Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Quĩ giáo dục Việt Nam: Thành quả 11 năm hoạt động

Quĩ giáo dục Việt Nam: Thành quả 11 năm hoạt động

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2014-02-27
Group-picture-with-Dai-hoc-Bach-Khoa-Ha-Noi-305.jpg
Cô Nguyễn Phúc Anh Lan (trái) tại Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2013.
Hình do Cô Anh Lan cung cấp


VEF Vietnam Education Foundation Quĩ Giáo Dục Việt Nam, một cơ quan độc lập của chính phủ liên bang Hoa Kỳ, khởi sự hoạt động tại Việt Nam từ năm 2003 nhằm tăng cường mối quan hệ Việt Mỹ thông qua các hoạt động trao đổi giáo dục.

Việt Nam tụt hậu ?


Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-02-28
000_Hkg9479109-305.jpg
Một kỹ sư cơ khí sử dụng điện thoại thông minh khởi động chiếc xe hơi điện "Angkor EV 2014" do Campuchia sản xuất, ảnh chụp hôm 14 tháng 2 năm 2014 tại Kandal, Campuchia.
AFP PHOTO/TANG CHHIN SOTHY


Việt Nam tụt hậu với Singapore, Malaysia hoặc Thái Lan là sự thật hiển nhiên, nhưng ngay với Campuchia có một số lãnh vực mà người Việt cần tự thức tỉnh chính mình.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Bài thuyết trình của Đặng Xương Hùng tại Geneva


 Bài thuyết trình của Đặng Xương Hùng tại Geneva Summit for Human Rights and Democracy ngày 25/2/2014

Thưa các Quý vị và các bạn,
Tôi tên là Đặng Xương Hùng, cựu Lãnh sự Việt Nam tại Genève (2008-2012), cựu Vụ Phó Bộ Ngoại giao đã quyết định ly khai với Đảng cộng sản Việt Nam từ 18/10/2013. Tôi xin cảm ơn UN Watch đã cho tôi cơ hội để đề cập đến tình trạng phi dân chủ và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Đây cũng là lý do dẫn đến việc tôi quyết định ly khai.
Tôi sẽ trình bày quan điểm của cá nhân tôi, một góc nhìn từ bên trong về thực trạng Nhân quyền Việt Nam. Tôi sẽ cố gắng đưa ra những nhận xét và dẫn chứng để lý giải câu hỏi mà - từ lâu - tôi đã đặt ra cho chính mình:
+ TẠI SAO KHÔNG CÓ DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM? 
+ PHẢI LÀM GÌ ĐỂ MANG LẠI DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM?
Một chế độ dân chủ cần hội tụ đủ hai yếu tố: Cơ chế dân chủ và Tư tưởng dân chủ. Chỉ khi nào có một người lãnh đạo có tư tưởng dân chủ thì cơ chế dân chủ mới có cơ hội hình thành. Việt Nam thiếu cả hai nhân tố đó. Tức là các nhà lãnh đạo đương thời ở Việt Nam không hề có tư tưởng dân chủ, dẫn đến việc họ xây dựng ở Việt Nam một chế độ PHI DÂN CHỦ, không tôn trọng nhân quyền.

NHỮNG KẺ ĂN CƠM QUỐC GIA THỜ MA CỘNG SẢN NGÀY ẤY, BAY GIỜ RA SAO?



Trong cuộc chiến tranh bảo vệ tự do dân chủ của Việt Nam Cộng Hoà, cái nhức nhối nhất là chỗ nào cũng có bọn VC nằm vùng, chúng tràn lan trong các tổ chức chính quyền, các cơ quan truyền thông, văn nghệ, tôn giáo, sinh viên học sinh…

Trong các tổ chức chính quyền, từ Bộ Quốc Phòng, Bộ Tổng Tham Mưu, Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo, Tổng Nha Cảnh Sát, Quốc Hội, và ngay cả trong Dinh Độc Lập cũng có VC nằm vùng. Bọn nầy ẩn nấp dưới hàng trăm hàng ngàn bộ mặt, muôn hình vạn trạng, đánh phá miền Nam, từ công khai hợp pháp, đến bí mật dưới muôn ngàn hình thức. Độc hại nhất là bọn ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản.

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Sàigòn hay Hồ Chí Minh.



Ngày nào Saigon còn mang tên Hồ Chí Minh,ngày đó dân gian sẽ mãi còn đàm tiếu.
Đã có rất nhiều bài đàm tiếu về chuyện này... TNT
Sài Gòn hay Hồ Chí Minh
Nguyễn Thanh Nam Mỗi mùa xuân về trên quê hương Việt Nam, chúng ta lại nhớ đến địa danh Sài Gòn.

Sài Gòn, tự nó đã đầy đủ ý nghĩa. Không cần phải thêm thủ đô hay thành phố gì cả. Hai chữ Sài Gòn đã in sâu vào từng tâm hồn của ngưòi dân Việt Nam mà còn quen thuộc với người ngoại quốc với tên gọi không có dấu: “Saigon”.

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

TRẬN HOÀNG SA (19-1-1974)



TRẬN HOÀNG SA (19-1-1974)
TRONG CHIẾN TRANH LẠNH TOÀN CẦU
(Trình bày ngày 5-01-2014 tại Sacramento
Và ngày 18-01-2014 tại Orange County.)
 
                                                    Trần Gia Phụng  
                             
1.-  CHIẾN TRANH LẠNH
Chiến tranh lạnh bắt đầu từ năm 1946, sau thế chiến thứ hai (1939-1945), là tình trạng tranh chấp căng thẳng, gay cấn và quyết liệt giữa hai khối tư bản và cộng sản (CS).  Nói trắng ra, đây là cuộc tranh chấp giữa hai tập đoàn quyền lợi tư bản và CS.  Hai tập đoàn quyền lợi nầy đối chọi nhau về tất cả các mặt, nhưng hai bên không trực tiếp đánh nhau vì các cường quốc đứng đầu hai khối cùng thủ đắc võ khí nguyên tử, sợ chiến tranh nguyên tử xảy ra, thì cả hai bên đều thiệt hại nặng nề. 

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

BÁNH CHƯNG CỦA MÁ TÔI.



Tác Gi  MP






  Không có bánh tét hay bánh Chưng vẫn có Tết, nhưng nói tới Tết  mà không có bánh Tét hay bánh Chưng,,hình như thiếu thiếu cái gì đó,cứ nhàn nhạt làm sao ấy.

     Năm nay cuối năm , Cô Cháu báo sẽ gói bánh Chưng để cúng Ông bà và biếu người thân .Tết xa quê dù không rộn ràng nhưng ai cũng bận rộn,,,Tôi là người "quởn" nhất nên tình nguyện phụ Nó, Tôi nói phụ ở đây là đúng nghĩa , chỉ làm những công việc linh tinh để công việc gói bánh hoàn thành nhanh hơn thôi, từ trước tới giờ Tôi hoàn toàn không có lý do gì để cần biết gói bánh cả.

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014

Di sản Việt Nam cộng hòa Kính Hòa, phóng viên RFA 2014-01-28


Báo Tuổi Trẻ, tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất nước đã tung ra loạt bài kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng sa.
Source TuoiTre online
Nghe bài này
Nhà nước VNCH đã chấm dứt sự tồn tại hữu hình của nó gần 39 năm. Thể chế ấy sau nhiều năm bị phủ nhận hoàn toàn bởi những nhà cai trị Việt Nam hiện tại, lại đang được nhắc tới trong thời gian gần đây.
Báo Tuổi Trẻ, tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất nước đã tung ra loạt bài kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng sa.Thắm thoát đã 39 năm từ ngày nhà nước VNCH sụp đổ. Năm nay không phải là một năm chẳng cho biến cố tháng tư 1975, nhưng nhà nước ấy lại được nhớ đến bằng một sự kiện diễn ra hơn một năm trước đó, tháng giêng 1974, là lúc mà quần đảo Hoàng sa bị nước Trung quốc cộng sản đánh chiếm. 74 người lính hải quân của quân đội VNCH đã hy sinh trong trận chiến đó.
Việt Nam cộng hòa xuất hiện sau 40 năm
Bốn từ Việt Nam cộng hòa được nhắc lại khá nhiều trên cả phương tiện truyền thông của nhà nước Việt Nam hiện tại. Liên tục trong hơn nửa tháng đầu năm 2014, báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ, hai tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất nước đã tung ra loạt bài kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng sa. Những hoạt động kỷ niệm và biểu tình nhân sự kiện này dù không thành, như ở Đà Nẵng, hay bị dẹp đi như ở Hà nội, nhắc nhở rằng một định chế nhà nước cùng với cấu trúc chính trị và xã hội của nó bao phủ trên một nửa đất nước không thể dễ dàng bị quên lãng.
Di sản VNCH không phải đã bị cuốn đi trên những chiến trực thăng của tháng tư năm 1975, nó cũng không phải được mang đi hết bởi những người vượt biển ra đi trong những năm 70, 80 đầy bi kịch ...mà nó tiềm ẩn trong những giá trị tinh thần như âm nhạc, quan hệ xã hội...

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

Chiến trường Afghanistan.

Thân mời xem một phim rất hay và đáng ngưỡng mộ. Phim này được đóng lại, nói về sự (có thật 100% với những nhân chứng sống) chiến đấu gan dạ và anh dũng của những chiến sĩ biệt kích Hoa Kỳ giữa vòng vây dày đặc của quân địch ở chiến trường Afghanistan.