Thứ Năm, 29 tháng 4, 2010

Việt Nam sau 35 năm chiến tranh kết thúc

35 năm sau, những chiến binh cả 2 miền Nam-Bắc

2010-04-25

Những chiến binh thuộc hai Miền Nam-Bắc, những người đã từng là đối thủ, kẻ thù của nhau trong suốt cuộc chiến, 35 năm sau họ nói gì?

AFP PHOTO/Aude GENET

Phát triển kinh tế nhưng vẫn còn khoảng cách giàu nghèo.

Biến cố 34-4-1975 được xem là “một sự đổi đời” khiến hàng triệu người phải vượt thoát tìm tự do, trong cái chết gần kề, ngoài biển cả mênh mông. Hàng triệu người khác bị cầm tù, bị xua đuổi khỏi thành thị, bị bần cùng hóa, bị tước đoạt quyền sống.

Đáp lời mời của Ban Việt Ngữ, hai cựu sĩ quan Không Quân và Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, một cựu sĩ quan Quân Đội Nhân Dân và một cựu đảng viên Cộng Sản từng được cử du học Đông Âu, trình bày những suy nghĩ của mình đối với hiện tình đất nước, sau khi đã dứt tiếng súng từ 35 năm qua; hòa bình được vãn hồi, kinh tế đang phát triển, xã hội ổn định, tuy nhiên người dân Việt cho rằng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, được chính những chiến binh của hai miền Nam-Bắc nêu lên với RFA.

Tự do, dân chủ, độc lập?

Một quân nhân Không Quân miền Nam có gần 25 năm thâm niên công vụ, cựu tù nhân cải tạo với 7 năm tù, từ California, ông Nguyễn Thanh Liêm phân tích về tình hình đất nước:

Về mặt chủ quyền: Giáp ranh biên giới Ải Nam Quan, Thác Bản Dốc và các hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa đều bị Trung Quốc cướp mất. Trên Internet tố cáo Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận hối lộ trên trăm triệu đô la cho Trung Quốc khai thác Bô Xít tại Cao Nguyên.
Về mặt xã hội: Việt Nam đàn áp một cách khốc liệt các nhà tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, luôn cả các nhà tu hành đòi tự do tôn giáo, bắt cầm tù và tra tấn trong các nhà giam. Chưa có một chính phủ nào, luôn cả thời thực dân đế quốc đô hộ, cũng chưa bằng thời nay do cộng sản cai trị; không có luật pháp, chỉ có luật rừng do họ dựng nên để đè đầu người dân Việt Nam.

Cộng sản Việt Nam cho xuất khẩu lao động đem dân đi làm nô lệ cho quốc tế, hạ nhân phẩm người phụ nữ Việt Nam, buôn bán phụ nữ làm vợ cho người Đài Loan, Đại Hàn, và có nhiều người phải làm vợ cho cả gia đình cha con và anh em. Trẻ em 8, 10 tuổi thì đưa sang Campuchia cho vào các động mãi dâm làm gái với khách thập phương.

Về giai cấp: Số đông dân chúng quá nghèo, thành phần giai cấp lãnh đạo thì quá giàu, một bữa tiệc gần cả trăm ngàn đô la, một chai rượu ngoại cả ngàn đô, nhà cao cửa rộng, như nhà của cựu Tổng Bí Thư Lê khả Phiêu đã phô bày trên Internet.

Một lọat các nhà đấu tranh cho dân chủ bị đưa ra xét xử gần đây
Một lọat các nhà đấu tranh cho dân chủ bị đưa ra xét xử gần đây
Lời nói của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm” là một câu nói bất hủ muôn đời! Cộng Sản miền Bắc xâm lăng miền Nam, không xem dân miền Nam là tình ruột thịt anh em mà đối đãi như kẻ thù cần tiêu diệt. Đảng cộng sản phải giải tán, để cho nhân dân Việt Nam tự do bầu lấy một chính quyền do Dân, phục vụ Dân và lập quyền Dân.”

Thất vọng

Kế đó, một cựu sĩ quan Quân Đội Nhân Dân, nhiều năm chiến đấu ngoài mặt trận từng chứng kiến bao đồng đội gục ngã, hy sinh máu xương để thực hiện chiêu bài “Giải Phóng Miền Nam” do Hà Nội chủ trương, ông Vũ Cao Quận nói lên niềm tâm sự của mình, được gói gọn qua hai chữ “thất vọng”:

“Tôi lúc này như ngọn nến mong manh trước gió, tắt lúc nào chưa biết, những lời nói của tôi là điều tôi nói thật. Cuộc chiến đấu giải phóng Miền Nam đối với tôi, khi sắp sửa ra đi với các cụ rồi, tôi chỉ đau lòng là cuộc chiến đấu đó là “nồi da xáo thịt”, hai anh em xông vào bắn giết lẫn nhau.

Một bên là người Mỹ cho kẹo cao su với khẩu AR 15, một bên là Tàu với Liên Xô cho một gói lương khô với khẩu AK 47, cứ thế mà hai thằng anh em ruột, cùng máu đỏ, da vàng, cùng bà mẹ Âu Cơ sinh ra, xông vào chém giết lẫn nhau.

Chúng tôi chẳng giải phóng Miền Nam làm gì, và Miền Nam cũng chẳng cần chúng tôi giải phóng.

Ông Vũ Cao Quận

Chúng tôi chẳng giải phóng Miền Nam làm gì, và Miền Nam cũng chẳng cần chúng tôi giải phóng. Cái chuyện đó đã qua lâu lắm rồi mà tôi thì già yếu quá, chỉ trả lời tóm tắt thế thôi.

Tôi chỉ thấy nỗi đau là cái giá hy sinh của đồng đội tôi, và kể cả các ông nữa, tôi không biết gọi như thế nào, là những người đồng đội, hai bên cùng vì Tổ quốc của mình mà bắn giết lẫn nhau. Đến bây giờ chỉ có điều là tôi thất vọng quá, có thế thôi, tôi sắp ra đi rồi, tôi không cần gì nữa, còn tôi thất vọng vì nó rồi, đồng đội của tôi chiến đấu chết nhiều quá.

Những lời hô hào của họ thì đều đẹp đẽ cả, chẳng gây cho tôi một cái hy vọng gì cả, một chút hy vọng nào cả, tôi không chờ được nữa. Thế là công lao của tôi là công cóc rồi, không chờ được cái ngày ấy nữa đâu. Nhân dân ta thì vẫn khổ quá, không hy vọng gì cả.”

Đâu rồi lợi thế 35 năm?

Với cái nhìn của một nhà phân tích thời sự, bình luận chính trị, một cựu sĩ quan Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, ông Đại Dương đưa ra nhận xét của ông về chính sách của Hà Nội, trong hơn 3 thập niên qua, cùng các hậu quả được thể hiện rõ, hôm nay:

Bản đồ hình lưỡi bò do Trung Quốc công bố xác định chủ quyền trên biển Đông. Photo courtesy of nguoiviettynan.net
Bản đồ hình lưỡi bò do Trung Quốc công bố xác định chủ quyền trên biển Đông. Photo courtesy of nguoiviettynan.net
“Tập đoàn lãnh đạo đảng cộng sản đưa đất nước vào tình cảnh mà không một người Việt Nam yêu nước nào cảm thấy hài lòng, hãnh diện vì áp dụng chính sách bất dung và chọn lầm đồng minh.

Hòa bình đến, nhưng, hy vọng về đất nước thanh bình, hết hận thù để cùng chung sức phát triển đã bị chính sách bất dung làm triệt tiêu có hệ thống các yếu tố góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Sách vở như chiếc túi khôn của loài người vốn tích lũy vô số kinh nghiệm bị đảng cộng sản Việt Nam đốt sạch nhằm cắt đứt sự liên hệ giữa thế hệ trẻ với sinh lực dân tộc. Chính sách bất dung dấy lên làn sóng vượt biên, thuyền nhân từ Bắc chí Nam đã vét cạn chất xám cần thiết cho công cuộc xây dựng đất nước phú cường.

Do đó, tập đoàn lãnh đạo Hà Nội phải dựa vào đồng minh để tồn tại đã khắc sâu những vết hằn đau đớn lên cơ thể Việt Nam. Việt Nam chọn Liên Xô làm đồng minh nên cho Mạc Tư Khoa toàn quyền sử dụng hải cảng Cam Ranh từ năm 1979 đến 2004.

Áp dụng chính sách hợp-tác-hóa đã dẫn dân tộc đến bờ vực nạn đói năm 1985. Việt Nam xua quân vào Xứ Chùa Tháp năm 1979 đã kích thích Bắc Kinh mở cuộc chiến tranh biên giới khốc liệt vào năm 1979.

Liên Xô tan rã, Hà Nội lại muối mặt cầu cạnh Bắc Kinh nên phải làm quà bằng các Hiệp định về biên giới và Vịnh Bắc Bộ. Từ đó, Việt Nam có một mô hình kinh tế tư bản man dại thời đại Karl Marx, cộng với kiểu kinh tế thân hữu đã bị thế giới ruồng bỏ.

Vì áp dụng mô hình lạc hậu nên đến năm 2009, lợi tức bình quân chỉ có 1,000 USD. Từ 1963 đến 1995, Nam Hàn đã nâng lợi tức bình quân từ 100 lên tới 10,000 USD.

Việt Nam đang từng phút, từng giờ đứng trước mối đe dọa mọi mặt của người đồng minh “môi hở răng lạnh”. Chỉ có dân tộc Việt Nam đồng lòng mới giải tỏa được chứ không thể trông chờ vào nhà nước ù lì và bất lực.”

Thực chất của chế độ cộng sản

Một cựu đảng viên cộng sản, du học tại Ba Lan rồi trở về nước phục vụ, nay sinh sống tại thủ đô Vác Sa Va, tiếp tục đấu tranh cho quyền lợi giới lao động Việt Nam ở hải ngoại, ông Trần Ngọc Thành giải thích vì sao ông rời bỏ hàng ngũ đảng cộng sản Việt Nam:

“Ra đi du học tại Ba Lan tôi mới bắt đầu hiểu thực chất của chế độ cộng sản là gì, tôi có rất nhiều anh chị em trực tiếp tham gia vào quân đội, có những người đã hy sinh, có những người hiện nay là thương binh. Sau này, ngày càng tìm hiểu thì tôi thấy đó là một cuộc nồi da xáo thịt của người Việt Nam đánh nhau.

Người hưởng lợi chính là đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1945 thì họ cướp chính quyền tại Miền Bắc, khi đất nước chia thành hai miền sau hiệp định Geneve, họ lại bắt đầu phát động cuộc chiến tranh gọi là giải phóng Miền Nam, thực chất là họ muốn thu quyền lực về một mối, tôi rất thất vọng về chính quyền hiện nay.

Những căn nhà sang trọng nhiều từng
Những căn nhà sang trọng nhiều từng lầu chung quanh nhà bác Phiêu đều là của các lãnh tụ cao cấp tướng tá
Thật ra ý đồ của Hà Nội là thâu tóm tất cả chính quyền về tay người cộng sản, nhưng phải nhìn vào thực tế của đất nước, nhìn vào hạnh phúc của nhân dân mà phấn đấu. Thật ra từ năm 1975 đến nay, những người cầm quyền chỉ chăm chú vào quyền lợi của đảng cộng sản cũng như bản thân người cầm quyền, còn người dân vẫn là nô lệ trên đất nước mình.

Cái nô lệ ở đây không chỉ nói riêng về kinh tế mà trên các mặt, người dân có quyền nói, biểu hiện chính kiến, cách nhìn của mình, nhưng dưới chế độ cộng sản họ bị nô dịch tất cả các mặt.

Về kinh tế thì chính quyền cho cái gì thì dân được cái nấy, như việc hợp tác hóa, rồi sau này các chính sách khác về kinh tế là ngăn sông cấm chợ, cấm buôn bán, cải tạo công thương nghiệp, chỉ để phục vụ một nhóm nhỏ trong chính quyền.

Thật ra thì tôi không trả thẻ đảng mà tôi vất thẻ đảng, vì những người làm chủ đất nước hiện nay, thực sự chỉ là tôi tớ cho một số đảng viên cao cấp.

Ông Trần Ngọc Thành

Thật ra thì tôi không trả thẻ đảng mà tôi vất thẻ đảng, vì những người làm chủ đất nước hiện nay, thực sự chỉ là tôi tớ cho một số đảng viên cao cấp. Phần lớn người lao động hiện nay xuất thân từ nông thôn hay thành thị, từ trước tới nay bị phân biệt đối xử, về cả kinh tế lẫn mặt chính trị.

Sự sụp đổ của chế độ cộng sản, thay đổi chính trị tại Đông Âu là điều cần phải thay đổi để làm cho đất nước đi lên. Tôi thấy rằng, mục tiêu của chúng ta hiện nay là làm sao cho đại bộ phận người Việt Nam được no ấm.”

Qua những góp ý của các cựu chiến binh của hai miền Nam Bắc thì 35 năm sau khi chiến tranh kết thúc Việt Nam vẫn chưa thực hiện được chủ trương “độc lập, tự do, hạnh phúc” được ghi trên quốc huy của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là mục tiêu do đảng cộng sản đề ra, từ khi lên nắm chánh quyền hồi năm 1945.

35 năm sau khi hòa bình được vãn hồi, mặc dù được Hà Nội đã được kết nạp vào WTO, là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, là chủ tịch luân phiên của ASEAN, nhưng công luận vẫn cho là Việt Nam thiếu tự do, dân chủ, không có tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, không có nhân quyền và nằm trong danh sách những quốc gia có thu nhập thấp kém trên thế giới và trong khu vực Châu Á.

Quảng Trị, An Lộc sau 35 năm

2010-04-27

Ngày 30 tháng 4 năm nay tròn 35 năm Cuộc chiến Việt Nam chấm dứt. Những chiến trường xưa trong cuộc chiến hiện nay như thế nào?

Photo courtesy of codatours

Cầu Hiền Lương năm 2010.

Trong suốt cuộc chiến, nhiều nơi tại miền nam Việt Nam là bãi chiến trường khốc liệt giữa quân đội hai phía. Những vùng đất đó bị bom đạn cày nát và người dân địa phương phải ‘tản cư’ đến nơi khác lánh nạn chiến tranh. Trong loại bài đánh dấu 30 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, chúng tôi có một tường trình về vùng chiến trường cũ Kontun.

Dịp này đánh dấu 35 năm kết thúc cuộc chiến Việt Nam, mời quý vị đến với hai địa danh cũ: Quảng Trị và An Lộc. Diện mạo tại hai nơi đó hiện nay ra sao sau 35 năm?

Trận chiến nổi tiếng

‘Bình Long anh dũng, Kontum kiêu hùng, Trị Thiên quyết chiến quyết thắng là câu nói được nhiều người, đặc biệt trong giới quân nhân tại miền Nam Việt Nam, truyền miệng kể từ thời điểm năm 1972 trở đi.

Chẳng thấy phát triển mấy, chỗ này dân ít và công việc cũng ít. Chẳng thấy gì đáng kể cả: 35 năm rồi mà không thấy gì đổi mới. Đường xá thì có chỗ chưa làm.

Người dân Quảng Trị

Bình Long nổi tiếng qua chiến trận An Lộc với bảy đợt tấn công của bộ đội miền Bắc nhưng quân đội miền nam cố thủ không để thành phố An Lộc rơi vào tay bộ đội miền bắc. Nay tại đó vẫn còn mồ chôn tập thể của ba ngàn người thiệt mạng trong chiến trận đó.

Quảng Trị được nêu danh qua đợt tái chiếm thành cổ Quảng Trị. Vào ‘mùa hè đỏ lửa’ năm 1972, cuộc chiến ác liệt giữa hai phía nhằm giành quyền kiểm soát Thành Cổ Quảng Trị là một biến cố gây ra bao tổn thất cho quân đội cả hai phía và dân chúng trên đường ‘chạy loạn’. Đoạn đường từ Quảng Trị vào Huế được mệnh danh ‘đại lộ kinh hoàng’.

Ngoài ra, đối với nhiều người Việt Nam ở cả hai miền Bắc cũng như Nam, địa danh Quảng Trị quá quen thuộc vì ở đó có dòng Sông Bến Hải với chiếc cầu Hiền Lương nằm trên vĩ tuyến 17- ranh giới chia đôi hai miền nam- bắc từ năm 1954 cho đến năm 1975. Phía miền Nam gọi đây là vùng địa đầu giới tuyến.

Và hẳn nhiên nơi nào chiến tranh đi qua đều bị tàn phá bởi bom đạn, chiến cụ. Tuy nhiên, khi cuộc chiến kết thức, con người trở về quê cũ ra sức cải tạo những nơi hoang phế, đầy vết tích chiến tranh đó trở thành nơi ngụ cư và cố chữa lành vết sẹo chiến tranh …

Cầu Hiền Lương năm 1961. Photo courtesy of Wikipedia.
Cầu Hiền Lương năm 1961. Photo courtesy of Wikipedia.
Chính quyền tỉnh Quảng Trị lâu nay cho khai thác tour du lịch thăm khu phi quân sự ‘DMZ’ ngày trước. Tỉnh này cũng nằm trên tuyến di sản văn hóa miền Trung. Hoạt động rà phá bom mìn còn sót lại sau cuộc chiến được chính quyền địa phương, các đoàn thể, và cả phía Hoa Kỳ nêu ra như một công tác quan trọng tại tỉnh này.

Tỉnh Bình Phước có thị trấn An Lộc nay thuộc huyện Bình Long hôm tháng ba vừa qua tổ chức Lễ Hội Điều, nhằm tôn vinh loại cây được trồng lâu nay ở đó, và chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến dự lên tiếng kêu gọi xây dựng Bình Phước thành ‘vương quốc’ cây điều của Việt Nam.

Những người dân địa phương từng phải ‘chạy giặc’ khi chiến sự ác liệt nổ ra, chứng kiến bao chuyện ‘vật đổi, sao dời’, sau 35 năm trở về sinh sống tại chốn cũ, một khoảng thời gian dài đến một phần ba đời người theo quan niệm trăm năm trong cõi nhân sinh, nhận thấy mức độ thay đổi trong suốt thời gian qua tại mảnh đất quê hương của họ ra sao?

Một phụ nữ trở về vùng Quảng Trị từ sau năm 1972 nói về hiện trạng nơi bà đang sinh sống hiện nay:

Phát triển nhiều lắm. Hồi xưa khi trở về vào năm 72-72 thấy tan nát hết, toàn gạch vụn, dây thép gai, không có bóng người, dân chạy hết. Sau thời gian người ta dọn dẹp. Bây giờ xây dựng, Đông Hà lên thành phố rồi, với nhà cửa dân cư tấp nập.

Khó khăn nên phải đi buôn- buôn gian, bán lậu. Giờ thanh niên hư hỏng nhiều; trước khi thanh niên trong chiến tranh đâu có gì để hư, chỉ biết chiến đấu thôi.

Người dân Quảng Trị

An ninh ở Quảng Trị, trước khi chưa có nghiện hút mà giờ cũng có, buôn bán ma túy cũng vào rồi. Ăn cắp, ăn trộm cũng có. Nói chung, xã hội khó khăn bắt họ phải làm như thế, khó khăn nên phải đi buôn- buôn gian, bán lậu. Giờ thanh niên hư hỏng nhiều; trước khi thanh niên trong chiến tranh đâu có gì để hư, chỉ biết chiến đấu thôi.

Phát triển không đồng đều

Một phụ nữ nông dân từ địa đạo Vĩnh Mốc, nay lên sinh sống ở Hồ Xá, Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị đưa ra nhận xét về vùng quê của bà sau 35 năm chấm dứt cuộc chiến:

Chẳng thấy phát triển mấy, chỗ này dân ít và công việc cũng ít. Chẳng thấy gì đáng kể cả: 35 năm rồi mà không thấy gì đổi mới. Đường xá thì có chỗ chưa làm.

Một người dân khi cuộc chiến An Lộc xảy ra là một học sinh trung học tại đó, nay cũng nêu ra những mặt khác nhau của vùng đất từng là chiến địa này:

Về vật chất thay đổi nhiều, còn con người thì ngày càng đi xuống. Vật chất thay đổi nhờ vào đầu tư nước ngoài, từ ASEAN; rồi Việt Nam vào WTO hàng hóa có giá. Cuộc sống vật chất đi lên, đường xá rộng rãi. Đường nông thôn do Nhà Nước và nhân dân cùng làm. Tuy nhiên đạo đức đi xuống không còn lối sống ‘tình làng, nghĩa xóm’ như trước. Báo chí trong nước loan nhiều về điều này, mà đó chỉ là tin nổi thôi.

Bến xe chợ mới An Lộc năm 1969. Photo courtesy of  binhlongblog.
Bến xe chợ mới An Lộc năm 1969. Photo courtesy of binhlongblog.

Đất bị bom đạn cày nát, sau 35 năm đã được cải tạo để nuôi sống người dân ra sao? Chính quyền địa phương giúp gì cho dân?

Một người dân tộc thiểu số tại thị trấn An Lộc, huyện Bình Long cho biết:

Tôi sinh ra ở đây, xứ sở của tôi ở đây,năm nay tôi 55 tuổi. Hồi chiến tranh xảy ra tôi đang học trường Nguyễn Trãi, Bình Long. Bà con ở đây lúc trước phát rừng, phát rẫy làm ruộng, trồng điều.Cây điều, cây tiêu giờ già quá không ra trái nữa. Bà con ở đây giờ thiếu đất canh tác. Từ năm 75 đến nay, bà con dân tộc chúng tôi rất thiệt thòi. Sống theo bìa suối, giờ ngày càng không còn nước nữa. Ở chỗ cao thì ai có vốn nhiều mới đầu tư được, dân thì không thể.

Bà con ở đây giờ thiếu đất canh tác. Từ năm 75 đến nay, bà con dân tộc chúng tôi rất thiệt thòi. Sống theo bìa suối, giờ ngày càng không còn nước nữa.

Người dân Bình Long

Phần hỗ trợ cũng chẳng thấy đâu. Nói khoan giếng cho mỗi ấp ba giếng, thực tế chỉ có hai mà thôi. Họ ăn chia hết. Nhà dân giờ còn lụp xụp. Bà con dân tộc cấp trên không có hướng dẫn làm ăn gì nên cứ nghèo hoài. Mong muốn của tôi là bà con có nhà cửa ở, ba bữa cơm ăn đừng chết đói.

Một phụ nữ chuyên trồng tiêu trước đây tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, nay không còn theo nghề chăm tiêu nữa nói về loại cây đang được trồng nhiều tại Quảng Trị:

Đất lô tiêu thì ai giàu, có tiền mua như địa chủ ngày xưa, nghèo không tiền không thể mua được. Nhưng nay tiêu trượt giá nên người ta chuyển sang trồng cao su. Nhà nước trồng, dân có vườn tiêu trồng xen cao su.

An Lộc năm 2010. Photo courtesy of  quansuvn.net
An Lộc năm 2010. Photo courtesy of quansuvn.net
Chiến tranh kết thúc đã lâu nhưng một số bom đạn được sử dụng trong cuộc chiến còn vương vãi lại. Hồi năm ngoái cơ quan chức năng Việt Nam đưa ra một cảnh báo đáng ngại là với tốc độ rà phá bom mìn đang làm như hiện nay thì phải mất đến ba thế kỷ nữa mới dọn sạch toàn bộ những vật liệu nổ trong cuộc chiến còn sót lại ở Việt Nam.

Quảng Trị là địa phương được cho có số bom mìn vương vãi vào hạng nhất nước. Về công tác rà phá bom mìn tại tỉnh này thì người phụ nữ sinh sống tại thành phố Đông Hà có nhận xét:

Tại những vùng núi, hẻo lánh bây giờ vẫn còn bom chìm dưới đất. Nay người ta vẫn còn đi tìm. Có đội rà phá bom mìm của quốc tế đến, rồi công binh Việt Nam tìm tập trung lại cho nổ. Dân cũng đi nhặt về cưa lấy thuốc súng bán, nên có người chết, người bị thương. Nhà nước có báo trên TV, không cho dân đi tìm loại đó nữa. Nhưng có nhiều người dân cày đất không biết nên đụng bom nổ chết.

Trong chiến tranh, hai vùng đất vừa kể trở thành chiến địa bởi được xem là vị trí chiến lược mà hai phía đều phải cố giữ; nếu để mất sẽ dẫn đến thất bại cho phía mình. Hòa bình lập lại, người dân bao nhiêu năm qua cũng phải đổ mồ hôi lao động cải tạo đất để có thể kiếm sống trên mảnh đất của họ. Nhưng rồi những nơi đó vẫn còn nằm trong số những địa phương nghèo trên cả nước với bao cảnh khỗ như lời kể của những người dân sinh sống tại đó. Rồi nay họ cũng chịu cảnh tương tự như các nơi khác ở Việt Nam đó là sau khi đất nước thực thi chính sách mở cửa, kêu gọi tư bản nước ngoài vào làm ăn, dân số tăng lên khiến đất đai ngày càng trở nên có giá…

Nhiều người trong thời gian chiến tranh, để bảo vệ mạng sống buộc phải rời bỏ quê cha, đất tổ đi ‘lánh nạn’, nay lại phải đối diện với nguy cơ bị đánh bật ra khỏi mảnh đất nơi họ từng chôn nhau cắt rốn nhường chỗ cho những dự án đủ loại của những tập đoàn, công ty, cá nhân với đủ tài chính thu tóm đất đai phục vụ cho mục đích kiếm lời mà không nghĩ đến quyền lợi của người dân. Hậu quả là nhiều người dân địa phương, có người từng phải hy sinh thật nhiều trong cuộc chiến khốc liệt giữa hai miền nam- bắc Việt Nam, trở thành kẻ lưu cư trên chính mảnh đất từng thấm đẫm máu thịt của thân nhân, đồng đội, đồng bào của họ như tại An Lộc, Quảng Trị hiện nay.


Ảnh của Trần Khiêm: Một khía cạnh khác trong sự kiện “Giải Phóng Miền Nam”

2010-04-24

Trong 35 năm qua, tuy đã có khá nhiều tài liệu, phim, ảnh liên quan đến giai đoạn cuối của cuộc chiến giữa hai miền Nam – Bắc được các bên có liên quan công bố, song người ta tin rằng, vì nhiều lý do, vẫn còn nhiều tài liệu, phim, ảnh khác về giai đoạn này chưa được bạch hóa.

Photo by Trần Khiêm

Dân chúng quá sợ cộng sản qua sự kiện Tết Mậu Thân đã bỏ chạy khi thấy các đơn vị quân đội rút khỏi Huế

Một trong những nguồn tư liệu thuộc dạng đó là bộ ảnh khoảng 200 tấm của ông Trần Khiêm, từng là cựu phóng viên của hãng truyền hình CBS và hãng ABC News của Hoa Kỳ tại Việt Nam, trước tháng 4 năm 1975.

Bộ ảnh vừa kể ghi lại những hình ảnh liên quan đến sự kiện Quân Đoàn 1 của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cũng như dân chúng rút khỏi Huế và Đà Nẵng hồi cuối tháng 3 năm 1975, để rồi một tháng sau đó tới lượt Sài Gòn thất thủ.

Nhân dịp ông Trần Khiêm, 78 tuổi, quyết định trưng bày bộ ảnh này tại nhật báo Việt Herald, Nam California, Trân Văn đã phỏng vấn ông Trần Khiêm...

Biển một thời đau thương

Nhân ngày 30 tháng 4, chúng ta cùng tưởng niệm những người đi tìm tự do đã bị vùi sâu trong rừng sâu và dưới lòng biển cả…

Nghe: Biển một thời đau thương (3.56 MB)
MP3

Giới trẻ với ngày 30/4

2010-04-26

Ngày 30 tháng 4 có thể là một kỷ niệm buồn hay vui. Còn giới trẻ, những người đa số được sinh ra sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì nghĩ gì về ngày này.

AFP PHOTO

Các nữ sinh trung học tại Hội An, Việt Nam.

Mời quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi câu chuyện “Giới trẻ với ngày 30/4” với các bạn trẻ đại diện cho thế hệ 7X, 8X và 9X là Diệu ở Đức, Hoàng ở Pháp, Thìn và Thảo ở Hà Nội và Phương Anh từ Sài Gòn.

Xin bấm vào nút có hình cây dù dưới đây để nghe

Thứ năm 29 Tháng Tư 2010
Việt Nam 35 năm sau chiến tranh: suy nghĩ của bạn trẻ
Việt Nam 35 năm sau chiến tranh: suy nghĩ của bạn trẻ
Thụy My / Trọng Thành

Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc 35 năm nay. Một trong những câu hỏi được đặt ra vào dịp này là giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là những người trong độ tuổi 30 nghĩ gì về sự kiện này, về những gì đã và đang diễn ra tại Việt Nam trong hơn ba thập niên qua. Họ nghĩ gì về tương lai đất nước? Tùy theo hoàn cảnh xuất thân, trải nghiệm cuộc sống, mỗi bạn trẻ có hồi ức, nhìn nhận khác nhau.Trong khuôn khổ tạp chí đặc biệt hôm nay, RFI xin giới thiệu suy nghĩ cá nhân của một vài bạn trẻ.

Mặc dù sinh ra sau chiến tranh, anh Nguyễn, sinh sống và làm việc tại Cần Thơ chia sẻ tình cảm của nhiều người lớn tuổi, mà hồi ức về cuộc chiến tranh kéo dài vẫn chưa phai mờ. Trong khi đó, đối với chị Thanh, sinh năm 1979, hiện sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết, quên đi biến cố này lại là một thái độ cần thiết để giúp chị không phải đối mặt với hình ảnh Việt Nam như "một đất nước chiến tranh".

Anh Dũng, sinh năm 1975, hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội, cho rằng 30/4/1975 là ngày đánh dấu cuộc chiến tranh kết thúc. Đối với anh, 30-4 là một ngày đáng nhớ, bởi kể từ đây, người Việt Nam có thể bước vào xây dựng đất nước trong hòa bình.

Đã 35 năm kể từ khi chiến tranh kết thúc. Thời gian dường như đủ dài để những người trong cuộc, cũng như những người ra đời sau giai đoạn này có được một độ lùi cần thiết để nhìn về nó một cách trầm tĩnh hơn. Tuy nhiên, việc kỷ niệm rầm rộ "chiến thắng" 30-4 hàng năm tại Việt Nam lại khoét sâu nỗi đau chiến tranh trong lòng nhiều người.

Là người có bác ruột ở "bên kia chiến tuyến", còn anh trai "đi bộ đội" vào miền Nam năm 1975, anh Dũng bộc bạch những cảm xúc lẫn lộn của anh về biến cố được kỷ niệm hàng năm. Theo anh, không cần phải tổ chức kỷ niệm ngày 30/4 một cách "hoành tráng", mà cần tập trung vào những việc làm thiết thực hơn.

Cũng có cùng quan điểm cho rằng, không cần phải kỷ niệm hoành tráng ngày 30 tháng tư như một ngày chiến thắng, anh Nguyễn cho rằng chỉ nên coi là ngày thống nhất. Việc mỗi năm khi đến ngày 30 tháng tư lại được kỷ niệm tưng bừng, trong khi một nửa nước phía Nam có những gia đình chịu nhiều mất mát đau thương, tạo nên tâm lý kẻ thắng người thua, không có lợi cho tình đoàn kết dân tộc và sự phát triển của đất nước. Anh so sánh với việc thống nhất nước Đức, cũng như cuộc nội chiến Nam Bắc Mỹ - phía thắng trận không ca khúc khải hoàn, sỉ nhục bên thua, mà chung tay xây dựng lại đất nước sau chiến tranh. Mặc dù thực hiện được hòa giải là rất khó, nhưng anh hy vọng khi thế hệ lãnh đạo tham gia chiến tranh về hưu, thay đổi thực sự có thể diễn ra.

Còn đối với các bạn đang sống tại nước ngoài, như cô Emy Huynh, sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ, thì chỉ biết về cuộc chiến tranh Việt Nam qua lời kể của những người thân. Cô tỏ ra hài lòng với cuộc sống ở Mỹ, và cho biết không có ý định về Việt Nam. Tuy Emy Huynh cũng bày tỏ sự cảm thông với những người Việt đã phải gánh chịu bao nhiêu đau thương của cuộc chiến, nhưng cô cũng không thể có được những cảm nhận của người trong cuộc, và trong thâm tâm, cô coi mình là người Mỹ chứ không phải người Việt.

Riêng ca sĩ trẻ Trần Thái Hòa, tuy thành danh ở Mỹ, nhưng đã sống qua thời niên thiếu vất vả ở Việt Nam sau chiến tranh, nên có những suy nghĩ, những cảm nhận sâu sắc về đất nước. Trần Thái Hòa cũng không có dự định gì trong tương lai ở Việt Nam. Anh cho biết, mỗi lần hát những ca khúc có liên quan đến cuộc chiến, là anh lại đồng cảm với những người Việt bị chiến tranh cướp đi tuổi thanh xuân, dù là của phe nào. Theo anh, cả những bài hát hải ngoại bị cho là "phản động" thật ra chỉ phản ánh những mảnh đời có thật ; và sự mất mát nào cũng đau thương như nhau cả.

Hòa giải, hòa hợp… bây giờ hay bao giờ?

2010-05-05

Hòa giải, hòa hợp đã được nhắc đi nhắc lại năm này qua năm khác. Phải chăng sau 35 năm dài, hòa giải, hòa hợp đã trở thành niềm mong mỏi thực sự của rất nhiều người dân Việt?

AFP photo

Việt kiều về thăm quê nhà.

Hòa hợp, hòa giải-niềm khát khao của rất nhiều người

Ngày 30.4 năm nay, nếu để ý chúng ta sẽ thấy từ báo chí trong nước cho đến ngoài nước, các diễn đàn độc lập, các trang blog cá nhân…những chữ “hòa giải, hòa hợp” xuất hiện khá nhiều. Báo chí của Nhà Nước như Vietnamnet thực hiện cả một loạt bài về chủ đề này. Báo chí ở bên ngoài nước như BBC, RFA, RFI, VOA… các diễn đàn độc lập như Talawas, Đàn chim việt, Dân luận, X-café, Đối thoại…đều có bài.

Khái niệm “hòa giải, hòa hợp” không phải đến bây giờ mới được đề cập đến. Thậm chí vài năm gần đây, cứ vào ngày 30.4, người ta lại loáng thoáng nói đến điều đó, ở cả bên này lẫn bên kia.

Trên các trang blog, là hàng loạt bài viết từ những người thuộc thế hệ U90, hơn một nửa đời người đi theo đảng trước khi nhận ra sai lầm như nhạc sĩ Tô Hải, nhà báo Bùi Tín; cho đến văn nghệ sĩ, trí thức thuộc thế hệ sinh ra và lớn lên trong chiến tranh ở cả hai phía như nhà báo Ngô Nhân Dụng, nhà phê bình lý luận văn học Nguyễn Hưng Quốc, nhà thơ Trần Trung Đạo… đang sống ở nước ngoài, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, nhà văn Dạ Ngân, nhà văn Nguyễn Quang Thân, nhà báo Trương Duy Nhất…đang sống ở trong nước, vả cả những blogger mới ngoài 30, 20 chỉ biết về cuộc chiến tranh này qua sách vở như Mr. Do, mẹ Nấm, Ngô Minh Trí…
Khái niệm “hòa giải, hòa hợp” không phải đến bây giờ mới được đề cập đến. Thậm chí vài năm gần đây, cứ vào ngày 30.4, người ta lại loáng thoáng nói đến điều đó, ở cả bên này lẫn bên kia. Nhưng dường như chưa bao giờ chủ đề “hòa giải, hòa hợp” lại được nhắc đến nhiều như vậy. Phải chăng sau 35 năm dài, hòa giải, hòa hợp đã trở thành niềm mong mỏi thực sự của rất nhiều người dân Việt?

Hoa giải, hòa hợp-vì sao lại khó khăn đến thế?

Nhưng vì sao lại khó khăn đến thế? Vì sao sau 35 năm cay đắng vẫn chưa thể nguôi? Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo than thờ trong bài “Đừng thêm những tháng Tư”: “Sao

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gặp gỡ và chúc Tết cùng các Việt Kiều
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gặp gỡ và chúc Tết cùng các Việt Kiều.
người Việt hận thù nhau vẫn còn ghê gớm thế. Tôi đọc trên báo, trên mạng thấy chả ai chịu ai, chả cờ nào chịu cờ nào. Cờ đỏ sao vàng bay khắp cùng nước Việt. Cờ vàng ba sọc phấp phới quận Cam... Một đoàn người hô "đả đảo Việt cộng, đả đảo cộng sản". Dân ta sao cứ đả đảo dân ta? Và cả một chiến sách "chống diễn biến hòa bình" không mệt mỏi. Hòa bình ai chả muốn. Vậy mà lâu nay tôi vẫn không hiểu tại sao lại "chống diễn biến hòa bình"? Có từ gì hay hơn, rõ hơn không”.
Blogger Thanh Chung, một người phụ nữ Việt đang làm việc cho tổ chức Quĩ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEP) tại New York thì tự hỏi:
Sẽ cần thêm bao nhiêu thời gian
Để Ba mươi tháng tư thôi là ngày “Quốc hận”?
Sẽ cần thêm bao nhiêu tháng năm
Để “Quốc giỗ” cho những người tử trận
Không phân biệt thắng - thua, được - mất.
Vì sao sau 35 năm, nhà nước Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, đã hợp tác với chính quyền Mỹ trên nhiều lĩnh vực, vậy mà với đồng bào cùng máu mủ ruột thịt một thời ở phía bên kia chiến tuyến họ lại chưa làm được điều đó? Câu hỏi đó cũng là nỗi day dứt của không ít người.

Vì sao sau 35 năm, nhà nước Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, đã hợp tác với chính quyền Mỹ trên nhiều lĩnh vực, vậy mà với đồng bào cùng máu mủ ruột thịt một thời ở phía bên kia chiến tuyến họ lại chưa làm được điều đó? Câu hỏi đó cũng là nỗi day dứt của không ít người.
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nhắc lại tâm sự của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người đã từng có một câu nói về ngày 30.4 mà ít người ở cương vị ông vào thời điểm đó nói được như vậy: “Đó là ngày có hàng triệu người vui nhưng cũng có hàng triệu người buồn”: Trước khi qua đời, ông Võ Văn Kiệt đã rất đau đớn mà thốt lên: "Ba mươi năm rồi, mà sao dân tộc này vẫn chưa hòa giải đươc?". Câu nói đó cũng là một thú nhận sự bất lực của ông, vì ông từng là Thủ tướng nước này. Nhưng, đó là một lời than có thể chia sẻ được nếu ta vì dân tộc muốn thu về một mối.” Tôi chia sẻ với ông vì tôi đã từng nghĩ: Một dân tộc mà lũ trẻ không biết mơ mộng và người già không biết sám hối, đó là một dân tộc bất hạnh. Hãy trân trọng sự sám hối.”

Một dân tộc mà lũ trẻ không biết mơ mộng và người già không biết sám hối, đó là một dân tộc bất hạnh. Hãy trân trọng sự sám hối.”

Nguyên nhân gần

Khi đã đặt được câu hỏi, cũng là khi con người nhận ra câu trả lời nằm ở đâu. Nguyên nhân ở cả hai phía nhưng trách nhiệm trước hết thuộc về nhà nước Việt Nam, những người thuộc phe chiến thắng và đang nắm cả giang sơn đất nước trong tay, những người ở vào cái thể dễ dàng hơn và có điểu kiện hơn để tiến hành sự hòa giải nếu họ thực tâm muốn.

Nhưng nói thì dễ mà làm thì khó. Không ít người tuy vẫn nói đến sự hòa hợp nhưng ngay sau đó trong cách dùng từ, cách suy nghĩ đã không thể thoát ra khỏi sự ám ảnh của quá khứ, của tư duy phân biệt phe này với phe kia, sự thắng-thua…đã ăn sâu vào tiềm thức. Blogger Mr. Do, thuộc thế hệ sinh ra sau chiến tranh đã nhận xét về bài trả lời phỏng vấn của nhà ngoại giao hưu trí Võ Văn Sung trên Tuần Việtnam: “Giờ thì ông ngồi đây và nói chuyện hòa giải. Tôi hiểu những con người như ông, đã một đời chiêm nghiệm, ý thức được hòa giải dân tộc là lớn lao đến nhường nào, cần thiết đến nhường nào.
Nhưng sau chừng ấy năm tháng, dường như ông vẫn chưa thoát ra khỏi quán tính địch-ta.
Ông nói: "Chúng ta biết rằng vào thời điểm cuối tháng 4/1975 nếu Nguyễn Văn Thiệu và bè lũ còn nắm quyền và thực hiện "tử thủ" như ở Xuân Lộc thì chắc chắn ta không có một Sài Gòn giải phóng còn nguyên vẹn và chắc chắn phải hy sinh nhiều sinh mạng hơn."
"Bè lũ" là một cách diễn đạt chẳng hề có lợi cho hòa giải chút nào. Cũng như, có khiên cưỡng lắm không khi bàn đến hòa giải mà vẫn nhấn nhá những "đại thắng" với lại "giải phóng"?
(Hãy cẩn thận với từng lời nói của anh, vì mỗi một ngôn từ anh dùng có thể làm tôi tổn thương và giận dữ).”
Trong khi đó, một nhà ngoại giao, một chính trị gia khác của Việt Nam, ông Nguyễn Dy Niên, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam (từ năm 2000 đến năm 2006) khi trả lời phỏng vấn của báo Pháp Luật đã nói: “30-4, đừng làm người ta đau thêm nữa. Người chiến thắng dẫu sung sướng, nhưng cũng phải nhìn thấy nỗi đau của những bà mẹ mất con", và khi đánh giá lại những việc đã qua, đã phải thừa nhận: “Ngày ấy (năm 1975) chúng ta đã thực hiện những chính sách mà… đáng lẽ nếu tỉnh táo hơn, được một phần của Đổi Mới sau này thôi, thì Việt Nam bây giờ đã mạnh lắm, cường thịnh lắm...”

Nhưng nói thì dễ mà làm thì khó. Không ít người tuy vẫn nói đến sự hòa hợp nhưng ngay sau đó trong cách dùng từ, cách suy nghĩ đã không thể thoát ra khỏi sự ám ảnh của quá khứ, của tư duy phân biệt phe này với phe kia, sự thắng-thua…đã ăn sâu vào tiềm thức.

Ai cũng hiểu rằng hòa giải hòa hợp phải bằng việc làm cụ thể chứ không phải chỉ là những lời nói suông, mỗi năm lại thốt ra nhân dịp 30 tháng tư về. Nhưng 35 năm

Chiến tranh và Hòa bình. Photo by Dolinh
Chiến tranh và Hòa bình. Ảnh minh họa Photo by Dolinh
tưởng cũng đã quá dài, vậy mà ngay một việc như cách kỷ niệm ngày 30.4 vẫn không hề thay đổi. Nhà báo Xuân Bình tự hỏi “30.4 là cái gì vậy?” : “Nhiểu năm qua, trong khi cố len vào từng ngóc ngách của miền Nam tôi luôn cầu nguyện một ngày 30-4 không cờ đèn kèn trống, không tưng bừng pháo hoa, ít đi những tiếng cười rổn rảng…
Một dân tộc sẽ đi tới đâu khi chỉ biết sằng sặc với quá khứ đầy đau thương của chính mình? Chẳng biết đến khi nào mới có một lương tri bật lên thành tiếng nói: một ngày mặc niệm bắt đầu!”
Cho đến những việc cụ thể như một quyết định dân sự hóa nghĩa trang quân đội cũ Biên Hòa cũng mất hàng bao nhiêu năm trời, việc tổ chức những buổi cẩu siêu chung cho những người tử trận không phân biệt bên này hay bên kia, khi tuyên dương các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong trân hải chiến Trường Sa năm 1988 thì cũng đừng quên sự hy sinh của những người lính Việt Nam cộng hòa trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, và cho phép thân nhân của những người lính miền Nam được đi tìm và mang hài cốt họ về nhà như nhà nước đã làm với lính Mỹ v.v… Những việc nhỏ như vậy còn chưa làm được thì làm sao nói đến sự hòa giải, hòa hợp.
Nhìn ra thế giới có biết bao nhiêu kinh nghiệm xử lý thành công vấn đề này của các nước mà chúng ta có thể học được, như cách ứng xử vô cùng trân trọng, nhân bản của quân đội miền Bắc nước Mỹ thắng trận với quân đội miền Nam thua trận trong cuộc nội chiến Mỹ cách đây 145 năm, hay kinh nghiệm của nước Đức mà tác già Hồ Thể Y kể lại trong bài “Hòa hợp hòa giải?!” đăng trên trang bauxite vietnam: “Chính sách biên chế của nước Đức (Ent – Nazifizierung) từ tháng Giêng 1946, sau Hiệp ước Postdam của tứ cường, lưu dụng hầu như toàn bộ trí thức, chuyên gia, công nhân và cả quân nhân vào guồng máy xây dựng đất nước. Tôi hiểu tại sao, sau Thế chiến thứ II hầu như toàn bộ người dân “gốc Đức” từ Đông Âu di tản sang CHLB Đức!
Cũng đừng quên sự hy sinh của những người lính Việt Nam cộng hòa trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, và cho phép thân nhân của những người lính miền Nam được đi tìm và mang hài cốt họ về nhà như nhà nước đã làm với lính Mỹ v.v… Những việc nhỏ như vậy còn chưa làm được thì làm sao nói đến sự hòa giải, hòa hợp.

Lịch sử lặp lại, năm 1990 sau khi thống nhất, nước Đức thi hành Chính sách biên chế Mật vụ (EntStasifizierung), loại bỏ toàn bộ những ai đã cộng tác với Cơ quan Mật vụ – Điềm chỉ ra khỏi các Cơ quan nhà nước, ngoài ra hầu như tất cả được lưu dụng, đối xử (tương đối) công bằng! Bà Thủ tướng Angela Merkel là một thí dụ.”
Chỉ sau 20 năm kể tử ngày bức tường Berlin sụp đổ, người Đức đã không còn phài bận tâm đến vấn đề hòa giải nữa, trong khi đó thì Việt Nam, 35 năm đã trôi qua, vì sao?
Có tác giả đi tìm cách lý giải nằm trong tính cách của người Việt. Bài viết “Bao dung và hòa hợp- nhìn từ dân trí và hội nhập” của tác giả Nguyễn Hoàng đăng trên vietnamnet là một ví dụ, cho rằng sự khó khăn trong việc hòa giải, hòa hợp của người Việt có lẽ là do những nguyên nhân nằm trong tâm thức, trong lịch sử và văn hóa của người Việt.
“Nhìn vào thực tế trong quá khứ và hiện tại, sự thiếu kết dính, tính không hợp tác của người Việt, đầu óc cục bộ địa phương đến vị kỷ, cách nhìn nhận các vấn đề xã hội đầy định kiến áp đặt chủ quan theo tư duy duy cảm (người Việt mình nghĩ bụng mà!) không thể làm cơ sở cho sự đoàn kết và phát triển, đang thể hiện khắp nơi, ở khắp các cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.”

Nguyên nhân sâu xa

Nguyên nhân sâu xa nhất khiến cho việc hòa giải, hòa hợp của người Việt trở nên khó khăn chính là do thực trạng xã hội chính trị của đất nước vẫn không hề thay đổi. Nhà giáo Phạm Toàn viết trong bài: “3 điều ước 30.4” đăng trên bauxite vietnam “…hòa giải và hòa hợp dân tộc trong thời đại ngày nay là việc của thực lực, không còn là việc tuyên truyền.
Vấn đề đặt ra là: thế nào là cái tổ đáng cho mọi người tụ hội nhau về đó mà hòa giải và hòa hợp dân tộc? Cái tổ này phải thực sự là nơi có độc lập, tự do, hạnh phúc như ở mọi nơi con dân nước Việt đang sống và đang đòi được sống đúng với cái chuẩn mực do chính Tổ quốc Việt Nam xướng xuất từ 2 tháng 9 năm 1945. Cần phải thấy là, ngay con em những người xa xứ ít học nhất khi xưa thì nay cũng đã quen sống trong nền văn hóa độc lập thực sự, tự do và hạnh phúc thực sự.”
Trong bài “ Hòa giải hòa hợp dân tộc” không phải là cái bánh béo bở để ban phát, phân chia!” đăng trên talawas, tác giả Nguyễn Hoàng Quang cũng có cùng suy nghĩ như vậy: “Nếu đất nước Việt Nam 35 năm qua có xã hội công dân bình đẳng, nhân dân có quyền tự do, dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí, có xã hội dân sự, có diễn đàn công luận xã hội không phải là tiếng nói từ một phía thì những vấn đề chưa giải trong lòng dân tộc, đất nước, hằn sâu trong mỗi tâm hồn, cuộc sống người Việt Nam có lẽ đã được hóa giải từ lâu chứ không phải muộn màng như hôm nay mới đặt ra…”.

Dân tộc này đã từng bị các nước lớn lợi dụng, xúi bẩy, cung cấp vũ khi, tiền bạc để anh em một nhà lao vào bắn giết nhau. Nếu không học được bài học lịch sử, một lần nữa, Việt Nam chúng ta hoặc sẽ không còn nguyên vẹn lãnh thổ, hoặc sẽ lại rơi vào một cuộc chiến tranh vô nghĩa khác.

Trả lời phỏng vấn của đài VOA, blogger, nhà thơ Trần Trung Đạo cũng nói: “…ngày nào chế độc độc tài đảng trị, dù tồn tại dưới bất cứ hình thức nào tại Việt Nam, ngày đó chuyện hòa giải chỉ là một chuyện để bàn cho có và cũng sẽ qua đi theo mỗi tháng Tư.” Nhạc sĩ Tô Hải còn gay gắt hơn, trong bài “Hòa hợp, hòa giải?Không bao giờ!Nếu…” nhạc sĩ Tô Hải vạch ra hàng loạt sai lầm, cái tội của đảng và nhà nước Việt Nam là nguyên nhân đưa đến hận thù cay đắng chưa nguôi trên đất nước này và ông mơ ước chỉ khi nào có một ngày đảng tự nhận ra: “Đảng của chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng dân tộc, nay trước nhiệm vụ xậy dựng đất nước, đưa cuộc cách mạng kinh tế, khoa học, xã hội và nhân văn lên tầm cao mới, chúng tôi thấy không đủ tài năng và trí tuệ. Vậy xin nhường quyền lãnh đạo đất nước cho mọi nhân tài không phân biệt chính kiến, tôn giáo, đảng phái… ra lãnh đạo đất nước bằng một cuộc tuyền cử thật sự công bằng, văn minh…” Chỉ lúc ấy, mọi giấc mơ vể hòa giải-hòa hợp mới thực sự bắt đầu.”
Phải chăng, ngay chính trong hàng ngũ những người lãnh đạo cao nhất của chính quyền cũng thừa hiểu sự thật là chỉ có một sự thay đổi toàn diện, triệt để về mọi mặt chính trị, xã hội mới có thể hòa hợp kết nối lòng dân về một mối và đưa đất nước qua một ngả rẽ mới, nhưng đó lại là điều mà họ không bao giờ có thể làm được, vì sợ mất hết những gì đang có. Nên xem ra hòa giải hòa hợp vẫn là chuyện rất khó, dù đã 35 năm trôi qua cũng vậy!
Nhưng dù khó khăn đến thế nào đi nữa, thì hòa giài, hòa hợp là chuyện phải làm.
Đó là điều tối cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước lại đang có nguy cơ đứng trước những âm mưu xâm lược kiểu mới từ nước láng giềng phương Bắc. Dân tộc này đã từng bị các nước lớn lợi dụng, xúi bẩy, cung cấp vũ khi, tiền bạc để anh em một nhà lao vào bắn giết nhau. Nếu không học được bài học lịch sử, một lần nữa, Việt Nam chúng ta hoặc sẽ không còn nguyên vẹn lãnh thổ, hoặc sẽ lại rơi vào một cuộc chiến tranh vô nghĩa khác. Lại một ngày 30.4 qua đi, đọng lại câu hỏi nhức nhối: “Hòa giải, hòa hợp-bây giờ hay bao giờ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét