việc đào tạo các thế hệ tương lai, nếu chúng ta có thể gọi họ là những nhà tiên phong Shamengo, đào tạo các sinh viên trong khoa học xã hội và con người về vấn đề cách tân. Bởi vì cách tân không phải là vấn đề (riêng) của giới kỹ sư và khoa học.
Chúng tôi tham gia vào một chương trình đổi mới giáo dục ở đại học, chương trình đầu tư cho tương lai. Chúng tôi đề nghị các phương pháp giảng dạy mới trong lĩnh vực cách tân tại đại học. Đề nghị của chúng tôi đã được chấp nhận và được tài trợ trong vòng 7 năm. Công việc này không chặt chẽ về cấu trúc, nhưng chúng tôi thực nghiệm các phương pháp mới giúp cho các sinh viên làm việc với nhau.
Chúng tôi hoàn toàn ở trong triết lý học thông qua hành động, điều này hoàn toàn khác với việc các sinh viên ngồi học trong giảng đường.
Chúng tôi cố gắng áp dụng nguyên tắc này cho chính chúng tôi, với cơ chế mà chúng tôi gọi là ‘‘sáng kiến mở’’. Chúng ta không sáng chế một mình trong góc riêng, mà với sự hợp tác. Chúng tôi có một consortium gồm chín cơ sở : Trường Quốc gia về sáng tạo Công nghiệp ENSCI (tức trường design), CNAM… và hai cơ sở nước ngoài là đại học Bangkok và HEC Montréal, hai cơ sở có nhiều điều dạy được chúng tôi trong lĩnh vực này.
Các sinh viên trẻ thường bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc học tập ở cấp phổ thông : Tại Pháp, ví dụ như để có quyền được phát biểu phải giơ tay. Khi các sinh viên đến gặp chúng tôi, họ vẫn còn yêu cầu chúng tôi đưa cho họ những quy tắc, những cách làm… Chúng tôi cố gắng làm thay đổi tập quán này. Các bạn hãy thử đi, hãy làm đi, hãy có các sáng kiến !
Hiệu ứng của sự kinh ngạc
Trở lại với Catherine Berthillier, người tổ chức sự kiện 1000 nhà
tiên phong. Trả lời cho câu hỏi bà cảm nhận như thế nào về sự kiện này
và sáng kiến nào khiến cảm thấy là yêu thích nhất, Catherine
Berthillier cho biết :Catherine Berthillier : Tôi rất vui, vì tôi coi việc này là ý nghĩa cuộc sống của mình. Tôi thấy các doanh nghiệp khi gặp nhau cũng rất vui vì mang lại ý nghĩa cho công việc của mình. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể có một nền kinh tế tạo ra của cải vật chất, cùng với sự phát triển chính bản thân. Đây chính là triết lý của cả một cộng đồng mới đang liên hiệp lại với nhau trên quy mô toàn thế giới.
Chúng tôi yêu cầu rất cao trong việc tuyển lựa, vì mục tiêu là đưa ra với công chúng những cách tân kỳ diệu nhất trên thế giới. Để có mặt trong nhóm các nhà tiên phong của Shamengo, phải vượt qua được nhiều vòng tuyển lựa. Vì vậy tôi rất khó trả lời được câu hỏi này.
Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra hiệu ứng « Ouah/ồ ! » (hiệu ứng của sự ngạc nhiên). Khi chúng ta nhìn thấy chân dung của một người mà chúng ta không quen biết. Phần thưởng của tôi là cảm xúc ngạc nhiên : « Ồ ! ». Điều mà người này làm thật tuyệt vời, tôi muốn biết thêm, và còn tốt hơn nữa, khi người xem muốn theo dõi tiếp cuộc phiên lưu của nhân vật này. »
Tái chế hàng tỷ vỏ đồ hộp : Chỉ như một trò chơi
Benoît Paget, nhà sáng tạo chiếc máy tái chế các vỏ đồ uống mang tên Canibal, cho biết về sản phẩm đặc biệt của ông :Benoît Paget : Đây là một công cụ tái chế tất cả các loại vỏ nước uống, các hộp, chai và cốc, bên ngoài gia đình. Phương tiện này có thể được đặt tại nhà ga, sân vận động hay trong các xí nghiệp. Mục đích của chúng tôi trong hoạt động tái chế, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững có hơi khác. Chúng tôi muốn mang lại cho hoạt động này một sắc thái của trò chơi, thoát ra khỏi tính chất bó buộc thông thường.
Phương tiện do chúng tôi chế tạo là duy nhất trên thế giới, bởi vì nó có thể cùng một lúc tái chế được ba loại bao bì đồ uống phế thải. Máy có thể nhận dạng được ba loại bao bì khác nhau, ép và phân loại phế thải.
Sản phẩm của chúng tôi đã được thương mại hóa. Hiện nay mới chỉ có khoảng 40 máy được đưa vào sử dụng. Từ đây đến cuối năm sẽ có 120 máy tại Pháp. Chúng tôi đã phải mất ba năm để hoàn thiện sản phẩm này, nhiều đối tác đã tham gia vào quá trình chế tạo. Sản xuất công nghiệp là một quá trình dài và tốn kém.
Để hiểu được ý nghĩa của sáng chế này, cần phải chú ý một điều là, theo nhận định của nhà sáng chế Benoit Paget, ở Pháp, có đến hàng tỷ vỏ đồ uống không được tái chế. Vấn đề nơi chứa nào cho khối lượng rác thải này ngày càng đặt ra cấp thiết.
Dùng nhiệt năng mặt trời lọc nước
Một sáng chế khác được RFI chú ý là máy dùng tia mặt trời khử
khuẩn trong nước ăn của Petra Wadström. Nhà hóa sinh học Thụy Điển đã
dành 11 năm để chế tạo ra chiếc máy nhỏ mang nhãn hiệu Solvatten. Trong
vòng ba tiếng đồng hồ, đặt dưới ánh mặt trời, máy có thể làm sạch được
10 lít nước.Petra Wadström : Hơn một tỷ người trên thế giới hiện nay không có nước sạch để dùng. Cách dễ dàng nhất để diệt khuẩn là đun. Tôi muốn mang lại trước hết cho các phụ nữ sáng kiến dùng mặt trời để đun nước. Với các kiến thức mà chúng tôi thu được ở Châu Phi, ở Senegal, Mali, Ghana và Kenya, chúng tôi biết được người ta sử dụng kỹ thuật này trong gia đình như thế nào.
Chúng tôi đã ở Châu Phi và Haiti trong nhiều năm, chúng tôi hiểu rằng rằng tình trạng này có những hậu quả như thế nào, vì vậy, chúng tôi có sáng kiến như vậy để giải quyết mà mọi người gặp phải trong cuộc sống.
Nếu biết rằng, hàng năm trên thế giới 1,8 triệu người tử vong do mắc các bệnh nhiễm khuẩn, và rất nhiều trẻ em bị kiết lỵ và mắc các bệnh vi trùng đường ruột do không được dùng nước sạch để hiểu thêm giá trị của chiếc máy nhỏ này. Bên cạnh đó, sử dụng Solvatten cho phép tiết kiệm nhiều nhiên liệu, giảm lượng CO2.
Kính giá rẻ cho mọi loại mắt dùng suốt đời
Cũng hướng đến vấn đề sức khỏe của rất đông đảo những người
nghèo, một sáng chế được trân trọng khác là của ông Jan In't Veld, một
cựu doanh nhân trong ngành chế biến thép người Hà Lan đã sáng chế cho
những đôi kính không phải thay trong suốt cả đời người và thích hợp với
hầu hết các khuyết tật về thị lực.Jan In't Veld : Chúng tôi chế ra những cặp kính cho đủ loại mắt. Chúng tôi chế ra hai mô hình, mắt cận thị và mắt viễn thị. Hai mô hình này phủ đến hơn 90% các bệnh về thị lực của mắt trên thế giới. Cấu tạo đặc biệt của cặp kính này là ở mỗi bên, có các lăng kính chuyển động, chiếc này đặt sau chiếc kia để người sử dụng có thể điều chỉnh tự do tùy theo thị lực của mình.
Chúng tôi đã bắt đầu sản xuất đại trà loại kính này từ năm 2009, từ đó, sản phẩm của chúng tôi đã đến được với 38 quốc gia trên thế giới. Giá bán của kính này rất thấp, chủ yếu kính được bán tại Châu Phi. Chúng tôi bán kính này với giá cao gấp từ 2,5 lần đến 3,5 lần thu nhập trung bình một ngày. Tại Tanzania, giá kính là 5 euro, trong khi đó, ở Burkina Faso, nơi thu nhập thấp hơn, chúng tôi bán giá 3 euro.
Gần một tỷ người có vấn đề về thị lực ở các mức độ khác nhau mà không có phương tiện để sắm cho mình đôi kính (Ở Châu Phi chỉ có 5% dân cư có kính dùng, trong khi đó, tỷ lệ này ở Châu Âu là 50-55%). Cho đến nay khoảng 250.000 đôi kính của nhà sáng chế Hà Lan Jan In’t Veld, với giá cả phù hợp với túi tiền những người nghèo nhất, đã đến tay người sử dụng.
Đèn thắp sáng nhờ năng lượng vi tảo
Khép lại phần các sáng chế trong sự kiện 1000 nhà tiên phong làm
thay đổi thế giới là tiếng nói của Pierre Calleja, nhà hóa sinh, người
có một sáng chế độc đáo làm đèn bằng năng lượng do vi tảo :Pierre Calleja : Ý tưởng làm chiếc đèn này đến từ chỗ chúng ta biết rằng lượng khí carbonnic do các hoạt động của con người tạo ra được hấp thụ một phần rất lớn trong cây tảo sống trong đại dương. Hiện tại, các đại dương hấp thụ được khoảng 30% khí CO2 trên hành tinh chúng ta là một phần lớn nhờ ở các vi tảo. Nếu vi tảo không đảm nhiệm được vai trò này thì « cỗ máy khí hậu » còn trục trặc hơn nhiều so với hiện nay.
Công việc của chúng tôi là đưa các vi tảo ra khỏi đại dương để đặt chúng vào khắp mọi nơi trong đời sống hàng ngày của chúng ta.
Để có thể phát triển được, các vi tảo cần chủ yếu là ánh sáng và khí carbonnic. Vi tảo hấp thu CO2 để tạo thành các khoáng chất, nói cách khác biến khí carbonnic thành sỏi đá. Đây là cách duy nhất để chuyển hóa hoàn toàn khí CO2, mà chúng ta biết. Rừng cũng là một phương thức để bẫy khí CO2, khí CO2 được hấp thu vào trong cây cối, nhưng khi cây cối chết, khí carbonnic lại được giải tỏa ra ngoài. Thực thể duy nhất trên Trái đất này có thể hút được CO2 và làm cho nó biến mất hoàn toàn là vi tảo.
Đối với chúng tôi, đây thực sự là một liên minh kỳ lạ. Vi tảo vừa mang lại cho chúng ta ánh sáng, vừa hút bớt khí CO2 và mang lại Oxy.
Ước mơ của tôi là vi tảo được sử dụng làm nguồn ánh sáng tại các bãi để xe, đồng thời hút khí thải ở đây. Tôi có ấn tượng rất khó chịu đối với không khí tại các bãi để xe ngầm dưới đất, là nơi vô cùng ô nhiễm. Ánh sáng mà vi tảo mang lại rất đặc biệt, nó tạo ra một cảm giác dễ chịu, vừa ấm áp, vừa thư giãn.
***
Song song với sự kiện 1000 nhà tiên phong thay đổi thế giới, tại
Havre, thành phố cảng miền tây bắc nước Pháp, đã diễn ra một diễn đàn vì
một nền kinh tế mới mang tên « Hướng về một nền kinh tế tích cực
(Economie positive) » (LH Forum) (từ 25-27/09/2013), với sự tham gia của
nhiều chuyên gia, doanh nhân xã hội, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà hoạt
động chính trị. Nếu sự kiện 1000 nhà tiên phong hướng tới các giải pháp
cụ thể, thì diễn đàn LH Forum là một hoạt động chủ yếu của giới trí thức
« nhằm xem xét lại các mô hình tạo ra của cải vật chất và đặt lợi ích
của các thế hệ tương lai ở hàng đầu trong các ưu tiên kinh tế ».Khởi xướng diễn đàn này là kinh tế gia Jacques Attali, hiện là chủ tịch PlaNet Finance. Trong cuộc phỏng vấn với Le Monde, nhà kinh tế Jacques Attali nhận xét, hỗ trợ các doanh nghiệp « phát triển một nền kinh tế tích cực, cũng có nghĩa là hành động vì dân chủ ». « Kinh tế tích cực » có tham vọng vạch ra những đường hướng lớn cho phép các quốc gia, cụ thể là Pháp kháng cự lại cuộc khủng hoảng hiện nay, để « không bị chìm từ từ như con tàu Titanic » (chữ dùng của Jacques Attali). « Nền kinh tế tích cực » quy tụ nhiều gương mặt. Khi thì được gọi là « kinh tế xã hội và đoàn kết », khi thì « kinh tế hợp tác » hay « chủ nghĩa tư bản có trách nhiệm » …, nền kinh tế mới hiện đã có nhiều kinh nghiệm trong một loạt lĩnh vực : đạo lý-tinh thần, tin học-hợp tác qua mạng (crowdsourcing, peer-to-peer), tài chính-đầu tư, tái chế chất thải-năng lượng tái tạo-tiết kiệm năng lượng, sản phẩm chất lượng cao, Fab Labs… (theo phụ trương đặc biệt của Le Monde 24/09/2013).
Còn tại, Nantes, cũng trong ba ngày cuối tháng 9 (25-27/09/2013), đã diễn ra Thượng đỉnh toàn cầu về đô thị bền vững – Ecocity 2013. Nantes vừa được công nhận là thủ đô xanh của Châu Âu năm 2013 và là thành phố Châu Âu đầu tiên đón thượng đỉnh Ecocity. (Về Ecocity, Chương trình "C'est pas du vent" của RFI có Tạp chí "Ecocity : nos villes, des boîtes à outils au service de la planète" [2]).
Tại Ecocity 2013, đại diện của khoảng 20 mạng lưới quốc tế bao gồm « gần như toàn bộ » các đô thị và các đơn vị hành chính trên thế giới, đã ký vào bản Tuyên bố chung, bày tỏ « hết sức lo ngại » trước sự suy thoái của các điều kiện môi trường toàn cầu, đe dọa trước hết các nguồn nước và thực phẩm. Tuyên bố chung Ecocity 2013 cam kết huy động các nguồn lực tài chính cần thiết của ngân sách địa phương, vì một nền kinh tế ít thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Thượng đỉnh các đô thị bền vững toàn cầu diễn ra cùng lúc với việc tổ chức chuyên gia liên chính phủ GIEC công bố báo cáo, dự báo nhiệt độ Trái đất có thể tăng đến 4,8°C vào cuối thế kỷ. Phát biểu tại Ecocity 2013, Thủ tướng Pháp Jean Marc Ayrault hy vọng rằng trong Hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 21), dự kiến tổ chức tại Paris vào năm 2015, cộng đồng quốc tế sẽ phải đi đến được « một thỏa thuận mang tính cưỡng chế » trong lĩnh vực này.
Các tin bài liên quan
Biến đổi khí hậu : Nhóm GIEC báo động [3]
Biến đổi khí hậu : Kịch bản xấu nhất [4]
Biến đổi khí hậu: Các đảo quốc tí hon muốn lãnh đạo hành tinh [5]
Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu (COP 18) bế tắc [6]
Hơn 1 tỷ tấn lương thực phí phạm hàng năm trên thế giới [7]
"Con người" với "Tự nhiên" qua cái nhìn của nhà nhân chủng học [8]
Kinh tế Việt Nam có nguy cơ bị biến đổi khí hậu tác hại nặng [9]
Băng Nam Cực tan nhanh hơn dự kiến [10]
Vì sao nhiệt độ Trái đất tăng chậm lại trong thập niên qua ? [11]
Rio+20 : Điểm khởi đầu cho cuộc tìm kiếm một mô hình phát triển mới [12]
IPCC (GIEC) vị bác sĩ chẩn bệnh cho hành tinh [13]
Thiên tai mùa hè báo động về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu [14]
Khi phim Avatar trở thành một biểu tượng đấu tranh [15]
Ngày "Tận thế" của người Maya và thế giới chúng ta [16]
« Hãy phẫn nộ » : Lời kêu gọi của một cựu chiến binh đối với giới trẻ Pháp [17]
Hội nghị Copenhagen (COP 15) kết thúc với một thỏa thuận tối thiểu [18]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét