-
Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013
Human Rights Watch Chỉ Trích: Bầu Thành Viên HĐ Nhân Quyền LHQ Thiếu Tính Cạnh Tranh; Các Tổ Chức Nhân Quyền Quốc Tế Chỉ Trích VN Vào HĐ Nhân Quyền
NEW YORK - Cuộc biểu quyết kín hôm Thứ Ba tại HĐ nhân quyền LHQ (hay UNHCR) giao ghế thành viên cho Nga, Trung Quốc, Cuba, Saudi Arabia, Algeria và Vietnam - tất cả 6 nước này bị tố cáo xâm phạm nhân quyền liên tục trong nước.
UNHCR 47 thành viên đuợc giao sứ mạng giám sát các lạm dụng nhân quyền khắp thế giới và theo dõi các quốc gia có vấn đề.
Bà Hillel Neuer, giám đốc UN Watch bản doanh Geneva, phát biểu qua video nối mạng từ Jerusalem "Đây là 1 ngày đen tối với nhân quyền - những nước xâm phạm nhân quyền đuợc giao quy vai trò quan toà nhân quyền". Bà Neuer là nhà hoạt động thường xuyên chỉ trích các hoạt động giám sát nhân quyền của LHQ qua các vụ Pussy Riot tại Nga, vụ cầm tù các nhà ly khai Liu Jiabao và Wang Xiaoning tại Trung Quốc, vụ tống giam nhạc sĩ El Critico tại Cuba. Bà Neuer cũng lên án vương quốc Saudi Arabia về các hình phạt chống lại nạn nhân bị cưỡng dâm.
Tất cả 193 thành viên của LHQ có thể bỏ phiếu bầu 47 thành viên của UNHCR nhiệm kỳ 3 năm.
Bên kia đường đối diện bản doanh LHQ tại New York, 1 nhóm tranh đấu Tây Tạng trương biểu ngữ với dòng chữ "Bắc Kinh không tôn trọng nhân quyền".
UNHCR đuợc thành lập năm 2006 để thay thế ủy hội nhân quyền bị nhiều lần phê bình là "bất lực", với lãnh đạo trong những năm sau cùng là nhà độc tài Gadhafy.
ĐS Hoa Kỳ Samantha Power cũng đã lên tiếng, tỏ ý tiếc rằng với cuộc biểu quyết hôm Thứ Ba, công việc quan trọng của UNHCR chưa hoàn tất.
Trước tin Việt Nam được bâu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tể như Human Rights Watch, Liên Đoàn Quốc Tế Vì Nhân Quyền (FIDH) đã lên tiếng chỉ trích và nghi ngờ vai trò giám sát nhân quyền của Việt Nam trong Hội Đồng Nhân Quyền LHQ trong khi chính quyền CSVN có thành tích xấu về việc vi phạm nhân quyền từ trước tới nay, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) hôm Thứ Tư.
Phó Giám Đốc Đặc Trách Khư Vực Á Châu của Human Rights Watch khi trả lời phỏng vấn của VOA đã đặt vấn đề với cuộc bầu chọn vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ gọi đó là “...hoàn toàn không có một cuộc chọn lựa mang tính cạnh tranh.” Bản tin của VOA viết rằng, “Sau khi Jordan rút lui, chỉ còn 4 nước trong khu vực cho 4 ghế ở Hội đồng và như vậy hoàn toàn không có một cuộc chọn lựa mang tính cạnh tranh. Với sự ủng hộ của ASEAN, Việt Nam được hậu thuẫn mạnh mẽ. Chúng tôi hết sức quan ngại khi một nước vi phạm nhân quyền tồi tệ với chiến dịch leo thang đàn áp những người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động như Việt Nam lại được chọn vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Điều này chứng tỏ các yêu cầu cơ bản quy định các nước thành viên trong Hội đồng phải có thành tích bảo vệ nhân quyền và hợp tác với thế giới trong lĩnh vực nhân quyền, các tiêu chí ấy, đã không được tôn trọng."
Bản tin VOA trích lời viên chức của Human Rights Watch cảnh giác Việt Nam phải làm tròn vai trò của mình khi đã trở thành thành viên trong Hội Đồng Nhân Quyền LHQ. VOA viết tiếp, “Human Rights Watch nói các nước cần phải cho Việt Nam hiểu rõ rằng đã là một thành viên trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, Việt Nam có nghĩa vụ cải thiện nhân quyền, cụ thể nhất là phải phóng thích tù nhân lương tâm, hủy bỏ những điều luật mơ hồ trấn áp quyền tự do ngôn luận của công dân như 258, 79, 88 trong Bộ Luật Hình sự. Phó Giám đốc đặc trách khu vực Châu Á trong Human Rights Watch: “Việt Nam giờ đây phải chứng tỏ cho quốc tế thấy rằng họ xứng đáng với chiếc ghế trong Hội đồng và tôn trọng các luật lệ quy ước của Hội đồng bằng những bước cải thiện nhân quyền thật cụ thể.””
Trong khi đó cũng theo bản tin của VOA cho biết Liên Đoàn Quốc Tế Vì Nhân Quyền hoài nghi về khả năng chính quyền CSVN cải thiện nhân quyền trong nước dù đã vào được Hội Đồng Nhân Quyền LHQ. Bản tin VOA viết rằng, “Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền (FIDH) gồm 178 tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới tỏ ra hoài nghi về khả năng cải thiện nhân quyền của Việt Nam trong thời gian tới sau khi Hà Nội có được ghế tại Hội đồng Nhấn quyền Liên hiệp quốc. Bà Julie Gromellon, đại diện FIDH tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc ở Geneva phát biểu với VOA Việt ngữ: “Việt Nam đã không chứng tỏ những cam kết cải thiện nhân quyền trước khi trở thành thành viên của Hội đồng. Cho nên, chúng tôi không nghĩ rằng một khi được ghế rồi thì họ sẽ cải thiện. Thậm chí, thành tích nhân quyền của Hà Nội còn có thể sẽ tệ đi vì họ sẽ cảm thấy thuận tiện đàn áp hơn nữa một khi đã lọt được vào Hội đồng. Tôi không nghĩ thực trạng nhân quyền Việt Nam sẽ sớm có những thay đổi.” Bà Gromellon kêu gọi cộng đồng quốc tế gia tăng áp lực để buộc Việt Nam trong tư cách là thành viên Hội đồng Nhân quyền phải cải thiện chính thành tích nhân quyền của mình trước khi nói tới chuyện tham gia bảo vệ hay kêu gọi các nước khác bảo đảm nhân quyền.”
http://vietbao.com/D_1-2_2-72_4-216582_5-15_6-1_17-65193_14-2_15-2/
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét