Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2013-11-22
Những năm gần đây, hiện tượng người Trung Quốc xuất hiện dày đặc ở Bình Dương, từ những khu phố mới dành cho người Trung Quốc cho đến các ông chủ Trung Quốc đầy rẫy trong các khu công nghiệp Bình Dương đã khiến cho công nhân trong các khu công nghiệp này cảm thấy ngạt thở. Có hai nguyên nhân dẫn đến sự ngạt thở này: Công nhân Việt Nam đang bị Trung Quốc hóa và; Người Việt cảm thấy bị lép vế, thua thiệt người Trung Quốc.
Những ông chủ hợm hĩnh và sàm sỡ
Chị Hà Thị Duyên, một công nhân giày da trong khu công nghiệp Sóng Thần 2, than thở với chúng tôi là chị vào đây làm việc được gần mười năm nay, nhưng gần đây, chị cảm thấy quá ngột ngạt trước hiện tượng người Trung Quốc xuất hiện dày đặc trong khu vực này. Đi làm ở công ty cũng gặp họ, đi chợ cũng gặp họ, đi uống cà phê cũng gặp xí lô xí là, đi chơi khu du lịch Đại Nam trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương Mồng Mười Tháng Ba năm ngoái và năm nay,chỉ gặp toàn người Trung Quốc, họ đi ngang nhiên, thậm chí đi nghênh ngang trước bàn thờ Tổ, mặc cho những người Việt Nam đang thành kính cúng bái, họ mặc quần ngắn, nói cười thỏa thích và không cần biết rằng đang đi ngang qua khu vực trang nghiêm.Người Trung Quốc có tính coi người khác chả ra gì, đặc biệt, trong vai trò ông chủ, họ tỏ ra hợm hĩnh, trịch thượng và khinh rẻ công nhân người Việt. Thậm chí, có nhiều ông chủ người Trung Quốc còn tỏ ra sàm sỡ với các nữ công nhân Việt Nam. Chính vì nhà nghèo, chính vì chén cơm manh áo và lỡ bước tha phương cầu thực, phần lớn chị em công nhân chín bỏ làm mười, câu nhịn chín câu lành để làm việc, để tới tháng nhận lương suông sẻ mà gởi về gia đình. Cái nghèo, sự khó khăn khiến cho công nhân Việt Nam ở Bình Dương cảm thấy tủi phận, cam chịu và cắn răng chịu đựng mọi sự hành hạ.
Diễm, một nữ công nhân trong một công ty hải sản trong khu công nghiệp Sóng Thần 2 đã bức xúc kể rằng trong một buổi trưa giải lao, cô đã bị ông sếp người Trung Quốc gọi vào phòng làm việc để hỏi cô một số việc. Khi vào đến nơi, cô thấy ông này đang ở trần nên lui ra đứng đợi ngoài cửa, ông này nói cô cứ vào, cô chưa kịp quay lui thì ông ta kéo cô vào phòng, cô chống cự quyết liệt. Ông ta lấy một xấp tiền ra dí dí vào mặt cô và tiếp tục vật cô nằm xuống bàn làm việc. Diễm biết trong tình thế này, nếu chống cự thì chẳng khác nào con châu chấu đánh với con trâu nên cô giả vờ đồng ý, gật đầu cho ông ta buông nhẹ tay. Sau đó cô đứng dậy, vờ cởi áo và trùm hẳn chiếc áo vào mặt gã chủ dê sòm này, sau đó mở cửa thoát thân và kêu cứu.
Những nữ công nhân khác chạy đến, dắt cô về xưởng và kiếm áo khoác cho cô mặc. Sau đó, không thấy công đoàn hay bất kỳ ai lên tiếng để bảo vệ cho Diễm, những công nhân khác có chứng kiến sự việc liền bị đầu gấu đến hù dọa. Diễm cũng bỏ việc, cô mang đơn lên ủy ban phường Dĩ An, nơi công ty đó tọa lạc để kiện nhưng cũng chẳng có ai chịu nhận đơn của cô vì cho rằng không có bằng chứng. Cuối cùng, ngậm đắng nuốt cay và hú hồn may mình chưa bị hại, kiếm một công ty khác không có ông chủ Trung Quốc để làm việc. Cũng theo Diễm, rất có thể đã có nhiều nữ công nhân rơi vào trường hợp của cô nhưng vì lỡ nhận tiền và vì những lý do vừa tế nhị vừa bất an khác, họ không đâm đơn tố cáo.
Những đầu mối phân phối hàng TQ
Hiện tượng mọi thứ mang màu sắc Trung Quốc tràn lan ở Bình Dương, theo như Hiền, một sinh viên tốt nghiệp khoa luật kinh tế đại học luật Sài Gòn nhận định thì: “Việc đưa hàng Trung Quốc vào Việt Nam không phải là một bài toán kinh tế để đưa về lợi nhuận, mà nó đang là một thảm họa vì việc người ta sử dụng hàng Trung Quốc như một vũ khí để làm suy sụp nền kinh tế Việt Nam và làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tương lai con người Việt Nam. Thì tất cả hàng Trung Quốc ở Việt Nam hết 90% là hàng dởm. Hiện nay, cộng sản Trung Quốc họ đang khuyến khích gây dựng lại tinh thần Đại Hán. Đó là lý do họ đưa những cuộc di dân mà chúng ta có thể gọi là những cuộc xâm thực vào Việt Nam. Những người Trung Quốc mới đi đến Bình Dương, Đà Nẵng xây dựng các làng, đời sống ở đó, là những chiến lược di dân để từ từ mang nền văn hóa của họ đồng hóa, mang cái tinh thần Đại Hán của họ áp đặt lên những dân tộc khác nhằm mục đích xâm chiếm và thực dân kiểu mới. Khi nhìn lại hệ thống những người Trung Quốc sang Việt Nam không chỉ là định cư mà họ còn mang một mưu đồ khác là mang nền văn hóa của họ xây dựng thành một hệ thống, một China town và phát triển ngày càng nhiều tại Việt Nam để đồng hóa người Việt Nam. Cái cơ hội của người Việt Nam về việc sống một cuộc sống tốt hơn, về công ăn, việc làm, sức khỏe.. tất cả mọi thứ đó đều đang sụt giảm vì tất cả những điều đó đều phải chia qua cho những người Trung Quốc đi xâm thực.”Có thể nói rằng toàn bộ những vật dụng của hàng vạn công nhân trong các khu công nghiệp ở Bình Dương đều xài hàng Trung Quốc, vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng có hai lý do lớn nhất, đó là hàng Trung Quốc tràn lan khắp nẻo đường ở Bình Dương và kênh phân phối của nó rất mạnh, lý do thứ hai là thu nhập của người lao động quá thấp, hàng Trung Quốc trở thành thứ họ có thể mua dùng được.
Kỳ, một nam công nhân làm nước rửa chén trong khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, chia sẻ với chúng tôi về hiện tượng hàng Trung Quốc tràn lan trong đời sống công nhân rằng giả sử như anh, để lựa chọn hàng Việt Nam và hàng Trung Quốc, bắt buộc anh phải chọn hàng Trung Quốc bởi nó chỉ bằng một phần tư giá thành hàng Việt Nam mặc dù anh biết chất lượng của nó có kém hơn và độ nguy hiểm của nó cao gấp trăm lần hàng Việt Nam. Nhưng Kỳ không còn lựa chọn nào khác vì mức lương hai triệu tám trăm ngàn đồng mỗi tháng cộng với tiền tăng ca chưa tới một triệu đồng, trong khi đó, chỉ riêng tiền thuê nhà trọ và điện nước đã chiếm ngót ngét một triệu đồng, chưa nói đến ăn uống, phải trái. Nếu chọn hàng Việt Nam để mua, anh sẽ không còn dư bất kỳ đồng nào để gửi về giúp cha mẹ hoặc tích lũy phòng khi ốm đau hoặc khi có sự cố.
Duyên, từng là công nhân trong khu công nghiệp, vì sức khỏe không ổn định nên nghỉ việc, ra ngoài buôn bán mùng mền, chăn chiếu, đệm Trung Quốc, việc buôn bán của cô diễn ra khắp các nẻo đường bằng chiếc xe gắn máy Trung Quốc hiệu Wave, cô kể với chúng tôi là sở dĩ cô tồn tại đuợc vì cô lựa chọn buôn món hàng Trung Quốc, nếu buôn hàng Việt Nam, sẽ ế ẩm vì không có công nhân nào đủ tiền để mua. Ví dụ như một tấm chiếu trúc Trung Quốc, có giá chưa tới hai trăm ngàn đồng, trong khi đó hàng Việt quá hiếm mà giá cao gấp ba lần hàng Trung Quốc. Chính vì thế, công nhân chọn hàng Trung Quốc.
Cô nói thêm rằng chính cô cũng nỗ lực kiếm tiền để xài hàng Việt Nam, vì hàng Trung Quốc quá độc hại, nằm trên chiếu trúc Trung Quốc luôn làm cho cô nhức mỏi, đau lưng, nhưng ước mơ mua chiếu hiệu Việt nghe ra quá xa vời đối với cô cũng như bao công nhân khác, nếu có chăng thì mua một chiếc chiếu bằng sợi đay, nhưng chiếu sợi đay không thể trải dưới sàn nhà để ngủ được vì hơi ẩm sẽ nhanh chóng thấm vào chiếu. Hơn nữa, hàng Trung Quốc ở Bình Dương đã hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường tỉnh này bởi nó có những đầu mối người Trung Quốc nằm ở đây để phân phối hàng hóa. Khi cần, họ có thể hạ mức giá xuống thấp nhất để tung ra thị trường, đánh bẹp những hàng hóa Việt Nam trong cuộc cạnh tranh ngay trên thị trường đất Việt.
Chuyện người Trung Quốc có mặt ở khắp nơi trên đất Việt Nam không còn xa lạ gì nữa, có lạ chăng là những kiểu hoạt động, hình thái chiếm lĩnh thị trường và thủ đoạn thao túng, bành trướng của họ ở mỗi khu vực dân sinh có khác nhau. Và lạ chăng là không hiểu vì sao, họ lại được ngang nhiên thành lập những hội đoàn, những tổ chức xã hội đen và sẵn sàng đè bẹp người Việt Nam ngay trên đất Việt Nam mà không hề bị nhà cầm quyền hỏi tới hoặc nếu có hỏi cũng chỉ qua loa, hình thức cho xong chuyện. Đó là một điều rất kỳ lạ!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/bd-workers-stuffy-by-cn-bosses-11212013164808.html
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mỹ bất chấp « vùng nhận dạng và phòng không » của Trung Quốc
Ba đảo Uotsuri (phía trên), Kitakojima et Minamikojima, thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
REUTERS/Kyodo
Quyết định đơn phương của Bắc Kinh thiết lập « vùng nhận dạng và phòng không » trên biển Hoa Đông bị lên án gây bất ổn vô ích cho an ninh khu vực.
Siêu cường số một Hoa Kỳ lên tiếng cùng với Nhật không công nhận quyết định của Trung Quốc.
Hôm nay 26/11/2013, trung tá Steve Warren, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố là quân đội Hoa Kỳ không thay đổi bất cứ hoạt động nào trên trên không phận Hoa Đông và các phi công Mỹ không thông báo cho phía Trung Quốc bản đồ phi hành hay tần số liên lạc vô tuyến cũng như không mở máy điện đàm trong khi bay ngang khu vực này.
Bình luận về « vùng nhận dạng và phòng không » mà Trung Quốc thông báo có hiệu lực kể từ ngày 23/11 bao trùm phần lớn biển Hoa Đông , phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ gọi đây là một yếu tố gây « bất ổn » và cảnh báo rằng các phi công Mỹ sẽ phản ứng để tự vệ.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cũng phê phán Trung Quốc gây căng thẳng một cách vô ích thay vì tìm cách giải quyết tranh chấp biển đảo bằng ngoại giao.
Chính quyền Trung Quốc đe dọa là « quân đội sẽ có biện pháp khẩn cấp » nếu phi cơ nước ngoài không tuân thủ yêu sách, nhưng không nói rõ là sẽ có biện pháp cụ thể như thế nào.
Úc phản đối Trung Quốc lập « vùng phòng không »
Hôm nay, 25/11/2013, Úc triệu đại sứ Trung Quốc để phản đối việc Bắc Kinh đột ngột tuyên bố lập một « vùng phòng không » tại khu vực biển Hoa Đông. Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishop khẳng định : « Úc bày tỏ rõ ràng quan điểm đối lập với mọi hành động vũ lực hoặc đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng tại biển Hoa Đông ».
Ngoại trưởng Úc giải thích : « Thời điểm và cách thức mà Trung Quốc đưa ra tuyên bố kể trên không thuận lợi, trong bối cảnh có nhiều căng thẳng hiện nay tại khu vực, và không đóng góp gì vào ổn định tình hình tại khu vực này ».
Từ ba ngày nay, Bắc Kinh đơn phương quyết định áp đặt một « vùng phòng không » tại khu vực biển Hoa Đông bị các nước láng giếng Đông Bắc Á và Hoa Kỳ phản đối.
Phản ứng của Nhật Bản đặc biệt dữ dội, vì vùng phòng không này bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật kiểm soát, nhưng bị Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền.
Hàn Quốc sẽ thảo luận với Trung Quốc
Ngày hôm qua, 25/11, đài phát thanh Hàn Quốc KSB dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng nước này, theo đó, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc sẽ thảo luận vấn đề này với phía Trung Quốc, trong khuôn khổ cuộc Đối thoại chiến lược quốc phòng song phương ngày 28/11 ở Seoul. Theo Hàn Quốc, « vùng nhận dạng phòng không » mà Trung Quốc đòi hỏi lấn vào không phận Hàn Quốc tại phía tây đảo Jeju, đảo Ieodo và một bãi đá ngầm ở phía tây nam bán đảo Triều Tiên.
Theo đài KSB, « vùng phòng không » mà Trung Quốc đòi hỏi riêng tại đảo Jeju, bao phủ một khu vực rộng 20km và dài 115km tức lấn sâu vào không phận Hàn Quốc đến 2300 km vuông.
Seoul khẳng định không để cho « vùng phòng không » của Trung Quốc ảnh hưởng đến vùng trời thuộc chủ quyền Hàn Quốc và làm tăng thêm mối căng thẳng tiềm tàng giữa hai nước.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131126-my-bat-chap-khu-vuc-%C2%AB-nhan-dang-va-phong-khong-%C2%BB-cua-trung-quoc
Siêu cường số một Hoa Kỳ lên tiếng cùng với Nhật không công nhận quyết định của Trung Quốc.
Hôm nay 26/11/2013, trung tá Steve Warren, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố là quân đội Hoa Kỳ không thay đổi bất cứ hoạt động nào trên trên không phận Hoa Đông và các phi công Mỹ không thông báo cho phía Trung Quốc bản đồ phi hành hay tần số liên lạc vô tuyến cũng như không mở máy điện đàm trong khi bay ngang khu vực này.
Bình luận về « vùng nhận dạng và phòng không » mà Trung Quốc thông báo có hiệu lực kể từ ngày 23/11 bao trùm phần lớn biển Hoa Đông , phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ gọi đây là một yếu tố gây « bất ổn » và cảnh báo rằng các phi công Mỹ sẽ phản ứng để tự vệ.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cũng phê phán Trung Quốc gây căng thẳng một cách vô ích thay vì tìm cách giải quyết tranh chấp biển đảo bằng ngoại giao.
Chính quyền Trung Quốc đe dọa là « quân đội sẽ có biện pháp khẩn cấp » nếu phi cơ nước ngoài không tuân thủ yêu sách, nhưng không nói rõ là sẽ có biện pháp cụ thể như thế nào.
Úc phản đối Trung Quốc lập « vùng phòng không »
Hôm nay, 25/11/2013, Úc triệu đại sứ Trung Quốc để phản đối việc Bắc Kinh đột ngột tuyên bố lập một « vùng phòng không » tại khu vực biển Hoa Đông. Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishop khẳng định : « Úc bày tỏ rõ ràng quan điểm đối lập với mọi hành động vũ lực hoặc đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng tại biển Hoa Đông ».
Ngoại trưởng Úc giải thích : « Thời điểm và cách thức mà Trung Quốc đưa ra tuyên bố kể trên không thuận lợi, trong bối cảnh có nhiều căng thẳng hiện nay tại khu vực, và không đóng góp gì vào ổn định tình hình tại khu vực này ».
Từ ba ngày nay, Bắc Kinh đơn phương quyết định áp đặt một « vùng phòng không » tại khu vực biển Hoa Đông bị các nước láng giếng Đông Bắc Á và Hoa Kỳ phản đối.
Phản ứng của Nhật Bản đặc biệt dữ dội, vì vùng phòng không này bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật kiểm soát, nhưng bị Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền.
Hàn Quốc sẽ thảo luận với Trung Quốc
Ngày hôm qua, 25/11, đài phát thanh Hàn Quốc KSB dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng nước này, theo đó, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc sẽ thảo luận vấn đề này với phía Trung Quốc, trong khuôn khổ cuộc Đối thoại chiến lược quốc phòng song phương ngày 28/11 ở Seoul. Theo Hàn Quốc, « vùng nhận dạng phòng không » mà Trung Quốc đòi hỏi lấn vào không phận Hàn Quốc tại phía tây đảo Jeju, đảo Ieodo và một bãi đá ngầm ở phía tây nam bán đảo Triều Tiên.
Theo đài KSB, « vùng phòng không » mà Trung Quốc đòi hỏi riêng tại đảo Jeju, bao phủ một khu vực rộng 20km và dài 115km tức lấn sâu vào không phận Hàn Quốc đến 2300 km vuông.
Seoul khẳng định không để cho « vùng phòng không » của Trung Quốc ảnh hưởng đến vùng trời thuộc chủ quyền Hàn Quốc và làm tăng thêm mối căng thẳng tiềm tàng giữa hai nước.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131126-my-bat-chap-khu-vuc-%C2%AB-nhan-dang-va-phong-khong-%C2%BB-cua-trung-quoc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét