HÌNH ẢNH QUÝ: NÉT ĐẸP RIÊNG VIỆT NAM XƯA
Múa Rồng
Múa Rồng là một trò trình diễn kết hợp tài khéo (xũ) và sức mạnh (võ) phổ biến trong cư dân ở vùng Đông Á và những nơi có cộng đồng người Trung Hoa. Ở Việt Nam, ngoài Múa Rồng còn có cả trò Múa Rắn ở làng Lệ Mật (Gia Lâm) hay Múa Lân (nhất là vào dịp Tết Trung thu).
Trong ảnh là một đám Múa Rồng trên đường phố Hàng Quạt thường trong các đám rước lễ hội và hai đám múa rồng in trên bưu ảnh đều do một đoàn rước của người Hoa. Trò Múa Rồng còn được đưa sang giới thiệu tại Hội chợ Paris năm 1931, như một nét đặc sắc của thuộc địa Đông Dương.
Múa Rồng trên Phố Hàng Quạt. |
Procession Du Dragon. |
Trình diễn tại Hội chợ Paris 1931. |
Những đám rước trong Hà Nội xưa
19/09/2010 21:58:02
Vì thế, mà giữa phố phường Hà Nội vẫn diễn ra những lễ hội truyền thống hoặc của nhà chùa theo nghi thức Phật giáo hay của các đền, đình theo nghi lễ của dân gian, chủ yếu thờ những vị nhân thần hay các thành hoàng làng.
Những lễ hội này thu hút không chỉ những thị dân mà của cả dân từ các làng quê, dòng tộc có chung một vị thành hoàng hay tổ tiên.
Điều đáng chú ý là các đám rước thường có hai con vật linh là voi và ngựa. Những con vật linh này có trong kinh nhà Phật và ngoài đời nó luôn biểu trưng cho sức mạnh phù trợ cho con người, gắn với hành trạng của các vị nhân thần…
|
|
|
|
Chơi cờ người
27/06/2010 17:05:16
Một ván cờ tướng, một trò chơi trí tuệ cổ truyền của người phương Đông diễn ra bên bờ Sông Hồng, phía xa là bóng chiếc cầu sắt hiện đại, thành quả của nền văn minh cơ khí phương Tây có thể mang lại cho chúng ta ý niệm về những thay đổi của xã hội Việt Nam ở đầu thế kỷ XX.
Tướng Ông được bài trí bởi những vật dụng đương thời được coi là thời thượng: chiếc đồng hồ “Tây”; còn Tướng Bà thì có một giá súng gươm, cơi trầu, ống nhổ và một bộ ấm chén. Dàn quân của Tướng Bà là những thiếu nữ rất trẻ đã mang dáng dấp thị thành. Không khí hội làng truyền thống trong khung cảnh chuyển đổi của Hà Nội, đô thị thời thuộc địa phần nào thể hiện trong những tấm ảnh này.
Chơi cờ ngoài bãi sông |
Tướng ông và các quân sĩ |
Tướng bà và các quân sĩ |
================================================================================
Phố Lò Rèn (Rue des Forgerons)
Phố Lò Rèn |
Bễ rèn |
Phố Hàng Mắm (Rue de la Saumure)
01/08/2010 20:47:04
Phố Hàng Mắm là cửa ngõ từ các vạn chài từ sông Hồng đem các loại mắm vào qua cửa ô Ưu Nghĩa để vào phố Hàng Bạc và “36 phố phường”. Có lẽ vì đặc trưng của mắm là vị ngon những hương vị khó chịu nên nó dừng lại thành một phố chuyên bán loại đặc sản này.
Năm 1884, bác sĩ Hocquard mô tả: “Cửa hàng bán mắm, vịt ướp, cá khô treo trên trần nhà. Mùi nước mắm, mắm tôm nồng nặc”; thì 50 năm sau, năm 1934 Bonifaci mô tả: “Phố Hàng Mắm bốc mùi khó chịu, trong nhà bán tôm cá khô.
Phố Hàng Mắm (Rue de la Saumure). |
Tấm bưu ảnh ghi chú là Hàng Mắm nhưng thực ra là đoạn phố cuối hàng Bạc. |
Đến nay, người bán mắm chuyển hết vào chợ Hàng Bè, tên phố vẫn còn nhưng vẫn giữ những mặt hàng chế tác từ đá mà chủ yếu là bia mộ, tiểu sành như Bonifaci miêu tả cách đây đã hơn bảy thập kỷ.
Phố Hàng Đồng (Rue du Cuivre)
25/07/2010 19:22:01
Phố Hàng Đồng (Rue Du Cuivre). |
Cô hàng đồng nát. |
Phố Hàng Thiếc (Rue des Ferblantiers)
18/07/2010 21:29:48
Ban đầu dân ở đây đa phần là từ Hoài Đức (Hà Đông) ra lập nghiệp, về sau nó càng phát triển nên có thêm nhiều nghề khác và sản phẩm ngày càng đa dạng theo nhu cầu của đời sống luôn thay đổi.
Đường phố Hàng Thiếc xưa. |
Phố Hàng Gai
05/07/2010 06:11:
Cái tên một thứ sản phẩm không mấy giá trị mặc dù rất thông dụng là sợi gai được bện làm thừng rồi đan thành võng hay các loại bị… có lẽ là dĩ vãng của một thời xa xưa, cũng vì thế dân gian còn gọi là “Phố Hàng Thừng”. Quả thật, cái tên gọi ấy không tương xứng với một đoạn đường phố vốn là đất của hai phường Đông Hà và Cổ Vũ thuộc Tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương, đi thẳng từ Hồ Gươm qua Hàng Bông vào khu Cửa Nam của Kinh thành xưa mà sau này, người Pháp thiết lập một tuyến đường xe điện đi dọc phố này.
Phố Hàng Gai lại gần ngôi đền thờ việc học (Ngọc Sơn), khiến cho từ lâu phố này gắn với sách vở, giấy bút cho các nho sinh, các cửa hiệu khắc mộc bản và in sách nổi tiếng cho các nho gia qua lại mua hoặc đổi sách nát lấy sách mới.
Vì thế, thời Tây chiếm, Công sứ Bonnal đã chọn một ngôi nhà đẹp ở phố này làm trụ sở xế gần nhà Tổng đốc và nhiều nhân vật trí thức danh giá khác của Hà Thành cư ngụ tại đây.
Chính Hàng Gai chứ không phải Hàng Mã là nơi bán các đồ chơi của trẻ con làm bằng giấy, trong đó có “ông tiến sĩ giấy” nổi tiếng vào dịp Tết Trung Thu.
|
|
|
Phố Hàng Nón (Rue des Chapeaux)
11/07/2010 20:12:23
Hàng Nón xưa không dài như bây giờ, chỉ là đoạn giữa Hàng Thiếc và Hàng Điếu chuyên bán các thức đội truyền thống, khung bằng cật tre lợp những loại lá đã được phơi khô gọi chung là nón và nếu nhìn kỹ trong ảnh còn thấy bán cả áo tơi.Có nhiều loại nón: đàn ông có nón dứa, nón lông, có cái còn gắn chóp bạc, sư sãi có nón tu lờ… Còn với giới nữ thì chiếc nón còn là một thứ trang phục tạo nên nét duyên dáng rất đặc trưng cho giới tính.
|
Ở chốn thị thành, chiếc nón quai thao rất đặc trưng cũng mất dần. Chỉ còn chiếc nón hình chóp còn dùng vì công dụng khó thay thế của nó khi phải đi lại ngoài trời.
Tranh Hàng Trống
13/06/2010 15:02:43
Phố Hàng Trống lại có nhiều nghề đều đòi hỏi yếu tố tạo hình và dùng sắc màu. Ví như nghề thêu phải vẽ mẫu và phối màu, nghề làm trống cũng phải sơn vẽ lên thân trống.
Tranh Hàng Trống ngoài dùng để trang trí ngày Tết còn để thờ nên càng đòi hỏi tính chuyên nghiệp hơn cách làm tranh ở làng quê.
Bây giờ thì phố Hàng Trống chẳng còn dấu vết gì về nghề vẽ này, hoạ chăng chỉ còn trong các bộ sưu tập và bảo tàng, trong khi tranh Làng Hồ còn duy trì được.
Như thế phải chăng đô thị ít khả năng bảo tồn truyền thống hơn làng quê?
Bán tranh tại chợ |
Thợ vẽ tranh Hàng Trống |
Nghề thông ngôn
06/06/2010 22:01:39
Thông ngôn giúp việc buôn bán. |
Ngay từ thời các Chúa Nguyễn, đặc biệt là triều Nguyễn, do nhu cầu tiếp xúc với phương Tây cả trong quan hệ hợp tác lẫn ứng phó ngoại giao đã cử người đi đào tạo ngoại ngữ.
Đến thời thuộc địa thì đã xuất hiện tầng lớp thông ngôn chuyên nghiệp nằm trong đội ngũ viên chức quan lại của cả Nam triều và chính quyền thuộc địa.
==========================================================================================
Phố phường Hà Nội xưa
Khung cảnh quanh Hồ Gươm. |
Phía Đông Nam quận Ba Đình. |
Khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám. |
Ô Quan Chưởng. |
Cột cờ Hà Nội. |
Tháp Rùa khi còn có tượng Nữ thần Tự Do. |
Phố Đinh Tiên Hoàng. |
Phố Huế. |
Cảng trên sông Hồng. |
Cửa Bắc. |
Đường lên cầu Long Biên. |
Hàng Nón. |
(Ảnh trong bộ sưu tập Ký ức Hà Nội xưa)
============================
Cảnh sinh hoạt trên phố
Trẻ em ở phố bên quầy hàng đồ chơi Trung thu. |
Những gánh hàng hoa quanh hồ Hoàn Kiếm. |
Cà phê rong. |
Hoa quả và bánh kẹo rong. |
Một góc phố với mấy gánh hàng rong. |
Những người cắt tóc. |
Phu dịch đi đắp đê, đắp đất. |
Người dân nghỉ ngơi cạnh một gốc cây bên sông Tô Lịch. |
Giới trẻ Hà Thành uống nước giải khát cạnh Bờ Hồ. |
Hàng Phở gánh xưa.
(Ảnh trong bộ sưu tập Ký ức Hà Nội xưa)
Con người Hà Nội
Chân dung thiếu nữ, người đẹp Hà Thành. |
Chân dung văn nghệ sĩ. Trong ảnh là nhạc sĩ Phạm Duy thời trẻ. |
Con cái của một gia đình tư sản. |
Một gia đình viên chức. |
Hình ảnh một đại gia đình tư sản. |
Trẻ em ở trường dòng. |
(Ảnh trong bộ sưu tập Ký ức Hà Nội xưa)
Chức quan Tổng đốc
26/09/2010 20:10:16
Tổng đốc là một chức quan đầu tỉnh mà đơn vị hành chính này chỉ có từ thời vua Minh Mạng (1831). Dân ta biết nhiều đến hai vị tổng đốc Hà Nội đã lần lượt hy sinh với thành Hà Nội khi giặc Pháp tấn chiếm, là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.
Khi thực dân Pháp đã chiếm được nước ta, buộc triều Đông Kháng phải giao cái không gian Thăng Long xưa để làm nhượng địa rồi lập thành phố Hà Nội, thì cao hơn chức tổng đốc còn có viên công sứ người Pháp đứng đầu một tỉnh, thành phố Hà Nội cũng vậy. Chế độ bảo hộ nên tổng đốc chỉ còn làm một số việc cai trị dân để phục vụ cho lợi ích của Tây.
Ba vị tổng đốc Hà Nội-Thái Bình- Hải Dương trong thường phục |
Tổng đốc Hà Nội trong triều phục. |
Cưỡi ngựa. |
Nằm võng |
Thường phục các quan vẫn áo dài khăn cuốn, chỉ có thêm cái mề đay (huân chương) của Tây hay cái khánh của vua ban. Thi thoảng mặc phẩm phục hay triều phục vào các dịp lễ trọng. Biểu trưng của quyền lực là có người che lọng, càng nhiều càng sang. Di lại bằng võng do phu khiêng vác hay đi ngựa trên đường phố vẫn còn nhiều lầy lội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét