An Open Letter to The People of Vietnam and America Chuyển Ngữ: Lương Tấn Lực | |
Một số ý kiến và thông tin liên quan đến Lá Thư được chuyển ngữ: “Anh Lực thân, Có bức thư rất xúc động, anh đọc và nếu được, đưa lên web để chia sẻ. Tôi biết anh đang dịch cuốn "The Grand Design" rất mất thì giờ, nhưng nếu anh sắp xếp được để dịch bức thư và đưa lên web luôn thì hay quá. Tôi tin chỉ có anh mới lột được hêt ý của tác giả bức thư. Cám ơn anh Lực. Tôn Thất Diên Lá thư ngỏ này được phổ biến trên tờ Saigon Post vào ngày 17/04/1975 - giờ này thì chẳng có ai còn tâm trí để ngồi mà đọc báo cả, nhất là bài viết bằng Anh ngữ- Ông Bill Laurie, một nhà Sử học chuyên về chiến tranh Việt Nam (Vietnam War Historian) có được tài liệu này, và theo sự hiểu biết cuả Ông, lá thư ngỏ này chưa từng được được phổ biến. Nay lần đầu tiên Ông chuyển cho những thân hữu VN. “ NB Xin cám ơn người viết thư này. | |
The following open letter was printed on 17 April 1975 in the Saigon Post, an English language newspaper in Viet Nam. It was a very chaotic time and the Republic of Viet Nam had only 13 days to live as the battle for Xuan Loc raged, as NVA divisions, engorged with abundance of modern weapons and munitions, moved in on Saigon. The letter was written by an American who'd spent multiple tours in Viet Nam. He preferred to remain anonymous and his identity remains unknown. I kept the piece and to my knowledge no other copy has made it out of Viet Nam. Herewith is the exact verbatim text of the letter: They saw the sons of rich riding their motorbikes around with their long hair and heroin dulled eyes, they saw the war profiteers driving their expensive foreign cars and visiting night clubs. They talked with your rulers and generals, then they were experts on Viet Nam, then they had a basis for which to judge you and ease their conscience for the breaking of their promises. Now the "honorable"(?) Congressmen, being authorities on Viet Nam and its people, made suggestions and recommendations. Some of these great lawmakers recommended no more aid to Viet Nam, some said they would only aid in the form of food and medicine. It will ease their conscience if you are killed with a full stomach instead of an empty one. One of the great humanitarian experts was quoted as saying that "Eventually the communists would prevail in Viet Nam because their aggressiveness, will and purpose presently exceeds the aggressiveness, will and purpose of the people of South Viet Nam." If this is true, I wonder who gave you a purpose and turned their back on you when the going got tough? Who pushed your "purpose" into the mud of the Mekong Delta? Who trampled your "aggressiveness" into the red dust of the highlands? Who drowned your "will" in the South China Sea off the coat of Da Nang? We know who did this, don't we my friends? Yes, the U.S. delegation came and looked and talked but they didn't go to see you shivering in the cold rain, they didn't see your children with their eyes glazed in fear, they didn't hear the screams of your agony....they didn't go to see the blood coming from you open veins, they didn't see you in the last quivering spasms of your death. No tears stained their cheeks, no choking sobs wracked their bodies. They will never kneel in prayer with tears streaming from their eyes because of their sorrow for you. They went back to their safe, secure, affluent homes in America. Their families will never know hunger. They will never have to sit alone in the middle of the night and decide if they should kill their own wife and children to save them from torture should the Communist barbarians get them. They will never have to worry about the searing hot shrapnel tearing their families and friends apart. My dear friends, I am afraid your pleas have fallen on deaf ears. Ears closed by the callousness and indifference that is the product of the affluence. Do not envy America’s affluence, my friends, because as you can see, they have sold their soul to purchase that affluence. And so my dear friends, for the past 9 years I have been with you, I have America! Do you want to know what Viet Nam is today? What is this Viet Nam of 1975 that you have created? Listen! A few days ago while riding to Bien Hoa in back of a small bus with my wife, there were two very small children sitting all alone crying because their young mother had gone in search of her soldier husband who had fled from the Highlands, so they had to return home alone. Another woman was crying because her son had just been buried. A man crying because he lost his whole family in Hue. Another woman who showed us the picture of her husband and five children who were still trapped in Da Nang when it fell to the Communists, and as she talked the same tears and choking sobs started. I had to turn away. I could not look her in the face. All I could do was hang my head and stare at the floor in my shame. I felt her pain and sorrow choking me as I sat with tears running from my eyes and dripping to the floor.
When you uttered those "empty phrases" and signed those "meaningless papers" your breath should have been bleeding Americans, bleeding like the children of Viet Nam are bleeding. Your heart is stinking Americans, stinking like corpses that litter the "trail of tears and blood" for a hundred miles from the Highlands to the sea. You have washed your hands of Viet Nam, Americans, but you have washed your filthy hands in the tears and blood of my friends and the
Now I can only hang my head low in my shame. You have sickened me to the depths of my soul, damn you America. You have destroyed my beloved Viet Nam. | Lá thư không niêm dưới đây được đăng ngày 17 tháng Tư năm 1975 trên tờ Saigon Post, một nhật báo bằng Anh Ngữ tại Việt Nam. Đó là một thời gian hổn loạn và Việt Nam Cộng Hòa chĩ còn 13 ngày để tồn tại khi trận Xuân Lộc đang sôi sục, khi những sư đoàn Bắc Việt, được trang bị dồi dào với vũ khí và đạn dược tối tân, tiến vào Saigon. Tác giả lá thư là một người Mỹ đã từng đi nhiều nơi tại Việt Nam. Lá thư nặc danh vì ông không muốn nêu ra tên tuổi. Tôi đã giữ lại lá thư và, theo tôi biết, không có một bản sao nào được đưa ra khỏi Việt Nam. Sau đây là nguyên văn của lá thư: Lá Thư Không Niêm Gởi đến Nhân Dân Việt Nam và Hoa Kỳ: “Tôi sẽ Không Bao Giờ Quên” Đó là tháng Tám, năm 1966. Lúc đó tôi là một thanh niên 20 tuổi với tâm hồn tràn đầy những lý tưởng trong sách vở học đường Mỹ và tình yêu tổ quốc nóng bỏng trong tim khi tôi bước xuống cầu thang của phi cơ 707 đã đưa tôi thẳng từ cuộc sống yên bình và dễ dãi của tôi tại Mỹ đến cái phi đạo nóng nung người của phi trường Tân Sơn Nhất, Việt Nam. Bấy giờ tôi đâu ý thức được rằng đất nước nhỏ bé nầy và dân tộc của nó, trong năm tháng tới đây, sẽ đè nặng trên tâm khảm tôi, và sau nầy sẽ trở thành một phần trong trái tim tôi, cùng với nỗi đau của riêng mình. Đã bao năm trôi qua từ ngày đó, tôi vẫn còn những ký ức về Việt Nam và về dân tộc của đất nước nầy, một số mang lại hạnh phúc và vui cười, một số khác thì mang lại nước mắt và u hoài, số khác nữa thì mang lại oán giận. Nhưng hầu hết những ký ức thân thương nhất của tôi là ký ức về cái đất nước Việt Nam của 1966, một Việt Nam của những con người trầm lặng, dung dị, và lể phép, ký ức của Việt Nam theo đúng nghĩa Việt Nam. Tôi cũng có ký ức về sự hảnh hiện của tôi là một người Mỹ đang giúp cho lý tưởng “tự do và dân chủ” trên đất nước nầy. Năm đầu tiên của tôi trôi qua nhanh và tôi quay trở về đời sống dân sự, trở lại cuộc đời yên bình và dễ dãi của tôi. Nhưng có một cái gì không đúng. Tôi không cảm thấy thoải mái trên đất nước của chính mình nữa. Tôi cứ mơ về cái vẽ đẹp thầm lặng và e ấp và những đêm hương nồng ấm áp của Việt Nam. Lần đầu tiên trong đời tôi, tôi cảm thấy nhớ nhà. Điều đó không đúng – tôi tự bảo mình. Tại sao ta có thể nhớ về một nơi nào đó không phải là nhà của mình nhỉ? Nhưng tình cảm đó vẫn không phai nhạt đi. Cho nên cuối cùng tôi đã quyết định. Tôi tái ngủ vào Quân Đội và trở lại Việt Nam, trở lại đất nước mà tôi biết là tôi yêu. Khi tôi trở lại Việt Nam mà tôi đã rời khỏi, Việt Nam đó không còn nữa, chĩ có cách đó mấy tháng ngắn ngủi thôi. Bấy giờ tôi biết rằng tôi sẽ không bao giờ thấy lại Việt Nam của 1966 nữa, và điều đó khiến tôi buồn thăm thẳm. Lúc đó những binh sỉ Hoa Kỳ đến rất đông và sự ngộ nhận và ác cảm giửa người Mỹ và người việt Nam lan rộng và trầm trọng hơn. Tôi không khỏi nản lòng khi thấy tiền bạc của Hoa Kỳ đã làm băng hoại những người Việt Nam đơn thuần và lương thiện với căn bệnh gọi là lòng tham, và khi lòng tham lan rộng, thì tham nhủng cũng lan rộng. Tôi không khỏi cay đắng đau khổ khi thấy Hoa Kỳ đã xé nát Việt Nam theo đúng nghĩa Việt Nam và dựng lên một Việt Nam theo lối Mỹ. Việt Nam kiểu Mỹ nầy là một Việt Nam đẹp, đẹp đối với những kẻ làm giàu nhờ chiến tranh. Nhưng đối với những người khác, đó là một suy đồi. Quả tủi nhục cho dân tộc Việt Nam khi mọi thứ đều do người Mỹ soán quyền. Điều đó cướp đi niềm tự hào của họ và khiến họ cảm thấy tự ty. Trước đó đã lâu, cả đất nước và dân tộc Việt Nam đã có một mặc cảm tự ty to lớn. Những ai không cảm thấy tự ty, những ai còn chút hảnh diện, đối với họ, hiện tượng đó đã tạo nên thù hận và khinh khi trong nhiều năm. Sau khi người Mỹ đã cướp đi niềm tự hào và tự trọng nơi người Việt và thay vào đó cảm thức vô dụng và lệ thuộc Mỹ, thì những nhà lảnh đạo và chính trị gia lớn của đất nước tôi tuyên bố bây giờ chúng ta phải “Việt Nam hóa chiến tranh để Hoa Kỳ có thể rút ra khỏi “vũng lầy” Việt Nam. Hiệp Định Paris bắt đầu để cho Việt Nam có thể đạt được “Hòa Bình trong Danh Dự” với “Tự Do và Dân Chủ”. Cuối cùng ngày trọng đại đã đến; Hiệp Định Paris đã được ký kết. Nhân dân Việt Nam một lần nữa lại hi vọng đã đến lúc có thể sẽ kết thúc bao nhiêu năm nước mắt, đau thương, hãi hùng, chết chóc và tàn phá đã tạo nên điều được gọi là chiến tranh. Những lý tưởng trong sách vở học đường của tôi cùng niềm tin của tôi vào người Mỹ và lòng tốt của họ đã tan vỡ từ lâu, tan vỡ tại một nơi nào đó giửa vụ hiếp dâm một cô gái bồi phòng và thảm kịch Mỹ Lai. Tôi biết “những tài liệu kia” là vô nghĩa, và “những ngôn từ kia” do những nhà ngoại giao đầy uy thế đưa ra là trống rỗng như một thân cây mục trong phạm vi liên quan đến dân tộc Việt Nam. Tôi biết trong thâm tâm tôi rằng đó không chĩ muốn nói một kết thúc cho sự dính dáng của Hoa Kỳ trong “vũng lầy” Việt Nam mà họ đã tạo ra. Tôi đã từng ôm một hi vọng, một giấc mơ được để lại khi Hoa Kỳ và Đồng Minh rời khỏi Việt Nam. Giấc mơ và hi vọng đó là Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Việt Nam những vũ khí cần thiết, súng đạn, và trang bị, và bạn, dân tộc Việt Nam, sẽ trầm tư sâu thẳm và khai quật được niềm tự hào bị tổn thương, sau đó tự mình phục hồi sự kính trọng và chiến đấu cho đến khi chiến thắng được kẻ xâm lăng man rợ. Giấc mơ và hi vọng của tôi bắt đầu được toại nguyện. Bạn có khôi phục niềm tự hào của bạn và bạn có tự mình lấy lại sự kính trọng và tôi vui mừng trong tim cho bạn. Thế rồi chuyện lại xảy ra, những hứa hẹn tan vỡ, quân tiếp liệu không đến nữa. Thế nhưng bạn vẫn chiến đấu và chết và mất đi chân tay vì tổ quốc của mình. Bạn xin cầu cứu với những kẻ chĩ thốt lên “những câu trống rỗng ” và ký “những văn kiện vô nghĩa” và họ đã cố lánh mặt bạn. Một lần nữa bạn lại nuốt lấy niềm tự hào và cầu xin vô vọng. Do đó, những lớp người thượng lưu nhân ái của Hoa Kỳ đã gởi một phái đoàn Quốc Hội đến quốc gia của bạn. Họ thấy đám con nhà giàu lái xe Honda rong chơi, tóc tai để dài và mắt lờ đờ ma túy. Họ nhìn những kẻ làm giàu nhờ chiến tranh lái những chiếc xe hơi đắt tiền và ăn chơi ở các hộp đêm. Họ nói chuyện với những người cầm quyền và tướng lảnh của bạn, thế là họ trở thành những chuyên gia về Việt Nam và họ có một cơ sở để phán xét bạn và xoa diệu lương tâm của họ đối với chuyện họ thất hứa. Bây giờ những Dân Biểu “khả kính(?)” - vì họ là những chuyên gia về Việt Nam và dân tộc Việt Nam - đưa ra những đề nghị và khuyến cáo. Một số nhà lập pháp vĩ đại nầy khuyến cáo ngưng viện trợ cho VN, một số nói rằng họ sẽ chĩ viện trợ dưới hình thức lương thực và thuốc men. Lương tâm của họ sẽ bớt cắn rứt nếu bạn bị giết với một bao tử đầy thay vì chết đói. Một trong những chuyên gia nhân ái vĩ đại được trích lời nói rằng “Cuối cùng Cộng sản sẽ thắng tại VN vì sự hiếu chiến, quyết tâm và mục tiêu của họ hiện nay vượt xa quyết tâm và mục tiêu của Miền Nam VN. ” Nếu điều nầy là đúng, tôi tự hỏi ai đã cho bạn một mục tiêu và quay lưng lại với bạn khi gặp khó khăn? Ai đã đẩy “mục tiêu” của bạn xuống sình lầy của Đồng Bằng Sông Cửu Long? Ai đã chà đạp sự “hiếu chiến” của bạn xuống vùng đất đỏ Cao Nguyên? Ai đã nhận chìm “quyết tâm” của bạn trên Biển Đông ngoài khơi Đà Nẳng? Chúng ta biết ai đã làm điều đó, phải không, các bạn của tôi? Phải, phái đoàn Hoa Kỳ đến, nhìn, và nói, nhưng họ không đi để xem bạn đang run rẩy trong mưa lạnh, họ không thấy những trẻ con của bạn với những đôi mắt đầy kinh hãi, họ không nghe những tiếng hét thất thanh trong cơn hấp hối của bạn…họ không đi để xem máu tuông trào từ những huyết quản bị xé toang, họ không thấy bạn trong những giây phút run rẩy quằn quại sau cùng trước khi chết. Không một giọt lệ nào hiện lên trên má họ, không một tiếng khóc nghẹn ngào nào rung động thân thể họ. Họ sẽ không bao giờ quì xuống cầu kinh trong những giòng lệ chảy ra từ mắt họ do lòng thương xót bạn. Họ trở về với những ngôi nhà giàu sang và an toàn tại Hoa Kỳ. Những gia đình của họ sẽ không bao giờ bị đói. Họ sẽ không bao giờ phải ngồi một mình giửa đêm khuya và quyết định có nên giết chết chính vợ con của mình để tránh cho những người nầy khỏi bị tra tấn nếu bị Cộng Sản man rợ bắt. Họ sẽ không bao giờ phải âu lo về những mảnh lựu đạn nóng bỏng xé nát gia đình và bạn bè của họ. Bạn thân mến, tôi sợ rằng những lời cầu xin của bạn rơi vào nhưng lổ tai điếc. Những lổ tai bị bịt kín bởi sự lạnh lùng chai đá, sản phẩm của giàu sang phú quí. Đừng ganh tỵ sự giàu sang của Mỹ, thưa bạn, vì như bạn có thể thấy, họ đã bán linh hồn để mua sự giàu sang đó. Và hỡi những người bạn vô cùng yêu dấu của tôi, suốt chín năm trời tôi sống với bạn, tôi đã yêu thương bạn và đôi khi tôi đã ghét bạn. Tôi đã cười với bạn, khóc với bạn, và có lẽ trong những ngày tháng tới tôi cũng sẽ chết với bạn nữa, và nếu chuyện đó có xảy ra thì cứ để nó xảy ra. Hỡi Hoa Kỳ! Người có muốn biết ngày nay Việt Nam là gì không? Việt Nam mà người đã sản tạo năm 1975 là gì không? Hãy nghe đây! Một vài hôm trước đây trong khi chạy xe đến Biên Hòa cùng với vợ tôi theo sau một chiếc xe buýt nhỏ, có hai đứa bé rất bé ngồi khóc một mình vì mẹ chúng phải đi tìm người chồng là lính đã bỏ chạy khỏi Cao Nguyên, nên chúng phải trở về nhà một mình. Một người đàn khác ngồi khóc vì mới chôn đứa con trai. Một người đàn ông khóc vì mất toàn bộ gia đình ở Huế. Một người đàn bà khác đưa cho chúng tôi xem tấm hình của chồng bà và năm đứa con còn đang bị kẹt lại ở Đà Nẳng khi thành phố nầy rơi vào tay Cộng Sản, và trong khi bà nói thì những dòng nước mắt và những tiếng nất nghẹn ngào bắt đầu tuông trào. Tôi phải quay đi chổ khác. Tôi không thể nhìn thẳng vào mặt bà ta. Tất cả những gì tôi có thể làm là ôm đầu và nhìn xuống sàn nhà trong hổ thẹn. Tôi cảm nhận nỗi đau đớn xót xa của bà khi tôi ngồi mà nước mắt cứ chảy và rơi xuống đất. Đây là Việt Nam của ngày nay. Tất cả u sầu, tất cả đau đớn, tất cả máu và xương và nước mắt vô cùng tận, vô cùng tận. Đây là Việt Nam mà ngươi, những con người nhân ái vĩ đại của Hoa Kỳ, đã tạo ra. Việt Nam mà ngay nay các người từ chối trách nhiệm đối với họ và quay lưng đi một cách bội bạc. Bây giờ mỗi lần tôi đọc báo nỗi xót xa nghẹn ngào lại dâng lên trong cổ họng, nước mắt tuông trào và sự hổ thẹn chiếm cứ lấy tôi như một đám mây đen. Đó không phải là một hổ thẹn mà tôi ngụy tạo, nhưng là một hổ thẹn mà tôi phải chịu đựng vì tôi là một người Mỹ. Khi các người thốt ra “những câu trống rỗng” và ký “những văn kiện vô nghĩa” hơi thở của các người lẽ ra đã làm rướm máu những người Mỹ, rướm máu như những trẻ thơ Việt Nam rướm máu. Con tim của các người khiến người Mỹ hôi tanh, hôi tanh như những tử thi rải rác theo “con đèo máu và nước mắt” dài cả trăm dặm từ Cao Nguyên đến duyên hải. Hỡi người Mỹ, các người đã phủi tay với Việt Nam, nhưng các người đã rửa những bàn tay dơ bẩn của mình trong máu và nước mắt của những người bạn của tôi và của dân tộc mà tôi yêu mến. Qua sự lạnh lùng chai đá và bất động của các người, các người đã đồng tình với những kẻ man rợ Cộng Sản Miền Bắc, các người đã đồng tình để tiêu diệt một quốc gia và dân tộc mà một thời các người đã từng gọi là bạn, đồng minh, và chiến hữu. Những từ ấy cay đắng làm sao trong miệng tôi ngày nay. Do đó, tất cả các người, những người Mỹ vĩ đại tốt lành và những nhà lập pháp, hãy đi đến những tòa nhà đẹp đẽ của quí vị, ăn những món ngon bổ, ngồi trong những ghế bành tiện nghi, thưởng thức cà phê, đọc báo buổi chiều để biết sự hãi hùng và bi thảm của Việt Nam ngày nay, và thốt lên “thật quá xấu.” Các người đi ngủ trong những giường êm ấm tiện nghi với những gì các người cho là một lương tâm trong sạch. Nhưng khi các người tỉnh dậy trong cái yên lặng của màn đêm và các người không biết tại sao, hãy lắng nghe, hỡi những người Mỹ, lắng nghe thật kỹ, im lìm mà lắng nghe và các người có thể nghe được dân tộc Việt Nam khốn khổ, tại một nơi nào đó giửa những làn đạn bay và nỗi đâu thương của họ, tại một nơi nào đó giửa mảnh đạn và huyết quản bị xé toang của họ, các người sẽ nghe họ gọi các người bằng tên “thật”. Phục Sinh vừa mới qua đi. Chúa Jesu nói khi bị đóng đinh trên thập tự giá “Hỡi Chúa Trời, xin ngài hãy tha thứ cho họ vì họ không biết họ đang làm gì.” Hỡi những người Mỹ, các người đã đóng đinh Việt Nam trên thập tự giá. Tôi không có lòng trắc ẩn của chúa Jesu và tôi sẽ không bao giờ xin Thượng Đế của bất kỳ ai tha thứ cho các người, vì các người dứt khoát biết những gì mình làm; và tôi sẽ không bao giờ tha thứ hay quên đi những gì mà các người đã làm cho Việt Nam. Một lần nữa tôi sẽ không bao giờ cảm thấy hảnh diện làm một người Mỹ. Một lần nữa tôi sẽ không bao giờ ngẩng đầu lên cao và cảm thấy lại tình yêu tổ quốc mà tôi đã cảm thấy bao nhiêu năm trước đây. Bây giờ tôi chĩ có thể gục đầu xuống thấp trong hổ thẹn. Các người đã khiến tôi bệnh hoạn đến tận đáy linh hồn, khốn nạn thay nước Mỹ. Ngươi đã tiêu diệt Việt Nam yêu dấu của ta. Ghi chú: Tôi phải dấu tên vì lý do an ninh. Nếu bạn cảm thấy thư nầy đáng đọc thì xin vui lòng để cho người Việt Nam hằng ngày vào đọc. Tôi rất hân hạnh nếu người Việt Nam biết được rằng có một người náo đó hiểu được, [và] tại sao. |
-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét