Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2018

Cảm nhận về những tấm hình cũ Bình Long (1965-1971)

Nguyễn văn Ngoan

Làng Hớn Quản nam giáp Thủ Dầu Một khoảng cách 74 Km.{  Hớn  Quản bây giờ là thị Xã Bình Long  ,Hướng bắc giáp Lộc Ninh  16.1Km theo Google ,Hướng đông  giáp Phước Long  Tây giáp Cambodia.Tây nam Giáp Tây Ninh} được thành lập  tháng 12 năm 1899 tách ra từ Biên Hòa cũ theo sở Tham Biện Thủ Dầu Một (Wikipedia ).

Theo Wikipedia Bình Long là một tỉnh cũ ở miền Đông Nam Bộ Việt Nam.
"Bình Long được thành lập theo Sắc lệnh số 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 do Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa ký, chia Nam phần thành 22 tỉnh. Phước Long và Bình Long là 2 tỉnh mới tách ra từ tỉnh Thủ Dầu Một. Tỉnh lỵ đặt tại An Lộc, trước đây thuộc quận Hớn Quản của tỉnh Thủ Dầu Một.
Theo Nghị định số 4 ngày 3 tháng 1 năm 1957 của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa thì tỉnh Bình Long bao gồm 2 quận (không có cấp tổng):
  • An Lộc có 36 xã, 118 ấp. Năm 1960 hợp nhất một số xã, nên còn 21 xã
  • Lộc Ninh có 18 xã, 95 ấp. Năm 1960 hợp nhất một số xã, nên còn 10 xã
Năm 1964, lập quận mới Chơn Thành, gồm 5 xã tách ra từ quận An Lộc và lập thêm 7 xã, tổng cộng có 12 xã.
Dân số Bình Long 1967:An Lộc ;26.449  ;Chơn Thành :11.735  ;Lộc Ninh  :21.738 Tổng số : 59.922".(Trích từ Wikipedia )
"Với rừng rậm và đất đỏ, Bình Long được bao quanh bởi những đồn điền cao su rộng ngút ngàn, và là nơi có nhiều rừng cao su nhất nước. Rừng Bình Long có rất nhiều loại gỗ quý như cẩm lai, sao, gõ.. nên ngành khai thác lâm sản tại Bình Long phát triển rất mạnh.. Ngoài các loại gỗ quý, rừng Bình Long cũng cung cấp nhiều loại gỗ tạp hoặc các cây rừng cho các lò than... Dọc Quốc Lộ 13, từ Tân Khai dẫn vào An Lộc, những rừng cao su xanh rì và xếp hàng thẳng tắp, là những hình ảnh thiên nhiên và hùng vĩ của Bình Long... An Lộc được bao quanh bởi những ngọn đồi Gío, đồi 100 và đồi Đồng Long.. là những hình ảnh đẹp thiên nhiên, nhưng lại mang những giá trị chiến lược về lãnh vực Quân sự."(Trích trong: Bình Long Một thời đạn bom Một thời hòa bình của Vũ Minh Ngọc)
Những di tích cổ xưa ở Bình Long trước năm 1972 có lẽ là Bưu Điện,Chợ cũ,Tháp nước ,Nhà ga Xe Lửa,Chùa Chưởng Phước.Trường Tiểu Học Thượng
Có hai tấm hình cũ về Hớn Quản từ thời Người Pháp tới đây mở đồn điền cao su :
a,Hình dưới những chiếc xe bò có mui,phương tiện vận chuyễn , được xếp thành hàng trên bãi đất trống ,không có ngôi nhà nào cả .Một số người dân tộc theo những chiếc xe bò này.
b.Chợ búa  là nợi đánh giá sự phồn thịnh và trù phú của một địa phương.Chợ Hớn Quản chỉ là một bãi đất trống.không có nhà .Có lẽ tới ngày họp chợ mọi cư dân khắp nơi trong vùng mang hàng hóa tới bán và trao đổi,


                                   Hình: Bùi Tuấn   (1973 )( Hình 1)
                            Vẽ kiểu thiết kế :Họa sĩ kiêm điêu khắc gia Phạm văn Khả
                          Câu đối : Phạm Ngọc Phi
                            Chiến Tích Bình Long Vang Bốn Biển
                            Địa Đầu An Lộc Dội Năm Châu
Hình 2
Trạm kiểm soát tỉnh lỵ Bình Long trên quốc Lộ 13 hướng Xa Cam , Bình Dương ,Sài Gòn năm 1967 chụp bởi Tom  Vehe(hình 2) .Cùng một địa điểm cách nhau có sáu năm.Một tấm chụp hướng vào tỉnh lỵ (hình 1).
Cuối con đường trong hình,khoảng hai trăm mét,bên phải là ngã ba Xa Cam có tấm bảng chỉ đường " S.P.T.R Plantation de Xa Cam " giờ bị phá bỏ ( Hình 7).Bên trái nhìn phong cảnh núi gió.dễ nhớ về núi đồi Đà Lạt không có những đồi thông bạt ngàn mà là rừng Cao su  xanh ngát trong làn sương mờ
Sau 30-4 1975 lần đầu tiên tôi nhìn cổng "Bình Long Anh Dũng" đứng chơ vơ,ngạo nghễ giữa bao la đất trời,giữa im lặng  ,mộ bia,cùng tiếng thì thầm của gió ,oán hờn của bao hồn vô chủ lẫn khuất nơi này, trải dài những hàng cao su loang lổ ,cỏ dại mọc đầy.Cổng làm toàn bằng những  tấm vĩ sắt ,đầy sáng tạo ,nghệ thuật,trơ trọi. Trơ gan cùng tháng năm.Thiếu vết chân người.
Trận chiến 1972,trong đó có người thân của tôi ,bạn bè tôi ,bao chiếu hữu của tôi đã gườm súng dưới mưa pháo,xe tăng .Trận chiến  cam go ,khốc liệt từng ngày.Cho An Lộc đứng vững  ghi vào trang sử anh hùng bằng máu và nước mắt của dân quân miền Nam.Cũng là trang sử đầy thêu dệt ,vẽ ra trên giấy những chiến công của kẻ xâm lăng,bạo tàn .Cuối cùng còn lại được gì cho dân tộc bé nhỏ đầy chia rẽ,hận thù .

Toàn cảnh Quận An Lộc,Tỉnh Bình Long - Photo by Alan Tigner ( Hình 3)Quốc Lộ13 theo hướng Bắc Nam
Đường ranh giới chia hướng Đông Tây ..Cổng Tỉnh lỵ ( Hình 1 và 2) nằm ngay ngã ba đầu tiên trên bản đồ( Hình 3&4).QL13 vào Thị xã An Lộc mang tên Đại Lộ Nguyễn Huệ chạy qua thị xã đi về quận Lộc Ninh tới Bù Đốp.Con đường bên phải ở Cổng Bình Long mang tên đường Nguyễn Du dẫn tới xóm ga ( Hình 5).
Hình 4-Không ảnh phía nam thị xã An Lộc gồm những cơ sở hành chánh,Quân sự,Trường Học Bệnh Viện.Khoảng đất trống cạnh QL13 là Sân Banh.Vì nhu cầu quân sự thành  bãi đáp trực thăng.Hướng nam của sân vận động là Quận An Lộc và Ty Thanh Niên.
Photo by Bill Carruthers-Trung tâm hành chánh,quân sự Bình Long trước năm 1972.Hình4
         Hình 5-Ngã tư Nguyễn Trãi-Nguyễn Du ngang qua đường rầy xe lửa đi về Quản Lợi 


Hình 6
Hình 7-Sân Vận Động (sân banh )
Hướng tây TT Yễm Trợ Tiếp Vận.Tây nam Ty Cảnh Sát.Tây bắc khu cư xá công chức.
Hướng bắc sân  banh là Tòa Hành Chánh Bình Long (Hình 10)và tiểu khu.
Phía đông  công viên tượng đài chiến sĩ ( Hình 8).Hướng đông nam B15
.Hướng đông bắc là Hội Đồng Tỉnh và Quân cảnh Tư Pháp
Hình 8-Tượng Đài;Hai hình dưới: hình 9 Hội Đồng Tỉnh;Hình10  tòa hành chánh



Hình 11-Không ảnh An Lộ;Hình 12 bản Đồ An Lộc
Hình 7

Ngoài hội trường Lý Thường Kiệt nơi các đoàn cải lương về bán vé trình diễn;Làm lễ phát phần thưởng cuối niên học,hội họp,v.v...Thì sân banh nơi diễn ra các hoạt động thể dục thể thao.Những trận banh giao hữu từ các xã trong quận (các đồn điền cao su ) Đội tuyển cảnh sát.Hay  những trận tranh giải dưới sự chủ tọa của vị Tỉnh Trưởng  cùng giới mộ điệu thể thao.Tôi mê lắm không có trận banh nào vắng mặt.Hay những trận banh  mà tôi tham dự.Có lẽ đây là nơi vui chơi lành mạnh duy nhất trong thời tuổi trẻ.Nhớ những buổi chạy điền  kinh ,nhảy  sào nhảy xa thời thi đua bậc trung Học hay những giờ không có thầy cô vào Ty Thanh Niên tập đánh bóng bàn.Ngoài Sinh hoạt thể thao sân banh còn chứng kiến những cuộc tụ họp của dân chúng để biểu dương tinh thần chống cộng thời bấy giờ.Sân banh cũng là nơi đầu tiên tôi biết được chiếc trực thăng,biết bay trên bầu trời nghèo nàn ,quê mùa. Từ đó tiếng súng , pháo kích nghe quen dần.
Đoạn trên QL13 này. Tôi đi học hàng ngày.Nhớ lúc còn bé.Bọn trẻ chúng tôi đứng hai bên đường  cạnh tượng đài chiến sĩ  để chào đón TTVNCH Ngô Đình Diệm khoảng năm (1958-1961 ),Hình ảnh ấy hiện lờ mờ trong tâm tưởng cùng tiếng hoan hô,tiếng khẩu hiệu vang lên giữa rừng cờ,trên vùng bán cao nguyên đất đỏ còn hoang sơ
Những buổi sáng đi học, gần tới tòa hành chánh gặp lúc chào cờ.Người đi bộ và xe cộ đều dừng lại ,bỏ nón xuống,đứng nghiêm hướng về lá quốc kỳ:
".......
Vì tương lai quốc dân
Cùng xông pha khói tên
Làm sao cho núi sông
Từ nay luôn vững bền
......"(Quốc ca VNCH)
Nghi lễ chào cờ chấm dứt ,sinh hoạt bình thường trở lại.Có những ngày học trò  xếp hàng đi qua dự lễ chào cờ ở Tòa Hành Chánh (Hình 10) sau đó trở về trường Những năm 1959-1961,con đường rẽ phải  bên tượng đài chiến sĩ (Đường Trưng Vương)Hướng đông còn lô cao su , vừa mới khai thác,cảnh trí còn hoang sơ, lô cao su này chạy dài tới đường Nguyễn Du.Sau khi lô Cao su này phá đi thì chiến sự một ngày gia tăng nên bãi đất trống rộng này thành căn cứ Quân Sự như B15.
Két nước sau Hội Đồng Tỉnh (Hình 9)vẫn đứng vững sau những trận mưa pháo,còn tồn tại cho tới ngày nay.Mang nguồn nước, mang sức sống cho dân Bình Long.  Trường Tiểu Học AN Lộc (hình 11) nằm gần cột tháp nước.
 Lớp nhì trường Tiểu Học An Lộc (NK 1959-1960)với thầy Xuyến ,lớp nhất Thầy  Trường,thầy Phấn....Nơi tôi có những người bạn mới đầu tiên ngoài dân Xa cam:Bùi văn Bích ,Đào Xuân,Nguyễn văn Lý,Minh Lé ...Bình Long có Nguyễn văn Được ,Điện Hùng ,Lương văn Lý .Việt,Đức ,Nhất,Bạch anh vợ Sướng,Nguyễn Hữu Kế ,Hiếu ,Cu sào ,Dục ở Thanh Lương .Xa cô : Có Nguyễn Văn Đài ,Lợi ..Trong lớp có hai ba  bàn học trò nữ  chỉ còn nhớ lờ mờ...
Hình 11
Nhìn hình 11, dãy ngang thấy trong hình đó là lớp tôi học.Lúc đó dãy trường bên hông chưa có xây ,Học trò chơi dưới bóng cây chà là.Bên ngoài hàng rào trước cổng có anh bán cà rem,vóc dáng cao.Cà rem đựng trong thùng sau chiếc xe đạp.Kem rất là ngon .Nhìn qua tòa hành chánh,  hàng rào đang xây .Tiếng trẻ tập đọc bài "khuyên học chữ Quốc Ngữ " ê a theo tiếng thước kẻ gõ đều trên bàn :
Đấng làm trai sinh trong trời đất,
Phải sao cho rõ mặt non sông.
Kìa kìa mấy bậc anh hùng,
Cũng vì thủa trước học không sai đường.
Cuộc hoàn hải liệt cường tranh cạnh,
Mở trí dân giàu mạnh biết bao.
Nước ta học vấn thế nào,
Chẳng lo bỏ dại nhẽ nào được khôn.
Chữ quốc ngữ là hồn trong nước,
Phải đem ra tính trước dân ta,
Sách các nước sách Chi na,
Chữ nào nghĩa ấy dịch ra tỏ tường.
    .......
    (“Bài hát khuyên học chữ quốc ngữ”, sđd, tr. 110)
Bậc tiểu học chỉ quần đùi với áo,đi chân đất còn may mắn hơn những trẻ mồ côi được diễn tả trong những bài tập đọc:
Những đứa trẻ mồ côi
Có những con người đang thời hoa nở,
Sống trong niềm đau khổ: Kiếp lầm than.
Cặp chân non ngày tháng những lang thang,
Trên đường phố ngút đầy bao gió bụi.
Tuổi niên thiếu dệt trong ngàn sầu tủi,
Không gia đình, cha mẹ, khát tình yêu.
Ôi long đong, thân trẻ nhỏ sớm chiều,
Ngàn cực nhục cũng chỉ vì cơm áo!
....... Xuân Chính
(Tiểu học nguyệt san, tháng 3/1959)
....
Những bài học về tình thương:
Thấy người hoạn nạn thì thương,
Thấy người tàn tật lại càng trông nom,
Thấy người già yếu ốm mòn,
Thuốc thang cứu giúp, cháo cơm đỡ đần.
Trời nào phụ kẻ có nhân,
Người mà có đức, muôn phần vinh hoa
Nguyễn Trãi (Gia Huấn Ca)
Có khi ca ngợi quê hương :
Quê em nhà cửa liền nhau,
Mái tranh, mái ngói chen màu xinh xinh.
Quê em có miễu, có đình,
Có con sông nhỏ uốn mình trong tre.
...........( Thanh Giang
    (Tiểu học nguyệt san, tháng 10/1958)

Hình 12
Năm học rồi cũng qua mau theo tiếng trống : vào học ,giờ ra chơi .Đặc biệt lúc tan trường,học trò xếp hàng trước cửa lớp, lần lượt từng lớp thứ tự đi ra cổng trường.
Những cơn mưa đầu mùa,hoa phương bắt đầu nở .Cây cỏ, hoa lá xanh tươi,trút bỏ đi lớp bụi.Cũng là lúc bịn rịn chia tay.Những hàng cây cao su xanh ngát vây quanh  , làm nổi bật màu hoa phương  dưới làng.Mỗi đứa trẻ là một mảnh đời,biết niên học năm sau có còn học nữa hay không !
Rồi niên học mới lại đến cùng "Những cảm xúc tươi vui, hăm hở của ngày tựu trường:
     Nô nức hôm nay, buổi tựu trường,
    Như chim ríu rít sáng tinh sương.
    Các em tấp nập ra trường học,
    Lê guốc giày vang khắp phố phường.
    Nét mặt ngây thơ miệng mỉm cười,
    Áo quần mới mẻ dáng vui tươi.
    Tay cầm cặp sách đi chân sáo,
    Lòng vẫn lâng lâng, mặt sáng ngời.
    Giữa đám mây xanh hiện mái trường,
    Một hồi trống giục đã ngân vang.
    Cổng trường mở rộng như chào đón,
    Những đám trò em bước vội vàng.
    Bạn cũ gặp nhau lại nghịch tinh,
   Vui đùa, cười nói, chuyện tâm tình.
   Trời thu mây kéo như thông cảm,
   Với nỗi niềm vui của học sinh."

           Vũ Tiến Thu
    (Tiểu học nguyệt san, tháng 9-10/1959)



Trường Tiểu Học An Lộc hình 13
Đầu niên học năm 1960-1961 .Có một số thầy cô mới về,tuổi trẻ lòng đầy nhiệt huyết.Học trò to nhỏ với nhau :Có thầy Triệu  ,thầy Thụy,Thầy Nghiệp thầy Hùng.....Dãy trường  nằm dọc( hình 13).Có cô Mỹ dạy lớp nữ,chiếc áo dài ôm gọn thân hình mảnh mai ,khuôn mặt hiền dịu,Cô chạy chiếc xe Solex vào trường.Bọn trẻ thường dán mắt vì chiếc xe lạ mới thấy lần đầu hay vì cô giáo trẻ và đẹp.

Ngày một buổi học trò đến trường theo nắng mưa,tung tăng chạy nhảy , nghịch ngợm ,đá banh lúc giờ ra chơi.Có ngày về sớm.Mấy đứa thân nhau,rủ đi tắm  cống Sốc Gòn trong lô cao su.Từ trường đi tắt theo đường vườn xóm ga,cũng nửa tiếng đồng hồ.Ngang qua vườn cà phê um tùm,qua những thửa mía vàng,lóng thưa đung đưa theo gió ,mà thèm.Những luống rau hai bên theo lối mòn một người đi,những cây ăn trái.Tắm xong lại  theo dấu cũ mà về.Có ngày nghe tiếng còi hụ xe lửa mà hoảng ,vì quá giờ tan trường ,chưa về nhà ,mẹ cha chờ mong.
Một hôm năm đứa đèo  nhau trên một chiếc xe đạp: Một đứa ngồi trên tay lái,một đứa ngồi trên thanh ngang,đứa lái xe ngồi trên yên,hai đứa ngồi sau baga .
Từ trường tiểu học chạy tới trước dinh tỉnh trưởng,đường nhựa bằng phẵng ,xe chạy uốn éo.Ngang qua cửa chánh hình dưới.Cô thư ký nhìn ra thấy.Đưa mắt nhìn rồi đếm to:"một hai ba bốn năm".Bọn tôi rúc rích cười với nhau một cách tự hào,ngạo nghễ.Từ ngôi nhà này đường là là xuống dốc,xe chạy dễ dàng.Đứa  nhỏ con nhất được trịnh trọng cho ngồi trên tay lái sợ té miệng la.Còn thằng ngồi sau thì cười. Thằng lái xe thì la bốn đứa ,đừng nhúc nha nhúc nhích cho nó lái .
Xe đạp bắt đầu xuống dốc (hình 14) .Đứa bạn cầm tay lái cố ghìm xe,bóp thắng...Hai đứa ngồi phía trước sợ hãi.Dốc đứng xe lao xuống ,cụt đường,hai đứa ngồi sau vội vàng nhảy xuống, không kịp kéo  xe lại.Xe đạp đâm vào cột điện bên tay trái. (nơi đám nhân công đang làm việc).Tôi chạy xuống , bánh trước méo cong lại.Ba đứa ở trên xe té bị xây xát nhẹ.Năm đứa nhìn nhau lo lắng,chẳng có đồng nào trong túi.Đành thay nhau  khiêng xe về nhà Lương văn Lý .Mấy ngày sau hỏi nó cười cười,thay bánh mới....Nhìn hình mà nhớ chuyện xưa.Tất cả chỉ còn là cái bóng ,mơ hồ xa  xôi,mà gần gủi.Người và vật rồi cũng đã tan biến trên cõi đời .Chỉ có kẻ còn sống ngậm  ngùi cho một phận người .
Ngã ba đường trước Dinh Tỉnh Trưởng và Nguyễn Du-Hình 14
Nhìn cổng Trường Trung Học Bình Long.Tôi không may mắn bước vào cổng trường trước hai năm.Nhìn những người bạn năm xưa cùng lớp đang học lớp lục và ngũ .Tôi thấy  mình nhỏ lại.Nhỏ hơn nữa, năm nay mở thêm lớp Đệ Thất , trễ hơn cả tháng.Tôi mới được vé vớt bước vào.Lạc lỏng giữa những người bạn mới.Cây viết cuốn sách gần cả năm tôi chưa đụng tới. Chợt nhớ câu:
"Sự học như đi thuyền trên dòng nước ngược,không tiến ắt phải lùi" nỗi buồn vì mình không chọn sự học;mà chọn đi làm để giúp gia đình .Nên đã thụt lùi.Cũng tự an ủi :
"Thà học muộn còn hơn không bao giờ học"
(It is better to learn late than never-Publilius Syrus )
Khi xưa còn bé làm gì biết được câu trên.Chẳng qua mượn ý để diễn tả thêm ý nghĩ của thuở "ăn chưa no, lo chưa tới ".
Mỗi ngày vào lớp,thêm những điều mới mẻ .Tôi  không phải học một ông thầy suốt cả năm.Sự thay đổi từng môn ,khiến tôi bị kích thích . Thầy giáo phụ trách lớp tôi lúc ấy :Thầy Giáp Bằng Phan (Đã mất )gần như thầy phụ trách hầu hết các môn học.Mổi một câu thầy giảng thường chấm dứt bằng hai chữ :"Hiểu không ".
Môn quốc văn Thấy Ánh phụ trách.Tôi viết chính tả toàn sai dấu hỏi , ngã..Chỉ hơn một trang vở thầy sửa chi chích những  ngã và hỏi .Thì ra đây là lý do mà tôi không thể bước vào ngưỡng cửa Trung Học.Giọng thầy rất truyền cảm,rõ ràng từng bài ca dao tục ngữ  xoáy tận vào tâm hồn non trẻ của tôi:Cách ăn ở ở đời,,tình yêu quê hương tổ quốc,Tình yêu thương đồng bào ,đồng loại,tôn trọng  mọi  người cùng lòng biết ơn .Thật thà nhân hậu ,đừng xảo trá :
Tin nhau buôn bán cùng nhau,
Thiệt hơn hơn thiệt, trước sau như lời.
Hay gì lừa đảo kiếm lời,
Một nhà ăn uống, tội Trời riêng mang
.
Thầy Nghĩa nét mặt nghiêm nghị cùng đôi mắt trong sáng dấu trong cặp kiếng trắng đã dậy chúng tôi những chữ vỡ lòng tiếng Pháp.Thứ chữ mà ở lớp ba trường bà Xa Cam.Tôi đứng trên bảng chỉ từng chữ cho các bạn tôi xếp hàng phía dưới hát bài ca tiếng Pháp.Cứ hát một câu sai là Dì Năm đánh một roi (que mây)sau đầu gối.Sau đó là tới các bạn tôi.Giờ ra chơi,sau đầu gối toàn những lằn roi tươm máu.Thứ chữ mà các ông chủ người Pháp dùng giao dịch với các thầy ở Đồn Điền.Vết roi mây,thước kẻ vào tay thì chóng lành,hết đau.Nhưng trong tâm trí học trò còn ấm ức,nhớ mãi .

Hình chụp dãy lớp dưới có thể vào thời gian nghỉ hè.Mùa mưa cỏ mọc đầy,không một lối mòn của những dấu chân nhỏ,nhìn vào sao không khỏi chạnh lòng.
Thế mà những năm học cấp dưới bọn trẻ chúng tôi ngày một buổi tới những phòng học này ,Tôi vẫn hồn nhiên, vô tư ,như chim nhỏ hót trong lồng.Chăm chú lắng nghe từng lời giảng của thầy cô để đủ điểm qua hai kỳ thi nhất nhị cá nguyệt.
Qua bao mùa mưa nắng.Có những đứa bạn đi bộ,đi xe đạp giữa trời nắng bụi,mưa lầy, hai ba cây số tới trường.Những đứa từ Xa Cát ,Xa Trạch từ Quản Lợi ,Xa Cô.Găp những ngày bị mưa áo quần lếch thếch ,lôi thôi.Đến học rồi về qua bao năm tháng ,có đứa chưa hề trò truyện,có đứa không biết ở làng xã nào.Nhưng tên họ ,mặt mũi,vóc dáng thân quen mãi mãi.Mổi một mùa tựu trường,lớp học lại thiếu đi  vài đứa .Có đứa vào lính, chưa ra trường đã hòm gỗ cài hoa.Có đứa bị thương:" Ngày trở về có anh thương binh chống nạng cày bừa ...Nhạc Phạm Duy ",Có những đứa lập gia đình" Thê Tróc, Tử Phọc " Vợ trói con buộc ......làm lính ở quê nhà .Có những đứa âm thầm vào rừng ôm ấp sự nghiệp giải phóng.
Thầy cô,từ phương xa tới dạy,nhìn trường bụi đỏ bám đầy,học trò ngô nghê.Phố xá buồn thiu.Ngoài giờ dạy học không nơi nào để giải trí.Quanh quẩn chỉ có cao su ,mùa nắng với bụi mùa mưa với lầy.Trong độ tuổi thanh xuân,tương lai đang mở rộng,chẳng lẽ ở chốn này.Vì vậy,có những thày cô dạy hai năm rồi không quay trở lại.Để lại trong lòng người học trò lòng kính trọng,nuối tiếc.
Có những thầy vì thương học trò tỉnh lẻ không muốn bỏ đi,miệt mài truyền thụ kiến thức từ năm này tới năm khác .Nhưng có những thầy ,học trò không mong học  nhưng vẫn phải học .
Năm 1968-1969 tỉnh lỵ thường bi pháo kích.Có khi pháo kích cả ban ngày.Ngôi trường nằm gần tiểu khu cũng sợ vạ lây.Có một buổi sáng,trong giờ dạy đạo đức,thầy giáo đang giảng bài,lớp im lặng lắng nghe.Bổng bầu trời vọng tiếng đạn pháo xé gió,theo sau tiếng nổ gần kề .Nhiều tiếng nổ kế tiếp.Thày giáo vội nhảy qua cửa sổ chạy ,để lại đám học trò dáo dác ,sợ hãi.
Quí thầy cô đã đem hết tâm huyết ,sở học của mình đào tạo một lớp học trò mong sau này có ích cho đất nước, theo kịp với đà tiến hóa của nhân loại.Gieo rắc tin yêu,nhân bản ,tinh thần phóng khoáng tự do trong hoc thuật,tinh thần nghiên cứu sáng tạo trong khoa học.Tinh thần ấy, mai một theo cuộc chiến mà lụi tàn .Tới ngày nay,những cô cậu học trò nhỏ bé năm xưa, cố gắng gặp nhau hằng năm tỏ lòng kính thầy nhớ bạn,ôn kỷ niệm xưa khi còn có thể.Mai một rồi đời người cũng qua .
    AL 1967-1968 by John l.Beck-hình 15
Nhìn gốc Xoài những người học trỏ cũ sinh tình, nhớ nhớ thương thương thuở học trò đã đối đáp trên Facebook :
Ngoc Huong Ngo Nhìn ảnh nhớ thật nhiều về trường trung học BL xưa ...!!!
Mỗi lần đến cũng như về !!!

Gốc xoài ta đứng ... tóc thề bay bay ...!!!

Ngoan Nguyen Ô kìa bóng dáng hay hay
Đứng chờ ai đó đắm say bao chàng
Ngoc Huong Ngo Ngày xưa áo trắng phất phơ !!!
Ngày nay tóc trắng lờ mờ bay bay ...!!!
Gốc xoài bom đạn xéo dày ???
Hay còn sừng sững chờ ... ai quay về ...!!!
Ngoan Nguyen Gốc xoài còn bóng bên lề
Người xưa biền biệt buồn về ai mang
Đêm đêm trở giấc mơ màng
Nghe con trẻ khóc bàng hoàng cơn mê
Quang Hoangvan Anh, Chị nhớ gốc xoài xưa
Mái trường yêu mến bây giờ tàn phai
Bom, đạn pháo dội 72
Cuối dãy, Mộ lớn Bia đề không tên
Cách xa Vạn Lý trùng dương
Ấp ôm tấm ảnh thiên đường ngày xưa
TRƯỜNG YÊU, YÊU MÃI ĐẾN GIỜ...............
Ngoan Nguyen Học trò Trung Hoc Bình Long
Có bao áo trắng nằm trong mộ này
Nhắc qua tưởng kiếp đọa đày
Còn ghi trong dạ đắng cay trong lòng
Ngoc Huong Ngo Đêm đêm giấc ngủ chẵng về !!!
Loanh quanh đâu đó hay về Bình Long !?!?!?
Nhớ thương dấu kín trong lòng !!!
Chưa quay về được nhớ mong từng ngày .
Ngoan Nguyen Chị về bụi đỏ bay bay
Hàng rào bông giấy chờ ngay cổng vào
Thênh thang phố chợ xôn xao
Hay là chị sợ rước bao mối sầu
Quang Hoangvan Đất đỏ BÌNH LONG đỏ thẫm màu
Muôn trùng cách trở, chạnh lòng đau
Ly hương một thuở lòng nhung nhớ
Hợp phố mấy phen dạ thỏa sầu
Tổ quốc mịt mờ bao (cơ chế)
Giang sơn ảm đạm vạn (nỗi đau)
Bạn Hữu về thăm quê hương cũ.
BÌNH LONG đất đỏ nhỏ lệ sầu.......
Ngoan Nguyen "Tan đàn xẻ nghé" đã từ lâu
Đất đỏ dấu yếu khắc trong đầu
Biết  tỏ cùng ai ngày tháng cũ
Thỏa tình tri ngộ nghĩa tình sâu
Dân mình cuộc sống sao quá khổ
Cộng đảng cầu vinh trở lên giàu
Anh định bao giờ về chốn cũ
Chụp dùm tấm ảnh cảnh xưa sau.
Ngoc Huong Ngo Mấy mươi năm thời gian mau !!!
Chỉ vì sinh kế lệ sầu bao đêm !!!
Đắng cay cuộc sống triền miên !!!
Một mình lầm lũi chông chênh giữa đời ...!!!
Ngoan Nguyen Chông chênh cuộc sống giữa đời
Đủ mùi gian khổ ông trời còn thương
Biết rằng cuộc sống vô thường
Ngày ngày đưa cháu đến trường chị vui
Ngoc Huong Ngo Nhớ thương đất đỏ chín mùi !
Một ngày trở lại nhớ mùi đạn bom !!!
Trường xưa giờ đã vùi chôn !!!
Mãi còn hình ảnh thân thương ... gốc xoài ...!!!
Ngoan Nguyen Gốc Xoài ôm gốc mít dừa
Che trời nắng gắt những trưa đến trường
Học trò lớn nhỏ vấn vương
Thuở còn áo trắng sân trường vui chơi
Hướng trước mặt tấm hình 15, bên phải  là bệnh viện, bên trái khu gia cư công chức. Con đường chạy dài tới ấp Hưng Chiến ,Bình Phú,Phố Lố.
Bệnh viện Tỉnh Bình Long sát vách trường.Vì vậy,có những mùa đông giá lạnh,học trò bị cảm ho,nhằm giờ không có thầy cô.ba bốn đứa rủ nhau qua khám bịnh..Được đo áp suất máu,Bác sĩ nghe nhịp tim đập.Ngoài thuốc trị cảm,còn  có kẹo trị ho.Kẹo này học trò thích lắm,Nên có đứa  chưa bịnh cũng qua khám mong được một liều thuốc kẹo ho .
Nhìn cổng bịnh viện lòng sao không nghĩ đến mùa hè 1972 nơi đã cứu sống biết bao người.Người bị thương và chết nằm dài ở hành lang.Người bị thương mong y tá ,bác sĩ cứu,Còn y tá ,bác sĩ ,từng phút không biết bao giờ đến lượt mình.Trong "Nhật Ký An Lộc"Trang 309  của Bs Nguyễn văn Quí có đoạn ghi :


Trong cơn chiến loạn ,tiếng oán than ngất trời,bom đạn cầy xé khắp nơi,bao người thân gục ngã.Khóc thương đến khô lệ, hồ dễ mấy người quên.Nay cảnh xưa không còn,người xưa cũng ra đi,  bóng chiều khuất dần ,Rừng cao su âm u , âm thầm chứng kiến ,bao đổi thay của lịch sử, đắng cay của cuộc đời.
Tiểu khu phía trước Trường THBL
Nhìn tấm hình 15,khoảng không trước mắt: Ấp Hưng Chiến.Một cái tên xa lạ,mà gần gũi,thân thương,một ấp nghèo,sống với vườn rẫy,nương khoai.Ai ngang qua mà không ngửi mùi mít chín.Ai ngang qua sao quên được hương sầu riêng thoang thoảng.Ai ngang qua mà không thấy cây ổi cây xoài.Mùi hương hoa cà phê,mùi hương tiêu thơm như bát cháo cảm mẹ nấu những chiều đông.Màu đất đỏ,mồ hôi của bao đời cho cây quả đơm bông,khơi mạch sống dân lành .

Quay về đông,hừng đông tỏa sáng ,lung linh ánh sáng mặt trời.Xóm ga,vườn cao su  xanh ngát tận trời xa.nào những luống hoa, luống cải,những cây ớt oằn trái.Hoa bí ,hoa bầu,hoa mướp.Người nông dân chăm chỉ, chăm bón, tưới ngày hai buổi.Bên tiếng ê a học bài,tiếng o oe  cuả trẻ thơ.Tiếng ru con:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Địa thế Trung Học Bình Long kém xa Trường Tiểu Học An Lộc và Tiểu Học Thượng.Học trò  kinh thượng lớp nhì ,nhất học chung với nhau,trong kỳ thi có lẽ học trò thượng được nâng điểm.


Nhìn hình Tiểu Học Thượng giờ ra chơi bu quanh lều bán nước.Thuở ấy bán nước đá bào nhận với si-ro giống như Grenadine bây giờ.Hay chè đậu trắng,đậu đen  v.v...
 Quốc Lộ 13 trước giờ học chiều.Dưới cái nắng nung người.Bóng in trên đường trưa.Học trò nữ đầu đội nón lá,Nam đội mũ xen lẫn người lính bước vội trên đường.Biết đâu vào cuối niên học,từ cây me tây ở trường tiểu học thượng hay cây bã đậu bên đường, vang tiếng ve kêu, báo mùa hè sắp đến.Hay những cô cậu học tró lớn lén mắt nhìn nhau,may tìm nụ cười duyên dáng.Thỉnh thoảng vài chiếc xe đồn điền, hay đoàn xe Mỹ chạy qua,nón lá nghiêng che.Những tá áo trắng mang chút bụi đỏ tới trường.
Cảm nhận về An Lộc-Binh Long dự định còn phần tiếp.Không biết có viết tiếp được không.Xin cám ơn những người Lính Mỹ đã giữ gìn , lưu lại trên các trang Web những hình ảnh chụp từ những năm 1965 tới 1971.

Nguyễn Văn Ngoan
5-1-2018





1 nhận xét:

  1. Cp phai ban Nguyen Van Ngoan truoc nam 1965 ban o don dien XaCam , Xa Thanh Binh tinh Binh Long khong ? Va ban hoc truong THBL . Neu dung vay xin cho minh biet ! Minh quen than ban day .!!!!!

    Trả lờiXóa