Thật khó có thể ngờ, giữa thủ đô Hà Nội, trong lòng một ngọn núi trồi lên giữa vùng đồng bằng, lại có một bể xương và "suối xương" chứa 3.600 bộ hài cốt.
Chùa Thầy là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thủ đô. Mỗi năm có hàng vạn du khách tìm đến thưởng lãm, nhưng ít ai ngờ rằng, trong lòng ngọn núi nhỏ bé này lại có nhiều bí mật chưa được khám phá. Hai bí mật lớn nhất cho đến lúc này là con suối trong lòng núi chứa đầy xương cốt, mà người dân quanh vùng gọi là “suối xương” và một cái bể cũng chứa đầy xương, được gọi đơn giản là “bể xương”.
Thủy đình của chùa Thầy
Theo truyền thuyết mà người dân trong vùng truyền miệng, hàng ngàn bộ hài cốt trong lòng núi là của nghĩa quân Lữ Gia, những người đã hy sinh bi tráng từ 2.100 năm trước. “Suối xương” đầy huyễn hoặc này sẽ chìm vào quên lãng nếu không có cuộc thám hiểm của mấy người nông dân sống quanh chân núi Sài Sơn.
Chùa Thầy nằm trên núi Sài Sơn (xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Tây). Theo thuyết phong thủy thì núi Sài Sơn là con rồng lẻ đàn (Quái Long), sân chùa là lưỡi rồng, Thủy Đình là hòn ngọc, còn xung quanh thập lục kỳ sơn là quy phượng chầu về.
Giữa một vùng đồng ruộng bằng phẳng ven sông Đáy, bỗng đột khởi 16 tòa đá vôi (hiện chỉ còn 10, vì đã bị đánh mìn nghiền làm ximăng), mà cao nhất, đẹp nhất, linh ứng nhất vẫn là ngọn núi Sài Sơn. Thiền sư Từ Đạo Hạnh, người đứng đầu phái Mật Tông đã chọn Sài Sơn làm nơi trụ trì cho đến ngày ngài hóa đá. Cũng từ đó, ngọn núi Sài Sơn với bao huyền tích được tô vẽ.
Chùa Thầy nằm trên núi Sài Sơn (xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Tây). Theo thuyết phong thủy thì núi Sài Sơn là con rồng lẻ đàn (Quái Long), sân chùa là lưỡi rồng, Thủy Đình là hòn ngọc, còn xung quanh thập lục kỳ sơn là quy phượng chầu về.
Giữa một vùng đồng ruộng bằng phẳng ven sông Đáy, bỗng đột khởi 16 tòa đá vôi (hiện chỉ còn 10, vì đã bị đánh mìn nghiền làm ximăng), mà cao nhất, đẹp nhất, linh ứng nhất vẫn là ngọn núi Sài Sơn. Thiền sư Từ Đạo Hạnh, người đứng đầu phái Mật Tông đã chọn Sài Sơn làm nơi trụ trì cho đến ngày ngài hóa đá. Cũng từ đó, ngọn núi Sài Sơn với bao huyền tích được tô vẽ.
Đường xuống hang Cắc Cớ, nơi có bể xương bí ẩn
Đứng ngoài cửa Thần Quang động, cô hướng dẫn viên du lịch kể rằng, hệ thống hang được ví như 9 tầng địa ngục. Thần Quang động có ánh sáng chiếu xuống, nơi có con quỷ án ngữ, tuyển các linh hồn lên cõi Niết bàn đầu thai làm kiếp khác, hoặc đày xuống âm phủ cho chó ngao, vạc dầu. Trên đường xuống âm phủ, linh hồn sẽ đi qua tầng thứ 3, nơi có con suối ngầm trong lòng núi, mà theo một số người từng khám phá, có rất nhiều xương cốt.Đi theo lời tả của cô hướng dẫn viên, tôi lần mò xuống động. Vượt qua cửa hang Cắc Cớ nhỏ hẹp, tối om là đến một khoảng không gian rộng lớn. Một luồng sáng trắng chiếu thẳng từ trên đỉnh núi xuống càng tạo vẻ liêu trai. Người dân trong vùng gọi khu vực này là giếng trời, nơi cửa ngõ giữa thiên đường và địa ngục.
Bể chứa rất nhiều hài cốt
Phía cuối động, bàn thờ bằng đá với tấm biển gắn dòng chữ “bàn thờ nghĩa quân Lữ Gia” nằm im lìm trong bóng đêm, khói hương lạnh lẽo. Vài đồng tiền lẻ rơi vãi quanh bát hương. Những gói bim bim được các nam thanh nữ tú để ở góc bàn thờ như một sự chia sẻ với người đã khuất.
Phía sau bàn thờ, nơi góc hang, có một cái bể xây sâu vào vách núi. Trên góc bể có một tấm biển đề “Bể hài cốt”. Bể được xây bởi những phiến đá lớn, để hở một ô nhỏ, vừa đủ một người thò đầu vào xem. Bài vị gắn chìm trong thành bể khắc dòng chữ: “Bảo Đại thập tam niên”. Phía bên phải và trái bể có những cột nhũ đá khổng lồ, sắc lên ánh vàng khi chiếu đèn pin vào. Những hướng dẫn viên du lịch thuyết trình rằng, đó là những vị thần canh giấc cho nghĩa quân.
Tôi dùng đèn pin rọi vào vào miệng bể, rồi thò đầu vào nhìn. Những khúc xương trắng hếu còn nguyên vẹn, đủ cả xương tay, xương chân, xương sườn, xương sọ… chồng đống, lộn xộn, không theo thứ tự gì. Một cảm giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng. Quả thực, tôi chưa từng nhìn thấy ở đâu có nhiều hài cốt đến vậy.
Phía sau bàn thờ, nơi góc hang, có một cái bể xây sâu vào vách núi. Trên góc bể có một tấm biển đề “Bể hài cốt”. Bể được xây bởi những phiến đá lớn, để hở một ô nhỏ, vừa đủ một người thò đầu vào xem. Bài vị gắn chìm trong thành bể khắc dòng chữ: “Bảo Đại thập tam niên”. Phía bên phải và trái bể có những cột nhũ đá khổng lồ, sắc lên ánh vàng khi chiếu đèn pin vào. Những hướng dẫn viên du lịch thuyết trình rằng, đó là những vị thần canh giấc cho nghĩa quân.
Tôi dùng đèn pin rọi vào vào miệng bể, rồi thò đầu vào nhìn. Những khúc xương trắng hếu còn nguyên vẹn, đủ cả xương tay, xương chân, xương sườn, xương sọ… chồng đống, lộn xộn, không theo thứ tự gì. Một cảm giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng. Quả thực, tôi chưa từng nhìn thấy ở đâu có nhiều hài cốt đến vậy.
Hài cốt chất đống trong bể
Qua bể xương này, có thể hình dung, trước đây, người ta xây cái bể này để gom xương khắp hang động rồi trút vào đó, mà không cần quan quách, tiểu sành, không xắp xếp thành hình hài gì cả.
Trên thành bể xây bằng đá này có tấm bia khắc dòng chữ bằng tiếng Hán với nội dung đại để: “Bể hận ngàn năm mãi khắc ghi”. Qua đó, có thể hiểu, bể xương này được xây dựng để ghi dấu ngàn đời nỗi hận bị xâm lược, mất nước.
Theo các cụ già thông thạo chữ Hán trong vùng, thì nội dung tấm bia này mô tả sơ lược về bể xương. Theo đó, bể được xây sâu xuống lòng núi 15m. Như vậy, với chiều dài chừng 3m, chiều ngang 2m, sâu 15m, “bể hận” này phải chứa hàng ngàn bộ hài cốt mới đầy đến như vậy. Một con số thật khủng khiếp, và sự quên lãng của thế hệ chúng ta với sự hy sinh này cũng thật đáng lưu tâm!
Cứ theo sự dẫn dắt của những câu chuyện trong truyền thuyết mà người dân quanh chân núi Sài Sơn kể, thì chỗ bể xương này mới chỉ là nơi giao hòa giữa địa ngục và thiêng đàng. “9 tầng địa ngục” còn sâu dưới lòng núi mà bắt đầu là cửa hang nhỏ xíu, chỉ vừa một người chui, sâu hun hút, dốc đứng phía sau bể xương khổng lồ.
Trên thành bể xây bằng đá này có tấm bia khắc dòng chữ bằng tiếng Hán với nội dung đại để: “Bể hận ngàn năm mãi khắc ghi”. Qua đó, có thể hiểu, bể xương này được xây dựng để ghi dấu ngàn đời nỗi hận bị xâm lược, mất nước.
Theo các cụ già thông thạo chữ Hán trong vùng, thì nội dung tấm bia này mô tả sơ lược về bể xương. Theo đó, bể được xây sâu xuống lòng núi 15m. Như vậy, với chiều dài chừng 3m, chiều ngang 2m, sâu 15m, “bể hận” này phải chứa hàng ngàn bộ hài cốt mới đầy đến như vậy. Một con số thật khủng khiếp, và sự quên lãng của thế hệ chúng ta với sự hy sinh này cũng thật đáng lưu tâm!
Cứ theo sự dẫn dắt của những câu chuyện trong truyền thuyết mà người dân quanh chân núi Sài Sơn kể, thì chỗ bể xương này mới chỉ là nơi giao hòa giữa địa ngục và thiêng đàng. “9 tầng địa ngục” còn sâu dưới lòng núi mà bắt đầu là cửa hang nhỏ xíu, chỉ vừa một người chui, sâu hun hút, dốc đứng phía sau bể xương khổng lồ.
Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư có đoạn: “Lữ Gia (? – 111 TCN), người Việt, gốc Nam Định, là Tể tướng ba đời vua nhà Triệu, nước Nam Việt, từ Văn Vương (136 – 125 TCN), Minh Vương (124 – 113 TCN), Ai Vương (112 – 111 TCN). Ông là người đứng ra nắm chính trường nước Nam Việt những năm cuối cùng để chống lại Hán Vũ Đế, quyết không chấp nhận thân chư hầu. Tuy nhiên, ông đã thất bại trước cuộc xâm lăng của nhà Hán…”. Những hướng dẫn viên du lịch ở đây đều nói rằng, trong hang động có 3.600 bộ hài cốt của quân Lữ Gia, chết từ 1.000 năm trước (không hiểu sao họ lại bớt đi tới 1.100 năm). Điều này chứng tỏ câu chuyện về những bộ xương cốt trong hang động vẫn là một bí ẩn chưa được khám phá.
N.V (theo 24h.com.vn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét