Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn
đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận
hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.
Là món ăn ngày Tết không thể thiếu trong mâm Tất niên cúng tổ tiên và cũng là món quà Tết truyền thống của người Việt. Nguyên liệu để làm hai thứ bánh này tương đối giống nhau, cách nấu cũng giống nhau, mục đích sử dụng giống nhau nhưng hình dáng bên ngoài khá khác nhau. Vì thế có câu nói vui: “Tuy rằng khác dáng nhưng chung một nồi” trong nhân gian là thế đó.
Bánh chưng miền Bắc có hình vuông, tượng trưng cho đất mẹ màu mỡ, sung
túc. Bánh chưng thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và
đất trời xứ sở. Và khi biếu nhau tặng bánh chưng thì người Bắc có lệ
tặng một cặp bánh chứ không tặng một cái lẻ.
Bánh tét miền Nam có hình ống dài, có nơi gọi là bánh đòn. Bánh tét biểu trưng cho sức sống, sự trường tồn, sự hùng mạnh.
Bánh tét miền Nam có hình ống dài, có nơi gọi là bánh đòn. Bánh tét biểu trưng cho sức sống, sự trường tồn, sự hùng mạnh.
Thịt đông,
Thịt kho tàu
Thịt kho tàu
Có câu ca dao: “Số cô chẳng giàu thì nghèo, ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà”, để nói lên phong tục của người Việt, dù như thế nào thì ngày Tết cũng phải ăn ngon, ăn nhiều. Do đó món thịt là món ăn luôn có mặt trong nhà của người dân Việt. Tuy cùng là món thịt nhưng lại có sự khác nhau trong cách chế biến giữa hai miền Nam Bắc. Cụ thể như sau:
Người miền Bắc ăn thịt đông. Thịt đông, dễ nấu và dễ ăn. Chế biến món này đơn giản không cầu kỳ như những món Tết truyền thống khác. Thịt đông ăn với cơm tẻ, bánh chưng cùng một chút dưa cải, hành muối chua thì ai cũng đều cảm nhận đó là tiết đông, là đất trời đã chuyển sang xuân. Ăn thịt đông thể hiện sự ấm áp và giàu có trong cả năm dù trời có lạnh rét đến mức nào.
Người miền Nam luôn có món thịt kho tàu (hay còn gọi là món thịt kho
trứng) vào ngày Tết cổ truyền. Chữ “tàu” ở đây, theo nghĩa của người
miền Nam là “lạt”. Như vậy thịt kho tàu không phải là thịt kho của người
Trung Hoa mà chỉ đơn giản là món thịt kho lạt. Món thịt kho tàu với
miếng thịt vuông, quả trứng tròn biểu hiện cho tính hài hòa âm dương, sự
vuông tròn cho cả năm.
Món ăn đi kèm
Miền Bắc ăn kèm với bánh chưng là món dưa hành chua chua, cay nhẹ. Bên cạnh đó khi có bạn bè hay khách tới chơi, người miền Bắc sẽ đãi khách bằng món nem rán thơm lừng (có nơi gọi là chả giò).
Còn miền Nam, ăn kèm với bánh tét là món dưa giá, kiệu muối chua, dưa
góp. Tới thăm nhà, chúc Tết ngày đầu năm, người miền Nam sẽ đãi bạn món
chả giò đậm đà hương vị.
Về loài hoa biểu tượng ngày Tết
Về loài hoa biểu tượng ngày Tết
Đào và Mai là hai loại cây gắn bó với Tết của người Việt đã hàng nghìn hàng vạn năm. Nếu như ở mảnh đất phương Nam xa xôi hoa Mai kiêu hãnh khoe mình trong nắng, gió thì trong tiết trời se lạnh của miền Bắc hoa Đào góp phần làm xua tan cái giá rét của mùa đông.
Hoa Đào có màu đỏ sẽ mang lại sự may mắn cho cả năm. Cây Đào còn được xem như là một cây để trừ tà, đuổi quỷ và mang lại sự an lành, hạnh phúc và thịnh vượng cho gia chủ.
Hoa Mai màu vàng, có mùi thơm, e ấp và kín đáo. Hoa Mai là biểu tượng
cho sự may mắn, cành Mai vàng vừa đẹp lại vừa mang lại nhiều may mắn.
Mâm ngũ quả đầu năm
\
\
Màu sắc của mâm thường hay tuân theo ngũ hành. Các loại quả dùng thường mang các sắc màu theo quan niệm là có tính may mắn, sung túc.
Mâm ngủ quả miền Bắc gồm: chuối, bưởi, ớt, hồng, quất với ý nghĩa như
sau: chuối xanh cong lên ôm lấy bưởi mang ý nghĩa đùm bọc. Nói chung,
người miền Bắc không có phong tục khắt khe về mâm ngũ quả và hầu như tất
cả các loại quả đều có thể bày được, miễn là nhiều màu sắc.
Còn mâm ngũ quả miền Nam bao gồm các loại quả: mãng cầu, quả sung, dừa,
đu đủ, xoài với ý nghĩa: cầu sung vừa đủ xài. Và mâm ngủ quả ở miền Nam
thường lớn hơn so với mâm ngũ quả miền Bắc.
Tuy nhiên, dù là hơi khác nhau trong văn hóa Tết nhưng đó là những nét
truyền thống đáng quý cần được phát huy, để Tết Nguyên Đán của người
Việt mãi xanh tươi, phong phú và đa dạng như chính bản thân những gì
tượng trưng cho ngày Tết đến xuân về.
Theo amthuc365
Món ngon ngày Tết miền Trung
Không giống miền Bắc tiết Đông lạnh giá với bánh chưng, thịt mỡ,
dưa hành bếp lửa mùa Xuân với hương thơm món ăn ngon ngày tết miền Trung
như bánh tét, của dưa món, của nem chua, của tré, của thịt giầm bên
cành mai vàng sắc nắng. Ngày Tết ở miền Trung, nhà ai dù mâm cao cỗ đầy
với cao lương mỹ vị, vẫn không thể thiếu những món ăn dân dã này.
Chính người dân nơi đây cũng không giải thích được, tại sao phải có những món ngon ngày tết miền Trung
khai vị mới là có Tết? Chỉ nhớ ngày bé, thấy ông, bà, cha, mẹ tuy
nghèo, vẫn gắng ra chợ mua nắm lá dong, lạng thịt, cân gạo, ít củ quả,
lo cho được mấy món truyền thống; trước để dâng cúng tổ tiên, sau để đàn
con líu ríu, quây quần quanh mâm cơm tràn đầy hương Tết. Ngày nay, khi
gạo và thịt không còn là những thực phẩm cao cấp nữa, đĩa bánh tét, thịt
giầm... vẫn xuất hiện trên bàn thờ, trong mâm cỗ mọi gia đình miền
Trung ngày đầu năm mới, như nhịp cầu nối con cháu với tiên tổ, như thông
điệp tỏ bày hồn quê, như sợi tình gắn người với người càng thêm bền
chặt.
Trên mâm cỗ ngày Tết của người dân xứ Huế, bên cạnh đĩa bánh tét, dưa
món, nắm tré, chả bò, không thể thiếu những món ngon ngày tết có chén,
tôm chua, xinh như một bông hoa, chói chang đỏ như vầng mặt trời mùa
xuân ấm áp. Bữa tiệc Tết bên dòng Hương Giang thanh nhã hơn không chỉ
nhờ vị ngọt bùi của tôm, vị cay của ớt, hương thơm nồng ấm của riềng,
của tỏi, của húng, của ngổ; còn bởi vị chua khẽ khàng của khế xanh, mùi
chát phiêu du của chuối, của vả phảng phất toả ra từ món ăn này
Tỏi thái lát mỏng tang, ớt quả giã nhuyễn, riềng củ và gừng tươi xắt
sợi nhỏ dài, ít đường, chút gia vị...; các bà các cô làm cho thực khách
thấm thía đến ngây ngất sự pha trộn tuyệt diệu giữa sống và chín; sự hài
hoà hoàn hảo giữa ngọt ngào với bùi chát, béo ngậy với chua cay. Trên
bàn tiệc Tết, với những món ngon ngày tết miền Trung với nhiều món ăn dân dã mang âm hưởng kỳ lạ như giọng hò văng vẳng từ nơi xa vọng lại, bất chợt nghe được lúc đêm khuya.
monanngon.net
monanngon.net
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét