Lời nói đầu: Nhân dịp thời sự còn bàn tán về cuốn phim Terror in
Little Saigon với đề tài các nhà báo Việt Nam bị sát haị 35 năm trước, chúng
tôi đăng bài "Trách chi người đem thân giúp nước" để giới thiệu hồi
ký của một kháng chiến quân. Qua bài viết tôi bầy tỏ công khai cảm tình với
kháng chiến và đặc biệt hết sức quý trọng tinh thần hy sinh của tướng Hoàng Cơ
Minh. Bài viết tác giả nghĩ là trung thực nhưng vẫn có một số anh em kháng
chiến không vui. Số người thường trực chống đối thì đánh phá đồng loạt. Các
diễn đàn đăng tải những luận điệu xấu xa, sai lầm một chiều đã giết chết các cơ
hội thảo luận đứng đắn. Nhiều thức giả sợ hãi không còn muốn lên tiếng. Nhưng
có một người đã can đảm nói ra tấm lòng ngưỡng mộ các anh hùng kháng chiến và
đề đốc Hoàng Cơ Minh. Đó là bà Điệp Mỹ Linh.
Một tiểu thuyết gia có nhiều tác phẩm. Đặc biệt, vì là phu nhân một sĩ quan hải
quân VNCH bà đã có nhiều tin tức và cơ hội sáng tác cuốn ký sử Hải quân VNCH rakhơi. . Năm xưa, khi Hồi Ký Hành Trình Người Đi Cứu
Nước của Phạm-Hoàng-Tùng ra mắt tại Houston. Điệp-Mỹ-Linh là người duy
nhất giới thiệu Hồi Ký này. Tôi
rất hân hạnh giới thiệu nguyên văn bài nói chuyện dưới đây.
Đề-Đốc
Hoàng Cơ Minh tro ng Hồi Ký Kháng Chiến. Hành Trình Người Đi Cứu Nước của Kháng Chiến Quân
PhạmHoàng Tùng
Lê Dủ Chân (Danlambao)
- Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) do Hồ Chí Minh thành lập vào ngày 3
tháng 2 năm 1930, đến nay đã được 85 năm, là một chi nhánh của Quốc Tế
cộng sản, đàn em của đảng cộng sản Liên Sô và Tàu. Nó được giao nhiệm vụ
nhuộm đỏ Việt Nam và Đông Nam Á. Nhiệm vụ này nằm trong chủ trương vô
sản hóa toàn cầu của quốc tế cộng sản III với mục đích thành lập một
"thế giới đại đồng", không biên giới quốc gia, không khác biệt chủng
tộc, không quan hệ gia đình, không tài sản riêng tư, không tín ngưỡng
tôn giáo dưới sự lãnh đạo của Liên Sô.
Hai câu thơ trong bài thơ Vịnh Đền Kiếp Bạc do Hồ Chí Minh làm vào năm
1948 (trong đó HCM "bác bác tôi tôi" với đức Trần Hưng Đạo) đã khẳng
định điều đó:
"...Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dắt năm châu đến đại đồng"...
Trong quá trình 85 năm (1930-2015) đó, nếu bỏ đi những lời tuyên bố mị
dân của những lãnh tụ cộng sản từ thời Hồ Chí Minh đến nay, bỏ đi những
lý luận suy diễn hàm hồ, tô vẻ, nịnh bợ, những bịa đặt láo khoét của bọn
văn nô bồi bút XHCN để nhìn vào những việc làm và những hậu quả thực tế
đã và đang xảy ra đối với tổ quốc và nhân dân Việt Nam thì chúng ta
không khó gì để nhận ra những tấm mặt nạ mị dân được đảng khoát lên chân
tướng của mình qua từng thời kỳ để có được kết quả ngày hôm nay.
Thời gian gần đây báo chí trong và ngoài nước đều đưa tin Trung Quốc xây
dựng căn cứ quân sự trái phép tại những đảo đang tranh chấp, cụ thể là
Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Liệu đây có phải là kế hoạch sở hữu 4 sân bay (tại 4 hòn đảo: Hải Nam,
Phú Lâm, Gạc Ma và Phú Quốc) và 3 căn cứ quân sự trên biển nhằm bao vây
và khống chế toàn bộ vùng trời và vùng biển Việt Nam?
*Một bài viết thật có giá trị mà tất cả những người Việt Quốc Gia chân chính đều cần phải đọc. Đồng thời những ai còn lầm tin đảng Việt Tân "chống Cộng" thì cũng cần nên đọc để sớm mở mắt !
*Tác giả BÙI MINH TUẤN không ai khác hơn, chính là người CHÚ RUỘT của cán bộ CS Lý Thái Hùng - tức Bùi Minh Đoàn.
*Xin hoan hô tác giả Bùi Minh Tuấn. Ông quả thật xứng đáng là một chiến sĩ Quốc Gia chân chính. Chúng tôi thật vô cùng cảm phục và biết ơn Ông !
GÓP GIÓ.
Đảng Việt Tân và lý lịch của Lý Thái Hùng
*Bùi Minh Tuấn
Trong những ngày qua Cộng Đồng Người Việt Bắc California bị xáo trộn, mọi người quy định sự xáo trộn nầy bắt nguồn từ ông Phạm Quốc Hùng, chủ tịch (bị mất tín nhiệm) của cộng đồng chính danh đi đêm với bà Lan Hải, Chủ tịch cộng đồng của Mặt Trận… vì Hoàng Thế Dân, một cán bộ cao cấp của MTQGTNGPVN, Ủy viên Trung ương Đảng Việt Tân (VT), là Phó
Chủ tịch (chuyên đặc trách chính trị) cho cộng đồng nầy. Nhưng mọi người lầm! Tất cả những xáo trộn trên chỉ là hiện tượng do một bàn tay lông lá
ở đàng trong đạo diễn, đó chính là Lý Thái Hùng, tức Bùi Minh Đoàn, phu quân của bà Trần Diệu Chân, phát ngôn viên của Mặt Trận đã tuyên bốTổng nổi dậy hòa bình với CSVN!
Tại sao tôi lại dám quả quyết nguyên nhân của mọi xáo trộn là ở ông Lý Thái Hùng, tức Bùi Minh Đoàn? Để hiểu được lý do nầy, quý vị phải biết Lý Thái Hùng là
ai?
Telegraph: "Thế chiến thứ 3 có thể bùng nổ ngay
ngày mai"
Chỉ cần một va chạm nhỏ, Thế chiến
thứ III có thể bùng nổ bất cứ lúc nào giữa NATO và Trung Quốc hoặc Nga. Và đây
sẽ là cuộc chiến chưa từng có tiền lệ.
Trong
20 năm qua, các nhà lãnh đạo ở London và Washington chỉ chú trọng tới hoạt động
quân sự ở Sierra Leona, Bosnia, Iraq, Afghanistan và hiện thời là Syria. Tuy
nhiên, thế giới hiện đang chứng kiến một xu thế mới đó là: Sự trở lại của cuộc
đua giữa các cường quốc chính trị và nguy cơ đẩy các quốc gia này vào vòng xoáy
chiến tranh.
Theo
Telegraph, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều người từng cho rằng cuộc
xung đột giữa các cường quốc với Nga hay Trung Quốc là điều sẽ không bao giờ
xảy ra. Song cuộc chiến này lại dường như đang gần hơn với thực tế.
Chiến đấu cơ Squadron Typhoon
của Không quân Anh (phía trên) và máy bay chiến đấu Bear của Nga
trên không phận quốc tế ngoài khu vực bờ biển Anh.
Thưa
quý thân hữu cùng các bạn trẻ… Quý vị hãy bớt chút thời gian đọc mẩu
truyện sau đây, để biết vì sao đảng CSVN không dám kiện TQ ra tòa án
quốc tế, và cũng hiểu thêm một chút về “công pháp”… Để tìm đường thoát
Trung, thoát việt cộng cho một Việt Nam tự do trong tương lai…
CẦM BÀI LÂU.... ƯỚT.... Đối thoại giữa Mỹ và Việt Nam: Lối thoát của Việt Nam
Sau hai vòng đàm phán không chính thức với mục đích nếu không đạt được
Hiệp ước Liên minh Quân sự với Hoa Kỳ thì ít ra cũng được phép mua vũ
khí từ Mỹ, Đại diện CSVN đành về nước tay không với gói quà 18 triệu đô
viện trợ cho Cảnh sát Biển.
Tên
cai tù trại Vĩnh Quang lật qua lật lại, xoay ngược xoay xuôi tờ đơn xin
thăm nuôi chồng của chị K.A, mặc dầu tờ đơn này đã nhầu nát gần như tả
tơi bởi qua tay các cơ quan ở địa phương để được đóng ba con dấu từ khó
Tác Giả PhiLaTo
Tên
cai tù trại Vĩnh Quang lật qua lật lại, xoay ngược xoay xuôi tờ đơn xin
thăm nuôi chồng của chị K.A, mặc dầu tờ đơn này đã nhầu nát gần như tả
tơi bởi qua tay các cơ quan ở địa phương để được đóng ba con dấu từ
khóm, phường tới quận, hồi lâu hắn vất trả lại, giọng nghiêm chỉnh đúng
tiêu chuẩn Xã Hội Chủ Nghĩa:
- Chồng chị vi phạm lội qui, cải thiện ninh tinh, nười nao động lên bị trại cắt thăm luôi, chị phải ráo rục chồng chị sớm rác ngộ để nần sau sẽ được cứu xét.
Tổng thống Ngô Đình Diệm tại Washington DC tháng 8 năm 1957.
Courtesy U.S. Air Force
Cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 đã đưa đất nước Việt Nam
vào một khúc quanh lịch sử. Cái chết của hai anh em Tổng thống Ngô Đình
Diệm và bào đệ của ông là Ngô Đình Nhu, những tướng lãnh tham gia cuộc
đảo chánh không ai biết người ra lệnh thủ tiêu hai ông là ai nhưng sau
khi tro bụi của cuộc cách mạng lắng xuống những gương mặt đứng phía sau
giật dây cho cuộc tàn sát ấy bắt đầu được điểm danh và lịch sử luôn công
bằng cho từng người một.
Mặc Lâm phỏng vấn ông Bùi Kiến Thành, một nhân chứng lịch sử, một
người bạn, người cố vấn cho Tổng thống Ngô Đình Diệm từ những ngày đầu
tiên khi từ Mỹ trở về Việt Nam chấp chính cho tới khi biến cố xảy ra.
Cái tốt và chưa tốt của chế độ Đệ nhất Cộng hòa
Mặc Lâm: Thưa ông Bùi Kiến Thành, xin cảm ơn ông cho phép
chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Ngày 1 tháng 11 hàng năm có lẽ
ai theo dõi tình hình Việt Nam trong lịch sử đương đại đều nhớ là ngày
mà cuộc đảo chính không những lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm mà còn giết
cả hai anh em ông ấy tại Sài gòn vào năm 1963. Ông có nhận đình gì về
ngày lịch sử này thưa ông? Bùi Kiến Thành: Có lẽ cũng là một ngày chúng ta nên ôn lại cái
được và cái chưa được cái tốt và cái chưa tốt của chế độ Đệ nhất Cộng
hòa để chúng ta rút bài học. Mặc Lâm: Vâng, trước khi đi sâu hơn vào chi tiết xin ông vui lòng cho biết về mối quan hệ của ông với Tổng thống Ngô Đình Diệm. Bùi Kiến Thành: Trong khi tôi học ở Columbia vào những năm
1952 cho tới năm 1954 lúc đó thì chí sĩ Ngô Đình Diệm đang ở New Jersey.
Cứ mỗi cuối tuần thì ông qua New York thăm chơi với tôi cùng một anh
bạn nữa là anh Bùi Công Văn, ảnh là phóng viên của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ.
Cứ tối thứ Bảy thì ông qua ngồi nói chuyện suốt đêm cho tới sáng Chủ
Nhật thì ông đi lễ, đi lễ về rồi lại nói chuyện suốt ngày, tới chiều
Chúa Nhật thì ông trở lại tu viện Maryknoll.
Chúng tôi sống với nhau trong cảnh bạn cố tri trao đổi như thế trong
suốt gần hai năm tại New York trước khi ông Diệm về bên Pháp và sau đó
về làm Thủ tướng chánh phủ.
Sau khi ông Diệm về làm Thủ tướng chính phủ chấp chánh vào ngày mùng 7
tháng 7 thì ông Diệm gửi điện qua New York và Washington yêu cầu tôi
trở về để giúp đỡ. Ngày 23 tháng 8 năm 1954 sáu anh em chúng tôi là cựu
sinh viên của các đại học Mỹ về giúp cho ông Diệm trong thời kỳ rất là
khó khăn. Làm Thủ tướng mà không có cảnh sát không có quân đội chỉ vỏn
vẹn có 27 sĩ quan đi theo mà thôi.
Người Mỹ không chấp nhận cái lý luận của
ông Ngô Đình Diệm nên họ tìm cách lật đổ ông Diệm đi, đó là vấn đề cốt
lõi chứ không phải do bà Nhu thế này thế khác. Bà Nhu gây ra nhiều tai
tiếng, nhưng không có vai trò chánh hay lý do chánh làm sụp đổ chính
phủ Ngô Đình Diệm. -Bùi Kiến Thành
Cả một đất nước do Pháp đang cai trị vì vậy khi nắm lại quyền tự do,
quyền tự chủ, quyền độc lập trong thời kỳ đó rất là khó khăn vì vậy
chúng ta phải đánh giá cao việc ông Diệm bình định được tình hình, đưa
quân Pháp ra khỏi nước Việt Nam một cách ổn định và xây dựng nền đệ nhất
cộng hòa. Điều này khi nghiên cứu lịch sử và đánh giá cao tinh thần của
cả một thời kỳ không riêng gì ông Diệm mà những người đi theo hỗ trợ
giúp đỡ cho ông Diệm, những nhân sĩ ở miền Nam, nhân sĩ ở miền Trung,
miền Bắc… tất cả đều có công lớn đã xây dựng chế độ đệ nhất cộng hòa,
nhưng rất tiếc rằng sau đó chúng ta không làm được những chuyện ta cần
phải làm để đến nỗi bị đổ vỡ. Mặc Lâm: Thưa ông trong khi gần gũi với Thủ tướng Ngô Đình
Diệm ông và các người được Thủ tướng mời về cụ thể làm những việc gì để
giúp cho chính phủ còn non nớt lúc ấy? Bùi Kiến Thành: Tôi bên cạnh ông Diệm suốt ngày mà! Khi tôi về
tại Dinh Gia Long ngày 23 tháng 8 đó ăn cơm trưa với ông Diệm và một số
Bộ trưởng, Tổng trưởng, có những nhân hào nổi tiếng của Việt Nam như
ông Phạm Duy Khiêm, Bác sĩ Bùi Kiến Tín, Nguyễn Văn Châu… chúng tôi hết
sức khẩn thiết làm bất cứ việc gì để ổn định tình thế, tôi ở suốt ngày
suốt đêm trong dinh một thời gian rồi sau đó tôi mới dời ra ngoài. Sau
khi bố trí lại thì ngày nào đêm nào tôi cũng vào trong dinh để mà làm
việc với Thủ Tướng rồi Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Một là bên Dinh Gia Long, sau nữa khi dời sang Dinh Độc Lập tôi cũng
sát cùng ông Diệm như một cộng sự đặc biệt vì cái chỗ thân tình từ khi
còn nhỏ kia, khi tôi mới 15-16 tuổi, hồi đó gia đình tôi thân với ông
Diệm lắm. Chính ông cụ tôi đã cất giấu ông Diệm trong khi bị Nhật tìm
bắt ông. Sau này khi không còn tham chính nữa ông cụ tôi tiếp tục làm y
sĩ riêng cho Tổng Thông đến ngay ông ấy bị sát hai. Cái thân tình ấy dẫn
tới chỗ hết sức gần với nhau. Tất cả những chuyện thâm cung bí sử, khó
khăn trong thời kỳ tháng 8 tháng 9 tới tháng 12 năm 1954 thì thật sự hội
lại chỉ có 4 người trong Dinh Gia Long thôi: Ngô Đình Diệm, Ngô Đình
Nhu, Bác sĩ Bùi Kiến Tín và Bùi Kiến Thành. Chúng tôi bàn với nhau cái
gì cần phải làm. Làm sao nắm được quân đội, làm sao đối kháng với Bình
Xuyên, làm sao giải tỏa được thành phố Sài Gòn xây dựng lên một chính
quyền được nhân dân ủng hộ.
Riêng về tôi đặc biệt là có trách nhiệm giúp cho Tổng thống, khi ấy
là Thủ tướng, quan hệ với các phái bộ đặc biệt của Mỹ từ bên Mỹ gửi qua
chứ không phải quan hệ với sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Sứ quán Mỹ tại Sài Gòn
thân với Pháp, ông đại sứ Mỹ Donald Heath rất thân với Pháp, sau đó thì
Lawton Collins cũng thân với ông Cao Ủy Pháp Paul Ely. Công việc của tôi
và của ông Ngô Đình Nhu là bắc cây cầu trực tiếp với chính phủ Mỹ ở
Washington, qua những phái bộ đặc biệt của Hoa Kỳ gửi qua trong đó có
Trung tướng O’Daniel, Đại tá Lansdale sau này là General Lansdal, Paul
Hardwood (Trưởng phái bộ CIA), việc của tôi làm lúc ấy cũng chỉ trong 4
người mà thôi bao nhiêu là công việc hết sức khó khăn.
Xây dựng được tờ báo Tự Do là việc tôi hết sức thú vị. Tôi nói với
Thủ tướng mình cần có cơ quan ngôn luận tự do. Tờ báo đó được Bác sĩ Bùi
Kiến Tín, lúc đó là Bộ Trưởng Bộ Thông tin, ký giấy phép. Tôi tập hợp
những nhân sĩ ở Bắc Hà vào làm trong đó có Tam Lang, có Đinh Hùng, Mặc
Đỗ, Mặc Thu, Như Phong, Vũ Khắc Khoan …làm ban biên tập để cho tờ báo Tự
do có tiếng nói tự do trong thời kỳ hết sức khó khăn như thế. Chỉ có tờ
báo Tự do lúc ấy là thực sự nổi tiếng, có tiếng nói tự do trong một
khung cảnh rất khó khăn và để chống lại những tờ báo thiên Pháp hay thân
các chế dộ trước kia của Sàigon và những đài phát thanh khi đó tại Sài
Gòn theo phe quân đội chửi bới Ngô Đình Diệm suốt ngày. Tôi có nhiệm vụ
lập nên đài phát thanh “Tiếng nói Quốc dân đoàn kết”, một đài phát thanh
đặc biệt để nói lên những sự việc như thế nào trong khi chúng ta phải
xây dựng một chính quyền độc lập đó là việc Thủ tướng Ngô Đình Diệm giao
cho tôi làm.
TT Ngô Đình Diệm bắt
tay với Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower, tại sân bay Dulles,
Washington DC năm 1957. Courtesy U.S. Air Force.
Mặc Lâm: Xin ông nói rõ hơn tại sao đã là thủ tướng mà còn
bị đài phát thanh bên quân đội chống phá bằng cách chửi bới công khai
như ông vừa nói, phải chăng còn một thế lực nào công khai chống lại Thủ
tướng vào lúc sơ khai ấy hay không? Bùi Kiến Thành: Thủ tướng Ngô Đình Diệm lúc ấy làm gì có quân?
Thủ tướng mà không nắm cảnh sát, công an. Công an trong tay của Bình
Xuyên là một đám giang hồ, cướp của. Pháp cho họ quản lý sòng bạc Đại
thế giới, Kim Chung… Cảnh sát thì không nắm được còn quân đội thì trong
tay của Trung tướng Nguyễn Văn Hinh. Trung tướng Hinh là một người thân
Pháp con của ông Nguyễn Văn Tâm, không phải là người ủng hộ cho chính
phủ Ngô Đình Diệm vì vậy khi làm Thủ tướng ông Ngô Đình Diệm ngồi trong
dinh nhưng cái đài phát thanh là của người khác.
Đài Quốc gia cũng như đài quân đội thì người Pháp, hay thân Pháp,
quản lý cứ mỗi ngày chửi bới Ngô Đình Diệm thế này, chửi bới Ngô Đình
Diệm thế kia…ngồi trong dinh mà không giải quyết được vấn đề đó vì vậy
phải kiên trì xây dựng lực lượng mình lên để giải quyết điều đó.
Xây dựng lực lượng bằng cách thu dụng những nhân sĩ tài ba của đất
nước vào ủng hộ mình đồng thời cũng phải có tiếng nói qua cái đài phát
thanh “Tiếng nói Quốc dân đoàn kết”, tiếng nói qua tờ báo Tự Do lúc đó
đóng một vai trò quan trọng phổ biến tâm tư nguyện vọng, chính sách của
Ngô Đình Diệm cho dân chúng được biết. Vấn đề đó cực kỳ quan trọng và
tôi được giao trọng trách tổ chức hai việc đó trong những ngày đen tối
nhất sau khi ông Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, tức là những ngày
trong tháng 8 tháng 9 năm 1954 cho tới đầu năm 1955 khi bình định xong
thì trong hai cơ quan đó, “Đài Tiếng nói quốc dân đoàn kết” không tiếp
tục nữa nhưng tờ báo Tự Do vẫn tiếp tục rất tốt. Tờ Tự Do là nguồn dư
luận rất tốt trong thời kỳ đó, trong chánh thể đệ nhất cộng hòa.
Không có tổ chức chính trị nồng cốt
Mặc Lâm: Báo chí quốc tế cũng như giới tướng lãnh đa số cho
rằng chính phủ Ngô Đình Diệm sụp đổ bởi những tuyên bố gây sự giận dữ
trong và ngoài nước của bà Ngô Đình Nhu cùng với những hành động đàn áp
Phật giáo của chính phủ Ngô Đình Diệm. Ông có chia sẻ gì về việc này? Bùi Kiến Thành: Đấy chỉ là một phần thôi thực sự ra chính
quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ còn nhiều vấn đề cốt lõi hơn nữa. Ông Ngô
Đình Diệm là một người hết sức yêu nước và có công tâm nhưng ông Diệm
không có kinh nghiệm tổ chức. Còn ông Nhu thì rất uyên thâm về vấn đề
học thuật, ông học rất giỏi về tổ chức thư viện, ông nghiên cứu rất tốt
nhưng không có tài năng tổ chức lực lượng chính trị. Nếu quản lý một nhà
nước mà không có tổ chức thì làm sao? Vì vậy cho nên cái Đảng Cần lao
của ông Nhu không có tổ chức tốt còn cái “Phong trào cách mạng quốc gia”
mà ông Bác sĩ Tín làm chủ tịch sáng lập thì nó cũng chỉ là phong trào
thôi. Sau một phong trào rồi thì nó lặng im. Quyền chính trị trong nước
là ở trong đảng, mà Đảng Cần Lao không được tổ chức tốt vì vậy cho nên
chế độ Ngô Đình Diệm không tồn tại được vì không có tổ chức chính trị
nồng cốt để làm việc.
Đấy chỉ là một phần thôi thực sự ra chính
quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ còn nhiều vấn đề cốt lõi hơn nữa. Ông Ngô
Đình Diệm là một người hết sức yêu nước và có công tâm nhưng ông Diệm
không có kinh nghiệm tổ chức. -Bùi Kiến Thành
Sau nữa còn có cái lỗi ở chỗ lầm lẫn hai việc khác nhau: quản lý các
vấn đề nhà nước là việc quản lý hành chính, còn tổ chức nồng cốt do một
chính đảng đứng lên để đóng vai trò cột trụ cho một đất nước thì là một
việc khác. Do lầm lẫn ở vai trò lãnh đạo chính trị và lãnh đạo hành
chính cho nên chế độ Ngô Đình Diệm tập trung nhiều hơn về vấn đề hành
chính mà quên đi vấn đề lãnh đạo chính trị, xây dựng nồng cốt tức là sự
ủng hộ của nhân dân, làm sao để vấn đề đảng được nhân dân ủng hộ…
Chính phủ Ngô Đình Diệm không làm được, không xây dựng được một đảng
chính trị thật sự của dân, do dân và vì dân vì vậy cho nên không đứng
vững được và vì thế có thể nói sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm không
phải là vấn đề nhỏ bé như chuyện bà Nhu nói cái này cái kia. Có! nó có
ảnh hưởng nhưng chuyện đó là chuyện nhỏ đối với khả năng xây dựng nên
một chính đảng mạnh thì chính phủ Ngô Đình Diệm không làm được. Mặc Lâm: Vậy phải chăng do điều mà người ta nhận xét về ông
Ngô Đình Diệm là người theo chủ nghĩa dân tộc đã khiến ông bị người Mỹ
lo sợ vì không theo sự dẫn dắt của họ, đặc biệt là khi Mỹ muốn đổ quân
vào Việt Nam thưa ông? Bùi Kiến Thành: Khi Mỹ muốn vào Việt Nam năm 1962 ông Diệm nói
với người Mỹ rằng các ông nên nhớ trên đất nước tôi trong 4 nghìn năm
lịch sử không có một chế độ nào đi theo quân đội nước ngoài mà có thể
được nhân dân ủng hộ. Vì vậy ngày nào quân đội Mỹ đặt chân lên đất nước
này chúng tôi sẽ mất chính nghĩa, mà khi mất chính nghĩa thì các ông
không thể nào thắng được và chúng tôi cũng phải thua theo. Vì vậy ngày
nào quân Mỹ đổ bộ lên đất nước này thì kể như ngày đó chính nghĩa Việt
Nam đã mất rồi, chúng tôi không thể chấp nhận được.
Người Mỹ không chấp nhận cái lý luận của ông Ngô Đình Diệm nên họ tìm
cách lật đổ ông Diệm đi, đó là vấn đề cốt lõi chứ không phải do bà Nhu
thế này thế khác. Bà Nhu gây ra nhiều tai tiếng, nhưng không có vai trò
chánh hay lý do chánh làm sụp đổ chính phủ Ngô Đình Diệm. Mặc Lâm: Thưa ông, một câu hỏi cho tới ngày nay vẫn nằm
trong bí mật, ông thân cận với Tổng thống Ngô Đình Diệm nên có lẽ hiểu
được phần nào câu trả lời: ai ra lệnh giết anh em Tổng thống Ngô Đình
Diệm và tại sao phải giết họ khi đã nắm tất cả quân đội trong tay và họ
đã bị bắt? Bùi Kiến Thành: Tôi không có thông tin chính xác để nói về vấn
đề này nhưng suy luận từ một lần đảo chính trước do Nguyễn Chánh Thi
chủ mưu ông Diệm đã lập lại ván cờ bằng cách chỉnh đốn lại, thì lần này
Dương Văn Minh và những người theo Dương Văn Minh nghĩ rằng khả năng ông
Nhu ông Diệm có đủ bản lĩnh và đủ sự ủng hộ của những quân đoàn còn
theo ông ta để lập lại thế cờ thì rất khó khăn cho phe đảo chính. Vì vậy
người ta không chấp nhận để cho ông Diệm ông Nhu tồn tại để mà có cái
rủi ro đấy. Tôi không có thông tin ai là người ra lệnh giết hai anh em
ông Diệm nhưng tôi chắc chắn rằng những người theo phe đảo chánh và nhất
là phía Mỹ, thấy nguy cơ Ngô Đình Diệm có thể lập lại thế cờ rất là
nguy hiểm vì vậy không để cho Ngô Đình Diệm sống. Đấy là quyết định
chính trị chiến lược trong tranh đấu chứ không phải ai làm, hay ai ra
lệnh không quan trọng, vấn đề phải tiêu diệt anh em ông Ngô Đình Diệm là
để tránh nguy cơ bị lật trở lại. Mặc Lâm: Trong ngày đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963 ông đang làm gì và có theo dõi hay tham gia trong một vai trò nào đó hay không? Bùi Kiến Thành: Hôm đó tôi đang đi làm việc ở ngoài thì nghe
phong phanh ngày hôm đó có bạo động. Tôi gọi về trong dinh thì gặp ông
già Ẩn, tức là cận vệ của Tổng thống tôi hỏi anh Ẩn hiện giờ có vấn đề
gì không vậy? tôi nghe ngoài này xào xáo lắm, thì ông Ẩn trả lời không
có vấn đề gì đâu anh Thành ơi, mình hoàn toàn kiểm soát được mọi chuyện!
Đó là một cái chủ quan đầu tiên tại vì trong buổi sáng hôm ấy ông Nhu
đã có sắp xếp một số chiến lược, chiến thuật nhằm giải quyết vấn đề bạo
động nhưng vì chủ quan nên không thực hiện được. Tôi nói với ông Ẩn:
coi chừng nhé nếu cần gì thì tôi vào trong dinh ngay để giúp cho các
anh. Ông Ẩn nói không sao đâu anh Thành, nên tôi về nhà ăn cơm trưa và
chờ cho tới hai ba giờ chiều không thấy gì xảy ra. Nhưng khoảng ba bốn
giờ chiều tôi gọi lại thì tình hình bế tắc hết tôi không còn làm gì được
nữa.
Ngày hôm đó tôi ở Sài Gòn, tôi muốn làm một cái gì đó để giúp đem lại
trật tự an ninh nhưng mà cái thời thế có lẽ như là định mệnh của đất
nước mình không cho mình làm gì được trong lúc ấy. Có làm gì được nữa
trong lúc ấy khi thế lực của kẻ chủ mưu là người Mỹ đứng sau lưng những
ông tướng của mình? thế lực ấy nó quá mạnh chúng ta không làm gì được.
Việc đảo chánh ông Ngô Đình Diệm không phải là chuyện của Dương Văn
Minh, Dương Văn Minh chỉ là một con cờ thôi, cũng như Trần Văn Đỗ cũng
như mấy ông kia củng chỉ là con cờ còn người chỉ huy, đưa ra tất cả
những chiến thuật chiến lược để làm việc này. là người Mỹ mà người đại
diện cho Mỹ làm việc này là đại tá Conein, ngồi thường trực tại Bộ Tổng
tham mưu để điều khiển mấy ông tướng kia thành ra tất cả bộ tham mưu lúc
đó nghe theo lời của một anh đại tá mật vụ của Mỹ, anh thấy có đau khổ
chưa? Mặc Lâm: Theo ông thì tại sao các tướng lĩnh lúc ấy lại
nghe theo người Mỹ? Vì những hứa hẹn quyền lực hay âm mưu chính trị nào
khiến họ trở thành như vậy? Bùi Kiến Thành: Do những ông tướng không nghiên cứu tình hình
đất nước, do không hiểu lý tưởng, không hiểu được chính nghĩa như thế
nào mà đi theo lời của nước ngoài để mà sát hại một tổng thống, tưởng
mình làm được cái gì nhưng cuối cùng cũng đầu hàng cộng sản mà thôi chứ
làm được gì đâu.
Cái tội của những anh đảo chính Ngô Đình Diệm là tội ngu dốt không
biết tình hình kinh tế, tình hình chính trị, tình hình chiến lược trên
thế giới nó như thế nào, họ làm cái việc tự mình sát hại mình, đi đến
chỗ 10 năm sau phải chắp tay đầu hàng cộng sản.
Đấy là cái tội của các anh làm cho bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam Cộng
Hòa phải chết, đó là tội của các anh vì các anh không hiểu gì về chính
trị, hữu dũng vô mưu, đưa đất nước đến chỗ suy tàn.
Nếu chúng ta có cơ hội thì còn thương lượng được giữa miền Bắc với
miền Nam, cũng như Tây Đức và Đông Đức có thể thương lượng với nhau.
Chúng ta phải có nội lực có sức mạnh để mà thương lượng chứ không phải
giao đất nước cho ngoại bang, giao cho Mỹ rồi đi đến chỗ chết.
Đó là tội của những người tự cho mình giỏi hơn người khác. Không thể
nào một dân tộc một đất nước nào giữ được chính nghĩa của mình bằng cách
bước theo những đội quân nước ngoài bắn phá làng xóm cả. Không thấy cái
đó là mất chính nghĩa. Đầu óc các anh ở đâu mà anh vác súng đi theo
người Mỹ vào trong làng xóm bắn giết dân chúng mình, như vậy là không
thể được. Vì không thấy nên anh làm hại cả một thế hệ, làm hại cả một
đất nước. Mặc Lâm: Nhiều tài liệu lịch sử nói là chính phủ Ngô Đình
Diệm từng có ý định nói chuyện với miền Bắc, ông có ý kiến gì về những
chi tiết này? Bùi Kiến Thành: Khi chính phủ Ngô Đình Diệm thấy cái nguy cơ
lính Mỹ đổ bộ lên Việt Nam rồi mà không rút ra được thì chiến tranh sẽ
tràn lan, mà chiến tranh khi đã tràn lan rồi thì dù cho quân đội Mỹ có
đánh thẳng tới Hà Nội đi nữa thì chúng ta vẫn thua như thường tại vì
quân đội Trung Quốc nó sẽ vào vì nó không để cho mình tiến qua biên giới
của nó. Vì vậy Miền Bắc sẽ chiến đấu đến cùng để không cho quân của
Trung Quốc qua chiếm đóng Việt Nam.
Vì vậy nhìn về chiến lược thì hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu
thấy rõ ràng cái nguy cơ tác hại cho cả miền Nam và miền Bắc. Hà Nội
cũng có những đầu óc thông minh để mà hiểu rõ sự nguy hiểm khi chiến
tranh lan rộng như thế. Đó là đồng thuận về tinh thần là làm sao phải
làm dịu chiến tranh xuống để tránh việc tàn phá đất nước. Giữa Nam Bắc
Việt Nam phải có sự hiểu biết và tìm giải pháp tránh chiến tranh. Muốn
làm việc đó thì Việt Nam phải mạnh, không mạnh thì không nói chuyện
được.
Qua sự trung gian của đại sứ Ấn Độ trong Ủy ban Đình chiến, và Đại sứ
Pháp…qua các cuộc đi săn bắn của ông Nhu trên vùng biên giới hai bên đã
có những cuộc chia sẽ, chưa hẳn là thương thảo nhưng đã liên lạc được
với nhau rồi. Khi Mỹ nghe như thế thì họ nói chính phủ Ngô Đình Diệm
phản thùng và nó đưa việc này ra cho mấy ông tướng lãnh Việt Nam bảo là
ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu bán nước cho cộng sản, vì vậy anh phải
lật đổ Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Diệm đi để “cứu nước” không thì họ theo
cộng sản, “bán đứng” các anh cho cộng sản….
Những đầu óc suy yếu của những anh tướng hữu dũng vô mưu không biết
gì cả, nghe như thế lại tưởng rằng mình là người ái quốc ái quần, lật đổ
Ngô Đình Diệm để cứu đất nước khỏi họa cộng sản.
Tôi đề nghị anh đọc cuốn sách “Robert Kennedy and His Time” của
Arthur Schlesinger Jr. viết, trong đó có một chương nói về tình hình
Việt Nam. (*)
Trong chương đó có viết Bùi Kiến Thành nói cái gì, Ngô Đình Diệm nói
cái gì và Tổng thống Kennedy đã quyết định cái gì. Rất tiếc rằng Tổng
thống Mỹ không thực hiện được. Tháng 9 năm 1963 Tổng thống Kennedy đã
quyết định rút quân ra khỏi Việt Nam rồi nhưng do cuộc bầu cử năm 1964
nên không thể làm được cho nên chờ tới năm 64 sau khi bầu xong thì sẽ
làm, nhưng rất tiếc vận hạn của nước ta và nước Mỹ là Kennedy bị bắn
chết, Ngô Đình Diệm bị lật đổ Việt Nam đi vào cuộc chiến tranh tàn khốc
do sự thiếu hiểu biết của một số người nông cạn của phía Mỹ cũng như
Việt Nam. Mặc Lâm: Xin cám ơn ông
---
Trang Thơ Bình Long
-
Hướng dẫn: Bạn hãy click vào tên bài muốn xem.
Mục lục
*Tên bài*
*Tác giả*
Nhớ Trà Thanh
NDL-HVQ
Quê ta ơi !!!
Ngoc Du Le
Bình Long Quê Mình
NDL – TVN
...