DỊCH CÂN KINH
Trình bày trong đại hội Y-khoa châu Âu ngày 14-10-2001
Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ (Paris, France)
Võ-sư Trần Huy Quyền (Melbourne, Australia)
Trình bày trong đại hội Y-khoa châu Âu ngày 14-10-2001
Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ (Paris, France)
Võ-sư Trần Huy Quyền (Melbourne, Australia)
DỊCH CÂN KINH
Nguyên bản : Vô danh thời Minh-Thanh, Trung-Quốc
Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ và Võ-sư Trần Huy-Quyền chú giải Copyrigh by Trần Đại-Sỹ - Trần Huy Quyền Tác giả giữ bản quyền. Tout droits réservés. All rights reserved. |
Thưa Quý Đồng-nghiệp,
Hôm nay chúng ta họp nhau đây, để thảo luận một đề tài vừa có tính chất Y-học, vừa có tính chất Võ-học, Thể-thao rất cổ của Trung-quốc. Tại các Đại-học Y-khoa Á-châu Thái-bình dương, việc đưa vấn đề như thế này vào giảng dạy, là một sự bình thường từ đầu thế kỷ thứ 20. Nhưng tại châu Âu chúng ta thì thực là hiếm hoi. Hơn nữa đề tài, mà chúng ta bàn luận đây, sẽ gây ra rất nhiều tranh luận. Đó là:
Hôm nay chúng ta họp nhau đây, để thảo luận một đề tài vừa có tính chất Y-học, vừa có tính chất Võ-học, Thể-thao rất cổ của Trung-quốc. Tại các Đại-học Y-khoa Á-châu Thái-bình dương, việc đưa vấn đề như thế này vào giảng dạy, là một sự bình thường từ đầu thế kỷ thứ 20. Nhưng tại châu Âu chúng ta thì thực là hiếm hoi. Hơn nữa đề tài, mà chúng ta bàn luận đây, sẽ gây ra rất nhiều tranh luận. Đó là:
Dịch
cân kinh
Dịch Cân kinh là tiếng gọi tắt của Dịch Cân Tẩy Tủy Kinh. Bộ sách này đầy những huyền thoại, đầy những ngụy tạo, đầy những mơ hồ, đã làm hại biết bao nhiêu người tin vào các bản ngụy tạo, rồi luyện tập, gây ra phản ứng nguy hại cho cơ thể, dĩ chí chết người.
Vì vậy sau buổi hội thảo hôm nay, tôi xin Quý-vị hãy vì Y-đạo, chịu khó giảng dạy cho người xung quanh, cho thân chủ, để sự thực được soi sáng.
Phần thứ nhất: Dẫn nhập
1- Nguồn gốc
Trong hằng trăm nghìn ngôi chùa Phật-giáo trên thế giới, không một ngôi chùa nào được tiểu thuyết hóa, huyền thoại hóa và thần thánh hóa bằng chùa Thiếu-lâm bên Trung-quốc (1). Và cũng trong hằng triệu vị tăng, không vị nào được viết, được nói, được tôn sùng bằng ngài Bồ-đề Đạt-ma. Bỏ ra ngoài vấn đề tôn giáo, quả thực Ngài là một trong những người đã đem Thiền-công vào Trung-quốc, và làm cho quảng bá.
Ghi chú,
Trung-quốc có 3 ngôi chùa đều mang tên Thiếu-lâm.
1. Hà-Nam đăng phong Tung-sơn Trung-châu Thiếu-lâm tự,
2. Hà Bắc Bàn-sơn Thiếu-lâm tự,
3. Phúc-kiến Tuyền-châu Nam Thiếu-lâm tự,
Một trong những sự kiện người ta từ thần thánh hóa ngài, rồi đi đến ngụy tạo ra những bộ Thiền-công, Khí-công và gán cho ngài là tác giả. Trong đó có bộ Dịch Cân Tẩy Tủy Kinh. Bài tựa bộ Thiếu-lâm tự tư liệu của Vưu Cốc, Diêu Nguyên, do Văn-hiến xuất bản xã Bắc-kinh, xb. tháng 10-1984, phần tựa, trang 2 viết:
"Từ trước đến nay, mật bản Dịch Cân kinh nói là nội công Thiếu-lâm, rồi được lưu truyền trên trăm năm đến giờ. Căn cứ vào sự kết thành của nội dung bộ sách cũng như cú pháp thì không thể nào tin được.
Bộ này chỉ có thể
được viết vào thời Thanh Khang-hy (1662-1723), Ung-chín h(1723-1736) là quá.
Trong thời vua Quang-tự (1875-1909), chính Phúc-sơn Vương Tổ Nguyên cũng đã
viết: Xét đến Tung-sơn Thiếu-lâm tự, người ta mạo ra tập Nội-công đồ, phổ biến
rất rộng".
Thực sự Dịch Cân kinh là bộ sách Khí-công do các Đạo-gia Trung-quốc soạn ra vào cuối đời Minh hay đầu đời Thanh, tương đương với bên Đại Việt vào cuối đời Lê sang đời Nguyễn.
Thực sự Dịch Cân kinh là bộ sách Khí-công do các Đạo-gia Trung-quốc soạn ra vào cuối đời Minh hay đầu đời Thanh, tương đương với bên Đại Việt vào cuối đời Lê sang đời Nguyễn.
Lúc mới xuất hiện Dịch
Cân Kinh chỉ là một trong hằng trăm bộ sách Khí-công, không quá siêu việt. Bộ
sách này trước năm 1950 chẳng nổi tiếng cho lắm. Nhưng từ khi nhà văn Kim Dung,
tiểu thuyết hóa đi trong Thiên-long Bát-bộ, thì bộ kinh này trở thành
thánh kinh. Nổi tiếng đến độ đã có người bị ngã gẫy chân, thay vì đi tìm thầy
điều trị, lại nằm ỳ ở nhà luyện,
c
hút nữa phải cưa chân. Tác giả Dịch
Cân kinh không biết là ai.
Dịch Cân kinh ra đời khoảng 1662-1736, thế nhưng Kim-Dung lại cho nhân vật tiểu thuyết Mộ Dung Bác, Du Thản Chi, Cưu Ma Trí luyện vào đời Bắc Tống (960-1127). Có lẽ Kim Dung cho rằng mình viết tiểu thuyết, nên không cần sự chinh xác, rồi ông cũng và gán cho tác giả là ngài Bồ-đề Đạt-ma của chùa Thiếu-lâm. Thành ra từ thập niên 60 thế kỷ thứ 20, người Việt không hề thấy bộ sách này, rồi cho rằng đó là bộ sách trong huyền thoại, không có thực.
Một số người thất học, trong đó có vài võ sư, vài thầy lang Việt-Nam, chưa hề thấy bản Dịch Cân Kinh trên, họ phịa ra nhiều bản Dịch Cân kinh, rồi đem phổ biến. Tất nhiên quần chúng tin ngay.
Dịch Cân kinh ra đời khoảng 1662-1736, thế nhưng Kim-Dung lại cho nhân vật tiểu thuyết Mộ Dung Bác, Du Thản Chi, Cưu Ma Trí luyện vào đời Bắc Tống (960-1127). Có lẽ Kim Dung cho rằng mình viết tiểu thuyết, nên không cần sự chinh xác, rồi ông cũng và gán cho tác giả là ngài Bồ-đề Đạt-ma của chùa Thiếu-lâm. Thành ra từ thập niên 60 thế kỷ thứ 20, người Việt không hề thấy bộ sách này, rồi cho rằng đó là bộ sách trong huyền thoại, không có thực.
Một số người thất học, trong đó có vài võ sư, vài thầy lang Việt-Nam, chưa hề thấy bản Dịch Cân Kinh trên, họ phịa ra nhiều bản Dịch Cân kinh, rồi đem phổ biến. Tất nhiên quần chúng tin ngay.
Trong thời gian
1960-1975 ở miền Nam Việt-Nam, ngay khi ra ngoại quốc (1975-2001) lưu truyền
"một phương pháp" luyện Dịch Cân kinh, bằng tiếng Việt, chỉ có một
thức duy nhất là đứng thẳng buông lỏng rồi vẫy tay như chim non tập bay. Đính kèm
còn chép thêm rằng nhiều người tập, đã chữa khởi ung-thư gan, lao thận,
Parkinson, huyết áp cao, và hàng chục thứ bệnh nan y.
Cho rằng đây là một ấn
bản khác của Dịch Cân Kinh, tôi đã bỏ công tra trong các thư viện của những
Đại-học Y-khoa Thượng-hải, Giang-tô, Hồ-Nam, Phúc-kiến, dĩ chí đến các gia, các
phái võ thuộc các hệ Thiếu-lâm ở Hương-cảng, Đài-loan, nhưng cũng không thấy.
Vì vậy tôi đặt tên bản này là Dịch Cân Kinh Việt-Nam (DCKVN), vì
không
được sáng tác vào thời kỳ
1960-1975.
Gần đây một vài tờ báo Việt-ngữ bên Hoa-kỳ lại lưu truyền một bản Dịch Cân kinh nữa, hơi giống bản DCKVN, hơn nữa còn đăng lời xác nhận giá trị của Bác-sĩ Lê Quốc Khánh (sinh 1932), người từng học ở Đại-học Quân-y, từng làm việc chung với các bác sĩ Pháp, Mỹ, Phi-luật-tân, và cộng tác với Bác-sĩ Đinh Văn Tùng trong công cuộc nghiên cứu trị ung thư bằng Phẫu-thuật (1936-1965), nghĩa là ông Khánh mới 3 tuổi đã thành bác sĩ. (Tài liệu đính kèm). Tôi không phủ nhận tập tài liệu này, tôi hứa sẽ nghiên cứu kỹ rồi xác nhận sau.
Từ năm 1974, một số Đại-học Y-khoa Trung-quốc dùng Dịch Cân kinh làm khóa bản giảng dạy cho các thầy Tẩm-quất (Kinésithérapeutre) và Bác-sĩ Thể-thao để luyện lực phục hồi sau khi trị bệnh bị tiêu hao chân khí. Tài liệu còn dùng trị bệnh kết hợp Tây-y, Trung-dược, Châm-cứu:
_ Lão khoa,
_ Thần kinh,
_ Não khoa, (Neurology)
_ Niệu khoa (Urology)
_ Phong thấp (Rhumatology)
_ Phế khoa (Pneumology)
_ V.v...
Đến đại hội Y-khoa toàn quốc năm 1985, các trường Đại-học Y-khoa trao đổi kinh nghiệm, đã chú giải, phân tích, tước bỏ phần có hại, hoặc không có kết quả đi. Từ đấy Dịch Cân kinh được giảng dạy chung với một số bộ Khí-công khác, theo thứ tự là:
1, Dịch Cân kinh,
2, Tráng yêu bát đoạn công, (8 thức luyện cho lưng khỏe).
3, Ngũ cầm công, (năm thức luyện nhái theo 5 loại thú).
4, Bát đoạn cẩm, (8 thức Khí-công đẹp như gấm).
5, 24 thức luyện công của Trần Hy-Di.
6, Nội đơn thuật (căn cứ vào Kinh Dịch, Đạo Đức kinh).
7, Thất diệu pháp môn (bẩy phép luyện công tuyệt diệu).
Sở dĩ Dịch Cân kinh được đưa lên hàng đầu vì những lý do sau:
- Dễ luyện,
- Luyện mau kết quả,
- Khi luyện dù trẻ con, dù người già, dù ngộ tính kém cũng thu được kết quả.
- Dù luyện sai, chỉ thu kết quả ít, chứ không sợ nguy hiểm.
Tuy vậy nếu bàn về kết quả luyện thần, luyện thể thì Dịch Cân kinh thua xa 24 thức luyện của Trần Hy Di.
Vì luyện Thiền-công, Khí-công từ nhỏ, nên trong thời gian học tại Đại-học Y-khoa Thượng-hải, tôi theo dõi những buổi giảng Khí-công rất kỹ. Sau khi rời Thượng-hải, trở về Paris, tôi luyện Dịch Cân kinh liên tiếp 5 năm. Trong lúc luyện tôi đã gặp những khúc mắc khó khăn, nan giải, đành chịu, không biết bàn với ai.
Gần đây một vài tờ báo Việt-ngữ bên Hoa-kỳ lại lưu truyền một bản Dịch Cân kinh nữa, hơi giống bản DCKVN, hơn nữa còn đăng lời xác nhận giá trị của Bác-sĩ Lê Quốc Khánh (sinh 1932), người từng học ở Đại-học Quân-y, từng làm việc chung với các bác sĩ Pháp, Mỹ, Phi-luật-tân, và cộng tác với Bác-sĩ Đinh Văn Tùng trong công cuộc nghiên cứu trị ung thư bằng Phẫu-thuật (1936-1965), nghĩa là ông Khánh mới 3 tuổi đã thành bác sĩ. (Tài liệu đính kèm). Tôi không phủ nhận tập tài liệu này, tôi hứa sẽ nghiên cứu kỹ rồi xác nhận sau.
Từ năm 1974, một số Đại-học Y-khoa Trung-quốc dùng Dịch Cân kinh làm khóa bản giảng dạy cho các thầy Tẩm-quất (Kinésithérapeutre) và Bác-sĩ Thể-thao để luyện lực phục hồi sau khi trị bệnh bị tiêu hao chân khí. Tài liệu còn dùng trị bệnh kết hợp Tây-y, Trung-dược, Châm-cứu:
_ Lão khoa,
_ Thần kinh,
_ Não khoa, (Neurology)
_ Niệu khoa (Urology)
_ Phong thấp (Rhumatology)
_ Phế khoa (Pneumology)
_ V.v...
Đến đại hội Y-khoa toàn quốc năm 1985, các trường Đại-học Y-khoa trao đổi kinh nghiệm, đã chú giải, phân tích, tước bỏ phần có hại, hoặc không có kết quả đi. Từ đấy Dịch Cân kinh được giảng dạy chung với một số bộ Khí-công khác, theo thứ tự là:
1, Dịch Cân kinh,
2, Tráng yêu bát đoạn công, (8 thức luyện cho lưng khỏe).
3, Ngũ cầm công, (năm thức luyện nhái theo 5 loại thú).
4, Bát đoạn cẩm, (8 thức Khí-công đẹp như gấm).
5, 24 thức luyện công của Trần Hy-Di.
6, Nội đơn thuật (căn cứ vào Kinh Dịch, Đạo Đức kinh).
7, Thất diệu pháp môn (bẩy phép luyện công tuyệt diệu).
Sở dĩ Dịch Cân kinh được đưa lên hàng đầu vì những lý do sau:
- Dễ luyện,
- Luyện mau kết quả,
- Khi luyện dù trẻ con, dù người già, dù ngộ tính kém cũng thu được kết quả.
- Dù luyện sai, chỉ thu kết quả ít, chứ không sợ nguy hiểm.
Tuy vậy nếu bàn về kết quả luyện thần, luyện thể thì Dịch Cân kinh thua xa 24 thức luyện của Trần Hy Di.
Vì luyện Thiền-công, Khí-công từ nhỏ, nên trong thời gian học tại Đại-học Y-khoa Thượng-hải, tôi theo dõi những buổi giảng Khí-công rất kỹ. Sau khi rời Thượng-hải, trở về Paris, tôi luyện Dịch Cân kinh liên tiếp 5 năm. Trong lúc luyện tôi đã gặp những khúc mắc khó khăn, nan giải, đành chịu, không biết bàn với ai.
Phải chờ đến 1987, tôi
sang Úc, ở tại nhà bào đệ là Trần Huy Quyền vấn đề mới được soi sáng.
Trong gia đình 6 anh em tôi, thì Quyền là người thông minh nhất. Bất cứ vấn đề gì rắc rối, bí hiểm đến đâu, Quyền chỉ suy nghĩ khoảng nửa giờ là kiến giải sáng suốt. Tôi là thầy thuốc thiếu kinh nghiệm dạy võ thuật, lại nữa tôi chỉ dạy Khí-công cho những sinh viên đã tốt nghiệp Đại-học Y-khoa, nên không có cái nhìn tổng quát. Còn Quyền thì dạy đệ tử nhỏ nhất là 6 tuổi, lớn nhất có khi tới 80, lại có đủ trình độ kiến thức.
Trong gia đình 6 anh em tôi, thì Quyền là người thông minh nhất. Bất cứ vấn đề gì rắc rối, bí hiểm đến đâu, Quyền chỉ suy nghĩ khoảng nửa giờ là kiến giải sáng suốt. Tôi là thầy thuốc thiếu kinh nghiệm dạy võ thuật, lại nữa tôi chỉ dạy Khí-công cho những sinh viên đã tốt nghiệp Đại-học Y-khoa, nên không có cái nhìn tổng quát. Còn Quyền thì dạy đệ tử nhỏ nhất là 6 tuổi, lớn nhất có khi tới 80, lại có đủ trình độ kiến thức.
Vì vậy Quyền nhiều
kinh nghiệm sư phạm hơn tôi. Tôi đem Dịch Cân kinh ra bàn với Quyền. Vì Quyền
đã học võ từ năm 11 tuổi, dạy võ 22 năm (năm đó Quyền 42 tuổi), rất nhiều kinh
nghiệm.
Trong một tháng, anh em
đã trao đổi, bao nhiêu khúc mắc đều giải được hết. Năm sau (1988) tôi trở lại
Úc, chúng tôi ra soạn thành tài liệu.
Nay nhân đại hội Y-khoa Châu-âu của ARMA, do yêu cầu của anh em, một lần nữa tôi sửa đổi, thêm kinh nghiệm, đem ra giảng dạy. Tôi tin rằng anh chị em sẽ hội lĩnh được hết. Trước là luyện cho thể kiện, tâm an, thần tĩnh. Sau là dạy cho thân chủ, giúp họ trị bệnh.
2- Nội dung
Bản Dịch Cân Kinh mà các Đại-học Y-khoa Trung-quốc dùng là cổ bản từ cuối đời Minh, đầu đời Thanh, lưu truyền tới nay. Nội dung Dịch Cân kinh chia ra làm 12 thức. Mỗi thức gồm nhiều câu Khẩu-quyết, theo thể văn vần để dễ nhớ.
Nay nhân đại hội Y-khoa Châu-âu của ARMA, do yêu cầu của anh em, một lần nữa tôi sửa đổi, thêm kinh nghiệm, đem ra giảng dạy. Tôi tin rằng anh chị em sẽ hội lĩnh được hết. Trước là luyện cho thể kiện, tâm an, thần tĩnh. Sau là dạy cho thân chủ, giúp họ trị bệnh.
2- Nội dung
Bản Dịch Cân Kinh mà các Đại-học Y-khoa Trung-quốc dùng là cổ bản từ cuối đời Minh, đầu đời Thanh, lưu truyền tới nay. Nội dung Dịch Cân kinh chia ra làm 12 thức. Mỗi thức gồm nhiều câu Khẩu-quyết, theo thể văn vần để dễ nhớ.
Tôi không phiên
âm, cũng như dịch nguyên văn, vì tối vô ích. Tôi chỉ giảng nghĩa, phân tích các
câu quyết đó rất chi tiết. Tuy nhiên sau mỗi thức tôi cũng chép nguyên bản bằng
chữ Hán, cũng như hình vẽ trong cổ bản để độc giả tham chước. Về tên mỗi thức,
tôi không theo cổ bản mà theo bản của các Đại-học Y khoa Trung-quốc.
Cũng như tất cả thư tịch Trung-quốc, trải qua một thời gian dài, các câu Khẩu-quyết này bị nạn tam sao thất bản. Khi san định, phân tích để đem làm tài liệu, ban tu thư các Đại-học đã vứt bớt đi hầu hết các bản, chỉ nghiên cứu 27 bản mà thôi. Phần tôi trình bầy đây là theo bản của Đại-học Y-khoa Thượng-hải và tham chước bản của các Đại-học Thành-đô, Giang-tô, Bắc-kinh, Vân Nam.
Mỗi thức gồm có:
_ Động tác và tư thế, để chỉ thế đứng khởi đầu, rồi các động tác biến hóa, thở hít.
Cũng như tất cả thư tịch Trung-quốc, trải qua một thời gian dài, các câu Khẩu-quyết này bị nạn tam sao thất bản. Khi san định, phân tích để đem làm tài liệu, ban tu thư các Đại-học đã vứt bớt đi hầu hết các bản, chỉ nghiên cứu 27 bản mà thôi. Phần tôi trình bầy đây là theo bản của Đại-học Y-khoa Thượng-hải và tham chước bản của các Đại-học Thành-đô, Giang-tô, Bắc-kinh, Vân Nam.
Mỗi thức gồm có:
_ Động tác và tư thế, để chỉ thế đứng khởi đầu, rồi các động tác biến hóa, thở hít.
_ Hiệu năng (actions), để chỉ tổng quát của kết quả đạt được nếu luyện đúng.
_ Chủ trị (Indications). Tôi dùng chữ Chủ-trị sát nghĩa hơn là chữ Chỉ-định.
_ Vị trí, huyệt vị. Mỗi khi định vị trí trên cơ thể, tôi diễn tả rất chi tiết, để đọc giả có thể luyện một mình.
Tuy nhiên tôi lại mở
ngoặc định rõ chỗ ấy thuộc kinh nào, huyệt nào, để các vị Bác-sĩ, Châm-cứu gia,
Võ-sư, dễ nhận hơn. Độc giả chẳng nên thắc mắc làm gì.
Phần thứ nhì: Chuẩn bị
1- Điều kiện để luyện,
_ Từ sáu tuổi trở lên.
_ Chỗ luyện phải thoáng khí, không bị nhiễu loạn vì tiếng động, không nóng hay lạnh quá (20 đến 30 độ C).
Phần thứ nhì: Chuẩn bị
1- Điều kiện để luyện,
_ Từ sáu tuổi trở lên.
_ Chỗ luyện phải thoáng khí, không bị nhiễu loạn vì tiếng động, không nóng hay lạnh quá (20 đến 30 độ C).
_ Ăn vừa đủ
no, không đói quá, không no quá,
không say rượu.
_ Y phục rộng
_ Y phục rộng
rãi
.
_ Giải khai đại tiểu tiện trước khi luyện.
_ Luyện từng thức theo thứ tự.
_ Không nhất thiết phải luyện đủ 12 thức một lúc.
_ Giải khai đại tiểu tiện trước khi luyện.
_ Luyện từng thức theo thứ tự.
_ Không nhất thiết phải luyện đủ 12 thức một lúc.
_ Khi mới luyện, luyện từng thức một. Tỷ dụ hôm nay luyện thức thứ nhất. Ngày mai ôn lại thức thứ nhất, rồi luyện sang thức thứ nhì. Ngày thứ ba ôn lại hai thức đầu rồi luyện thức thứ ba.
_ Mỗi ngày luyện một hay hai lần.
_ Trong toàn bộ tôi dùng chữ: thổ nạp để chỉ thở hít hay hô hấp. Thổ (hô) để chỉ thở ra. Còn gọi là thổ cố nạp tân (thở khí cũ ra, nạp khí mới vào). Nạp (hấp) để chỉ hít vào. Thổ nạp dài ngắn tùy ý, không bắt buộc.
_ Dẫn khí, tức dùng ý dẫn khí, hay tưởng tượng dẫn khí theo hướng nhất định.
2.- Trường hợp không nên luyện Dịch Cân kinh,
_ Đang bị cảm, cúm, sốt.
_ Bị thương các vết thương chưa đóng sẹo.
_ Phụ nữ có thai từ 3 tháng trở đi (Phụ nữ đang cho con bú luyện rất tốt).
_ Ăn no quá hay đói quá.
_ Sau khi làm việc quá mệt.
3.- Tư thức dự bị lúc mới luyện.
Đứng: thân ngay thẳng tự nhiên.
_ Hai chân mở vừa tầm, rộng bằng hai vai,
_ Gối, bàn chân tự nhiên, thẳng,
_ Hai vai, tay buông thõng, hai bàn tay khép nhẹ,
_ Mắt nhìn thẳng phía trước, không lưu ý vào hình, cảnh,
Tiến hành toàn thân buông lỏng:
Mắt đầu, cần cổ, hai vai, hai tay, ngực, lưng, bụng, đùi, chân...
Buông lỏng hay còn gọi là phóng túng, nghĩa là thả cho cơ thể tự do, không cố gắng, không chú ý, không suy nghĩ.
_ Ý niệm: thần tĩnh, không suy nghĩ, không chú ý đến âm thanh, mầu sắc, nóng lạnh.
_ Hơi thở bình thường.
Đây là tư thức căn bản, lấy làm gốc khởi đầu cho nhiều thức. Tất cả các thức Dịch Cân kinh đều là lập thức (thức đứng). Không có Ngọa thức (thức nằm) và Tọa thức (thức ngồi).
4.- Hiệu năng,
_ Điều thông khí huyết,
_ Tăng vệ khí,
_ Ích tủy thiêm tinh,
_ Kiên cân, ích cốt.
_ Gia tăng chân-nguyên khí,
_ Minh tâm, định thần,
_ Giữ tuổi trẻ lâu dài.
_ Gia tăng nội lực.
5.- Chủ trị,
_ Có thể trị độc lập, hay phụ trợ cho việc trị bệnh bằng bất cứ khoa nào: Tây-y, Châm-cứu, Trung-dược v.v.
_ Phục hồi sức khỏe sau khi trị bệnh:
Trị tất cả các bệnh khí: khí hư, bế khí, khí hãm.
Trị tất cả các bệnh về huyết: huyết hư, bần huyết.
Trị tất cả các chứng phong thấp.
Trị tất cả các bệnh về thần kinh.
Trị tất cả các bệnh tâm, phế.
Phần thứ ba
Phương pháp luyện Dịch Cân kinh
Phần thứ ba: 12 thức Dịch Cân kinh
Phần thứ ba: 12 thức Dịch Cân kinh
- Thức thứ nhất: Cung
thủ đương hung (Chắp tay ngang ngực).
- Thức Thứ Nhì: Lưỡng
Kiên Hoành Đản (Hai vai đánh ngang).
- Thức Thứ Ba: Chưởng
Thác Thiên Môn (Hai tay mở lên trời)
- Thức Thứ Tư: Trích
Tinh Hoán Đẩu (Với sao, đổi vị)
- Thức Thứ Năm: Trắc
Sưu Cửu Ngưu Vỹ ( Nghiêng mình tìm đuôi trâu).
- Thức Thứ Sáu: Xuất
Trảo Lượng Phiên (Xuất móng khuất thân)
- Thức Thứ Bảy: Bạt Mã
Đao Thế (Cỡi ngựa vung đao)
- Thức Thứ Tám: Tam
Thứ Lạc Địa (Ba lần xuống đất)
- Thức Thứ Chín: Thanh
Long Thám Trảo (Rồng xanh dương vuốt)
- Thức Thứ Mười: Ngoạ
Hổ Phốc Thực (Cọp đói vồ mồi).
- Thức Thứ Mười Một:
Hoành Chưởng Kích Cổ (Vung tay đánh trống)
- Thức Thứ Mười Hai: Đề Chủng Hợp Chưởng (Đưa gót hợp chưởng)
Phần thứ tư: Tổng kết.
Thưa Quý Đồng-nghiệp,
Quý vị vừa nghe chúng tôi trình bày phương pháp luyện Dịch Cân kinh. Sau đây tôi xin có đôi lời cuối cùng:
1.- Khi Quý-vị đem giảng cho thân chủ, chắc chắn Quý-vị sẽ gặp những người từng luyện bản Dịch Cân Tẩy Tủy kinh này. Tuy nhiên những động tác có khác. Lý do, có thể họ học ở các Võ-sư, mà bản chất của các Võ-sư là luyện lực. Quý vị cần phân tích cho họ biết cái khác nhau. Cũng có thể Quý-vị sẽ gặp những người luyện phải bản bịa đặt.
2.- Những động tác mà chúng tôi trình bày trong bài này, chỉ có tính cách tượng trưng, không nhất thuyết phải giữ vị trí này hay vị trí nọ.
3.- Khi mới luyện thì mỗi ngày chỉ luyện một lần, mỗi lần một thức. Sau khi đã quen rồi, thì cũng mỗi ngày một lần, mỗi lần nhiều thức.
4.- Cổ nhân nói: Văn ôn, võ luyện, quý dĩ chuyên. Nghĩa là học văn thì phải ôn nhiều lần; luyện võ thì cần chuyên. Muốn có kết quả thì ngày nào cũng phải luyện.
5.- Một yếu tố quan trọng, là sau khi luyện phải thu công. Không thu công thì khí sẽ chạy hỗn loạn.- Phần thứ năm Thu công
- Phụ lục: Tài liệu Dịch Cân kinh ngụy tạo.
Thưa Quý đồng nghiệp,
Dưới đây là phần phụ lục về bản Dịch Cân kinh mới được sáng tạo trong nội địa Việt-Nam, do người Việt truyền tụng, nhưng cũng gán cho tác giả là Bồ-đề Đạt-ma (mà tôi đã nói ở phần đầu).- Xuất phát tập tài liệu này từ Lương-y Phạm Văn Bình trao cho ông Phạm Viết Hồng Lam, giảng viên Hội-họa trường Cao-đẳng Sư-phạm Nhạc-họa (Hà-nội? Sài-gòn?). Ông Lam luyện từ ngày 7-2-89 đến tháng 5-89 thì khỏi chứng Ung-thư họng thời kỳ thứ nhì!!! Sau đó ông Lam cho đăng trên báo Hà-nội Mới (không rõ số ra ngày nào?).
- Sau liệu này truyền sang Hoa-kỳ, đăng trên
báo Người Việt USA số 17-11-2000 , và nhà văn Vũ Hạnh sưu tầm được!!!
Biết chắc trăm phần trăm là ngụy tạo, một loại ngụy tạo nhà quê, để che dấu hình thức quảng cáo rẻ tiền. - Tuy nhiên vì trong tài liệu còn có sự
chứng nhận của đồng nghiệp Lê Quốc Khánh (?) khiến chúng ta không thể phủ
nhận hoàn toàn. Mong Quý Đồng-nghiệp nghiên cứu, và thông báo cho tôi biết
kết quả. Tôi cũng nhắc ở đây là trong những Bác-sĩ tốt nghiệp thời Pháp,
cũng như thời Việt-Nam Cộng-hòa, không có
Bác-sĩ nào tên Lê Quốc Khánh cả. Chỉ có một Bác-sĩ Lê Quốc Hanh ra
trường năm 1960, quá trẻ so với Bác-sĩ Khánh trong bài này.
Video
clip: Dịch Cân Kinh 12 Thức – bác sĩ Trần Đại Sỹ
Hết
Phất Thủ Liệu Pháp
Nguyễn Quang Đạt
Phất Thủ Liệu Pháp hay còn gọi là
phương pháp trị bệnh bằng cách vẫy tay hay lắc tay đã được người Việt chúng ta
biết đến khá nhiều trong khoảng 3 thập niên qua. Một phương pháp luyện
tập rất thích hợp với người lớn tuổi vì giản dị, nhẹ nhàng với chiêu thức tóm
tắt gần như còn có một động tác, có thể tập tại nhà, lúc nào tập cũng được
nhưng có kết quả rất cao với khá nhiều chứng bệnh, qua sự chứng nghiệm của rất
nhiều người.
Nhận thức được chân giá trị của Phất
Thủ Liệu Pháp, người viết đã tham khảo và tổng hợp các kiến thức (lý giải) quí
giá từ tài liệu của các Đông Y sĩ, Y sĩ và kinh nghiệm của những người luyện
tập để đúc kết thành bản tài liệu dưới đây, hầu giúp cho người đọc cũng như
người luyện tập có được một cái nhìn trọn vẹn trên nhiều khía cạnh khác nhau.
1. Xuất xứ:
Phất Thủ Liệu Pháp có nguồn gốc xuất
xứ rất mơ hồ và chưa có một tài liệu nào kiểm chứng chính xác. Một số tài
liệu lại đặt tên cho phương pháp này là Đạt Ma Dịch Cân Kinh?
Theo tài liệu của Bác
sĩ Trần Đại Sỹ thì:
“Trong thời gian 1960-1975 ở miền Nam Việt-Nam, ngay khi ra ngoại quốc (1975-2001) lưu truyền một phương pháp luyện Dịch Cân kinh, bằng tiếng Việt, chỉ có một thức duy nhất là đứng thẳng buông lỏng rồi vẫy tay như chim non tập bay. Đính kèm còn chép thêm rằng nhiều người tập, đã chữa khỏi ung-thư gan, lao, thận, Parkinson, huyết áp cao, và hàng chục thứ bệnh nan y.
“Trong thời gian 1960-1975 ở miền Nam Việt-Nam, ngay khi ra ngoại quốc (1975-2001) lưu truyền một phương pháp luyện Dịch Cân kinh, bằng tiếng Việt, chỉ có một thức duy nhất là đứng thẳng buông lỏng rồi vẫy tay như chim non tập bay. Đính kèm còn chép thêm rằng nhiều người tập, đã chữa khỏi ung-thư gan, lao, thận, Parkinson, huyết áp cao, và hàng chục thứ bệnh nan y.
Cho rằng đây là một ấn bản khác của Dịch Cân kinh, tôi đã bỏ
công tra trong các thư viện của những Đại-học Y-khoa Thượng-Hải, Giang-Tô,
Hồ-Nam, Phúc-Kiến, dĩ chí đến các gia, các phái võ thuộc các hệ Thiếu-Lâm ở
Hương-Cảng, Đài-Loan, nhưng cũng không thấy. Vì vậy tôi đặt tên bản này là Dịch
Cân Kinh Việt-Nam (DCKVN), vì được sáng tác vào thời kỳ 1960-1975. “
Ghi chú: có thể xem các đoạn văn liên quan đến “Dịch Cân Kinh” trong
bài viết này đều là “Phất Thủ Liệu Pháp” để khỏi nhầm lẫn với 12 thức của Đạt
Ma Dịch Cân Kinh.
2. Phương pháp:
Chuẩn bị:
-
Nên tập nơi thoáng mát, không khí trong lành
-
Mặc quần áo rộng rãi.
-
Thân trong tư thế thả lỏng, thoải mái, điều hòa nhịp thở, và giữ cho đầu óc
được thanh tịnh (điều thân, điều tức, điều thần) trước khi tập.
Tư thế:
-
Đứng thẳng, xương sống thẳng
-
Hai chân dang ra song song ngang vai.
-
Các ngón chân bám chặt vào mặt đất. Gót chân để phẳng lên mặt đất.
-
Gồng cứng (lên gân) bắp chuối và bắp vế của chân, nhớ luôn giữ bắp chân trong
trạng thái căng thẳng.
-
Hậu môn nhíu lại, hội âm hơi nhích lên để kết nối vòng nhâm đốc mạch bên dưới
hay còn gọi là “hạ thước kiều”.
-
Bụng phải mềm, dưới hơi thót (dấu mông)
* Kết hợp của các tư thế trên có
phần tương tự như thế tấn “kiềng dương bộ”.
-
Lưng thẳng, thắt lưng mềm dẻo
-
Ngực trên buông lỏng để phổi tự nhiên.
-
Vai xuôi tự nhiên
-
Hai cánh tay, bàn tay, cổ tay mềm và các ngón tay duỗi thẳng tự nhiên.
-
Miệng: hai môi và hai hàm răng chạm nhẹ vào nhau, đầu chót lưởi để trên nướu
răng trên để kết nối vòng nhâm đốc mạch bên trên hay còn gọi là “thượng thước
kiều”
-
Mặt hướng về phía trước.
-
Hai mắt khép hờ hoặc có thể chọn một điểm đằng xa làm mục tiêu để nhìn.
-
Đầu treo lơ lửng (đỉnh đầu huyền hay hư linh đỉnh kình) để cổ được thẳng.
-
Tâp trung ý vào nhịp lắc tay, hay đan điền hoặc hơi thở để dễ nhiếp tâm.
Kỹ thuật:
- Hai
tay để thẳng tự nhiên (hơi cong ở khuỷu).
- Các ngón tay nên
để duỗi tự nhiên, trung dung.
* Về phần này có tài liệu khuyên nên
giữ các ngón tay luôn dính vào nhau, và cũng có tài liệu khuyên nên xòe ra như
cánh quạt.
Theo tác giả Huỳnh Bửu Khương (Kinh
Nghiệm Tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh ) thì khi đưa hai bàn tay lên: Ở mỗi bàn tay, năm ngón luôn dính vào nhau (chớ không phải
xòe ra, sách có vẽ hình rất rõ về điểm này).
- Khi đánh
tay, lòng bàn tay (tâm chưởng) luôn hướng về phía sau.
-
Đưa hai cánh tay về phía trước, hai cánh tay sẽ hợp với thân người thành một
góc 30 độ, đồng thời hít vào. Dùng lực vẫy (phất) hai cánh tay ra phía sau đến
hết tầm (khoảng 60 độ) thở ra. Khi hết tầm tay ra phía sau, hai cánh tay theo
đà của lực quán tính trở về phía trước, đồng thời với hít vào.
-
Sau đó lại tiếp tục vẫy tay ra phía sau. Một lần hít vào, một lần thở ra là một
cái vẫy tay kết thúc một chu kỳ.
- Làm liên
tục nhiều cái. Tối thiểu 500 cái (khoảng 15 phút) một lần tập. Mỗi ngày có thể
tập hai lần. Nếu để chữa bệnh thì mỗi lần tập phải thực hành tối thiểu từ 1000
cái trở lên.
Ghi chú:
-
Động tác lắc tay phải bền bỉ, đều đặn, nhẹ nhàng, linh hoạt. Không cần dùng sức
mạnh để cố vẫy tay ra phía sau mà chỉ dùng sức bình thường, tương ứng với nhịp
thở điều hòa của cơ thể. Việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống đất
cũng vậy. Chỉ cần dùng sức vừa phải nhằm bảo đảm tâm lý thoải mái và thể lực
dẻo dai để có thể thực hành đến hàng ngàn cái mỗi lần tập. (Lương y Võ Hà)
-
Tầm tay phía trước không vượt quá thắt lưng.
-
Trên ba dưới bảy: Là phần trên để lỏng độ ba phần khí lực, phần dưới lấy
gân sức bảy phần khí lực. Vấn đề này quán triệt đầy đủ thì hiệu quả sẽ
tốt. Nếu không thì công phu luyện tập sẽ mất gần hết, không mang lại kết
quả mong muốn.
-
Suốt quá trình tập: Hậu môn luôn
thót lại để bế dương khí, không cho thoát ra: Nếu không thót hậu môn, cứ để tự
nhiên mà tập, sẽ có thể bị trĩ hoặc sa thực tràng (lòi dom) do khí bị dồn ép
xuống Đan điền, tăng sức ép vùng chậu hông. Hô hấp tự nhiên (nhẹ và đều) nhằm
giải thoát này một phần. Bế khí lành, trục khí độc.
Rất hay quên động tác này. Cố ghi nhớ khi quên sực nhớ ra cứ làm lại và cứ tập. Sau vài buổi tập, tự nhiên điều khiển được. Nhưng phải nhớ hai chân luôn đứng rộng bằng vai. Ngoài ba động tác cố nhớ và cố sức trên đây, toàn bộ các tác động còn lại (trừ động tác phẩy tay ra sau) đều tuân thủ nguyên tắc: tự nhiên, nhẹ nhàng, mềm mại.
Khi vẫy tay, các khớp xương tay
thỉnh thoảng cong lại rồi duỗi thẳng ra, nhất là khớp cổ tay.
Tập mỗi ngày 1-2 lần. Buổi sáng, sau
khi đánh răng rửa mặt, làm vệ sinh thân thể. Buổi tối, sau khi làm vệ sinh thân
thể, tập xong lên giường ngủ luôn.
Nhớ kỹ: sau khi tập, không được dùng
nước lạnh hoặc nước ấm để lau rửa thân thể vì sẽ làm tiêu hao nguyên khí. (BS Phạm Xuân Phụng)
-
Không nên tập sau khi ăn cơm no. Khi thấy mệt là nghỉ ngay, không nên tập quá
sức chịu đựng của cơ thể.
-
Những người bệnh hoặc có tật ở chân không đứng được vẫn có thể thực hành hiệu
quả phất thủ liệu pháp bằng cách ngồi mà vẫy tay tuy nhiên phải nhớ thót hậu
môn và bấm mười đầu ngón chân. (Lương y Trần Văn Bình)
3. Xả:
Sau khi tập xong, điều quan trọng
nhất là phải nhớ luôn xoa bóp tay chân cho khí huyết được lưu thông điều hòa,
nếu không có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến các cơ bắp về sau.
4.Tác dụng:
Tập Phất Thủ Liệu Pháp tác động đến các huyệt đạo:
-
Bách hội
-
Đại chùy
-
Lao cung
-
Trường cường
-
Hội âm
-
Dũng Tuyền
-
Ấn bạch
cũng như nhâm đốc mạch và vận chuyển
hoành cách mô xoa bóp các cơ quan trong tạng, phủ.
Theo tài liệu của Lương
y Trần Văn Bình thì:
Luyện Dịch Cân Kinh đạt được 4 tiêu
chuẩn sau:
- Nội trung: Tức là nâng cao khí lên, then chốt là điều chỉnh tạng phủ.
Lưu thông khí huyết. Thông khí sẽ thông suốt lên đến đỉnh đầu
- Tứ trưởng tố: Tức là tứ chi phối hợp với các động tác theo đúng nguyên
tắc theo luyện tập. Tứ trung tế song song với nội trung sẽ làm cho tà khí bài
tiết ra ngoài, trung khí dồn xuống, cơ năng sinh sản ngày càng mạnh
- Ngũ tam phát: Nghĩa là 5 trung tâm của nhiệt dưới đây hoạt động mạnh hơn
lúc bình thường. Đó là Bách hội: một huyệt trên đỉnh đầu, Lao cung: huyệt ở hai
bàn tay, Dũng tuyền: huyệt ở hai gan bàn chân. Khi luyện tập, 5 huyệt này đều
có phản ứng và hoàn toàn thông suốt Nhâm đốc và 12 kinh mạch đều đạt tới hiệu
quả, nó làm tăng cường thân thể, tiêu trừ các bệnh nan y mà ta không ngờ.
- Lục phủ minh: Đó là ruột non, ruột già, mắt, dạ dày, bong bóng, tam tiêu
sẽ thông suốt, nghĩa là không trì trệ. Lục phủ có nhiệm vụ thâu nạp thức ăn,
tiêu hóa, bài tiết được thuận lợi nếu không bị trì trệ, ứ đọng, cơ năng sinh
sản có sức tiếp, giữ vững trạng thái bình thường của cơ thể tức là Âm Dương
thăng bằng, cơ thể thịnh vượng.
Theo tài liệu Phất Thủ
Liệu Pháp của Lương y Võ Hà:
Động tác hít thở phối hợp với lắc
tay điều hòa và liên tục tác động vào các cơ ngực và thành bụng, nhất là cơ
hoành, giúp xoa bóp các nội tạng, thúc đẩy sự vận hành khí huyết và tăng cường
chức năng của các cơ quan. Nó cũng có tác dụng khai thông những bế tắc, ứ trệ
trong kinh mạch hoặc tạng phủ.
Những người tiêu hóa đình trệ sau
khi thực hành khoảng 500-700 cái sẽ có trung tiện hoặc ợ hơi, có cảm giác dễ
chịu rất rõ. Phất thủ liệu pháp là phương pháp đơn giản nhất để chữa bệnh đau
dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa. Những trường hợp khí nghẽn, khí bế, khí uất do
stress, bệnh tật hoặc do tập khí công sai lệch cũng có thể làm cho thông bằng
phất thủ liệu pháp.
Đối với y học truyền thống và khí công cổ đại, con người và vũ trụ đồng một thể. Con người là tiểu vũ trụ. Trời đất thuộc đại vũ trụ. Mối quan hệ giữa con người và trời đất thăng giáng, giao hòa thông qua hô hấp: "hô tiếp thìên căn, hấp tiếp địa khí".
Hàng ngàn năm sau, hai nhà bác
học người Pháp Jacqueline Chantereine và Camille Savoire cũng đã nghiên cứu,
thí nghiệm và kết luận "vũ trụ lực nhập vào con người ở đầu và xuất ra
nơi bàn chân phải, âm lực của quả đất nhập vào con người nơi chân trái để lên
đến đỉnh đầu ở phía sau ót"*. Những động tác của PTLP tuy
đơn giản nhưng đã trực tiếp phát huy quy luật này cho việc chữa bệnh và tăng
cường nội khí.
Ở phía trên, động tác hít thở và lắc
tay đã kích hoạt huyệt Bách Hội ở đỉnh đầu và Đại Chùy ở giữa hai bả vai để thu
thiên khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các đường kinh Dương. Bách
hội và Đại chùy đều là những điểm giao hội của các đường kinh Dương và Mạch
Đốc.
Ở phía dưới, việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống mặt đất kích thích hai huyệt Trường cường và Hội âm ở hai bên hậu môn và tĩnh huyệt của các đường kinh âm. Quan trọng nhất là huyệt Dũng tuyền ở giữa lòng bàn chân và Ẩn bạch ở đầu ngoài móng ngón chân cái. Động tác này có tác dụng hấp thu địa khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các âm kinh.
Theo học thuyết Kinh lạc, dương phải thường giáng và âm phải thường thăng. Vì lắc tay liên tục đến hàng ngàn cái nên khi các đường kinh dương được khai thông và đi dần xuống (Dương giáng) điểm cuối ở đầu ngón chân, chúng sẽ tự động kích hoạt những tĩnh huyệt của kinh âm, khiến các đường kinh này chạy ngược trở lên (âm thăng).
Đối với các đường kinh âm cũng vậy,
khi chạy đến điểm cuối ở phía trên, nó sẽ lại kích hoạt các đường kinh dương đi trở xuống
và cứ thế tiếp tục luân chuyển tuần hoàn trong cơ thể. Đây chính là một biểu
hiện của quy luật Cực dương sinh âm và Cực âm sinh dương. Việc
nhập xuất, thăng giáng ở các huyệt vị và những đường kinh này những người luyện
khí công có khí cảm tốt đều có thể thể nghiệm được. Đây có lẽ chính là
con đường mà người xưa đã khám phá và từ đó xây dựng nên học thuyết kinh lạc.
Trường Cường nằm trên mạch
Đốc, là nơi phát xuất chơn Hỏa, tương ứng với luồng Hỏa xà Kundalini trong hệ
thống khí công Ấn độ. Hội Âm nằm trên mạch Nhâm, là điểm giao hội của các đường
kinh âm và hai mạch Nhâm, Xung, là điểm thu âm khí quan trọng nhất trong khí
công. Do đó mặc dù không vận khí nhưng PTLP đã tác động rất tích cực vào hai
mạch Nhâm, Đốc. Y học truyền thống cho rằng mạch Đốc là chủ quản của các đường
kinh Dương và mạch Nhâm là bể chứa của các đường kinh âm.
Tất cả bệnh biến đều có biểu hiện
trên hai đường kinh
này. Nếu Nhâm, Đốc thông, trăm mạch đều thông. Vì vậy việc khai thông Nhâm, Đốc
có ý nghĩa quan trọng cho việc chữa bệnh và dưỡng sinh.
Phất thủ liệu pháp có tác dụng cân bằng âm dương, thuận khí, giáng hư hỏa. Theo y học cổ truyền, khí dương thường thừa mà khí âm thường thìếu. Âm hư có thể do bẩm sinh, hay quá căng thẳng, lo âu trong cuộc sống. Sự mất cân bằng đó là đầu mối của nhiều bệnh tật mà Đông y gọi chung là chứng Âm hư Hỏa vượng (hay sốt về chiều, mờ mắt, mắt đỏ, khô cổ, ù tai, đau lưng, hay lở miệng, hay ho, suyễn, viêm họng, viêm xoang mạn). Phất thủ liệu pháp có thể chữa các chứng này bằng cách kích thích các đường kinh âm để sinh âm, bồi bổ âm khí.
Chính tư thế của liệu pháp cũng bảo
đảm nguyên tắc thượng hư hạ thực (như thư giãn phần vai, cứng chắc phần hạ bộ,
nhíu hậu môn, bám các đầu ngón chân…) - biện pháp điều trị hữu hiệu với những
chứng hư hỏa. Nguyên tắc này đòi hỏi người tập luôn giữ cho phần trên của cơ
thể được thư giãn về hình, hư linh về ý.
Ngược lại, phần dưới phải đầy đặn,
cứng chắc nhằm đưa trung tâm lực của cơ thể dồn xuống hạ tiêu. Điều này
khí công gọi là khí trầm Đan Điền, đạo gia gọi là qui căn. Đối
với y học cổ truyền, đó là thuận khí, giáng hư Hỏa hoặc dẫn
Hỏa quy nguyên.
Phất thủ liệu pháp cũng giúp điều
hòa thần kinh giao cảm. Khoa học hiện đại cho biết trên 50% bệnh tật của con
người là do những cảm xúc âm tính gây ra. Chính tâm lý căng thẳng do tình chí
uất ức hoặc nhịp sống quá nhanh trong một thời gian dài dễ làm thần kinh quá
tải, suy nhược và rối loạn. Sự rối loạn này làm cơ thể mệt nhọc, ăn ngủ kém
ngon, giảm sức đề kháng, dễ sinh bệnh tật hoặc làm trầm trọng thêm những chứng
bệnh đã có. Nếu tập trung tư tưởng vào nhịp lắc tay, người tập sẽ mất đi những
cảm xúc khó chịu thường ngày. Đó là nguyên tắc dùng một niệm để chế vạn niệm.
Theo học thuyết Paplov, khi ta gây
hưng phấn ở một điểm và một vùng nhỏ thì những phần còn lại của vỏ não sẽ rơi
vào trạng thái ức chế, nghỉ ngơi. Áp dụng những nguyên tắc này, việc tập trung
vào lắc tay sẽ điều hòa được thần kinh giao cảm, phục hồi tính tự điều chỉnh,
tự hoàn thìện vốn có của hệ thần kinh trung ương.
Theo tài liệu của Lương
y Trần Văn Bình:
“Sở dĩ bệnh gan là do
khí huyết tạng gan không tốt gây nên khí bị tích lũy làm cho gan khó bài tiết,
do đó ảnh hưởng đến ống mật và cả tì vị. Luyện Dịch Cân Kinh có thể giải quyết
được vấn đề này, nếu sớm có trung tiện là hiệu quả tốt.
Về bệnh mắt, luyện Dịch
Cân Kinh là có thể khỏi chứng đau mắt đỏ với các chứng đau mắt thông thường,
cận thị, thậm chí được cả chứng đục thủy tinh thể; trong nội kinh có nói mắt
nhờ huyết mà nhìn được, khi khí huyết không dẫn đến các bộ phận của mắt, do vậy
sinh ra các bệnh tật do mắt. Đôi mắt là bộ phận thị giác cũng là bộ phận quan
trọng của cơ thể.”
Tiêu trừ các chứng bệnh:
Theo như các tài liệu tham khảo thì
luyện tập “Phất Thủ Liệu Pháp” có thể giúp tiêu trừ các chứng bệnh sau:
-
Các thứ bịnh nham (ung thư)
-
Huyết áp cao thấp
-
Gan cứng
-
Bán thân bất toại
-
Huyết quản cứng
-
Viêm khớp xương
-
Thần kinh suy nhược
-
Suy tim và thận
-
Mỡ dạ dày, tiêu hóa kém
-
Bổ khí, thêm huyết
5. Phản ứng
Tập Phất Thủ Liệu Pháp có
gây phản ứng nguy hiểm gì không?
(Theo tài liệu Phất Thủ Liệu Pháp của Lương y Võ Hà)
(Theo tài liệu Phất Thủ Liệu Pháp của Lương y Võ Hà)
Phất thủ liệu pháp có tác dụng kích thích, xúc tiến để cơ thể tự khai thông, tự chỉnh lý; nó không vận khí, không cưỡng cầu nên hiếm khi xảy ra sai lệch. Trong quá trình tập, người tập có thể đau, tức, ngứa ngáy, co giật do việc khai mở một số huyệt vị trên đường kinh hoặc công phá một tổ chức bệnh trước khi những chỗ bế tắc này bị thải trừ hết. Thông thường, những phản ứng trên sẽ tự chấm dứt sau một vài ngày.
Do không rơi vào nhập tĩnh nên khó xảy ra trường hợp người tập bị ảo giác làm rối loạn tâm lý. Phất thủ liệu pháp tác động kích thích đồng thời các huyệt bách hội, hội âm và trường cường. Do đó, bách hội và hội âm tạo ra những van an toàn để trung hòa với chân hỏa phát sinh từ trường cường, khó xảy ra trường hợp chênh lệch thái quá giữa âm và dương nên không gây nguy hiểm cho người tập.
Phất thủ liệu pháp tuân thủ nguyên tắc thượng hư hạ thực và tâm ý quán chiếu Đan điền, khiến năng lượng của cơ thể không chạy lên đầu gây tổn thương cho não, không xảy ra những chứng trạng mà người ta thường gọi là tẩu hỏa nhập ma.
Trong cơ thể một người bình thường,
hai mạch Nhâm, Đốc thường tách rời nhau. Ở người luyện khí công, vòm họng trên
và hậu môn có khả năng trở thành những chiếc cầu nối hai mạch này lại nên được
gọi là Thượng Thước Kiều và Hạ Thước Kiều.
Việc đầu lưỡi chạm nướu răng
trên và nhíu hậu môn vừa là một yêu cầu luyện công để tăng nội lực, vừa là một
biện pháp an toàn do những động tác này nối liền hai mạch Nhâm, Đốc, tạo ra thế
bình thông nhau giữa hai bể khí Âm và Dương. Sự tương thông này giúp nội
khí luân lưu tuần hoàn thành vòng Tiểu châu thìên trong thân người, điều
hòa giữa Âm và Dương và thông qua hai đại mạch này tăng cường và điều hòa sinh
lực giữa ngủ tạng, lục phủ.
Một số phản ứng thông
thường trong khi luyện tập:
(Theo tài liệu Dịch Cân
Kinh của Lương y Trần Văn Bình)
Khi luyện tập, cơ thể sẽ có những
phản ứng, nhưng tất cả đều là hiện tượng thải bệnh, không nên lo nghĩ. Liệt kê
34 phản ứng thông thường và còn nhiều phản ứng không kể hết được.
1) Đau buốt.
2) Tê dại (các đầu ngón tay, ngón chân...)
3) Lạnh.
4) Nóng, mặt nóng bừng
5) Đầy hơi.
6) Sưng.
7) Ngứa.
8) Ứa nước giải.
9) Ra mồ hơi.
10) Cảm giác như kiến bò.
11) Giật gân, giật thịt.
12) Đầu khớp xương có tiếng lục cục.
13) Cảm giác máu chảy dồn dập.
14) Lông tóc dựng đứng.
15) Âm nang to lên.
16) Lưng đau.
17) Máy mắt, mi giật.
18) Đầu nặng.
19) Hơi thở nhiều, thở dốc.
20) Nấc.
21) Trung tiện.
22) Gót chân nhức như mưng mủ.
23) Cầu trắng dưới lưỡi.
24) Đau mỏi toàn thân.
25) Da cứng, da dày rụng đi (chai chân).
26) Sắc mặt biến đi.
27) Huyết áp biến đổi.
28) Đại tiện ra máu.
29) Tiểu tiện nhiều.
30) Nôn, mửa, ho.
31) Bệnh từ trong da thịt bài tiết ra.
32) Trên đỉnh đầu mọc mụt.
33) Ngứa từng chỗ hay toàn thân.
34) Chảy máu cam.
2) Tê dại (các đầu ngón tay, ngón chân...)
3) Lạnh.
4) Nóng, mặt nóng bừng
5) Đầy hơi.
6) Sưng.
7) Ngứa.
8) Ứa nước giải.
9) Ra mồ hơi.
10) Cảm giác như kiến bò.
11) Giật gân, giật thịt.
12) Đầu khớp xương có tiếng lục cục.
13) Cảm giác máu chảy dồn dập.
14) Lông tóc dựng đứng.
15) Âm nang to lên.
16) Lưng đau.
17) Máy mắt, mi giật.
18) Đầu nặng.
19) Hơi thở nhiều, thở dốc.
20) Nấc.
21) Trung tiện.
22) Gót chân nhức như mưng mủ.
23) Cầu trắng dưới lưỡi.
24) Đau mỏi toàn thân.
25) Da cứng, da dày rụng đi (chai chân).
26) Sắc mặt biến đi.
27) Huyết áp biến đổi.
28) Đại tiện ra máu.
29) Tiểu tiện nhiều.
30) Nôn, mửa, ho.
31) Bệnh từ trong da thịt bài tiết ra.
32) Trên đỉnh đầu mọc mụt.
33) Ngứa từng chỗ hay toàn thân.
34) Chảy máu cam.
Các phản ứng trên đây là do trọc khí
bài tiết ra ngoài cơ thể, loại trừ các thứ ứ đọng gọi là bệnh tật. Khi có sự
phản ứng là có sự xung đột giữa chánh khí và tà khí, nếu ta vẫn tập luyện sẽ
sản sinh các chất bồi bổ có lợi cho chánh khí. Ta tập đúng cách và làm tăng sức
đề kháng, nó đẩy cặn bã trong cơ, gan, thần kinh và các tế bào khác mà mạch máu
lưu thông bình thường không thải nổi. Như luyện tập Dịch Cân Kinh mà khí huyết
lưu thông mới đưa nổi cặn bã ra ngoài nên sinh ra phản ứng. Vậy không nên lo
sợ, cứ tiếp tục luyện tập như thường. Có một phản ứng hiển nhiên là khỏi một
căn bệnh, cứ tập luyện đều đặn sẽ đạt hiệu quả tốt.
6. Lời ca truyền khẩu về 16 yếu lĩnh
& lời khuyên lợi ích của Phất Thủ Liệu Pháp
(Trich từ tài liệu của
Bs Phạm Xuân Phụng)
Đứng vững chuyển mãi các khớp xương
Gân cốt giản ra, hơi độc tiêu
Hư thực đổi thay hơi khép mở
Khí đều tay chân trăm mạch sống
Trên ba dưới bảy có trọng tâm
Hai chân đứng vững vai trì xuống
Khử bệnh đầu nặng chân nhẹ đó
Tinh khí tràn trề thân nhẹ nhõm
Phẩy tay trị bệnh đúng nguyên nhân
Hơn cả xoa bóp và châm cứu
Khí huyết không thông nảy trăm bệnh
Khí hoà tâm bình bệnh khó sinh.
7. Kết luận
Phất Thủ Liệu Pháp là phương pháp
luyện tập khí công dùng để tăng cường sức khoẻ, khai thông và vận chuyển khí
huyết lên toàn bộ các kinh mạch. Có hiệu quả cao đối với nhiều chứng bệnh khác
nhau, từ suy nhược thần kinh, hen suyễn đến bệnh tiêu hóa, tim mạch…Một phương
pháp luyện tập rất đơn giản nhẹ nhàng, dễ nhớ và hầu như thích hợp với mọi lứa
tuổi và thể chất.
Pháp hay sẵn có, cho
người hữu duyên.
Tài liệu tham khảo:
1.
Phất Thủ Liệu Pháp - Lương y Võ Hà
2. Đạt
Ma Dịch Cân Kinh – Lương y Trần Văn Bình
3.
Dịch Cân Kinh – Bác sĩ Trần Đại Sỹ
4. Bài
Tập Thể Dục Đa Năng – Bác sĩ Phạm Xuân Phụng
5.
Kinh Nghiệm Tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh – Huỳnh Bửu Khương
Nguyễn Quang Đạt
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét