Trung Quốc cảnh báo Hoa Kỳ trên hồ sơ Biển Đông
Ngọc Thu lược dịch
2010-07-27
BẮC KINH - Chính phủ Trung Quốc đã phản ứng giận dữ hôm thứ hai về lời tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton, rằng Washington đột kích vào chuyện tranh chấp lãnh thổ âm ỉ từ lâu giữa Trung Quốc và các nước láng giềng nhỏ hơn ở Biển Đông.
Andrew Jacobs
26-07-2010
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì đã cảnh báo Hoa Kỳ, chống lại việc công kích vào trận chiến, nói rằng sẽ gia tăng căng thẳng trong khu vực.
“Hậu quả sẽ là gì nếu vấn đề này chuyển sang đa phương hay quốc tế hoá”? Ông hỏi trong bài bình luận đăng trên trang Web của Bộ Ngoại giao. “Nó chỉ làm cho vấn đề tồi tệ hơn và việc giải quyết vấn đề khó khăn hơn”.
Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ quyền của mình để bảo vệ lợi ích cốt lõi qua phương tiện quân sự.
Tờ Global Times
Các phương tiện truyền thông nhà nước không được khôn khéo, mô tả bài phát biểu của bà Clinton là "một cuộc tấn công" và một nỗ lực đáng ngờ để đàn áp nguyện vọng của Trung Quốc - và mở rộng sức mạnh.
“Hy vọng của tôi là phát triển các khả năng quân sự của Trung Quốc”, Nhân dân Nhật báo, tờ báo của Đảng Cộng sản đã chạy một bài xã luận hôm thứ Hai.
Tờ Global Times, tờ báo lá cải tiếng Anh, thuộc tờ Nhân dân Nhật báo cho biết: “Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ quyền của mình để bảo vệ lợi ích cốt lõi qua phương tiện quân sự”.
Tuyên bố của bà Clinton vào thời điểm căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh về một số khác biệt kinh tế và ngoại giao. Ngày Chủ Nhật, Hoa Kỳ và Nam Hàn đã bắt đầu bốn ngày tập trận hải quân ngoài khơi bán đảo Triều Tiên, liên quan đến 200 máy bay, 20 tàu và một tàu sân bay. Mặc dù các cuộc tập trận có ý nghĩa như một thông điệp tới Bắc Hàn – như Nam Hàn đã quy lỗi cho ngư lôi tấn công vào tàu chiến hồi tháng 3, đã giết chết 46 thủy thủ - Trung Quốc chào đón các cuộc diễn tập bằng một số báo động.
Cho đến khi bà Clinton đưa ra lời bình luận, tranh chấp về các quần đảo trên Biển Đông vẫn là sự quan tâm chủ yếu trong khu vực. Diện tích tranh chấp trải dài 1,2 triệu dặm vuông, là một kênh ngày càng quan trọng đối với 1/3 thương mại hàng hải trên thế giới và hầu hết nguồn cung năng lượng trong khu vực, cũng như các mỏ dầu lửa và khí tự nhiên khổng lồ được cho là dưới đáy đại dương.
Năm 1988, quân đội Trung Quốc và Việt Nam đã đánh nhau trên một quần đảo, quần đảo Hoàng Sa (*), lấy đi mạng sống của hàng chục thủy thủ Việt Nam. Năm nay, Trung Quốc công bố kế hoạch phát triển du lịch trên quần đảo Hoàng Sa. Trong những tháng gần đây, họ đã cảnh báo các công ty dầu nước ngoài, chống lại các thỏa thuận khai thác đáng chú ý với Việt Nam.
“Hoa Kỳ cảm thấy đây là lúc để chơi quân bài chính trị và quân sự do rất khó khăn để họ cạnh tranh với Trung Quốc trong các lĩnh vực kinh tế”, ông nói thêm rằng nếu Washington có thể đóng một vai trò lớn hơn ở Biển Đông, “sẽ giúp tiếp tục gây ảnh hưởng các nước Nam Á”.
Các viên chức Mỹ đã phản ứng với mối quan ngại ngày càng tăng về tham vọng của hải quân Trung Quốc, một chiến lược mới mà các Đô đốc Trung Quốc đã mô tả như là “phòng thủ ngoài khơi”. Ngoài việc từ chối nhân nhượng bất kỳ chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, Trung Quốc đã công bố kế hoạch triển khai các tàu sân bay, và tăng cường đội tàu ngầm hạt nhân có khả năng bắn tên lửa đạn đạo.
Trong tháng 3, Trung Quốc đã cảnh báo hai viên chức Mỹ đang viếng thăm rằng họ sẽ không tha thứ [cho bất kỳ sự] can thiệp nào vào Biển Đông, khu vực mà nó mô tả như là “lợi ích cốt lõi” của họ, như Tây Tạng và Đài Loan.
[Các nước] láng giềng của Trung Quốc đã phản ứng bằng cách củng cố lực lượng hải quân của riêng họ. Trong những năm gần đây, Việt Nam, Singapore và Malaysia đã mua tàu ngầm. Hôm Chủ Nhật, lần đầu tiên Nhật Bản công bố kế hoạch tăng hạm đội tàu ngầm trong hơn ba thập kỷ.
Hoa Kỳ cảm thấy đây là lúc để chơi quân bài chính trị và quân sự do rất khó khăn để họ cạnh tranh với Trung Quốc trong các lĩnh vực kinh tế.
Ông Xu Liping
Tuyên bố của bà Clinton hôm thứ Sáu về cơ bản đã là một cái gật đầu cho Việt Nam, nước đã và đang tìm kiếm sự hỗ trợ cho các cuộc đàm phán đa phương như là một bức tường thành chống lại lập trường Trung Quốc về các vấn đề chủ quyền. Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng xung đột nên được giải quyết thông qua những cuộc đàm phán tay đôi. “Sự đồng thuận là các tranh chấp này được giải quyết một cách hòa bình thông qua các cuộc thảo luận thân thiện, vì lợi ích hòa bình và ổn định trên Biển Đông và quan hệ láng giềng tốt”, ông Dương, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố của ông.
Ian Storey, thành viên của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nói rằng Washington gia tăng sự quan tâm trên Biển Đông chắc chắn làm nổi lên căng thẳng giữa hai nước. Các cuộc đối đầu như vậy đã kết thúc cuộc chạm trán ít thân thiện hơn giữa tàu Mỹ và Trung Quốc.
“Đây rõ ràng là một bất ngờ khó chịu cho Trung Quốc”, ông Storey nói về tuyên bố của bà Clinton.
Bibo và Zhang Li Jing đóng góp phần nghiên cứu.
--------------
(*) Không phải quần đảo Hoàng Sa mà là Trường Sa.
Ngọc Thu dịch
Nguồn: http://www.nytimes.com/2010/07/27/world/asia/27china.html?_r=2
Mỹ, Hàn tập trận bất chấp đe dọa của Triều Tiên
Quân đội Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu cuộc diễn tập quân sự lớn trên biển Nhật Bản, bỏ qua lời đe dọa trả đũa bằng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Đây là cuộc tập trận mở màn cho một loạt các hoạt động tương tự nhằm "đưa một thông điệp rõ ràng đến Triều Tiên, rằng những hành động gây hấn của họ phải chấm dứt", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Tae-Young khẳng định trong tuyên bố chung đầu tuần trước.
Một tàu chiến của Hàn Quốc bắn đạn thật trong cuộc diễn tập quân sự hồi tháng 5, ngay sau khi kết quả điều tra vụ chìm tàu Cheonan được công bố. Ảnh: Yonhap. |
Tập trận diễn ra sau khi Mỹ và Hàn Quốc, căn cứ kết quả điều tra của một ủy ban quốc tế, cho rằng Triều Tiên đã dùng ngư lôi đánh đắm tàu của hải quân Hàn Quốc, khiến 46 người thiệt mạng trên biển Hoàng Hải (phía tây bán đảo Triều Tiên) hồi tháng 3.
Bình Nhưỡng khẳng định không liên quan gì đến vụ chìm tàu Cheonan.
Phái bộ LHQ do Mỹ đứng đầu cho biết tập trận kéo dài 4 ngày, bắt đầu từ chủ nhật, với sự tham gia của 200 máy bay, 20 tàu chiến trong đó có tàu sân bay USS George Washington, 8.000 binh sĩ.
Về mặt khí tài, đây là cuộc tập trận chung lớn nhất giữa hai đồng minh kể từ năm 1976, sau việc hai sĩ quan quân đội Mỹ bị giết ở khu làng đình chiến Bàn Môn Điếm trên biên giới Hàn Quốc và Triều Tiên.
"Với việc sử dụng lực lượng hùng hậu như thế này, cuộc tập trận sẽ là lời cảnh báo nghiêm khắc đến Triều Tiên", Yonhap dẫn lời phó đô đốc hải quân Hàn Quốc Kim Kyung-shik phát biểu.
"Tàu USS George Washington đã rời cảng Busan lúc 7 giờ sáng nay (5h Hà Nội). Nó đang trên đường tới biển Nhật Bản để tham gia tập trận", AFP dẫn lời một phát ngôn viên quân sự Mỹ. Biển Nhật Bản là tên gọi vùng nước phía đông bán đảo Triều Tiên.
Con tàu khổng lồ nói trên đã được triển khai từ Nhật Bản đến cảng Busan vài ngày trước để tham gia cuộc tập trận mang tên Invincible Spirit.
Các quan chức của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho hay các tàu hải quân khác cũng đã rời Busan và các cảng lân cận để tham gia diễn tập. Chúng sẽ hội quân cùng những tàu chiến thuộc hạm đội 7 của Mỹ.
Giới chức Quốc phòng Hàn Quốc cho hay địa điểm của cuộc tập trận đã thay đổi so với kế hoạch ban đầu, từ Hoàng Hải (tây) sang biển Nhật Bản (đông) trước sự phản đối của Trung Quốc.
Tuy nhiên các cuộc diễn tập tiếp theo sẽ diễn ra ở cả hai biển.
Thủy thủ đoàn trên tàu sân bay 97.000 tấn USS George Washington tập trung bên boong sáng nay, khi con tàu rời cảng Busan ra biển Nhật Bản, tham gia tập trận chung với Hàn Quốc. Phi đội trên tàu gồm 80 máy bay chiến đấu. Ảnh: Yonhap. |
Triều Tiên đã lên án cuộc tập trận Mỹ - Hàn là "hành động khiêu khích nghiêm trọng" và dọa sẽ trả đũa bằng vũ khí hạt nhân. Bình Nhưỡng thường xuyên đưa ra đe dọa mỗi khi Mỹ và Hàn Quốc tập trận, bởi coi đó là hành động dạo đầu cho chiến tranh.
"Tất cả những hành động quân sự này chính là sự hiếu chiến nhằm đe dọa Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên", thông cáo của Hội đồng Quốc phòng Triều Tiên đưa ra hôm qua có đoạn.
"Quân đội và nhân dân Triều Tiên sẽ đối phó một cách chính đang bằng lực lượng hạt nhân mạnh mẽ của mình, trước cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay của Mỹ và các lực lượng bù nhìn Hàn Quốc".
Cuộc tập trận này "là hành động hấp tấp không khác nào đánh thức một chúa sơn lâm đang ngủ".
Đáp lại, Mỹ yêu cầu Triều Tiên hạ bớt giọng "khiêu khích" trong các tuyên bố của mình. "Chúng tôi không quan tâm đến việc khẩu chiến với Triều Tiên", phát ngôn viên ngoại giao Mỹ Philip Crowley nói. "Cái chúng tôi cần ở Triều Tiên là hãy bớt đi những lời lẽ khiêu khích và có nhiều hơn nữa những hành động tích cực".
Hiện quân đội Hàn Quốc đang theo dõi chặt chẽ các biến động của quân đội Triều Tiên trên khu vực biên giới, tuy nhiên họ không phát hiện hoạt động bất thường nào trong thời gian trước khi diễn tập hải quân Mỹ - Hàn diễn ra.
Triều Tiên là một trong những quốc gia có quân đội lớn nhất thế giới, với 1,2 triệu binh sĩ. Hàn Quốc có hơn 600.000 quân nhân. Mỹ hiện triển khai 28.500 binh sĩ tại Hàn Quốc và 50.000 tại Nhật Bản.
Hải quân Mỹ - Hàn bắn đạn thật
Khu trục hạm Hàn Quốc nã thiết bị đánh lạc lướng ngư lôi. Phi cơ bay phía trên các chiến hạm. Dưới đây là ảnh cuộc diễn tập bắn đạn thật của hải quân hai nước đồng minh này.
Khu trục hạm DDH-981 Choi Young của Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận. Ảnh: AP/OKNAVY. |
Tàu Choi Young nã đạn trong ngày thứ ba của cuộc diễn tập với hải quân Mỹ ở vùng biển Nhật Bản. Ảnh: AFP/ROKNAVY. |
Binh sĩ vận hành bắn ngư lôi chống tàu ngầm. Chiến dịch này diễn ra sau khi ủy ban điều tra quốc tế cho rằng ngư lôi từ tàu ngầm Triều Tiên làm chìm chiến hạm Cheonan của Hàn Quốc. Ảnh: AFP/ROKNAVY. |
Tàu Hàn Quốc bắn thiết bị đánh lạc hướng ngư lôi. Ảnh: AP/OKNAVY. |
Phi cơ của Mỹ bay phía trên tàu đổ bộ Dokdo (bìa phải) và hai khu trục hạm của Mỹ. Ảnh: AFP/US NAVY. |
Thành viên phi hành đoàn của tàu sân bay USS George Washington trong trung tâm điều khiển tác chiến trong cuộc tập trận với hải quân Hàn Quốc. Ảnh: AFP. |
Chiến dịch tập trận chung của hải quân Mỹ và Hàn Quốc kéo dài 4 ngày, bất chấp cảnh báo của Triều Tiên rằng họ sẽ đáp lại bằng vũ lực. Ảnh: AP/OKNAVY. |
Hải quân Mỹ - Hàn thả bom chống tàu ngầm
Các tàu của Mỹ và Hàn Quốc hôm nay bắn pháo và thả bom chống tàu ngầm, trong ngày thứ ba của cuộc tập trận rầm rộ ở phía đông bán đảo Triều Tiên.
Trực thăng lượn phía trên tàu chiến Mỹ trong cuộc tập trận chung với hải quân Hàn Quốc. Trong hai ngày đầu của cuộc tập trận, họ luyện tác chiến chống tàu ngầm. Hôm nay, các tàu tiếp tục bắn pháo và thả bom. |
Khoảng 20 tàu, cùng 200 máy bay và 8.000 binh sĩ đang thực hiện cuộc diễn tập kéo dài 4 ngày, nhằm thể hiện sức mạnh răn đe đối với Triều Tiên. |
Phi cơ chiến đấu cất cánh từ tàu sân bay USS George Washington. Bộ trưởng Quốc phòng và một số nhà lập pháp Hàn Quốc đã lên tàu sân bay để động viên tinh thần binh sĩ hai nước đồng minh. |
Tàu ngầm tấn công USS Tuscon của Mỹ tham gia diễn tập chống tàu ngầm với Hàn Quốc ở vùng biển Nhật Bản. |
Phi cơ tiếp nhiên liệu KC-135 Stratotanker của Mỹ đến từ căn cứ Kadena ở Nhật Bản. |
Nhân viên kỹ thuật kiểm tra một chiếc trực thăng trên tàu sân bay USS George Washington. |
Tàu chiến Hàn Quốc và Mỹ lướt đi trên biển trong cuộc diễn tập chung. |
Ngọc Sơn (Ảnh: AFP)
|
Hải quân Trung Quốc tập trận trên biển Đông - Ảnh: THX.
Theo bản tin do Tân Hoa Xã phát đi ngày 29/7, cuộc tập trận diễn ra hôm 26/7, với sự tham gia của nhiều tàu chiến, tàu ngầm và máy bay chiến đấu. Tuy nhiên, bản tin không cho biết vị trí cụ thể diễn ra tập trận, cũng như số lượng tàu chiến tham gia.
Trong cuộc tập trận này, tàu chiến và tàu ngầm Trung Quốc bắn tên lửa dẫn đường vào các mục tiêu trên biển trong một cuộc tấn công giả định. Trong khi đó, máy bay chiến đấu của hải quân nước này tiến hành tuần tiễu, kiểm soát trên không.
Phát biểu trong lúc giám sát tập trận, tướng Trần Bỉnh Đức, Tổng tham mưu trưởng PLA, nói rằng PLA sẽ “theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình và các nhiệm vụ”, đồng thời “chuẩn bị sẵn sàng cho các cuộc đụng độ quân sự lớn”.
Cuộc tập trận này diễn ra chỉ 3 ngày sau khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Hilary Clinton tuyên bố Mỹ có "lợi ích quốc gia trong việc tự do đi lại, tự do đi vào vùng biển chung của châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế ở biển Đông", đồng thời nhấn mạnh nước này "phản đối việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ nước tranh chấp nào" tại khu vực biển Đông.
Một số hình ảnh về cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc trên biển Đông:
Đối đầu giữa Trung Quốc với các nước trên biển Đông
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2010-08-03
Trong vài tháng qua, có những cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với các nước trên Biển Đông. Tin tức cho biết, gần đây đã xảy ra một cuộc đụng độ giữa tàu của Hải quân Indonesia với các tàu ngư chính Trung Quốc.
Trước đây, cũng đã có các cuộc đụng độ giữa Việt Nam và Malaysia với các tàu ngư chính và các tàu đánh cá của Trung Quốc. Các cuộc đối đầu giữa Trung Quốc xảy ra trên Biển Đông trong thời gian qua ra sao? Phản ứng của một số nước trong khu vực thế nào? Ngọc Trân có bài tường trình.
Đụng độ với tàu Hải quân Indonesia
Theo tin từ nhật báo Mainichi của Nhật Bản, cho biết, hồi giữa tháng 5 năm nay, lần đầu tiên các tàu ngư chính Trung Quốc có trang bị vũ khí, đã hộ tống các tàu đánh cá nước này đi đánh cá ở khu vực gần quần đảo Natura, thuộc Indonesia. Một trong những tàu đánh cá Trung Quốc đã bị phía Indonesia bắt giữ hôm 15 tháng 5, thế nhưng sau đó, các tàu ngư chính của Trung Quốc đã đến giải vây cho tàu này và buộc tàu tuần tra Indonesia phải thả tàu đánh cá Trung Quốc.
Một trong những tàu đánh cá Trung Quốc đã bị phía Indonesia bắt giữ hôm 15 tháng 5, thế nhưng sau đó, các tàu ngư chính của Trung Quốc đã đến giải vây cho tàu này và buộc tàu tuần tra Indonesia phải thả tàu đánh cá Trung Quốc.
Cũng theo tin từ báo Mainichi, cuối tháng 6 vừa qua, đã có một cuộc đụng độ xảy ra giữa các tàu ngư chính Trung Quốc và tàu tuần tra Indonesia ở đảo Laut, cách đảo Natura của Indonesia khoảng 105 km về phía Tây Bắc.
Tin tức cho biết thêm, hôm 22 tháng 6, có hơn mười tàu đánh cá của Trung Quốc đã được các tàu ngư chính nước này hộ tống, xuống đánh cá ở khu vực nói trên, và một trong những tàu đánh cá này cùng các thủy thủ trên tàu đã bị một tàu tuần tra Indonesia bắt giữ cũng vào
Một trong những tàu ngư chính của Trung Quốc có liên quan trong cuộc đối đầu lần này đó là tàu 311, có trọng tải khoảng 4.500 tấn. Đây là tàu ngư chính có trang bị vũ khí, đã được chuyển đổi từ một tàu quân sự, thường xuyên được phía Trung Quốc phái đi tuần tra trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa.
Hai tàu ngư chính của Trung Quốc đã xuất hiện và giải vây cho tàu đánh cá Trung Quốc bằng cách đe dọa sẽ tấn công tàu tuần tra của Indonesia. Song song với lời đe dọa, tàu ngư chính của Trung Quốc cũng đã chĩa súng vào tàu tuần tra của Indonesia.
Có lẽ phía Indonesia biết mình yếu thế, không thể thắng nổi các tàu ngư chính của Trung Quốc, nên họ đã thả chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc, thế nhưng vào sáng hôm sau, khi tàu Hải quân Indonesia đến hiện trường để tiếp ứng, phía Indonesia bắt giữ lại chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc mà họ đã thả ra ngày hôm trước. Tin tức cũng cho biết, cuối cùng tàu đánh cá này cùng các thủy thủ Trung Quốc cũng được thả ra, sau các cuộc đàm phán giữa hai bên.
Mặc dù tin tức từ báo chí Trung Quốc có đưa tin về tàu đánh cá, cùng chín thuyền viên của nước họ bị Indonesia bắt giữ hôm 22 tháng 6, thế nhưng tin tức từ phía Trung Quốc chưa từng nhắc đến đến sự đối đầu giữa Trung Quốc với tàu Hải quân Indonesia hôm 23 tháng 6.
Tổng thống Indonesia cũng đã thừa nhận, căng thẳng giữa hai nước đang gia tăng ở gần quần đảo Natuna, Indonesia.
Trong khi đó, tin tức từ phía Indonesia cũng không hề công bố rộng rãi sự đối đầu này, có lẽ do Indonesia cân nhắc các mối quan hệ với Trung Quốc, thế nhưng trong một buổi họp nội các khoảng một tháng sau khi sự cố xảy ra, Tổng thống Indonesia cũng đã thừa nhận, căng thẳng giữa hai nước đang gia tăng ở gần quần đảo Natuna, Indonesia.
Indonesia phản đối lên Liên Hiệp Quốc
Ngoài việc đối đầu trên biển, một hành động cứng rắn khác mà phía Indonesia đã thể hiện đó là, hồi 8 tháng 7 vừa qua, nước này đã gửi một bức thư cho Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, lên tiếng phản đối việc đòi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là vô căn cứ.
Trong bức thư đệ trình lên Liên Hiệp Quốc, phía Indonesia cho biết, họ không tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và chỉ đứng ở vai trò trung gian, cho nên Indonesia không thiên vị nước nào trong vấn đề tranh chấp.
Bức thư còn lập luận rằng, việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, rõ ràng là thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và xâm phạm lợi ích chính đáng của cộng đồng quốc tế.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, rõ ràng là thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và xâm phạm lợi ích chính đáng của cộng đồng quốc tế.Thư đệ trình lên LHQ của Indonesia
Bức thư có đoạn viết như sau: “Indonesia đã theo dõi chặt chẽ các cuộc tranh luận về bản đồ mà nhiều người gọi là ‘bản đồ với chín vạch chấm’. Cho tới nay chưa có một lời giải thích nào về cơ sở pháp lý, phương pháp vẽ, và nguyên trạng của những vạch chấm rời rạc này”.
Cuối thư, phía Indonesia cũng đã yêu cầu Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc chuyển bức thư đó tới tất cả các thành viên của Ủy ban Thềm lục địa (CLCS) và các nước thành viên đã ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, cùng tất cả các thành viên Liên Hiệp Quốc.
phía Indonesia cũng đã yêu cầu Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc chuyển bức thư đó tới tất cả các thành viên của Ủy ban Thềm lục địa (CLCS) và các nước thành viên đã ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, cùng tất cả các thành viên Liên Hiệp Quốc.
Qua bức thư này, chúng ta có thể thấy rằng, Indonesia thể hiện sự quyết đoán trong chính sách ngoại giao của họ, khác với thái độ im lặng thường thấy của nước này từ trước tới nay.
Đụng độ với Việt Nam và Malaysia
Ngoài việc đối đầu với Indonesia, gần đây Trung Quốc cũng đã có những lần chạm trán với Việt Nam và Malaysia trên Biển Đông.
Trong một bài viết đăng trên Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết, từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 4, các tàu đánh cá Trung Quốc đã bị nhiều tàu đánh cá Việt Nam bao vây trên Biển Đông, do các tàu này đánh cá ở vùng biển Việt Nam.
Tin tức cũng cho biết thêm, vào lúc đông nhất, có khoảng 60 chiếc tàu Việt Nam bao vây các tàu đánh cá Trung Quốc. Ngay sau đó, phía Trung Quốc đã phái một đội tàu đến giải vây cho các tàu đánh cá của họ, và các tàu Việt Nam đã rút lui khỏi hiện trường hôm 12 tháng 4
Tin tức cũng cho biết thêm, vào lúc đông nhất, có khoảng 60 chiếc tàu Việt Nam bao vây các tàu đánh cá Trung Quốc. Ngay sau đó, phía Trung Quốc đã phái một đội tàu đến giải vây cho các tàu đánh cá của họ, và các tàu Việt Nam đã rút lui khỏi hiện trường hôm 12 tháng 4.
Malaysia cũng là nước phản đối mạnh mẽ các hành động hiếu chiến của Trung Quốc. Tin tức cho hay, hồi cuối tháng 4, các tàu ngư chính hộ tống một số tàu Trung Quốc đến đánh cá ở vùng đặc quyền kinh tế thuộc lãnh hải Malaysia, và đã đối đầu với tàu chiến và máy bay chiến đấu của nước này.
Báo chí Trung Quốc cũng đã đưa tin, các tàu ngư chính của Trung Quốc đã bị tàu Malaysia rượt đuổi trong khoảng 17 tiếng đồng hồ hồi cuối tháng 4. Căng thẳng giữa hai bên gia tăng khi một tàu chiến Malaysia, đã chĩa khẩu pháo hạm vào tàu Ngư chính 311 của Trung Quốc. Phi cơ chiến đấu của Malaysia cũng xuất hiện trên bầu trời để cảnh cáo Trung Quốc xâm phạm vùng lãnh hải của nước họ.
Việc khăng khăng đòi chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông của Bắc Kinh, có lẽ khó tránh khỏi những cuộc đụng độ xảy ra giữa Trung Quốc với các nước trong tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét