Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

Âm nhạc được tạo ra để chữa bệnh


Cổ nhân Trung Quốc từng sử dụng âm nhạc để chữa bệnh. (Eric Fererberg/AFP/Getty Images)

Âm nhạc hay có thể xoa dịu cảm xúc, thanh lọc tâm hồn, và mang lại niềm vui thích tuyệt vời. Nhưng bạn có biết, ban đầu âm nhạc được tạo ra là để chữa bệnh? Điều này có thể truy nguyên thấy bắt nguồn từ sự hình thành chữ viết Trung Hoa, bởi vì chữ ‘Dược’ (藥) xuất phát từ chữ ‘Nhạc’ (樂)

Sau này, người ta phát hiện ra rằng một số loại thảo mộc nhất định có thể trị bệnh, nên họ đã thêm bộ ‘Thảo’ (艹), tức là cây cỏ, lên trên đầu chữ ‘Nhạc’, và nó chuyển thành chữ ‘Dược’. Chức năng nguyên thủy của âm nhạc là để trị bệnh.

Âm nhạc có thể trị bệnh, và hiện nay các nhà nghiên cứu y học đang nghiên cứu trong lĩnh vực này. Thai nhi trở nên quen thuộc với giọng nói của người mẹ khi vẫn còn trong bào thai, và trẻ nhỏ có thể nghe thấy âm thanh của nhịp tim, giọng nói và nhịp thở của mẹ chúng. Hiện nay, thậm chí còn có “giáo dục trong lúc mang thai”, trong đó có bao gồm việc nghe nhạc.

Về mặt lâm sàng, âm nhạc hay có thể cải thiện các cảm xúc, điều chỉnh nhịp thở, và điều hòa các cơ quan ở vùng bụng. Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng tần số âm nhạc có thể có tác động lên cảm giác của con người, tạo ra một số cộng hưởng nhất định trong cơ thể con người.

Hiệu ứng của nhịp điệu nhạc có liên hệ với các chuyển động khác nhau của cơ thể con người. Do đó nhịp điệu nhạc có thể điều hòa sinh lý của cơ thể.

Các bác sĩ giỏi người Trung Quốc sẽ lựa chọn cẩn thận từng bản nhạc khác nhau cho các chứng bệnh khác nhau. Âm nhạc cổ điển Trung Quốc được chia thành “Âm nhạc phổ thông” và “Âm nhạc chính thống”.

Mục đích của âm nhạc cổ điển chính thống Trung Quốc là để thanh lọc tâm hồn, điều đó giải thích tại sao nó rất chậm và điềm tĩnh. Thưởng thức loại âm nhạc này mang lại cho người ta sự tĩnh tâm.

Bác sĩ Benjamin Kong từ Thụy Điển và bác sĩ Xiu Zhou từ Đức là các biên tập viên chính của nhóm nghiên cứu Trung Quốc.

Mu Jie
(Theo The Epoch Times)

Liệu pháp âm nhạc trong Trung Y


Mỗi thanh âm tương ứng với một nội tạng (Ảnh: Photos.com)

Liệu pháp âm nhạc đã phát triển thành một môn khoa học hiện đại, nhưng nó ban đầu khởi nguồn từ Trung Quốc. Người Trung Hoa đã tìm kiếm bí mật về những giai điệu và nhịp điệu của vũ trụ trong hàng nghìn năm qua.

Cách chữa bệnh qua âm nhạc là một phần của Y học cổ truyền Trung Quốc (Trung Y), và chúng có mối liên hệt mật thiết với nhau. Âm nhạc, học thuyết Âm-Dương và Ngũ Hành có mối quan hệ liên đới với nhau. Cổ nhân Trung Quốc cho rằng tinh hoa của âm nhạc nằm ở Đạo – sự thay đổi của Âm và Dương, sự điều hòa của lực sống, cũng như thanh âm và nhạc điệu của vũ trụ.

Một sự kết hợp đúng đắn giữa nhịp điệu, âm sắc, năng lượng và các nhân tố khác phản ánh Đạo của Âm Dương. Cổ nhân Trung Quốc chia âm nhạc ra làm ngũ âm: Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ, tương đương với Ngũ Hành.

Xem thêm:

>> Ngũ hành và ngũ âm trong âm nhạc Trung Hoa

Theo Trung Y, ngũ âm đối ứng với ngũ tạng của cơ thể người. Thuyết này đã được sử dụng trong chẩn đoán lâm sàng và trị bệnh. Các âm thanh khác nhau tác động đến các nội tạng khác nhau.

Học thuyết về ngũ âm đã hình thành cơ sở lý luận cho liệu pháp âm nhạc trong Trung Y. Âm và Dương của Trời và Đất là có liên hệ với Âm và Dương trong cơ thể người. Các đạo sĩ luôn tin rằng cơ thể người là một tiểu vũ trụ, và sự hài hòa ở bên trong có thể bị ảnh hưởng bởi sự hài hòa ở bên ngoài.

Âm nhạc cổ truyền Trung Quốc dựa trên học thuyết tương sinh-tương khắc để đạt được sự hài hòa giữa Trời, Đất và cơ thể người thông qua âm nhạc. Người Trung Quốc có câu: “Sự hài hòa giữa âm nhạc và con người, sự hợp nhất giữa Trời và người” (Nhạc dữ nhân hòa, Thiên nhân hợp nhất), và người ta tin rằng đó là một trạng thái lý tưởng.

Sự khỏe mạnh của thân và tâm là có liên hệ với các nhân tố xã hội; âm nhạc tốt có thể hướng người ta trở thành tốt, và có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Tham khảo:

Âm nhạc cổ truyền Trung Quốc: Ngũ hành, Ngũ âm – spectacularvancouver.wordpress.com/2008/11/08/traditional-chinese-music-five-elements-five-tones/

Tiến sĩ Benjamin Kong ở Thụy Điển và Tiến sĩ Xiu Zhou ở Đức là các biên tập viên chính của Nhóm Nghiên cứu Trung Quốc.

Nhóm Nghiên cứu Trung Quốc
(Theo
The Epoch Times)

Phương pháp chữa bệnh bằng âm nhạc qua đôi tai

Hiệu quả của liệu pháp âm nhạc đối với những sự thay đổi sinh lý học cũng dễ nhận thấy như tác động của nó đến tâm trạng. (Ảnh: Photos.com)

Giữa tiếng vang từ cuộc tranh cãi về việc chăm sóc sức khỏe hiện nay, người ta yên tâm hơn khi biết được rằng một giai điệu đẹp đẽ hơn đang chảy vào thế giới y dược. Những khúc mở màn và những bản giao hưởng đang dẫn đường vào bệnh viện khi ngày càng nhiều nghiên cứu xác nhận các hiệu quả có lợi trong phương pháp chữa bệnh bằng âm nhạc.

>> Nghe nhạc Mozart giúp trẻ tăng cân

Nhiều nền văn hóa trong lịch sử đã từng sử dụng âm nhạc như một phương pháp để thư giãn và chữa bệnh. Từ những năm 1940, các nhà trị liệu bằng âm nhạc tại Hoa Kỳ đã dùng âm nhạc để cải thiện các kỹ năng giao tiếp của bệnh nhân và giảm thiểu đau đớn cho họ. Một cuộc thăm dò ý kiến từ 1.900 cơ sở khám chữa bệnh ở Hoa Kỳ năm 2007 đã phát hiện ra rằng 35% trong số đó đưa ra các loại phương pháp trị liệu bằng âm nhạc, và xu hướng này đang ngày càng phổ biến.

Các bệnh nhân tham gia vào những chương trình phục hồi chức năng bằng liệu pháp âm nhạc cho thấy các biểu hiện cảm xúc và giao tiếp xã hội tích cực hơn so với những bệnh nhân chỉ nhận được phương pháp chữa bệnh thông thường. Dựa trên điều này, một số nhà nghiên cứu đã bắt đầu đề xuất việc đưa âm nhạc vào điều trị những người bị bệnh nhồi máu cơ tim.

Hiệu quả của phương pháp trị liệu bằng âm nhạc đối với những thay đổi về sinh lý cũng dễ nhận thấy như tác động của nó đến tâm trạng. Một cuộc đánh giá 23 nghiên cứu năm 2009 đã tìm ra các bằng chứng thuyết phục cho thấy rằng nghe nhạc có thể giảm hô hấp, nhịp tim và huyết áp của bệnh nhân mắc bệnh tim mạch. Lý do sinh lý khiến âm nhạc đem lại những thay đổi này còn chưa rõ ràng, nhưng một nghiên cứu của Tiến sĩ Claudius Conrad thuộc Trường Y Harvard, Bệnh viện đa khoa Massachusetts đã đưa ra một cái nhìn mới.

Tiến sĩ Conrad và các đồng nghiệp của ông đã cho đăng một bài báo vào năm ngoái, trong đó đề xuất rằng tác dụng chữa bệnh và xoa dịu của âm nhạc có được nhờ sự kích thích và hạn chế ba loại hoóc-môn làm giảm stress. Trong nghiên cứu của mình, Conrad đã cho các bệnh nhân bị bệnh nặng nghe những bản sô-nát chậm rãi của Mozart trong khi họ không dùng thuốc giảm đau.

Đúng như dự kiến, các bệnh nhân trải qua trị liệu bằng âm nhạc đã giảm 20% lượng epinefrininterleukin-6, các hoóc-môn gây tăng nhịp tim và các phản ứng gây viêm. Nhưng trớ trêu thay, những bệnh nhân đó cũng phản ứng làm tăng 50% hoóc-môn sinh trưởng, loại hoóc-môn kích thích sự phát triển của tế bào và trao đổi chất. Sự gia tăng hoóc-môn sinh trưởng lại liên quan tới stress, chứ không phải thư giãn.

Conrad đã đưa ra lời giải thích cho vấn đề nan giải này rằng: sự gia tăng hoóc-môn sinh trưởng đóng vai trò làm giảm đau trá hình. Ông nói rằng sự gia tăng hoóc-môn sinh trưởng sẽ dẫn tới việc làm giảm hoạt động của interleukin-6, dẫn tới giảm sự viêm nhiễm và có thể dẫn tới tăng huyết áp và nhịp tim.

Trong khi lý thuyết này còn chưa được công nhận rộng rãi trong cộng đồng y học, những tác dụng có lợi của phương pháp trị liệu bằng âm nhạc là không thể chối cãi được, và đó chính là âm nhạc cho đôi tai của bạn.

Tham khảo:

1. Bí mật hay công khai? Âm nhạc trong y học: pubmedcentral.nih.gov/articlerender.fcgi?artid=2258483

2. Âm nhạc đối với giảm stress và căng thẳng cho các bệnh nhân mắc chứng tim mạch: cochrane.org/reviews/en/ab006577.html

3. Người nhạc sĩ biểu diễn với con dao mổ: nytimes.com/2008/05/20/health/20prof.html?_r=2&oref=slogin&ref=health&adxnnlx=1211306691-Nai8QOKwlJUrHq9d%201j2Yw&pagewanted=print

Grace Wu

(Theo The Epoch Times)


trích: Viet sound of hope

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét