Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

TẬP CẬN BÌNH: “GIẤC MƠ TRUNG HOA” SẼ PHÁ SẢN?


Từ ngàn xưa, Hán tộc tự tôn cho rằng, Trung Hoa là cái rốn của vũ trụ, chịu thiên mệnh để làm minh chủ thiên hạ và từ tư tưởng Đại Hán, chủ nghĩa bành trướng xuất hiện tại Á Châu. Bất kỳ triều đại nào xuất hiện tại Trung Hoa, các tên Hoàng đế Tàu vừa lên ngôi báu cũng nuôi tham vọng xâm lăng các nước láng giềng để bành trướng lãnh thổ. Sau đó là áp đặt chính sách “Hán hoá” thuộc địa, cai trị vô cùng hà khắc và tàn bạo để bốc lột tài nguyên, châu báu, nhân tài và bắt các dân tộc của nước đó làm nô lệ để phục vụ mẫu quốc. Việt Nam là nạn nhân trực tiếp của tham vọng nầy qua 3 thời kỳ Bắc Thuộc.



Nên nhớ rằng, một nửa nước Tàu ngày nay là của chủng tộc Việt. Từ ngàn xưa, khi còn quần cư vùng trung châu Dương Tử, Động Đình Hồ, Lĩnh Nam đến Văn Lang, Việt Thường. Đại khối dân tộc Việt gồm nhiều chủng tộc như: Thục Việt, Sở Việt, Ngô Việt ở vùng châu thổ sông Hoài, trung châu sông Hoàng Hà, gồm các nước Tần, Tấn, Yên, Tề, Tống.
Thời Xuân Thu, các nước tôn nhà Chu là thiên tử với 72 nước chư hầu, một hình thức liên bang. Sở Việt hùng mạnh nhất, rồi đến nước Việt của Câu Tiễn. Vào thời điểm đó, chưa có nước nào với danh xưng gọi là “Hán Tộc” hoặc Trung Hoa. Dân Hán vào thời đó là thiểu số di dân sống xen kẽ với các dân nước khác mà dân Việt là đa số chủ thể.



Việt quốc ở vùng duyên hải, phiá Nam sông Dương Tử là hùng cường nhất nên nhà Chu phong cho Việt vương Câu Tiễn đứng đầu các chư hầu, được phong danh hiệu Bá Vương. Sử gia Tư Mã Thiên tôn vinh Câu Tiễn là vinh quan của vua Hạ Vũ (Việt tộc) còn sót lại vậy. Nước Việt của Câu Tiễn tiếp giáp với nước Văn Lang mà Lạc Việt là đại đa số, phiá Bắc nước Văn Lang bao gồm tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay. Theo Việt Sử Lược, Việt vương Câu Tiễn 505-465 TCN đã sai sứ tới chiêu dụ, Hùng Vương không đồng ý. Sau nầy, nước Việt của Câu Tiễn bị Sở diệt vào năm 334 TCN. Dân Việt bỏ chạy tứ tán, một số chạy ra các hải đảo như Đài Loan, một số chạy xuống phiá Nam là Quảng Đông và Bắc VIỆT thành lập nước VĂN LANG.
Sử gia P. Aucohrt viết trong bài khảo luận về cuộc di dân nầy cho rằng: “Giống nòi Việt ở Trung Hoa biến mất, chỉ còn lại giống Việt ở Việt Nam là còn duy trì được bản sắc riêng”. (Les Annamites avant la dynasty Chinoise des Han – Người Việt Nam trước triều Đại Hán). Xem Revue Indochinoise – Tome XI, No 9&10 – 1930, pp 229-249.
Thực ra, tuy mất nước từ Việt đến Sở, Ngô Thục nhưng Việt vẫn còn tồn tại ở Hoa Lục dù đã bị Hán Tộc tiêu diệt hay đồng hoá. Riêng Văn Lang từ Lĩnh Nam, Quảng Đông, Quảng Tây đến Việt Thường vẫn bảo vệ được bờ cõi cho đến năm 111 TCN thì bị Hán Đế xâm lăng cướp nước Nam Việt của ta, kinh đô Phiên Ngung ở ngoại thành Quảng Châu ngày nay (Hán, The Dynasty arose 2.200 years ago – National Geographic, Volume 205, No 2, Feb. 2004,pp.15-30).
Dân Hoa – Hán từ miền Bắc sông Hoàng Hà bành trướng xuống miền Nam, mãi đến khi Lưu Bang là bầy tôi của Sở Việt Thường, nhờ có Trương Lương & Hàn Tín (người Việt ở Cối Khê) theo phò nên Lưu Bang đánh bại Sở Hạng Võ. Hán Vương Lưu Bang tức Hán Cao Tổ dựng nên nhà Hán (208 – 220). Dân Hán lần đầu tiên dựng được nước, thừa hưởng lãnh thổ bao la của đế quốc do Tần Thủy Hoàng chinh phục thiên hạ. Nhà Tần (225 – 207 TCN) và dân Tần không phải là dân Hán. Học giả Giả Kính Nhan khẳng định rằng: “Người Tần xưa kia vốn là người DI, sau dời vào NHUNG, cuối cùng hoá thành HẠ. Ngoài Tần, Sở (Việt), Ngô (Việt) và Câu Tiễn (Việt) cũng là 2 nước DI DỊCH lớn”. (Trung Hoa Văn Hóa Sử,T.I, bài 27, trang 223).
Vào thời dân Hán còn là di dân sống tản mát khắp nơi chưa dựng được nước. Nhà Hán ra đời tính đến nay chỉ được trên 2.222 năm, so với nước Văn Lang rồi đến Việt Nam tính ra đã được 4.893 tuổi (2.879 TCN – 2015). Xem tạp chí National Geographic, Vol.108, No 1, July 1.999 qua bài viết “China’s youth wait for tomorrow” pp.110-136 với phụ bản 4 tấm bảng đồ (double map supplement China) đã đủ cho ta biết lãnh thổ Trung Hoa ngày nay mà 4/5 diện tích là của các dân tộc bị cưỡng chiếm và “Hán hoá”, trong đó là một nửa của chủng tộc Việt kéo dài từ Tứ Xuyên đến Quảng Đông – Quảng Tây và đảo Hải Nam.
Nhưng có một giả thuyết cho rằng, nguồn gốc người Việt đầu tiên dần dần chuyển từ quần đảo Indonesia thông qua bán đảo Mã Lai và Thái Lan cho đến khi họ định cư trên các cạnh của sông Hồng ở Đồng bằng Bắc Bộ, bằng cách lần theo con đường của các công cụ đá từ cuối THẾ PLEISTOCEN (600.000 – 12.000 TCN), trên Java, Malaysia, Thái Lan và phía Bắc Miến Điện. Những công cụ bằng đá được cho là các công cụ con người đầu tiên được sử dụng trong khu vực Đông Nam Á. Một số khác cho rằng, người Việt đầu tiên vốn là một bộ tộc gốc Mông Cổ ở Tây Tạng, di cư xuống phía nam từ thời đồ đá cũ. Nhóm dân tộc nầy định cư tại vùng Bắc Bộ, thượng nguồn sông Hồng ngày nay và tạo nên nền VĂN MINH ĐÔNG SƠN. Nhóm bộ tộc nầy cũng có sự tương đồng rất lớn về nhân chủng, văn hóa với các tộc người ở phía Nam Trung Hoa – mà sử Trung Hoa còn gọi là cộng đồng BÁCH VIỆT.
Thời cổ, người Trung Hoa gọi các dân tộc sống ở phía Nam sông Trường Giang bằng một các tên chung là Việt. Bắt đầu từ thời nhà Hán, sử sách thường nói đến cái tên BÁCH VIỆT có nghĩa là“một trăm bộ lạc Việt”. Sách Hán thư viết: “Trong vòng bảy hoặc tám nghìn dặm từ Giao Chỉ tới Cối Khê (thuộc vùng Bắc Chiết Giang) ở đâu cũng có Bách Việt, mỗi nhóm có các thị tộc của mình. Nhà sử học La Hương Lâm đã cho rằng, các dân tộc nầy có cùng tổ tiên với nhà HẠ. Tuy nhiên, các di chỉ khảo cổ học có niên đại thuộc thời đại đồ đá mới (Neolithic) tại Quảng Tây và ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các ngôi mộ chum được tìm thấy nhiều ở Việt Nam và một số ở Quảng Tây, cho thấy thổ dân bản xứ có nguồn gốc ở phiá Nam và có quan hệ gần gũi với các nền văn hoá Hoà Bình (9.000 – 5600 TCN) và Bắc Sơn (8300 – 5900 TCN) ở VN…”
Vào năm 257 TCN, An Dương Vương thành lập vương quốc ÂU LẠC, tại miền Bắc Việt Nam bây giờ. Vào năm 208 TCN vua nước Nam Việt là Triệu Đà tiến đánh Âu Lạc, tiêu diệt An Dương Vương. Triệu Đà hợp nhất Âu Lạc với các lãnh thổ tại miền cực nam Trung Hoa thành vương quốc Nam Việt…
“GIẤC MƠ TRUNG HOA” ĐIÊN RỒ CỦA MAO TRẠCH ĐÔNG:
Từ năm 1939, Mao Trạch Đông viết cuốn: “Cách mạng Trung Hoa và ĐCSTH”, Mao viết: “Sau khi đánh bại Trung Hoa, các thế lực đế quốc xâm chiếm những chư hầu: Nhật Bản chiếm Cao Lý, Đài Loan, Ryukyu, Rescadores và Port Athur. Anh Quốc chiếm Miến Điện, Boutan, Hồng Kông. Pháp chiếm Việt Nam, Miên, Lào…”
Năm 1953, Trung Cộng tấn công và sát nhập Tây Tạng vào lãnh thổ Trung Cộng. Năm sau, họ in bản đồ Trung Hoa Lục Địa, trong đó lãnh thổ nước Tàu bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á còn lấn sang cả một phần lãnh thổ Ấn Độ và Liên Xô. Bản đồ năm 1973, Bắc Kinh giành hết chủ quyền trên hầu hết các đảo trên Biển Đông, ranh giới lãnh hải của Trung Cộng chạy dọc theo bờ biển Việt Nam, xuống gần bờ biển Nam Dương và chạy ngược lên gần đảo Lữ Tống của Philippines…
Năm 1965, trong một buổi họp của BCT, Mao đã tuyên bố: “Chúng ta phải lấy lại vùng Đông Nam Á gồm Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai và Singapore…gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây và khi chúng ta thâu hồi được toàn vùng Đông Nam Á”. Năm 1974, lợi dụng cuộc chiến tranh Việt Nam do Bắc Kinh chỉ đạo Hồ Chí Minh và ĐCSVN thi hành sách lược: “ĐÁNH MỸ ĐẾN NGƯỜI VIỆT NAM CUỐI CÙNG”. Hải quân TC đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của VNCH.
Sự thật về nạn đói kinh hoàng kinh hoàng nhất của lịch sử nhân loại do Mao Trạch Đông là thủ phạm đã giết 36 triệu người tại Hoa Lục trong những năm 1958 – 1961. Trình độ học vấn của Mao chưa tốt nghiệp trung học mà đòi hỏi Trung Hoa phải có được 700 triệu tấn sắt thép để vượt qua mặt Anh – Mỹ mới được.
Nhà báo Yang Jisheng, tác giả quyển “STÈLES – LA GRANDE FAMINE EN CHINE 1958 – 1961: 36 MILLIONS DE MORTS”. Ông khẳng định rằng: Chiến dịch “bước đại nhảy vọt” dưới thời Mao Trạch Đông lãnh đạo là nguyên nhân gây ra nạn đói khủng khiếp, chứ không phải do thiên tai.” Ông Yang Jisheng kết luận: “Chúng tôi được học rất nhiều về lịch sử. Nhưng, phần lớn là những điều không thật. Một khi anh nhận ra mình bị lừa, anh bắt đầu theo đuổi sự thật. Đó là những gì tôi làm: Tôi bị lừa nên tôi muốn viết ra sự thật, dù có bất kỳ điều gì nguy hiểm xảy ra đối với người đã viết nó.” Vì thế, nhiều người phương Tây đã gọi ông Yang Jisheng là Solzhenitsyn của Trung Cộng.
                                                                    oOo
Vào thế kỷ thứ XXI tại Trung Cộng, Tập Cận Bình theo đuổi sự nghiệp xâm lược các quốc gia lâng bang để bành trướng lãnh thổ không khác gì tổ tiên của hắn là những tên Hoàng đế Trung Hoa phong kiến thời xưa và tiếp tục thực hiện giấc mơ điên rồ của Mao Trạch Đông.
“GIẤC MƠ TRUNG HOA” HOANG TƯỞNG CỦA TẬP CẬN BÌNH:
Mặt trận tuyên truyền bắt đầu chính thức từ khi Tập Cận Bình trở thành lãnh tụ ĐCSTQ và Chủ tịch nước vào năm 2012. Họ Tập đã sử dụng thuật ngữ nầy rất nhiều lần trong những bài diễn văn trước toàn quốc với tư cách nguyên thủ quốc gia vào ngày 17/3/2013: “Chúng ta cần phải kiên trì nỗ lực, tiến tới phía trước với tinh thần bất khuất, tiếp tục thúc đẩy chủ nghiã xã hội mang màu sắc Trung Quốc và phấn đấu đạt được ước mơ hồi sinh dân tộc Trung Quốc,” họ Tập nói. “Để thực hiện giấc mơ Trung Hoa, chúng ta phải cổ súy tinh thần Trung Quốc, vốn lấy sự kết hợp tinh thần dân tộc với lòng yêu nước, tinh thần của thời đại với cải cách và sự sáng tạo làm gốc.”
Lưu Minh Phúc đã viết một cuốn sách với tựa đề: “TRUNG QUỐC MỘNG: Tư duy đại cường quốc và vị thế chiến lược trong thời đại hậu Mỹ” hồi năm 2010. Kể từ khi Tập Cận Bình bắt đầu dùng khẩu hiệu nầy, sách của ông ta bắt đầu bán đắt như tôm tươi. Ông Lưu Minh Phúc tin rằng, vị lãnh đạo của TQ chia sẻ giấc mơ “Trung Quốc Mộng” của ông – biến TQ thành cường quốc đứng đầu thế giới. “Giấc mơ Trung Hoa” của Chủ tịch Tập Cận Bình là về một quốc gia mạnh mẽ hơn với quân đội hùng mạnh. Tuy nhiên, ông ta không nói rõ cụ thể làm sao để đạt được giấc mơ nầy.
Nhưng, phần đông dân Tàu thì tỏ vẻ kém lạc quan hơn về “Trung Quốc Mộng”. Họ xem đây là chiến dịch tuyên truyền của ĐCSTQ nhằm chiếm được cảm tình và sự ủng hộ của quần chúng. Rõ ràng, điều nầy diễn ra trong lúc Trung Quốc đang đối mặt với khó khăn chồng chất như nền kinh tế đang đình trệ và càng ngày có nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học không kiếm được việc làm. Hiện nay, ngày càng có nhiều phẫn uất trước vấn đề tham nhũng và ô nhiễm môi trường sống gần như hết thuốc chữa.
Một trong những cây bút và Blogger nổi tiếng nhất của TC là ông Lý Thành Bình nói vấn đề của “Trung Quốc Mộng”, nó không đề cập đến những vấn đề chính đang tồn tại. Ông nói. “Chúng tôi không thể đề cập đến những giá trị phổ thông hay hệ thống tư pháp độc lập,” ông cho rằng, “Chúng tôi không thể nói về hệ thống dân chủ đa đảng. Những gì chúng tôi cần không phải là giấc mơ thần kỳ, mà là những chính trị gia tài giỏi”.
Những thân nhân của các nạn nhân trong cuộc “THẢM SÁT THIÊN AN MÔN 1989” đã phê phán Chủ tịch Tập Cận Bình không thi hành cải tổ chính trị. Nhóm người nầy cáo buộc họ Tập có những bước đi khổng lồ quay lại thời chủ nghĩa MAO. Họ muốn chính phủ xem lại sự kiện, công bố thông tin về những người chết và bồi thường cho gia đình nạn nhân. Họ thất vọng và tuyệt vọng, nói: “Từ khi lên nắm quyền, ông Tập đã mở chiến dịch chiến dịch chống tham nhũng, nhưng chính quyền đã gia tăng kiểm duyệt mạng, đóng tài khoảng xã hội của những người bất đồng chính kiến có ảnh hưởng.”
Khi nước Tàu trở nên giàu có, kinh tế phát triễn, quân sự hùng mạnh là theo chủ nghĩa  “chauvanh nuớc lớn”, mộng bành trướng bá quyền trỗi dậy. “Giấc mơ Trung Hoa” là cơn ác mộng cho các nước láng giềng và nó luôn luôn là tham vọng tồn tại từ thời đại phong kiến Trung Hoa trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Giấc mơ đó thống trị Biển Đông hay chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông như bản đồ “đường luỡi bò” đã được Bắc Kinh đưa ra là then chốt, là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của Bắc Kinh.
Chung quanh Biển Đông, TC có 5 quốc gia láng giềng gồm có: Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei. Bắc Kinh nghĩ rằng với sức mạnh về kinh tế, quân sự là có thể khống chế được Biển Đông và biến nó thành “ao nhà” dễ dàng. Nhưng, nếu Bắc Kinh kiểm soát được Biển Đông thì các quốc gia có tuyến đường hàng hải huyết mạch của quốc tế quan trọng liên quan đến Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Đài Loan và Hoa Kỳ cho nên Mỹ & Nhật Bản phải thành lập liên minh với Ấn Độ – Australia và các quốc gia Đông Nam Á chống lại ý đồ bành trướng, bá quyền của Bắc Kinh và vô hiệu hóa sách lược bất chiến tự nhiên thành, biến không thành có của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Mặc dù, Bắc Kinh cho đến nay vẫn chưa tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ tại Biển Đông như đã từng làm tại biển Hoa Đông vào năm 2013 nhưng nó không được nước nào tôn trọng. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn ngang ngược, tiếp tục hoàn tất các hoạt động bồi đấp phi pháp các đảo nhân tạo, trong khi đó Ngũ Giác Đài cảnh báo thách thức các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh để bảo vệ “tự do hàng hải”.
Theo ông Micheal Auslin viết trên tờ The Commentator, đưa ra 3 tình huống có thể dẫn đến chiến tranh giữa Mỹ – Trung:
  • Xuất phát từ một tai nạn bất ngờ xảy ra.
  • Xuất phát từ chiến lược được đôi bên từ trước.
  • Xuất phát từ cuộc xung đột giữa Trung Cộng và các nước láng giềng đồng minh của Hoa Kỳ.
GIẤC MƠ TRUNG HOA TRÊN ĐÀ PHÁ SẢN TOÀN DIỆN:
Nhưng theo thiển nghĩ của tôi, những tình huống có thể dẫn đến chiến tranh giữa Mỹ – Trung theo dự đoán của ông Micheal Auslin sẽ chẳng bao giờ xảy ra. Ngoại trừ trường hợp, có một vài tên lính hải quân TC quá khích nổ súng, nhắm bắn một chiếc máy bay hoặc bắn một tàu chiến của Hải quân Mỹ. Giới lãnh đạo Bắc Kinh chỉ dám động khẩu, không bao giờ dám động lực.…vì hiện nay, “Giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình đang đối mặt với những cơn ác mộng, những vấn đề vô cùng khó khăn, nó trên đà phá sản toàn diện…
[1] KINH TẾ TUỘT DỐC:
Theo thông tin Bộ Thương mại TC (MOC) xác nhận: Trong 7 tháng đầu năm, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trừ phần đầu tư cho lĩnh vực tài chánh chỉ là 71,14 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng thời kỳ năm ngoái. Mặc dù vậy, giới tài chính chuyên môn cho rằng, đây là một trong những biểu hiện của sự bất ổn đối với nền kinh tế TC bởi không chỉ “nguồn vốn ngoại lần lượt rút khỏi thị trường nước nầy, mà kể cả nguồn vốn nội” cũng đang tìm đường hướng ngoại, vì bởi trước đó đã có làn sóng những người “siêu giàu” đã di cư từ Hoa Lục sang các quốc gia chủ yếu là Hoa Kỳ, Canada, Australia và châu Âu.
Theo hãng nghiên cứu Wealthsight cho rằng, người giàu Hoa Lục hiện đang cất giữ số tài sản trị giá 658 tỷ USD ở nước ngoài. Một hãng tư vấn khác là Boston Consulting Group thì cho rằng, con số nầy chỉ vào khoảng 450 tỷ USD. Nhưng dự báo, số tài sản mà nhà giàu Hoa Lục giấu ở các quốc gia khác sẽ tăng gấp đôi trong vòng 3 năm tới đây.
Trong khi bất động sản trong nước đóng băng thì số liệu của các nhà môi giới bất động sản (NAR) thì trong vòng 12 tháng, kết thúc vào tháng 3/2014, người giàu Hoa Lục đã mua hơn 8 tỷ USD nhà đất ở Mỹ.
GS David Shambaugh nhận định: “Đây không phải là một diễn biến mới, nhưng đã là một xu hướng đang nổi lên trong thập kỷ qua. Khi tinh hoa kinh tế của một quốc gia ra đi đông đảo như vậy là vì quá lo lắng trong việc bảo vệ nguồn tiết kiệm cá nhân ở nước ngoài, điều đó rõ ràng cho thấy họ thiếu tin tưởng vào hệ thống chính trị & kinh tế trong nước.”
Theo Louis Kuijs, giám đốc ngân hàng Hoàng gia Scotland, ước tính đến thời điểm cuối tháng 3/2015, TC đã mất khoảng 300 tỷ USD khi nguồn vốn rút ra khỏi quốc gia này trong vòng 6 tháng vừa qua.
Từ năm 2006 tới cuối năm 2014, tổng dự trữ ngoại hối của TC lên tới mức 4.000 tỷ USD cao nhất thế giới. Một phần nguồn tiền nầy đến từ thặng dư thương mại và từ các dự án đầu tư dài hạn của các nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất, khách sạn…nó còn bắt nguồn từ các dòng tiền nóng, xuất phát từ các nhà đầu tư đi tìm kiếm lợi nhuận thông qua đầu tư vào các kênh trái phiếu và cổ phiếu, vốn có thể mang lại lợi tức nhanh chóng trong giai đoạn thị trường tài chánh đầy biến động. Trong bối cảnh đó, TC được coi là một điểm đến đầy hấp dẫn của các dòng tiền nóng do nước nầy sở hữu đồng Nhân Dân Tệ mạnh và một thị trường chứng khoáng đầy tiềm năng…
Tuy nhiên, mọi thứ dường như đã bắt đầu thay đổi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp, bong bóng bất động sản xì hơi đã khiến các khoản nợ xấu phát sinh, đồng thời làm gia tăng rủi ro vỡ nợ trái phiếu. Với những biến chuyển dó, dòng dự trữ ngoại hối chính thức của TC đã sụt giảm 260 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 6/2014 đến tháng 3/2015. Các nhà đầu tư rút tiền ra khỏi thị trường TC bao gồm các quỹ đầu tư quốc tế, cũng như của cá nhân…nhưng những gì Bắc Kinh đã lo sợ và nó đã xảy ra: Thị trường chứng khoán TC lao dốc thảm hại, nguy hiểm hơn Hy Lạp.
Chứng khoán Tàu Cộng đã phục hồi khá mạnh trong hai ngày gần nhất. Tuy nhiên, dù xét theo tiêu chuẩn nào đi chăng nữa, cơn bán tháo trên Thị trường chứng khoán TC trong tháng vừa qua vẫn có thể khiến bất kỳ ai cũng phải choáng váng.
Dưới đây là những con số ấn tượng về thị trường chứng khoáng (TTCK) nầy như sau:
  • Wealth Destruction $ 3.9 trillion – Value wiped off China’stock market (3.900 tỷ USD là tổng số giá trị vốn hóa bị “thổi bay” khỏi thị trường chứng khoán TC.
  • Trading Suspensions 1.400 + Chinese companies have halted trading (Hơn 1.400 là số công ty cổ phiếu tạm ngừng giao dịch.
  • Volatility 5X bigger – Price swing on the Shanghai index vs. SP & 500 (Chứng khoán TC có độ biến động gấp 5 lần hơn so với chứng khoáng Mỹ)
  • Margin Loans $232 Billion – Margin debt still outstanding (232 tỷ USD là tổng số nợ ký quỹ trên TTCK TC.
  • Hong Kong Discount 33% Cheaper – Dual-listed Chinese stocks trading in Hong Kong (Cùng một số cổ phiếu, mức giá trên Hồng Kông sẽ rẻ hơn 33% so với Trung Cộng).
  • Market Rescue $19 Billion – Set aside to help boost stocks (19 Tỷ USD là số tiền các quỹ đóng góp để hỗ trợ thị trường chứng khoán).
  • Feeling The Fallout 90 Million – Retail investors in China (TTCK Trung Cộng có hơn 90 triệu nhà đầu tư nhỏ lẻ.”.
Từ khi thị trường bất động sản sụp đổ vào năm 2008 và các ngân hàng ngầm bắt đầu bộc lộ rủi ro, Tàu Cộng chỉ còn một thị trường lớn để đổ tiền, đó là thị trường chứng khoán. Tàu Cộng hiện có khoảng 90 triệu nhà đầu tư cá nhân. 2/3 trong số nhà đầu tư mới nầy không có bằng phổ thông. Tại các làng quê, nông dân cũng tham gia chứng khoán. Một số còn dành thời gian giao dịch nhiều hơn là làm việc ngoài đồng áng. Mọi người đều “lên đồng” với chứng khoán.
Từ khi đạt đỉnh ngày 12/6/2015, trên 3.000 tỷ USD vốn hóa đã bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh không thể ngăn đà lao dốc của chứng khoán, thị trường có thể thay đổi quan điểm về sức sụt giảm của tăng trưởng kinh tế. Nếu TC rơi vào vòng xoáy suy giảm, hậu quả sẽ còn lớn hơn nhiều so với Hy Lạp.
Đang dự hội nghị tại thượng đỉnh BRICS và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải Ufa-Nga, nhưng mọi sự chú ý của Tập Cận Bình vẫn hướng về thị trường tài chánh Thượng Hải & Thẩm Quyến. Những bất cập của hệ thống tài chánh có nguy cơ đe dọa đến uy tín và tương lai chính trị của Chủ tịch Trung Quốc.
[2] NẠN THẤT NGHIỆP TRÀN LAN:
Theo Peter Navarro, tác giả cuốn sách lừng danh: “DEATH BY CHINA” phát biểu: “Tự do thương mại không hề làm cho Tàu Cộng trở nên dân chủ hơn. Thay vào đó, nó làm cho TC trở thành một bộ máy thực thi quyền lực hiệu quả hơn. Họ thừa hưởng lợi ích từ các tổ chức quốc tế, nhưng họ không tuân thủ theo quy tắc. Vấn đề nằm ở chỗ, từ khi gia nhập WTO và được đãi ngộ tối huệ quốc (most-favored nation) là một trong những nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại tự do. Bắc Kinh nhanh chóng lợi dụng những đặc ân nầy, sản xuất hàng hoá độc hại tràn ngập nước Mỹ. Thêm vào đó, QĐNDTQ liên tục tấn công mạng, ăn cắp tài sản trí tuệ, sản xuất hàng nhái và trắng trợn vi phạm bản quyền để phá hoại các công ty Mỹ.”
Vì vậy, rất nhiều công ty lớn đã bắt đầu cảm nhận được sự ảnh hưởng và dần dần đóng cửa và rút khỏi Hoa Lục. Ngày 4/12/2014, hãng Best Buy công bố 184 cửa hàng đặt tại Hoa Lục và rời khỏi quốc gia nầy, tham gia vào hàng ngũ những công ty đã rút khỏi Hoa Lục như Google, Home Depot, Metro, Media Market, Adidas, Panasonic, Rakuten, Nestle, Danone… Theo gương Mỹ, các hãng xe Nhật Bản như Toyota và Nissan đã dừng sản xuất tại TC và chuyển sang các nước Á Châu khác.
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên nạn thất nghiệp tràn lan tại Hoa Lục. Ước tính có khoảng 600 triệu người không có công ăn việc làm, sống lây lất trong các thành phố lớn. Đạo quân ăn xin xuất hiện ngày càng đông ở các ga tàu tại thủ đô Bắc Kinh. Bước sang thế kỷ XXI, Tàu Cộng vẫn là một đế chế. Một số nhỏ tầng lớp thượng lưu và gia đình họ nắm quyền kiểm soát hầu hết tài sản và quyền lực trong khi đại đa số công nhân & nông dân đang trong tình trạng nguy khốn. Theo một báo cáo năm 2013 của Ngân Hàng Thế Giới (WB), có khoảng 300 triệu người Trung Quốc chi tiêu ở mức 01 USD hoặc ít hơn mỗi ngày. Đạo quân thất nghiệp đông đảo nầy chắc chắn sẽ tạo nên bất ổn xã hội và làm lung lay chế độ trong tương lai không xa…
[3] THỔ NHĨ KỲ CHỐNG TRUNG CỘNG:
Vào ngày 5/7/2015, tại ISTANBUL có hàng trăm người người Thổ Nhĩ Kỳ biểu tình tuần hành trước lãnh sự quán Trung Cộng, họ hô vang các khẩu hiệu chống Bắc Kinh bên ngoài toà nhà. Ngày 5/7/2015, Bắc Kinh cảnh báo công dân TQ khi đi du lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ, phải cẩn thận trước các cuộc biểu tình chống Bắc Kinh. Lời cảnh báo nầy đưọc đăng trên Web của Bộ Ngoại Giao TC cho biết, đã có nhiều cuộc biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ phản đối chính phủ Bắc Kinh. Quan hệ giữa Ankara và Bắc Kinh gần đây trở nên căng thẳng do lệnh cấm người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực tự trị Tân Cương hành lễ và ăn chay trong tháng chay tịnh truyền thốngRAMADAN. Trước đó, một số người đem cờ TC ra đốt. Một người trong nhóm biễu tình phát biểu: “Họ (người Duy Ngô Nhĩ) là anh em chúng tôi, hiện đang bị ngược đãi chỉ vì niềm tin tôn giáo.”
Số phận người Duy Ngô Nhĩ ở Hoa Lục là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ do cùng chia sẻ một nền văn hoá và tôn giáo chung, hệ phái Sunni. Ankara tuyên bố hôm thứ sáu 3/7/2015 là sẽ mở cửa đón những người Duy Ngô Nhĩ chạy trốn cuộc đàn áp dã man của chính quyền Bắc Kinh.
Nhật báo Thổ Nhĩ Kỳ Hurriyet cho biết, một nhóm nhỏ những người biểu tình hồi tuần truớc đã tấn công một nhà hàng do người Tàu làm chủ ở khu phố du lịch Tophane ở thành phố Istanbul, đập vỡ các cửa kính. Cũng vào hôm 5/7/2015, tại Istanbul, cũng có hàng trăm người biểu tình tuần hành đến các lãnh sự quán TC, hô vang các khẩu hiệu chống TC bên ngoài tòa nhà. Ngoài ra, lãnh sự quán Thái Lan ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bị tấn công sau khi chính quyền nước nầy trục xuất 97 người Duy Ngô Nhĩ nhập cảnh trái phép quay trở lại Trung Cộng, vì họ lo ngại những Duy Ngô Nhĩ sẽ bị ngược đãi khi trở về Hoa Lục.
Bắc Kinh lo ngại việc Thổ Nhĩ Kỳ chống Trung Cộng sẽ thành phong trào lan rộng trong thế giới Hồi Giáo cực đoan, đó là hiểm họa IS đã hiện hữu ở Đông Nam Á. Có tin nói rằng, hơn 500 công dân Indonesia và hàng chục công dân Malaysia đang đứng trong hàng ngũ của nhóm khủng bố “Nhà nước Hồi Giáo” (IS). Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore cảnh báo: “Đông Nam Á là một trung tâm tuyển mộ quan trọng của ISIS – Nhà nước Hồi Giáo”. Tờ tuần báo Phoenix đưa tin: “Nhóm thánh chiến Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria đang lên kế hoạch mở rộng “Thánh chiến” tới khu tự trị Tân Cương, Trung Cộng.”
Ngày 4/7/2014, thủ lĩnh ISIS là Abu Bakr al- Baghdadi công bố chi tiết về các kế hoạch mở rộng của nhóm Hồi giáo cực đoan nầy. Al-Baghdadi sẽ tìm cách trả thù tất cả những kẻ tước đoạt quyền lợi của người Hồi giáo ở 20 quốc gia trên thế giới, trong đó Trung Cộng được xếp đầu bảng. Al-Baghdadi xác định Tàu Cộng là kẻ thù số 1 của IS.
Tức nước vỡ bờ, một nhóm người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương dùng bom tự chế và dao hạ sát 3 cảnh sát Tàu Cộng tại một trạm cảnh sát giao thông, trước đó họ bị công an võ trang Tàu Cộng bắn chết 15 người. Vụ xung đột đẫm máu xảy ra vào ngày 22/6/2015, khởi đầu mùa chay Ramadan. Khu tự trị Tân Cương đã trở nên lạc điệu với “giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình.
[4] CUỘC CHIẾN TRANH PHÁP LÝ CỦA PHILIPPINES CHỐNG BẮC KINH:
Một thẩm phán tòa Tối Cao Philippines trả lời phỏng vấn với báo Rappler của nước này trước ngày xử kiện của Philippines về chủ quyền Biển Đông diễn ra tại Tòa án Trọng Tài (PCA) tại The Hague (Hoà Lan) từ ngày 7 – 13/7/2015, rằng tàu chiến, bom nguyên tử, máy bay chiến đấu đều vô nghĩa trong tranh chấp Biển Đông. Và theo vị thẩm phán nầy thì Công Ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) sẽ là cách tốt nhất để Philippines tuyên bố chiến tranh pháp lý với Tàu Cộng. Philippines tuyên bố cứng rắn sẽ đập tan bất cứ chứng cứ pháp lý nào mà Tàu Cộng đưa ra cho là mạnh mẽ nhất trong việc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Đội ngũ pháp lý hùng hậu của Philippines được dẫn dắt bởi luật sư quốc tế giàu kinh nghiệm là ông Paul Reichler đứng đầu với sự cộng tác của Cố vấn Pháp luật của chính phủ Philippines ông Florin Hilbay. Chính phủ Philippines tự tin rằng, sẽ chứng minh mọi tuyên bố chủ quyền của Tàu Cộng là bất hợp lý.
Ngày 28/6/2015, tại diễn đàn “Các Xung đột & Hợp tác an ninh ĐNA”, Tiến sĩ Koh Tsu Koon – Hiệu trưởng Đại học Wawasan, Malaysia – nhấn mạnh, nếu tranh chấp trên Biển Đông không thể giải quyết thông qua đàm phán thì có thể nó sẽ được đưa ra TÒA ÁN CÔNG LÝ QUỐC TẾ (ICJ). “Nếu Bắc Kinh tự tin về cơ sở pháp lý, lịch sử trong các tuyên bố chủ quyền thì tại sao lại ngần ngại đến Tòa án Công lý Quốc tế?” ông đặt ra câu hỏi. Theo TS Koon, tất cả các thành viên ASEAN chấp nhận ICJ như một cơ sở chung để giải quyết tranh chấp.
Một câu hỏi được đặt ra: “Tại sao Tàu Cộng e ngại ra Toà Án Quốc Tế để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông?” Một câu trả lời thật đơn giản là: “Những tên cướp biển lúc nào mà chẳng sợ Công lý & Luật pháp Quốc tế!”
KẾT LUẬN:
Căn cứ theo sự đánh giá của nhiều chuyên gia quốc về TTCK của Tàu Cộng sụp đổ như: ông Oliver Blanchard (kinh tế trưởng IMF), Bill Adams (chuyên gia kinh tế cao cấp của PNC ở Pittsburgh)… Theo thiển nghĩ của tôi, chỉ có sự nhận định của Tỷ phú George Soros: “KINH TẾ TRUNG QUỐC SẮP SỤP ĐỔ HOÀN TOÀN” là khả tín.
Tưởng cũng nên nhắc lại, tỷ phú George Soros là nhà đầu tư tiền tệ nổi tiếng – kẻ đầu cơ tiền tệ vĩ đại nhất thế kỷ XX đã tạo ra khối tài sản khổng lồ của mình sau những vụ đầu tư tiền, đó là cuộc khủng hoảng tài chánh – tiền tệ ở Châu Á vào mùa hè 1997. Bắt đầu từ Thái Lan, cuộc khủng hoảng theo hiệu ứng Domino nhanh chóng lan tràn ra toàn châu Á trong nhiều tháng tiếp theo. Như một kết quả tất yếu, các thị trường chứng khoáng tại châu Á tuột dốc nhanh chóng. Những quyết định của ông có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tài chánh quốc tế.
Soros trở thành những nhân vật đáng sợ đối với những quốc gia đang cố gắng để bảo vệ đồng tiền dễ bị tổn thương của họ. Soros vượt xa với những nhà đầu tư chỉ nhìn vào con số. Ông nghiên cứu kỹ tình hình của một quốc gia và cố gắng vạch ra những lỗi trong định giá; đặc biệt ông có sở thích đối với tình hình chính trị quốc gia. Rất năng động trong các hoạt động từ thiện nhằm kích thích những thay đổi chính trị.
Ông George Soros thường sử dụng các vị trí tiền tệ của mình để “trừng phạt” các quốc gia có tình hình chính trị bất ổn, nhưng hầu hết các nhà đầu cơ khác lại bỏ qua do các số liệu kinh tế quá tốt đẹp. Bằng cách gây áp lực tài chánh đối với chính phủ của các quốc gia nầy. Soros có thể gây ra những thay đổi chính trị mà có thể đã không bao giờ xảy ra nếu không làm như vậy. Các chính phủ có thể sợ ông, nhưng người dân của các quốc gia nầy có thể cảm ơn ông (Mặc dù khiến Wall Street sợ hãi, nhưng các khoản từ thiện và cho vay không tính lời thường được tài trợ bởi George Soros và Bill Gates”.
Ông George Soros cho rằng mối đe dọa chính đối với nền kinh tế thế giới không phải là sự sụp đổ của ngân sách Hoa Kỳ và các vấn đề trong khu vực ở Châu Âu mà là cuộc khủng hoảng đang hiện dần ra trong lĩnh vực tài chánh ở Tàu Cộng. Mô hình phát triển đảm bảo cho nền kinh tế Tàu Cộng tăng trưởng nhanh chóng đã ngưng hoạt động. ông cho rằng bong bóng thị trường tín dụng Tàu Cộng sắp vỡ và không có cách nào có thể cứu vãn được nữa.
Lo ngại của ông Soros về nền kinh tế Tàu Cộng không phải là không có cơ sở. Ông Alexander Orlov, chuyên gia Nga nổi tiếng, giám đốc điều hành của Arbat Capital, cho biết: “Nhiều khả năng, ông Soros đã dựa trên thực tế là tổng số nợ của nền kinh tế Tàu Cộng đang bắt đầu lên đến quy mô nguy hiểm,” vẫn theo ông Orlov. “Các khoản nợ này, tập trung chủ yếu trong khu vực doanh nghiệp và đô thị. Đã mấp mé ranh giới sống còn của nền kinh tế.”
Nợ doanh nghiệp đã vượt hơn 100% GDP và nợ đô thị lên đến 17,000 tỷ nhân dân tệ (NDT). Con số nầy hiện ít hơn mức lo ngại bi quan nhất 20.000 tỷ NDT, nhưng nhiều hơn số 10.000 – 12000 tỷ NDT của một vài năm trước đây. Nhưng, sự sụp đổ đe dọa Tàu Cộng chỉ có thể xảy ra trong tương lai khá xa và chỉ xảy ra nếu như bây giờ họ không cải thiện lĩnh vực tài chánh.” Vì vậy, theo ông Alexander Orlov, Soros đã phóng đại quá mức.
Theo thiển nghĩ của tôi, kinh tế Tàu Cộng sắp sụp đổ hoàn toàn, không phải chỉ riêng có yếu tố kinh tế mà là tổng hợp các yếu tố như tôi vừa kể ở trên, nó sẽ làm “Giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình mấp mé bờ vực phá sản. Xin hãy chờ xem!
 NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét