Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2010

Đất hiếm – Vũ khí chiến lược của Trung Quốc trong thế kỷ 21


Click image for larger version  Name: 4351277420_1526133b1f_o.jpg Views: 17 Size: 9.0 KB ID: 210661
Theo một báo cáo của Chính phủ Mỹ, hiện tại Trung Quốc khống chế trên 90% sản lượng đất hiếm xuất khẩu của thế giới. Trong tay Trung Quốc, các nguyên tố đất hiếm có thể được coi như là một “vũ khí kinh
tế- chính trị" trong thế kỷ 21.

Đất hiếm (rare earth elements) tên gọi chung của các nguyên tố thuộc 17 nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn của Mendelep, có tên gọi là scandi, Ytri và 14 trong số 15 nguyên tố nhóm lanthanoid (loại trừ promethi). Các nguyên tố thuộc nhóm đất hiếm có hàm lượng rất nhỏ ở trên Trái đất.

Đất hiếm dùng làm nguyên liệu không thể thiếu được trong các lĩnh vực quân sự, kinh tế, khoa học kỹ thuật để sản xuất các chi tiết quan trọng của những sản phẩm như xe tăng, radar, tên lửa, máy bay, ô tô, điện thoại di động, tivi, sản phẩm cho công nghệ năng lượng sạch…

Quặng đất hiếm thường gặp ở trong cát, nhất là cát ven biển hay ven các con sông lớn.

Một mỏ đất hiếm tại Giang Tây, Trung Quốc (Reuters)


Không có những nguyên tố đất hiếm này, nền kinh tế hiện đại sẽ trực tiếp ngừng chuyển động. Do đó, nếu thao túng được nguồn cung kim loại đất hiếm thì có thể điều khiển được nền kinh tế chính trị của nhiều nước trên thế giới.

Vị trí của Trung Quốc đối với các nước trên thế giới trong lĩnh vực nguyên liệu đất hiếm được mô tả cô đọng như sau: “Trung Đông có dầu mỏ, Trung Quốc có đất hiếm”. Theo một báo cáo của Chính phủ Mỹ, hiện tại Trung Quốc khống chế trên 90% sản lượng đất hiếm xuất khẩu của thế giới. Trong tay Trung Quốc, các nguyên tố đất hiếm có thể được coi như là một “vũ khí kinh tế- chính trị" trong thế kỷ 21.

Con bài “đất hiếm” trong quan hệ quốc tế

Với lợi thế như vậy, Trung Quốc không bỏ lỡ cơ hội thi hành các chính sách đơn phương nhằm trục lợi về kinh tế. Được biết, Trung Quốc hàng năm đều cắt giảm sản lượng xuất khẩu kim loại đất hiếm 6% và nâng cao thuế xuất khẩu với tốc độ tăng thuế từ 15% - 25%. Chính sách này chẳng khác nào cái thòng lọng, dần dần thu hẹp lại cho tới khi siết chặt họng con mồi.

Hạn chế xuất khẩu kim loại chiến lược, Trung Quốc đang gây sức ép thiếu cung lên các nước có nhu cầu ngày càng cao. Trong toàn bộ nửa cuối năm nay, Trung Quốc giảm 72% hạn ngạch xuất khẩu kim loại đất hiếm. Được biết, năm 2009, Nhật chỉ được cung cấp có 38.000 tấn- một lượng quặng chỉ đủ cho Toyoto và Honda dùng.

Không có nguyên liệu đất hiếm, không thể sản xuất các sản phẩm công nghệ cao. Hạn chế xuất khẩu đất hiếm, Trung Quốc còn nhằm buộc các nước khác tiến tới chỗ phải mua trực tiếp từ Trung Quốc những sản phẩm công nghệ cao hoàn chỉnh thay vì được mua nguyên liệu đất hiếm. Hơn nữa, Trung Quốc còn có thể can thiệp vào chiến lược phát triển kinh tế của các nước phụ thuộc vào nguồn đất hiếm của mình.

Với nhu cầu ngày càng tăng, nguồn cung ngày cảng giảm, Trung Quốc sẽ hoàn toàn có thể tự định đoạt giá cả trong cuộc chơi đất hiếm này. Thống kê cho biết, từ năm 2007, mức giá đất hiếm của Trung Quốc tăng từ một đến ba lần và từ năm 2007 vẫn duy trì mức tăng đó.

Trung Quốc cũng không bỏ lỡ cơ hội vàng dùng con bài đất hiếm để giành thế thượng phong trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Không phải ngẫu nhiên mà quyết định hạn chế xuât khẩu nguyên liệu đất hiếm được đưa ra trong bối cảnh đang có căng thẳng về ngoại giao giữa Washington và Bắc Kinh, liên quan đến bán đảo Triều Tiên và vấn đề biển Đông. Dư luận thế giới cũng nhận định đây chính là một đòn trả đũa đối với vấn đề Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan.

Trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông gần đây, quan điểm của Mỹ và Trung Quốc hoàn toàn mâu thuẫn. Bất chấp luật pháp quốc tế và những gì Trung Quốc đã ký trong bản quy tắc ứng xử trên Biển Đông, Trung Quốc đã không hề e ngại và tỏ thái độ trịch thượng khi tuyên bố: “
Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên Biển Đông, và Trung Quốc có đầy đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý. Chúng tôi phản đối việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông”. Những chủ quyền mà Trung Quốc đề cập tới này ở Biển Đông đã được Trung Quốc thiết lập thông qua việc sử dụng vũ lực xâm chiếm lãnh thổ và lãnh hải của các nước, trong đó chủ yếu là của Việt Nam. Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam tháng 1/1974 rồi sau đó từ 1988 đến 1995 chiếm thêm một số đảo đá ngầm thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Hiện Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền biển theo đường “lưỡi bò” chiếm đến 80% diện tích Biển Ðông, ngăn cản việc làm ăn dánh bắt cá của ngư dân Việt Nam và cản trở giao thông hàng hải quốc tế. Các đồng thái liên tiếp tiến hành các cuộc diễn tập hải quân, không quân bắn đạn thật tại đây, phải chăng, Trung Quốc đang tỏ thái độ thách thức coi thường các nước, trong đó có Mỹ?


Ảnh: Xinhua.

Tàu chiến Trung Quốc trong cuộc tập trận trên biển Đông

Dư luận nhận thấy điều mới mẻ của Trung Quốc so với cách giải quyết ôn hòa từng có trong sự kiện va chạm hải quân với Mỹ trước đây là đã chọn cách gây áp lực và điều đó liên quan đến chuyện “phong tỏa” nguồn đất hiếm của Trung Quốc. Được biết, Mỹ phải nhập khẩu 87% nhu cầu đất hiếm từ Trung Quốc.

Không chỉ với Mỹ và châu Âu, mà ở châu Á, nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… đều cần nguyên liệu đất hiếm cho phát triển kinh tế và quân sự của mình. Gần Trung Quốc hơn, các mối quan hệ cũng thường xuyên và trực tiếp hơn, dễ xảy ra các mâu thuẫn về biên giới, lãnh hải, đặc quyền kinh tế… Một khi xảy ra tranh chấp phải giải quyết, bất kỳ nước nào cũng cần tính đến con bài “đất hiếm” của Trung Quốc. Được biết, Nhật Bản nhập khẩu gần như 100 % đất hiếm từ Trung Quốc và coi nhóm các nguyên tố này như là nguyên nhân tất yếu của một cuộc chiến tranh về thương mại trong tương lai.

Ưu thế tuyệt đối

Hiện tại trữ lượng đất hiếm tại Trung Quốc được đánh giá vào khoảng gần 84 triệu tấn, chiếm 95% trữ lượng đã được khảo sát của cả thế giới.


Mỏ đất hiếm Bayan Obo lớn nhất thế giới của Trung Quốc
được gọi là "Núi châu báu"


Các nước trước đây vẫn cung cấp nguyên liệu đất hiếm thì giờ đây phải hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, đất hiếm được sản xuất tại Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, dần dà họ đã để cho Trung Quốc giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh sản xuất mặt hàng này. Theo đánh giá của các chuyên gia, muốn khôi phục ngành công nghiệp này ở Mỹ và châu Âu có thể phải mất ít nhất 15 năm và đầu tư hàng trăm tỷ USD.

Thâu tóm tài nguyên đất hiếm, tính kế lâu dài

Trong một thời gian dài, Trung Quốc đã bán tháo đất hiếm với một mức giá khá thấp. Trong giai đoạn đó, cùng với các nguồn cung khác, nhu cầu đất hiếm trên thế giới hoàn toàn được đáp ứng đủ. Hiện nay, sau khi đã giành được ưu thế tuyệt đối trong cung cấp nguyên liệu này, Trung Quốc vẫn tiếp tục tìm cách duy trì thế độc tôn đó.


Chính phủ Trung Quốc dường như đang buộc các nhà máy sản xuất sử dụng nguyên liệu đất hiếm chuyển về Trung Quốc. Tạp chí Mỹ Foreign Policy cho biết, từ hơn mười lăm năm trước, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện kế hoạch thâu tóm thị trường khai thác đất hiếm và kết quả là nhiều đối thủ cạnh tranh đã bị nốc- ao. Một số mỏ đất hiếm tại Bắc Mỹ, Australia và châu Phi phải đóng cửa, hoạt động cầm chừng hoặc bán lại cho Trung Quốc.

Áp dụng binh pháp Tôn Tử, chọn chỗ bất ngờ, đánh lúc không phòng bị, giờ đây Trung Quốc đã giành phần thắng và trở thành “người độc quyền toàn cầu” trong lĩnh vực cung cấp đất hiếm.Theo các chuyên gia công nghiệp, đó là một ưu thế, cho phép Bắc Kinh có thể kiểm soát toàn bộ tương lai của các khách hàng sử dụng công nghệ điện tử và công nghệ xanh.

Lượng đất hiếm sản xuất được (đơn vị Tấn)

Quốc gia
2006 2007
China 119000 120000
India 2700 2700
Brazil 730 730
Malaysia 200 200
Thailand - -
Australia - -
U.S. - -
Các nước khác
NA NA

Tổng

123000

124000


Vị thế trên tất nhiên làm cho thế giới quan ngại. Bộ Quốc phòng Mỹ lo lắng, Hạ viện Mỹ kêu gọi dự trữ kim loại đất hiếm. Đức thấp thỏm lo âu. Với Nhật thì các công ty cuống cuồng tích trữ nguồn tài nguyên quý hiếm trong suốt 5 năm qua. Hàn Quốc thì hối hả tìm kiếm nguồn cung từ các nước khác...

Không chỉ thu gom nguyên liệu đất hiếm, Trung Quốc còn có chủ trương nhập khẩu không hạn chế các loại tài nguyên khoáng sản chiến lược và thành lập các trung tâm dự trữ các loại tài nguyên khoáng sản đó theo phương châm “Giang rộng cánh tay thâu tóm toàn bộ tài nguyên khoáng sản trên thế giới”.

Được biết, số tiền đầu tư mua các tài nguyên thiên nhiên trên thế giới chiếm 97% trong chiến dịch đầu tư của Trung Quốc với số tiền 19,5 tỷ USD trong năm 2009. Tính đến nay, Ngân hàng Export- Import of China đã cho vay tổng cộng gần 300 tỷ nhân dân tệ (36 tỷ USD) gồm các khoản vay và bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư ở nước ngoài.

Đối với Việt Nam, Trung Quốc mua tài nguyên khoáng sản như than, bauxit, các loại quặng sắt, chì, kẽm… qua cả đường chính ngạch và tiểu ngạch. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Phạm Khôi Nguyên cho biết: “Chúng tôi đi khảo sát ở Trung Quốc, họ mua một số khoáng sản quan trọng của Việt Nam về làm mỏ tự nhiên, để đấy, lấp lại, vài chục năm sau mới khai thác... ”
NVC (tổng hợp)
Nguồn tin của VITINFO

Link xem hình ảnh khai thác đất hiếm Baotou ở Trung Quốc


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------




Đất hiếm (Rare earth)

dathiem Theo các nhà khoa học, quả địa cầu hình thành từ đất đá ngoài không gian như ngày nay, hai chữ đất hiếm có vẻ chuyện hoang đường, chuyện tào lao, nghe lần đầu ai cũng cho đất làm gì có chuyện hiếm, nhưng thực ra không phải đơn giản như ta nghĩ,trong tương lai nó còn quý hơn cả vàng, và các thứ loài người ngày nay đang xử dụng, bây giờ chúng ta đi tìm hiểu, tại sao có chuyện đất hiếm.

Đất Hiếm là gì?
Là chất hóa học nằm trong thiên nhiên nơi lòng đất, cũng như vàng và kim cương đã được nhân loại biết từ lâu và rất thông dụng trong sinh hoạt hàng ngày ngoài xã hội, đối với đất hiếm, loài người biết từ lâu nhưng không thông dụng vào thế kỷ trước.
Với thời đại kỷ thuật cao ngày nay loài người rất cần đến, gồm các chất như:
Yttrium và Scandium cùng với 15 chất tâp hợp trong một nhóm(group) được gọi Lanthanides, hai chất đầu xem là hiếm kể từ khi tìm thấy nơi quặng mỏ, cùng với chất Lanthanide, vì mang tính chất hiếm thấy trên địa cầu, vả lại được thế giới chú ý và sử dụng trong thế kỷ 21 cho nghành công nghệ cao, do đó nhân loại tặng cho danh hiệu đất hiếm( xem bảng hóa học) với tên gọi như sau:


A, Chất Scandium: Bắt nguồn từ tiếng La-Tinh Scandia, tức Scandinavia nơi bán đảo Bắc Âu, cũng là nơi khám phá ra đầu tiên, có số nguyên tố là 21, ký hiệu là Sc, được chế tạo thành hợp kim nhôm rất bền.

B, Chất Yttrium: Bắt nguồn từ n gôi làng Ytterby ở Thủy Điển, nơi khám phá ra đất hiếm, có số nguyên tử 39, mang ký hiệu Y, sử dụng trong công nghiệpsuperconductors(siêu bán dẫn) ở nhiệt độ cao.

C, 15 chất trong nhóm Lanthanides có tên như sau:

1, Chất Lathanium: Tên gốc Hy-Lạp Lanthanon nghĩa là “tôi đi trốn”, có số nguyên tử 57, mang ký hiệu La, sử dụng trong việc chế tạo các loại kính phản chiếu cao, dự trữ hydrogen thanh cực bình điện, ống kính máy ảnh.

2, Chất Cerium: Tên bắt nguồn từ hành tinh nhỏ bé Ceres, số nguyên tử là 58 mang ký hiệu Ce, sử dụng làm chất oxy hóa, bột đánh bóng, màu vàng trong kính và chất men, chất xúc tác để lau rữa lò nướng.

3, Chất Praseodymium: gốc từ tiếng Hy-Lạp “Praso” nghĩa là màu xanh cây tỏi và tiếng “didymos” nghĩa là đôi hay song sinh, mang ký hiệu Pr, số nguyên tử là 59,dùng làm nam châm, tia Laser(Light Amlifier Stimulation Emission Radiation), màu xanh lục trong kính và men sứ, đá lửa.

4, Chất Neodymium: Từ tiếng Hy-Lạp “Neo” nghĩa là mới và didymos nghĩa là đôi, mang số nguyên tử 60 với ký hiệu Nd, làm nam châm, tia Laser, điện thoại lưu động, chế CD, âm thanh máy điện toán, hệ thống môtơ cho máy

rarearthElemnts5, Chất Promethium: Từ tiếng Hy-Lạp, Prometheus, mang số nguyên tử 61 với ký hiệu Pm, được dung các loại pin nguyên tử.

6, Chất Samarium: Tên từ nhà bác học Vasili Samarsky-Bykhovets khám phá ra chất này đầu tiên, số nguyên tử 62 với ký hiệu Sm, làm nam châm, tia Laser, kềm giữ neutron.

7, Chất Europium: Tên t� �� lục địa Châu Âu(Europe), số nguyên tử là 63, man ký hiệu Eu, được dùng làm tia sáng Thủy Ngân, hấp thụ tia cực tím(Ultra Violet), sử dụng trong công nghệ màn hình màu và ánh đèn điện tiết kiện năng lượng, tia Laser.

8, Chất Gadolinium: Do nhà bác học Johan Gadolin(1760-1852) tìm ra, số nguyên tử là 64 mang ký hiệu Gd, được dùng làm kỷ thuật giữ trữ bộ nhớ, làm nam châm, chế tạo loại kính phản chiếu cao, ống X quang.

9, Chất Terbium: Tên từ ngôi làng Ytterby ở Thủy Điển, số nguyên tử 65, mang ký hiệu Tb, được dùng làm ánh đèn Huỳnh Quang, làm vật liệu bảo vệ điện tử

10, Chất Dysprosium: Từ tiếng Hy-Lạp “dysprositos” nghĩa là khó kiếm, số nguyên tử 66, mang ký hiệu Dy, được sử dụng trong công nghệ điện tử bộ phận nhỏ với năng xuất cao.

11, Chất Holmium: Bắt nguồn từ Stockholm, thủ đô Thủy Điển, nơi thành phố tìm ra chất này, tiếng La-tinh là Holmia, số nguyên tử là 67, mang ký hiệu Ho, chất này rất hiếm, và ít sử dụng.

12, Chất Erbium: Số nguyên tử là 68, mang ký hiệu Er, được dùng l àm giây cáp quang cho công nghệ thông tin.

13, Chất Thulium: Bắt nguồn từ ngôi làng có nhiều điều kỳ bí Thule, số nguyên tử 69, mang ký hiệu Tm, chất này chế biến dụng cụ nhảy cảm cho X-Ray.

14, Chất Ytterbium: Bắt nguồn từ ngôi làng Ytterby Thủy Điển, số nguyên tử 70, mang ký hiệu Yb, dùng chế tạo tia Laser hồng ngoại và vật dụng làm giảm hóa chất.

15, Chất Lutetium: Số nguyên tử 71, mang ký hiệu Lu, làm bộ phận nhạy cảm(detector).

Nói tóm lại, các chất vừa kể trên, đều sử dụng trong nghành kỷ thuật tối tân khác nhau, bao gồm dụng cụ siêu dẫn(Superconductor), nam châm, chất đánh bóng điện tử, chất súc tác,bình điện cho xe hơi hybrid, tia phát sáng laser, dụng cụ truyền hình tối tân, dụng cụ máy điện toán cho ngành thông tin, và điện thoại lưu đông.
Ngày nay đất hiếm là nguồn nguyên liệu không thể thiếu được với thời đại toàn cầu hóa, các quốc gia đang gia tăng sức ép lên thứ khoáng sản này, làm nó lại càng thêm hiếm.

TỔNG HỢP


2 nhận xét:

  1. tuyệt vời, tôi có copy bài viết và thêm nội dung phong phú thêm , nhưng bài của bạn còn có vài hình ảnh bị ẩn.

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn bạn Hứa Dân Huy. Tôi đã xem lại và thêm thắt nhiều chi tiết cho bài này.

    Trả lờiXóa